PDA

View Full Version : Làm sao mới cùng đức Phật A Di Đà có cảm ứng?



gioidinhhue
10-22-2010, 02:03 AM
Tiếp theo đây chúng ta hãy xem Tuyết Công lão ân sư (lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam) là một vị đại đức đương thời, 97 tuổi mới vãng sanh. Ở đây tại sao phải nhắc đến tuổi lúc ngài vãng sanh? Vì đoạn trước có nói những người mắc bịnh mới ba mươi mấy tuổi đã chết, người nhà còn than là mạng sống (đau khổ) kéo quá dài. Nhưng như lão hòa thượng 95 tuổi, và thầy Lý 97 tuổi vãng sanh, mọi người đều than là quá ngắn, ai cũng khóc lóc đòi các ngài ở lại trụ thế mãi mãi để phổ độ chúng sanh. Tôi đi nghe kinh cũng là vì cảm kích thầy Lý. Mười năm trước tôi có cơ hội đến nghe thầy giảng kinh Hoa Nghiêm ở Thư viện Từ Quang, ài Trung. Vì thầy có giọng nói của người miền Sơn ông (rất khó nghe) tuy là có phiên dịch qua tiếng ài Loan, nhưng tiếng ài Loan (tiếng Phước Kiến) tôi cũng không thạo, chủ yếu là vì trình độ quá kém nên nghe cũng không hiểu và cảm thấy thời gian kéo quá dài và không thích thú. Thấy mọi người chung quanh nghe kinh và thường cười rộ lên mà mình không biết gì hết. Lâu lâu chỉ nghe được một câu có cảm giác quen quen hình như đã nghe ở đâu rồi nhưng cũng không hiểu. Mấy hôm trước nửa đêm nằm mộng thấy trăng sáng trên núi, tự nhiên nhớ lại lời giảng của thầy mười năm trước. Lúc đó thầy giảng kinh Hoa Nghiêm đến đoạn Vô tận tạng, thầy có nhắc đến mấy câu trong bài Xích Bích Phú của Tô ông Pha:

Duy giang thượng chi thanh phong

Dữ sơn gian chi minh nguyệt,

Nhĩ đắc chi nhi vi thanh,

Mục ngộ chi nhi thành sắc...

Thị tạo vật giả chi vô tận tạng dã

Có một người [không rõ tên] đã dịch như vầy:

Bui gió mát trên sông dài,

Trăng sáng chiếu non thẳm,

Tiếng thoảng qua tai,

Cảnh in vào mắt

Kìa kho vô tận của hóa công!

Thầy giải thích chữ vô tận tạng trong bài thơ này là lấy từ kinh Phật. Nửa đêm nằm mơ nhớ lại chuyện này rồi bị điện thoại reo giựt mình, tỉnh dậy không thấy rừng núi trăng sáng gì cả, chỉ thấy bịnh nhân khó chịu nên mấy cô y tá kêu đi khám bịnh. Sau cơn mộng này mới càng hối hận, lúc đó tôi đi nghe kinh không hiểu nên cứ nghĩ là thầy giảng không hay; thật ra là vì trình độ của mình quá kém (thiệt ra là không có trình độ gì cả!), cho nên mới chê là thầy giảng không hay và không tiếp tục nghe cả mười năm rồi, xém chút xíu thì làm hỏng pháp thân huệ mạng của mình! Cách một thời gian sau đó thầy không ra giảng kinh; khi tôi tham gia Trai Giới Học Hội chịu ảnh hưởng rất lớn của Pháp sư Sám Vân nên có thể nói Trai Giới Học Hội đã chuyển biến cả đời tôi. Trong thời công phu tối pháp sư đọc bài hồi hướng cho lão hòa thượng Quảng Khâm và lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam làm cho tôi có ấn tượng rất sâu đậm, nên một hôm có cơ duyên đặc biệt tôi liền theo mấy vị liên hữu đi nghe giảng kinh. Hôm đó chân thầy Lý sưng lên đến nỗi đi đứng không vững nên người ta phải dùng kiệu để khiêng thầy lên bục giảng. Phật pháp thiệt quá quan trọng và người hoằng pháp thiệt là vĩ đại, chân sưng lên đi không được mà vẫn tiếp tục giảng kinh thuyết pháp. Buổi giảng hôm đó tôi khóc từ đầu đến cuối; bài giảng ghi lại nghuệch ngoạc, nét chữ xem không rõ, đến nay cũng không nhớ nội dung là giảng về đề tài gì, nhưng lòng từ bi vô lượng của thầy Lý đã làm chấn động tâm tôi một cách mãnh liệt, tôi cảm động tinh thần vì pháp quên mình của thầy, nếu không có lòng nhiệt thành hoằng pháp của thầy thì không có cách nào cứu nổi cái tâm ngoan cố ngu si của tôi, kể từ đó tôi dọn nhà về ài Trung để nghe giảng cho thuận tiện.

