PDA

View Full Version : Bài thuyết trình của ông chủ Apple.



chimviet10
10-24-2010, 02:56 AM
Cứ đói, cứ ngu
Nam Phương lược dịch

Stay Hungry, Stay Foolish
(A Speech by Apple CEO)



Hôm nay, tôi thật vinh hạnh được dịp dự lễ tốt nghiệp của quí vị vừa hoàn tất học vấn từ một trong những trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bản thân tôi chưa từng tốt nghiệp từ trường đại học, xin thú thật, đây là giây phút tôi đến gần nhất với "tốt nghiệp đại học".

Hôm nay, tôi xin kể lại 3 câu chuyện, không bàn những đạo lý to tát, chỉ 3 câu chuyện là đủ.

Câu chuyện thứ nhất: liên quan đến những sự kiện vụn vặt của đời người đã được đan kết lại như thế nào.

Tôi đã học ở trường Reed College được 6 tháng thì làm thủ tục drop out of the class. Sau đó, tôi vẫn đến lớp học được 18 tháng mới thôi học. Tại sao tôi phải drop out ? (thính giả cười) Câu chuyện phải bắt đầu từ lúc tôi mới sanh ra đời.

Lúc đó, mẹ tôi là một sinh viên nghiên cứu sau bậc đại học, là bà mẹ trẻ chưa kết hôn, bà quyết định giao con cho người khác nuôi.

Mẹ tôi rất muốn người nhận nuôi tôi phải có trình độ tốt nghiệp đại học, nên lúc tôi chào đời, bà chuẩn bị giao tôi cho một đôi vợ chồng luật sư nuôi dưỡng. Nhưng vào phút chót, vợ chồng ấy đã từ chối, vì họ chỉ nhận nuôi con gái.

Một đôi vợ chồng khác trong "danh sách chờ đợi lãnh con nuôi", là cha mẹ nuôi của tôi sau đó, vào một đêm nọ nhận được cú điện thoại, hỏi họ:" Có một bé trai chào đời ngoài ý muốn, ông bà muốn nhận nuôi nó không?", họ trả lời:" Đương nhiên là muốn rồi."

Chẳng bao lâu sau, mẹ ruột tôi phát hiện là mẹ nuôi tôi chưa từng tốt nghiệp đại học, còn cha nuôi tôi thì ngay bậc trung học còn chưa tốt nghiệp nữa, bà bèn từ chối ký tên lần chót trên giấy tờ. Mãi đến ít tháng sau, cha mẹ nuôi tôi lập cam kết là trong tương lai nhất định cho tôi học lên đại học, lúc đó thái độ mẹ tôi mới dịu hẳn.

Mười bảy năm sau, tôi lên đại học. Lúc đó vì vô tình tôi đã chọn nhằm một trường với học phí đắc như trường Stanford vậy (thính giả cười). Là giai cấp công nhân, cha mẹ nuôi tôi phải chi tiêu tất cả tiền dành dụm vào học phí cho tôi.

Sáu tháng sau, tôi không thấy giá trị cái học ở đâu. Thời đó, tôi không biết đời tôi phải làm gì, không biết học đại học có giúp ích gì cho tôi, chỉ thấy vì cái học này mà phải tiêu sạch số tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi. Do đó, tôi quyết định nghỉ học, tin vào số phận tự nhiên, tới đâu hay đó.

Quyết định này thời đó trông thật đáng sợ, nhưng bây giờ nhìn lại, đó là một trong những quyết định hay nhất của đời tôi.(thính giả cười)

Sau khi drop out, tôi không cần phải dự học các lớp mà tôi cảm thấy chán phèo, dùng thời giờ đó đi dự thính các môn có hứng thú. Vậy là không lãng phí gì cả.

Tôi không có nhà trọ, nên ngủ tạm trên nền nhà của người bạn, nhờ lượm vỏ chai coca đổi lấy 5 cents mỗi cái để mua thức ăn. Mỗi chiều Chúa Nhật phải cuốc bộ 7 dặm đường vòng qua một nửa thị trấn đến một nhà thờ để ăn một bữa cơm ngon. Tôi thích các món ngon ở nhà thờ.

