PDA

View Full Version : Thập Trân Bát Bửu



khieman
12-02-2013, 09:52 AM
.



Về Dưới Mái Nhà
Quang Lê, Thế Sơn, Trần Thái Hòa





wE4GeuppDxA



.

khieman
12-02-2013, 10:06 AM
.




Dừng Bước Giang Hồ





v9NrOwjiezY



.

khieman
12-02-2013, 10:13 AM
.




GRANADA Paso doble



gX-x0KkvLU4



.

khieman
12-03-2013, 02:31 AM
.


Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975


Cập nhật: 02:22 | 03/12/2013

http://imgs.vietnamnet.vn/logo.gif (http://imgs.vietnamnet.vn/logo.gif)- Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là:

Phát triển toàn diện mỗi cá nhân;
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh;
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/14/20131202145218-sc3a1ch-gic3a1o-khoa.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/14/20131202145218-sc3a1ch-gic3a1o-khoa.jpg)


Sách giáo khoa cho học sinh.




Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).
Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia...




http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/14/20131202145218-pkc3bd-le1bb85.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/14/20131202145218-pkc3bd-le1bb85.jpg)


Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)




Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).




http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150412-vnch-giao-duc1-1.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150412-vnch-giao-duc1-1.jpg)



Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là:
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân;
Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh;
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.




http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150622-vn-vnch-bieutinh-hoangsa-vnch-bieutinh.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150622-vn-vnch-bieutinh-hoangsa-vnch-bieutinh.jpg)



Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150726-tieu-hoc-vnch.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202150726-tieu-hoc-vnch.jpg)



Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5
(thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).
Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151208-04c-the-hoc-sinh-57-64.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151208-04c-the-hoc-sinh-57-64.jpg)



Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151417-trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ce1bb99ng-c491e1bb93ng-que1baadn-8-nc483m-72-73.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151417-trc6b0e1bb9dng-trung-he1bb8dc-ce1bb99ng-c491e1bb93ng-que1baadn-8-nc483m-72-73.jpg)



Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp
Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151550-vc3b5-trc6b0e1bb9dng-toe1baa3n-hoc-sinh.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151550-vc3b5-trc6b0e1bb9dng-toe1baa3n-hoc-sinh.jpg)



Trường trung học Đệ nhị.
Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn








http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151550-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-nc3b4ng-lc3a2m-me1bba5c-blao-2.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202151550-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-nc3b4ng-lc3a2m-me1bba5c-blao-2.jpg)



Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152002-le1bb83-ke1bbb7-nie1bb87m-100-nc483m-thc3a0nh-le1baadp-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-lasan-taberd-17-thc3a1ng-2-nc483m-1974-h08.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152002-le1bb83-ke1bbb7-nie1bb87m-100-nc483m-thc3a0nh-le1baadp-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-lasan-taberd-17-thc3a1ng-2-nc483m-1974-h08.jpg)



Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.
Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152211-viendaihocvanhanh-saigon.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152211-viendaihocvanhanh-saigon.jpg)


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH,
và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152352-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-c491c3a0-le1baa1t.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152352-vie1bb87n-c491e1baa1i-he1bb8dc-c491c3a0-le1baa1t.jpg)



Viện đại học Đà Lạt.






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152624-vinpasteur.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152624-vinpasteur.jpg)


Viện Pasteur Nha Trang.






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152757-trc6b0e1bb9dng-ke1bbb9-sc6b0-cc3b4ng-nghe1bb87-trc6b0e1bb9dng-hc3a0ng-he1baa3i-thue1bb99c-trung-tc3a2m-que1bb91c-gia-ke1bbb9-thue1baadt.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152757-trc6b0e1bb9dng-ke1bbb9-sc6b0-cc3b4ng-nghe1bb87-trc6b0e1bb9dng-hc3a0ng-he1baa3i-thue1bb99c-trung-tc3a2m-que1bb91c-gia-ke1bbb9-thue1baadt.jpg)