Mỗi đầu tháng khi bịnh viện sắp xếp thời khoá biểu làm việc tôi luôn luôn yêu cầu sắp xếp tránh thời gian đi nghe giảng; tôi thà chịu liên tục làm suốt mấy ngày liền và thà chịu mệt chứ không chịu bỏ qua những buổi giảng của thầy. Tại vì Thân người khó được, đây là một nhân duyên rất hiếm có; Phật pháp khó nghe được, cơ hội rất khó gặp trong lũy kiếp; nếu lỡ bỏ qua, thiệt không ai có thể bù đắp sự tổn thất này!

Mỗi ngày bịnh nhân của tôi đều than thở khóc lóc để nhắc tôi tầm mức quan trọng của chuyện này; không phải không có người khuyên tôi: Cô nên ăn uống có dinh dưỡng một chút, uốn tóc đẹp một chút, mặc áo đẹp một chút; nhưng tôi thể hội được một cách rất sâu sắc rằng trong giờ phút khẩn cấp của sự sanh tử trong đời người, những thứ này đều không cần thiết tí nào! Phải nên thấy rõ, hiểu thấu, nghe kinh, thực hành theo để chuyển hóa đời sống thì có ích lợi hơn. Cho nên mặc dù giọng nói miền Sơn ông của thầy rất khó nghe, nhưng nghe hiểu được câu nào thì trân quý câu đó, thật là cơ hội hiếm hoi ngàn đời khó gặp! Huống chi là lời phiên dịch qua tiếng thổ ngữ ài Loan của bác Giản rất rõ ràng và lưu loát, giúp đỡ rất nhiều; nếu còn chỗ nào không hiểu thì tôi đến ài Trung để cung kính nghe những vị trưởng thượng trong Liên Xã giảng lại. Khi nghe lại mới biết là các đạo hữu rất chăm học, tư duy thâm nhập [giáo lý] mà lại còn nỗ lực đi thực hành, ai cũng cảm nhận sự giáo huấn và đức hạnh của thầy chiêu cảm. Vào mỗi ngày thứ tư rất nhiều người từ khắp nơi như ài Bắc, ài Nam, và Cao Hùng lũ lượt về đến ài Trung để nghe giảng, cả một giải liễu châu, lục châu, tôi gặp rất nhiều người tay cầm xâu chuỗi, mặc áo đà, thật là một cảnh tượng rất ôn nhu, đẹp đẽ, thanh lương trong thế giới Ta Bà Tôi còn nhớ rõ ràng buổi giảng cuối cùng của thầy, thầy dùng tấm lòng bi nguyện rộng lớn, từ câu, từ câu khuyến khích mọi người phải luôn tịnh niệm tiếp nối; đây là lời trong Chương ại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông; nhiều người cảm động quá không cầm được nước mắt.

Thầy rán hết sức trong mấy hơi cuối cùng để khuyên mọi người:

tịnh niệm tiếp nối là điều quan trọng trong sự tu niệm;