Cứ thế, tôi cứ chạy theo lòng hiếu kỳ và tính trực giác, hầu hết những sự việc tôi đã dấn thân vào, sau này nhìn lại đã trở nên những kinh nghiệm vô giá.
(And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on)

Lấy ví dụ: Lúc ấy trường Reed College có môn học thư pháp có lẽ dạy hay nhất trên toàn quốc. Trên các tờ bích báo nhà trường, các thẻ ghi chú trên các kệ tủ, đều là những chữ viết tay tuyệt đẹp.

Vì tôi đã drop out, không cần ghi tên theo học các lớp ấn định, nên tôi đi học lớp thư pháp. Tôi học thể chữ serif và sanserif, học cách thay đổi cự ly trong một tổ hợp các chữ cái khác nhau, học cái hay của thuật ấn loát hoạt tự.

Những cảm quan về thẩm mỹ, lịch sử và nghệ thuật của thư pháp là những thứ mà khoa học không thể nắm bắt được, tôi cho rằng đó là những phần thú vị nhất của thư pháp.

Tôi không dự đoán được khi học mấy thứ này sẽ có tác dụng thực tế gì đối với đời sống của tôi. Mười năm sau, khi tôi thiết kế chiếc máy Macintosh đầu tiên, tôi nhớ đến những gì đã học, và áp dụng các thứ đó vào thiết kế máy Macintosh, đây là chiếc computer đầu tiên có thể in ra những thứ vô cùng đẹp đẽ.

Nếu trước kia tôi không chìm đắm trong môn thư pháp, thì có lẽ cái Macintosh đã không có các thể chữ đa dạng và cự ly các mẫu tự hợp lý đẹp mắt như thế. Vì thế, Windows đã lén copy phương thức sử dụng của Macintosh (thính giả vỗ tay cười lớn). Vì nếu năm xưa tôi không drop out,không đi học môn thư pháp, có lẽ các computer cá nhân không in ra được các thể chữ mỹ thuật như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Đương nhiên, thời đang theo đại học, tôi không thể dự tính trước sẽ đem những điều vụn vặt xâu kết lại, nhưng mười năm sau nhìn lại thì mọi thứ đều hiển nhiên, rõ ràng.

Tôi xin lập lại, bạn không cách nào ước lượng trước mà đem những thứ vụn vặt đan kết lại; chỉ sau khi nhìn lại, bạn mới hiểu các thứ vụn vặt đã đan kết nhau như thế nào.
(you cant connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards)

Do đó, bạn nên tin rằng những gì bạn đang kinh nghiệm, sau này ít nhiều sẽ liên kết lại với nhau. Bạn nên tin vào mấy thứ này, dù đó là trực giác, vận mạng, đời sống, hay là nghiệp lực.

Tôi tin như thế và chưa từng bị thất vọng, đời tôi vì thế mà thay đổi hoàn toàn.

(còn tiếp)

tieulacphong
10-24-2010, 11:06 AM
cái tựa đề hay quá .. STAY HUNGRY --->>> vì luôn phải ăn .. ehehehe

stay FOOLISH --->>> vì thế giới này RỘNG QUÁ .. eheheeh

eheheheh .. híc híc .. ehehehhe

chimviet10
10-24-2010, 02:32 PM
Cứ đói, cứ ngu
Nam Phương lược dịch
(tiếp theo)


Câu chuyện thứ hai: liên quan đến sự yêu thích và sự mất mát.

Tôi rất may mắn ___ lúc trẻ đã phát hiện những việc mình thích làm. Lúc tôi 20 tuổi, cùng với Steve Wozniak bắt đầu mở sự nghiệp máy điện toán Apple tại phòng để xe của cha mẹ tôi.

Chúng tôi làm việc tận lực, trong vòng mười năm, công ty Apple từ gian phòng để xe do hai thằng nhóc kinh doanh đã phát triển thành một công ty có trên bốn ngàn công nhân, với giá vốn 2 tỷ Mỹ kim.