Trường Kỹ Sư Công Nghệ,
Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152945-cc3a1c-gic3a1o-sc6b0-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-c3a2m-nhe1baa1c-vc3a0-ke1bb8bch-nghe1bb87-c491e1bb93ng-te1baa5u-tre1baa7n-thanh-tc3a2m-c491e1bb9dn-k.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152945-cc3a1c-gic3a1o-sc6b0-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-c3a2m-nhe1baa1c-vc3a0-ke1bb8bch-nghe1bb87-c491e1bb93ng-te1baa5u-tre1baa7n-thanh-tc3a2m-c491e1bb9dn-k.jpg)



Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu:
Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam),
Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)






http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152945-bue1bb95i-he1bb8dc-hc3acnh-he1bb8da-te1baa1i-le1bb9bp-de1bbb1-be1bb8b-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-me1bbb9-thue1baadt-sc3a0i-gc3b2n-c491e1baa7.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202152945-bue1bb95i-he1bb8dc-hc3acnh-he1bb8da-te1baa1i-le1bb9bp-de1bbb1-be1bb8b-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-que1bb91c-gia-me1bbb9-thue1baadt-sc3a0i-gc3b2n-c491e1baa7.jpg)



Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60



Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.




http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153407-trc6b0e1bb9dng-c491h-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-hue1babf.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153407-trc6b0e1bb9dng-c491h-sc6b0-phe1baa1m-thue1bb99c-vie1bb87n-c491h-hue1babf.jpg)





Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153703-gv.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153703-gv.jpg)






Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153909-tutai1.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202153909-tutai1.jpg)





Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.







http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202154024-tutai2.jpg (http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/12/02/15/20131202154024-tutai2.jpg)





Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.







[*=right] Cập nhật: 02:22 | 03/12/2013
[*=right]Phong Đăng (tổng hợp)






[*=right]http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/151893/nhung-hinh-anh-ve-giao-duc-mien-nam-truoc-1975.html

khieman
12-04-2013, 05:38 PM
.

Trích:

..."...Theo thiển ý, cuộc kháng chiến giành độc lập năm 1945 là đúng, là cần thiết. Cuộc chiến đó là do toàn dân, toàn quốc đứng lên giành độc lập cho dân tộc. Cuộc chiến giành độc lập này đã khởi đầu từ những phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đề Thám, Nguyễn Thái Học ...vân vân ...

Nhưng khi đó chưa có chuyện "cộng sản" thò mặt ra, chỉ có cái gọi là Việt Minh và ông Hồ là lãnh tụ, dân chúng nghĩ rằng ông ta là một người vì quốc gia, dân tộc, nên tin theo ông ta. Những sự thanh trừng tàn sát người thuộc các đảng phái khác chỉ sau này người ta mới biết.

Sau này hào quang đối với ông Hồ và bè lũ đã tắt ngóm trong lòng những người có cơ may thoát vòng u mê ám chướng tẩy não bằng vu cáo, dối trá, khủng bố... vân vân...của ông ta và bè lũ. Cho nên đối với những người không có cơ hội ra đi năm 1954, còn bị kẹt lại sống trong vòng kìm kẹp công an trị, trong chế độ dùng miếng ăn để bắt chẹt con người, trong chế độ cả nước chỉ được nghe một luận điệu tuyên truyền qua những loa phát thanh ra rả suốt ngày ca tụng những chuyện bịa đặt hoang đường của các nhân vật đảng và nhà nước muốn đánh bóng thì không ai có thể biết được mặt trái thối nát của bè nhóm đảng cộng sản.

Vì thế mà ngày nay vẫn còn một số người lạc hậu khóc ông Hồ và “đại tướng” của ông ta như cha họ chết, cũng như văn nô Tố Hữu đã khóc:

"" Ông Sít-ta-lin ơi ông Sít-ta-lin ơi,
Thôi thôi ông chết đất trời còn không,
Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười”...

... thử hỏi có người nào tâm lý bình thường mà thơ thẩn nói năng quái gở điên rồ như thế chăng, hay chỉ có lọai người có thế dối trá trắng trợn như cài vào mồm đứa bé sơ sinh:

“Yêu biết mấy khi nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin”

... ui da, bồi bút đến thế này thì phải có bộ mặt dầy tới mức bắn đại bác không thủng ấy chứ, từ thượng cổ làm gì có đứa bé nào bập bẹ tập nói mà không dùng hai môi bập bập vào nhau thành ... ma ma ... ba ba ... mẹ mẹ ... má má ..., làm sao bật ra được từ “Sít”, ... cả một kho cười!