Chúng ta có thiết thật làm được chuyện này hay chưa? Trong kinh Phật thường bắt đầu bằng câu: Tôi nghe như thế này. Trên bề ngoài chúng ta đều có nhĩ văn (tai nghe) nhưng câu cuối cùng hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ (vui vẻ tin nhận, lễ lạy rồi lui ra) thì có mấy người làm được? Y theo lời của Ngẫu Ích tổ sư, thân tâm vui mừng thì gọi là hoan hỷ, không có nghi ngờ gì hết thì gọi là tín, nhận chịu không quên thì gọi là thọ; cảm đại ân đức quy mạng lạy xuống thì gọi là tác lễ; y theo lời dạy mà tu trì không lùi bước thì gọi là nhi khứ. Chúng ta có thiệt là y giáo tu trì, nhất vãng bất thoái không? Nghĩ đến đây thì rất xấu hổ, mọi người thử xem thì biết, tôi tự biết vọng tưởng của mình có sức mạnh giống như thạch nham từ trong núi lửa trào ra, còn tịnh niệm thì yếu ớt như xách một thùng nước nhỏ mà đi chữa lửa. Muốn thay đổi thế lực của hai thứ này (vọng niệm và tịnh niệm) thì phải ra sức khổ công; nếu không như vậy thì lúc thân thể khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, tự mình còn không làm chủ mình được, tự mình còn không biết tâm niệm kế tiếp là tâm niệm gì thì lúc lâm chung còn tệ hại hơn nữa!

Thầy dạy chúng ta: Niệm Phật không nên cầu niệm nhiều, niệm một trăm lẻ tám hột chuỗi tâm không loạn, trong đó nếu có một niệm loạn, quay xâu chuỗi niệm từ đầu trở lại. Tôi luyện tập qua một thời gian, chỉ có ba hột đầu tiên trong xâu chuỗi là có màu đen thôi! Không biết trong ba niệm này có xen tạp không nữa; khi niệm một vạn, hai vạn, cho đến có lúc niệm sáu vạn, bảy vạn danh hiệu thì cũng rất khó tìm ra được trăm lẻ tám tịnh niệm tiếp nối. Cái tâm này thiệt loạn đến mức quá nguy hiểm rồi, nguy hiểm nhưng tự mình không biết, làm sao không sớm nỗ lực gia công thêm được! Chúng ta hãy nhìn thầy một lần nữa và đem lời dạy này nhớ kỹ trong lòng. Ánh mắt kiên nghị của thầy, ánh mắt nhìn về Tây phương thanh tịnh, nhìn về hư không vô tận, và cũng nhìn chúng sanh khổ nạn vô biên. Thầy dạy chúng ta:

Tận hư không biến khắp pháp giới đều là thân của đức Phật A Di à. Chúng ta nằm trong lòng của đức Phật A Di à cho nên Phật lại tiếp dẫn chúng ta rất dễ dàng. iều này cũng như cái bàn ở trước mặt chúng ta, có con kiến đi từ bên đây qua đến bên kia bàn, nếu bò theo đường thẳng thì cũng phải bò hết một thời gian rất dài. Cũng như Phật A Di à, chúng ta có thể đem con kiến từ bên này qua đến bên kia, cũng có thể đem ngược lại; chúng ta đi và lại đã nhiều lần rồi mà con kiến cũng chưa đi đến bờ bên kia. Chúng ta niệm Phật khi đến mức có cảm ứng, đức Phật đến tiếp dẫn thì cũng như vậy. Làm sao mới cùng đức Phật A Di à có cảm ứng? Phải đem ngũ dục lục trần buông xuống; phàm những ai niệm Phật không có cảm ứng đều tại vì các thứ này trói buộc.

Nguyện cho chúng ta có thể thật thà làm theo lời dạy của ngài trong đời sống, có thể làm giống như thầy, có thể dự biết trước ngày giờ vãng sanh, quảng độ chúng sanh, viên mãn bồ đề nguyện.

Có thể có người sẽ nói: rất khó có cơ hội gặp được những người giống như lão hòa thượng Quảng Khâm hoặc là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Phàm phu như chúng ta phải làm sao? Xin quý vị xem xá lợi của lão cư sĩ Lại Tạ Diệu ở Viên Lâm, có năm màu trong suốt lấp lánh giống như lưu ly, mã não, ngọc đẹp Bác Diệu từ khi tin Phật đến nay rất siêng năng, mỗi ngày thức dậy đều mặc áo hải thanh (áo tràng), mở cửa nghinh đón chư Phật Bồ Tát , ngày ngày thật thà niệm Phật, làm người rất từ bi, ít nói, bà cũng đã niệm đến lúc dự biết trước ngày giờ vãng sanh. Bà nhờ liên hữu trợ niệm giúp, liên hữu nói mùa hè trợ niệm rất là khó chịu. Bà nói:

Không sao đâu, tôi sẽ lựa một ngày mát mẻ mà vãng sanh!.