Trước đó một năm, chúng tôi đưa ra một sản phẩm rất "xịn", đó là máy điện toán Macintosh, lúc ấy, tôi bước vào tuổi 30; rồi thì, tôi bị đuổi việc !

Tại sao tôi lại bị chính công ty do mình sáng lập cho nghỉ việc ? (thính giả cười)

À ! Sau khi hãng Apple trưởng thành, tôi có mời một tên mà tôi cho là hắn rất có tài trong việc quản lý kinh doanh, trong mấy năm đầu, hắn cũng làm việc rất khá. Nhưng sau đó chúng tôi có lối nhìn khác nhau trong kế hoạch phát triển tương lai, cuối cùng phải chia tay, ban quản trị đều đứng về phía hắn, thế là lúc tôi được 30 tuổi, họ đã công khai thôi việc tôi !

Tôi mất đi trọng tâm trong đời sống, đời tôi như thế là bị hủy diệt.

Cả mấy tháng trời tôi không biết phải làm gì. Tôi cảm thấy tôi đã làm các bậc tiền bối trong giới xí nghiệp thất vọng ___ tôi đã đánh mất những kỳ vọng do các vị ấy đặt vào tay tôi.

Tôi đã giáp mặt với David Packard, người sáng lập công ty HP, và Bob Noyce, người sáng lập công ty Intel, nói với họ là tôi xin lỗi đã làm hỏng việc. Tôi trở thành mô hình thất bại trong nhãn quan công chúng, thậm chí tôi muốn rời xa Silicon Valley.

Nhưng dần dần, tôi phát hiện tôi vẫn còn yêu thích những gì tôi đã làm, những sự việc xẩy ra ở công ty Apple không mảy may thay đổi sở thích của tôi đối với các việc tôi thích làm. Tuy là tôi bị phủ định, nhưng tôi vẫn thích làm các việc đó, do đó, tôi quyết định làm lại từ đầu. Lúc đó tôi không nhìn thấy, nhưng bây giờ nhìn lại, sự việc tôi bị công ty Apple khai trừ chính là việc tốt nhất trong kinh nghiệm của tôi.

(còn tiếp)

chimviet10
10-24-2010, 03:18 PM
(tiếp theo)

Gánh nặng thành công được nhẹ nhỏm đi bởi cái "làm lại từ đầu" thay thế, mọi việc đều khó xác định, hãy cho phép mình bước vào độ tuổi nhiều sáng kiến nhất của đời mình.

Sau đó liên tục trong 5 năm, tôi mở một công ty gọi là NeXT, và một công ty khác gọi là Pixar, và bắt đầu luyến ái với (Laurence) người mà sau đó trở thành vợ tôi.

Pixar sau đó chế tạo ra cái computer đầu tiên trên thế giới có chức năng điện ảnh hoạt họa, có Toy Story, hiện là công ty chế tạo hình ảnh hoạt họa thành công nhất trên thế giới. (thính giả vỗ tay cười lớn)

Về sau, công ty Apple mua lại NeXT, tôi trở lại với Apple, những kỷ thuật được phát triển ở NeXT sau đó đã trở thảnh bộ phận thiết yếu trong công cuộc phục hưng của công ty Apple sau này. Tôi cũng có một gia đình hạnh phúc tuyệt vời. Tôi thấy chắc chắn rằng, nếu năm xưa hãng Apple không khai trừ tôi, thì những sự việc hôm nay không xẩy ra.

Thang thuốc này thật đắng miệng, nhưng tôi nghĩ hãng Apple là con bịnh cần đến nó. Có khi đời dùng cục gạch đánh vào đầu bạn. Xin đừng đánh mất niền tin.

Tôi tin chắc tôi yêu thích những việc tôi làm, đó là lý do duy nhất giúp tôi tiếp tục bước tới trong mấy năm qua. "Bạn phải chọn cái mà bạn yêu thích nhất", đối với việc làm là thế, đối với việc chọn người bạn trăm năm cũng thế.