Đó là chuyện khùng điên của bọn người đầu óc có vấn đề, đã đưa dân miền Bắc “tiến lên XHCN" khốn khổ đến thế nào thì chúng ta ai cũng đã biết.

Nhưng "cái gọi là chống Mỹ xâm lược" thì lại khác hẳn. Đây là chuyện lừa bịp tòan dân, giết cả triệu thanh niên miền Bắc, vùi thân trên dải Trường Sơn và trong những hầm hố địa đạo, không thể biết đích xác con số, và cũng sẽ chẳng bao giờ có con số chính xác là còn sống hay đã chết đối với những mạng người tội nghiệp, tự sinh tự diệt ấy.

Những thương binh bị bỏ rơi mà chết cho gọn nhẹ vì không có nhà thương nơi hậu cứ để điều trị, cũng không thể chuyển ra Bắc vì quá xa đồng thời cũng không thể để dân chúng biết sự thực, như thế họ sẽ mất tinh thần vì con em còn quá trẻ của họ chết quá nhiều trong một trận chiến mơ hồ.

Những người chủ trương theo đuổi cuộc chiến đã biết trước là trường kỳ, kéo dài tới hai chục năm năm này đã quá tàn nhẫn khi đẩy những thanh niên trai trẻ vào nấm mồ tập thể không lồ Trường Sơn, mà họ đã biết chắc những người này ”ra đi sẽ không về” chắn chắn sẽ “sinh Bắc tử Nam” vì có muốn sống mà về Bắc cũng không có cơ hội, thương binh và xác chết không thể trở về !!!

Trận chiến tàn khốc cũng giết cả triệu dân lành và quân sĩ miền Nam vốn chẳng hề nghĩ tới chuyện gây chiến với miền Bắc.

Đại Hội Đảng kỳ 3 diễn ra từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội đã đề ra mục tiêu:

- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
....
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.”

Nếu không vì mục tiêu “xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.”, khiến cho họ bày ra “cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam” bù nhìn (mà đã bị xóa sổ ngay sau khi quân Bắc Việt chiếm tòan bộ miền Nam), thì lính Mỹ sang Việt Nam làm gì !!!

Cuộc chiến 21 năm (54 - 75) kéo lùi nền văn minh tiến bộ của dân tộc trở lại nghèo khổ thối nát còn tệ hơn cả thời Pháp thuộc. Trong suốt 21 năm trời, nhân dân miền Bắc sống quá cơ cực trong nền “đạo đức” lấy "đấu tranh giai cấp", “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc tróc tận rễ” làm nền tảng, đã tạo nên những con người tàn nhẫn đến với cả cha mẹ.

Đáng tiếc cho dân tộc Việt Nam, lẽ ra mấy chục năm trời được sống trong hòa bình, hai miền củng xây dựng đất nước thì đâu đến nỗi ngày nay cả triệu thanh niên phụ nữ phải đi làm lao công, ở đợ, làm vợ chung cho những dân tộc xưa kia ngửa mặt lên chiêm ngưỡng dân tộc Việt Nam.....

Kẻ làm tướng mà đã biết rõ trận chiến sẽ kéo dài, lương thực của binh lính thì có thể cướp bóc hăm dọa để thu góp từ các nhà dân, nhưng thương binh sẽ không có hậu phương gần để điều trị cứu mạng thì những thương binh đó chỉ còn một con đường độc đạo là Sinh Bắc... Tử Trường Sơn âm u, thân xác bón cho cây rừng....

Than ôi, tướng mà như thế, sẵn sàng đẩy con em nhân dân vào vòng bom đạn, không lối thóat mấy chục năm trời, không gọi là “tên sát nhân tập thể” (mass murderer) thì cũng không còn từ ngữ nào khác.

Cho nên mới có những lời chê bai từ các tướng lãnh ngọai quốc là "ông tướng" coi rẻ mạng sống binh lính: “Với Giáp, mạng người chẳng là gì cả” (“To Giap, a man’s life was nothing”.).