Quý vị xem bà có thể lựa chọn ngày mát mẻ để vãng sanh, thiệt là thong dong tự tại biết bao. ến lúc cuối, mọi người trợ niệm giúp bà, bà không thể niệm ra tiếng, nhưng tay có thể gõ vào giường để hòa vào tiếng niệm Phật của mọi người, chánh niệm phân minh mà về Tây. Hỏa táng xong có rất nhiều xá lợi năm màu đẹp như vậy, làm tăng thêm lòng tin cho những người đi sau! Thường ngày bà sinh sống rất đạm bạc, không cần mua châu báu mà dùng lòng tin tha thiết và từng tiếng A Di à Phật tích tụ lại những châu báu trang nghiêm tự mình sẵn có. Vì mỗi khi chúng ta niệm một câu A Di à Phật thì liền đem vô lượng công đức của Phật gom về làm công đức của mình. Tín nguyện trì danh, trì một câu, một câu không thể nghĩ bàn, trì trăm câu, ngàn câu, vạn câu danh hiệu, câu nào cũng không thể nghĩ bàn! Người xưa có câu: Thuấn hà nhân dã, Vũ hà nhân dã, hữu vi giả diệc nhược thị (Thuấn là người nào, Vũ là người nào, họ làm được mình cũng làm được! ại ý: Vua Nghiêu Thuấn, Vua Đại Vũ là những ông vua nổi tiếng nhân từ hiếu thảo, tôi cũng là một người, nếu tôi rán hết sức thì có thể làm giống vua Thuấn, vua Vũ). Một bà lão có thể làm được như vậy, chúng ta tại sao không thể nhìn mà bắt chước theo? Thiệt ra chúng ta có chỗ nào là thông minh hơn [hay thua] bà lão này không? ạo lý của pháp môn Tịnh độ vô cùng thâm diệu, muốn chân chánh đảm đương triệt để thì chỉ có các vị tổ sư như Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, và Vĩnh Minh; nếu chúng ta dùng vọng tưởng để đo lường thì càng suy nghĩ càng sai lầm, ngược lại không bằng bà lão thật thà niệm Phật và có thể từ từ thâm nhập vào Phật trí, âm thầm phù hợp với đạo lý thâm diệu!

Có thể sẽ có người hỏi: niệm danh hiệu A Di à Phật có hiệu lực lớn như vậy sao? úng vậy. Hãy khoan nói công đức vô lượng của danh hiệu đức Phật, trước hết hãy dùng một tên thông thường làm thí dụ: thí dụ như tên quýt (hay cam). Có một bác nông phu muốn trồng quýt để đến mùa thu [đem ra chợ bán và] có người sẽ thưởng thức được mùi vị ngọt ngào giải khát của quýt. Từ khi gieo hạt giống, vun bới, bón phân, tốn rất nhiều công sức, cây quýt này trải qua những trận mưa mùa xuân và ánh nắng gay gắt mùa hè, trải qua những cơn bão tố, từ đất đen nở ra cây trái vàng óng ánh, toả ra hương thơm ngát, trải qua thời gian rất dài và tốn nhiều công sức, thật không phải dễ. Cây quýt có sự liên quan vô cùng mật thiết với cả thế giới này, rễ quýt bám sâu vào lòng đất, cây quýt hít thở bầu không khí rộng lớn và hòa vào không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày, và cùng thọ nhận nguồn ánh sáng mặt trời vô tư. Anh nông phu cần phải dựa vào sức lao lực và hoa trái của những người khác để duy trì đời sống; anh phải mặc áo và khi bị bịnh phải đi khám bác sĩ. Cây quýt này có một lai lịch thật là phức tạp nhưng khi người mẹ hỏi con: Con muốn ăn gì? Bạn chỉ trả lời: quýt thì liền ăn được trái quýt vô cùng ngọt ngào này, hưởng thụ được thành quả mà người nông phu phải ra sức vun bồi mới có được.