Công việc của bạn sẽ chiếm lĩnh phần lớn cuộc đời của bạn. Cách thức duy nhất để làm mãn nguyện bạn là hãy chọn việc làm nào mà bạn cho là vĩ đại, còn phương pháp duy nhất để thực hiện công việc vĩ đại là hãy yêu thích những gì bạn làm.
(And the only way to do great work is to love what you do)

Nếu bạn chưa tìm ra những việc đó, hãy tiếp tục tìm, đừng ngừng nghỉ. Hãy dốc hết tâm sức, bạn nhất định sẽ tìm được. Lại nữa, bất cứ sự nghiệp vĩ đại nào, nó sẽ theo thời gian càng lúc càng tốt đẹp. Vì vậy, lúc chưa tìm ra, hãy tiếp tục tìm, đừng nghỉ ngơi. (thính giả vỗ tay)

(còn tiếp)

chimviet10
10-24-2010, 05:17 PM
Cứ đói, cứ ngu
Nam Phương lược dịch
(tiếp theo)


Câu chuyện thứ ba: liên quan đến sự chết.

Năm 17 tuổi, tôi đọc được câu cách ngôn, hình như là: "Hãy sống từng ngày như là ngày cuối cùng của cuộc đời, sẽ có ngày bạn thấy hầu như chắc chắn là bạn đã sống đúng nghĩa."(If you live each day as if it was your last, someday youll most certainly be right), và trở nên an nhiên tự tại. (thính giả cười)

Câu đó có ảnh hưởng sâu xa đối với tôi. Trong 33 năm qua, mỗi sáng tôi soi gương tự hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, tôi phải làm gì đây ?"

Nếu nhiều ngày liên tục với câu trả lời như nhau là "không có việc làm", thì tôi biết là mình phải có thay đổi. Trong đời tôi khi đứng trước một sự lựa chọn trọng đại, tự nhắc nhở mình sắp chết là phương tiện quan trọng nhất trong các pháp tôi đã sử dụng. Vì hầu hết những mong muốn ngoại tại, những tiếng tăm tự hào, những lo sợ về sự xấu hổ hoặc thất bại, những thứ này đều phai mờ khi đối diện với cái chết, chỉ còn lại những gì thật sự là quan trọng.
(Remembering that Ill be dead soon is the most important tool Ive ever encounterd to help me make the big choices in life. Because almost everything ___ all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure ___ these things just fall away in hte face of dead, leaving only what is truly important.)

Tự nhắc nhở mình sắp chết rồi, là phương pháp hay nhất trong các phương pháp tôi biết để tránh rơi vào cặm bẩy của lo sợ mất mát. Đời người khi sanh không đem gì đến, khi chết chẳng mang được gì theo, không lý do gì lại không yên tâm làm.

Một năm trước, bác sĩ chuẩn đoán tôi bị bịnh ung thư. Bảy giờ 30 sáng hôm đó, tôi đi chiếu quang tuyến X thấy ở lá lách xuất hiện một cái bướu, lúc ấy ngay cả lá lách là gì tôi cũng chẳng biết. Bác sĩ bảo bịnh này hầu như bất trị, dự đoán tôi chỉ còn sống từ 3 đến 6 tháng.

Bác sĩ đề nghị tôi về nhà, sống đoàn tụ vui vẻ với thân nhân. Đây là lời đề nghị tiêu biểu của các bác sĩ đối với bịnh nhân sắp lìa đời. Điều này nghĩa là bạn phải đem hết những gì muốn dạy dỗ con cái trong 10 năm nói ra trong vài tháng, là phải sắp xếp làm xong mọi việc để người nhà được yên tâm đỡ lo, là phải nói lời từ giã với mọi người.

Tôi cứ suy nghĩ cả ngày về kết quả chuẩn bịnh. Đêm hôm đó, người ta lấy mẫu bịnh từ thân thể tôi để xác nghiệm: một ống kính nội soi được đưa vào theo cuống họng vô tận dạ dày qua ruột non, rồi dùng kim châm vào lá lách rút ra một số tế bào ung thư. Tôi được chích thuốc mê, bất tỉnh nhân sự, nhưng vợ tôi luôn ở bên cạnh. Sau đó vợ tôi kể lại, khi các bác sĩ dùng kính hiển vi quan sát các tế bào đó, họ đều khóc, vì đây là loại ung thư lá lách rất hiếm thấy, có thể dùng phẩu thuật trị hết. Do đó, tôi chấp nhận cuộc giải phẩu, và được bình phục. (thính giả vỗ tay)