Không phải vậy sao? Trái quýt bình thường đã vậy, huống chi là câu vạn đức hồng danh A Di à Phật. Quá trình thành Phật đòi hỏi bao nhiêu sự khó khăn gian khổ, đòi hỏi bi nguyện rộng lớn chấn động đến trời đất, thêm vào sức nhẫn nại nỗ lực qua nhiều kiếp mới thành tựu được Phật quả không thể nghĩ bàn. Niệm danh hiệu thì cũng như nếm trái quýt; hưởng thụ được những mùi thơm ngọt của nó; trong danh hiệu A Di à Phật này, đức Phật ban cho chúng ta hạnh phúc vô lượng vô biên, ban cho chúng ta thành quả gặt hái được từ tất cả công phu tu hành của ngài. Có người hấp tấp nuốt liền và cũng có người từ từ thưởng thức hương vị; mỗi người nếm được mùi vị khác nhau, nhưng ai cũng được đã khát. Danh hiệu A Di à Phật chứa đựng tất cả sự trang nghiêm, tốt đẹp, tự tại, thong dong của Cực Lạc thế giới; tất cả đều có sẵn nhưng chỉ có người có tín nguyện thành khẩn mới có thể tiếp nhận được. Giả sử bạn nhất định không chịu tin rằng nói quýt thì má bạn sẽ cho bạn ăn trái quýt, mà nhất định phải tự mình đi gieo hột giống để trồng cây quýt. Như vậy thì cũng được nhưng sợ cây quýt chưa lớn thì bạn đã khát quá và chết đi rồi, hoặc là bị rắn trong vườn cắn bị thương. Giống như tôi không biết trồng cây, mạng sống lại rất ngắn ngủi thì thích nói chữ quýt để má cho ăn và liền có thể nếm được mùi vị ngon ngọt của trái quýt, liền hấp thụ được mùi vị ngọt ngào dinh dưỡng của trái quýt, và cũng cám ơn sự cần khổ của anh nông phu, tin tưởng vào nguyện và hành của anh nông phu đã thành tựu, tin vào lời má nói, rất đơn giản và dễ dàng. Ăn xong trái quýt thì có sức lực để đi khám bịnh, phục vụ xã hội, như vậy thì quá tốt! Giả sử tin không được nên phải từ sáng bận rộn cho đến tối làm việc [trồng trọt] để kiếm ăn, đây là cả một vấn đề khó khăn.

Chúng ta ở trong đời trược ác này lâu quá nên rất khó có thể tin những chuyện tốt hoặc tin chân lý. Nếu có người nói với chúng ta bên đường phía đông có một băng đảng tên là Kim Quang, họ chuyên môn lập kế để gạt tiền người khác. Chúng ta sẽ tin liền, sợ họ và không dám đi về phía đông. Nhưng nếu nói với chúng ta Tây phương thế giới có đức Phật A Di à, Quan Thế Âm Bồ Tát, và ại Thế Chí Bồ Tát thường phóng hào quang và từ bi đi cứu giúp chúng sanh, giúp cho họ thoát ly khổ nạn, và hưởng an lạc vĩnh viễn. Chúng ta ngược lại sẽ hoài nghi cho đến chết cũng không tin. Tại sao đều là nhìn không thấy mà chúng ta lại tin là có băng đảng Kim Quang và sợ không dám đi về phía đông. Chúng ta tại sao không tin Phật Bồ Tát từ bi và có vô lượng hào quang trí huệ, không hoan hỷ tin tưởng để có thể đi về phương tây? Tâm của chúng ta trầm luân đến nỗi chỉ tin ác chứ không tin thiện, chỉ tin giả chứ không tin thật? Tôi cũng tin người trong băng đảng Kim Quang cũng có Phật tánh, nếu chuyển ý niệm và niệm A Di à Phật thì cũng sẽ thành Phật. ức Phật A Di à từ bi sẽ không bao giờ bỏ rơi họ. Tôi cũng tin Kim Quang đảng trong nội tâm của tôi: tham, sân, si có một ngày nào đó cũng sẽ phóng hào quang như đức Phật A Di à.