Đây là thời khắc tôi tiếp cận gần nhất với tử thần, hy vọng lần này là lần tiếp cận gần nhất trong vòng vài mươi năm tới. Qua kinh nghiệm này, thay vì nói tới cái chết qua sự tưởng tượng thuần túy, thì bây giờ tôi càng khẳng định hơn để nói với các bạn như sau: không ai muốn chết. Dù có người nguyện được lên thiên đàng, họ cũng muốn lên thiên đàng lúc còn sống. (thính giả cười)

(còn tiếp)
]
[/SIZE]

chimviet10
10-24-2010, 06:39 PM
(tiếp theo)


Nhưng cái chết là chung điểm giống nhau của chúng ta, không ai tránh khỏi. Số trời đã định, có lẽ cái chết là một phát minh độc đáo nhất của sự sống, là môi giới giao hoán của sự sống, đưa tiễn lớp già, mở đường cho lớp trẻ đi lên. Bây giờ bạn là lớp trẻ, nhưng tương lai các bạn sẽ già dần, rồi bị đưa ra khỏi sân khấu cuộc đời.
Xin lỗi nói hơi "cải lương", nhưng là sự thật.

Thời gian của quý vị có hạn, vậy thì đừng nên sống trong sinh hoạt của người khác. Đừng bị giáo điều gò bó ___ mù quáng tuân theo giáo điều là sống trong kết quả tư duy của người khác. Đừng để ý kiến người khác che phủ tiếng lòng của bạn. Quan trọng nhất là phải có dũng khí đi theo tiếng gọi của con tim và trực giác, chúng nó thật sự biết bạn muốn làm gì,
(have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become)
mấy thứ còn lại đều là thứ yếu. (thính giả vỗ tay)

Lúc trẻ, tôi thích đọc một tạp chí gọi là "Whole Earth Catalog" mà chúng tôi coi đó như một loại kinh điển. Tạp chí đó được phát hành do ông Stewart Brand sống ở Menlo Park cách đây không xa lắm. Ông ta thiết kế một cách nên thơ. Đó là những năm cuối của thập niên 1960, lúc máy computer cá nhân chưa xuất hiện, nội dung tạp chí được trình bày đẹp mắt bằng cách dùng máy đánh chữ, kéo cắt, và máy chụp hình kết hợp làm thành. Hình thức trình bày trông giống như một trang mạng google được in ra trên giấy, và nó đã xuất hiện trước google 35 năm. Tạp chí này là một chủ nghĩa lý tưởng, giới thiệu đầy những kiến giải vĩ đại và những công cụ tân kỳ.

Steward và đồng đội xuất bản "Whole Earth Catalog" được một thời gian thì tự nhiên đình bản. Lúc ấy vào giữa thập niên 1970, tôi đang ở độ tuổi các bạn bây giờ. Số cuối của tạp chí ở trang bìa cuối có in tấm hình chụp cảnh bình minh ở một con lộ nhỏ dẫn vào một thôn quê, giống con đường làng mà khi bạn quá giang xe người ta mạo hiểm du hành qua miền quê vắng đó. Phía dưới tấm hình có in hàng chữ nhỏ: Cứ đói, cứ ngu. (Stay Hungry, Stay Foolish)

Đó là mẫu tin cáo biệt do ban biện tập ghi lại bằng bút. Tôi thường áp dụng câu nầy để tự răn mình. Hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp, mở ra cuộc sống mới, tôi cũng dùng câu này chúc phúc đến các bạn. Vô cùng cảm ơn các bạn.
(thính giả đứng lên vỗ tay liên tục 2 phút)

Hết.

Lời người dịch: Cứ đói, cứ ngu (Stay Hungry, Stay Foolish). Đối với tri thức: phải luôn luôn thấy đói khát cầu học thêm. Tuy học thêm, nhưng luôn cảm thấy còn ngu nên tiếp tục tìm hiểu mãi không ngừng.


chimviet10 sưu tập