Tôi xin giới thiệu thêm chuyện của bác Phan Tạ Ánh Mai. Vốn là một đêm trước tết khi tôi mở cửa phòng khám bịnh chuẩn bị đi về thì nhìn thấy một người trẻ tuổi nói là họ từ Mỹ về thăm bà má vợ (chồng) bị đụng xe. Bà này đã dặn dò chuyện ra đi của bà từ một năm trước, bà dặn khi bà qua đời thì kêu họ mời ngài Sám Công và các vị bạn sen trong liên xã trợ niệm cho bà. Tại vì họ kêu điện thoại đến chùa Liên Nhân không gặp thầy và có người kêu họ lại kiếm tôi để nhờ giúp đỡ. Tôi nghe nói bà đã thọ giới Bồ Tát, rất siêng năng niệm Phật, và đã dặn dò con cái không được di động thân thể của bà sau khi bà lâm chung, không cho con cái khóc lóc, và phải niệm Phật trợ giúp bà. Tôi nghĩ: Bà siêng năng tu hành như vậy mà còn gặp phải tai nạn đụng xe, huống chi là người như tôi nên mau mau đi trợ niệm giúp bà, phải làm cho bà được mãn nguyện, giúp bà vãng sanh. Khi tôi đến bịnh viện thì gặp con bà đang nói chuyện điện thoại bàn bạc về hậu sự. Tôi cảm nhận được sự khổ của tất cả chúng sanh đang trôi lăn trong vòng sanh, lão, bịnh, tử. Bà nằm trong phòng cấp cứu hôn mê đã mấy ngày không tỉnh. Nhưng đến khi niệm Phật cho bà thì bà chảy nước mắt. êm đó các bạn ở liên xã chưa ăn cơm xong vừa nghe liền nhiệt tâm đến giúp chồng bà chuẩn bị và giải thích rõ về việc trợ niệm. Con bà rất hiếu thảo, muốn làm cho bà được mãn nguyện và vãng sanh tây phương; họ đem các hình gia đình họ hàng đang treo trên tường đem cất để cho bà khỏi động tâm lưu luyến thế giới Sa bà này. Bà ra đi ngay đêm giao thừa; có ba bốn mươi người bạn trong liên xã đến để trợ niệm mà trước đó không có người nào quen biết bà. Tôi rất xúc động khi thấy tờ giấy viết bài phát nguyện (bài kệ phát nguyện trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện) đã nhuốm vàng bởi khói nhang. Con bà nói trước đó bà thường đi trợ niệm và có viết sẵn tên của những người quen có thể đến trợ niệm cho bà. Nhưng gặp ngay đêm giao thừa có một số đi về quê, một số khác thì bận việc nên không đến được. Con bà rất lo không có ai đến, nhưng không ngờ lại có nhiều người không quen biết nhiệt tâm đến để trợ niệm cho bà. Thiệt là nhân quả không sai, người niệm Phật chỉ cần tu nhân, nhân đúng thì quả chắc chắn sẽ đúng.

Người Á đông vốn rất kỵ chuyện tang lễ vào dịp tết, nhất là vào đêm giao thừa, nhưng Phật tử thì không màng đến chuyện này, chúng ta chỉ hy vọng có thêm một người vãng sanh thành Phật thì có thể độ được vô lượng chúng sanh; chúng ta chỉ sợ người trong gia đình trong lúc buồn rầu làm cho họ mất đi tín và nguyện. Sau khi hỏa táng bà để lại vài viên xá lợi màu xanh, vàng, và trắng. Chồng bà rất cảm động; trước đó ông thường phàn nàn: Tôi nghèo như vầy cũng vì bà bố thí hết trơn và không nấu thịt cá cho tôi ăn! (từ điểm này có thể biết được bà là người như thế nào). Ông nói tiếp: Mỗi khi tôi ngồi coi truyền hình, bà đều ngồi xếp bằng, dùng gốc cây nhang để tính số niệm Phật; nhiều lúc tôi trách bà nhưng không ngờ là bà đã tu thành công!. Tôi cảm thấy một việc rất không thể nghĩ bàn là xâu chuỗi của bà làm bằng hột Tinh Nguyệt Bồ ề, sau khi hỏa thiêu xong còn lại hai hột y nguyên không bị cháy hết. Con trai, con gái, và con rể bà đều là tiến sĩ ở Mỹ, đối với việc này cũng nói là không thể tưởng tượng nổi. Thật thà niệm Phật, công phu đắc lực thì sẽ thành công; nhân quả tơ hào chẳng sai.

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/langnghetienghatsonghang/langnghe.htm