ĐPK

khieman
12-06-2013, 08:42 PM
.






9rJoB7y6Ncs



.

khieman
12-13-2013, 10:07 PM
.




Faith
Chú Chó Đi Bằng 2 Chân !




3oVAKRKEJJk




"Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...".

Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, RaoThuê muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!


http://www.youtube.com/watch?v=3oVAKRKEJJk

.

khieman
12-13-2013, 11:53 PM
.



Sự tiến hóa của bộ não con người







Sự tiến hóa của bộ não con người đã trải qua nhiều thời kỳ. Sự tiến hóa mà chúng ta nghiên cứu từ khoa học là sự tiến hóa của hình thức cơ thể trong thế giới vật chất. Paul D. Maclean là nhà Khoa Học Ưu Tú chuyên nghiên cứu về sự tiến hoá của bộ não tại Viện Sức Khỏe Tinh Thần Quốc Gia (Mỹ)…Ông đã thừa nhận sự phát triển bộ não con người trải qua 3 thời kỳ tiến hóa khác biệt:



http://mybrainnotes.com/paul-d-maclean.jpg (http://mybrainnotes.com/paul-d-maclean.jpg)


Paul D. MacLean - Wikipedia, the free encyclopedia (https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&ved=0CEAQFjAB&url=http%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FPaul_D. _MacLean&ei=QPuhUti2L-L5igL284CABw&usg=AFQjCNHKaaB8xN4EXsTzNMkdclYKaVNfiw&sig2=oNLdm_q_CdfGGbeR33NTMA&bvm=bv.57752919,d.cGE)

Triune brain - Wikipedia, the free encyclopedia (https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&ved=0CDIQFjAA&url=http%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FTriune_ brain&ei=QPuhUti2L-L5igL284CABw&usg=AFQjCNFmD0VnqTrrEJzmMzmkEa_ElLH_gw&sig2=hgnesEpyFog40pKF5zdokg&bvm=bv.57752919,d.cGE)



http://www.effective-mind-control.com/images/triune.jpg (http://www.effective-mind-control.com/images/triune.jpg)




https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/601458_3201290411288_670634824_n.jpg (https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/601458_3201290411288_670634824_n.jpg)


http://30ish.me/wp-content/uploads/2013/01/Triune-Brain.png (http://30ish.me/wp-content/uploads/2013/01/Triune-Brain.png)




1.Tiểu não:

Từ thời kỳ tiền sử, bộ não căn bản của loài động vật bò sát trải qua nhiều thời kỳ mới được chuyển hóa từ những dây thần kinh gắn liền với bộ phận khứu giác và thị giác của một loài cá thành, đó là hình thức của bộ não con rùa, cá sấu, thằn lằn, rắn,…

Trong não bộ con người ngày nay, bộ não loài bò sát này là phần tiểu não, được nắm ở vị trí phía trên của hành não, hoạt dộng của loài bò sát là do tính chất của bộ não không biết ý thức, cho nên loài vật bò sát chỉ biết đói thì ăn, săn đuổi và chiến đấu để bảo vệ quyền lợi, sợ hãi hay tức giận, …Tất cả các bản ngã trong con người tập trung từ chức năng của tiểu não.

2. Trung não:

Sau nhiều thời kỳ, bộ não loài bò sát dần dần phát triển thêm nhiều đơn vị khác, đồi não, thị giác, thính giác và khứu giác được hoạt động tương quan nhau; hạch hạnh nhân và chân hải mã xuất hiện để làm sự ghi nhớ một cách đơn giản; đồi não dưới được cấu tạo làm công việc phản xạ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu kích thích trong cơ thể. Đây là các phần của bộ não thứ nhì là bộ não loài động vật có vú như: kangaroo, ngựa, cọp,…

Bộ não này là phần Trung não, tức hệ thống bản tính trong não bộ của loài người. Bộ não thứ nhì có nhiều những cấu trúc của các tuyến nội tiết điều khiển tâm sinh lý trong con người và đồi não dưới điều khiển hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh tự động cho cơ thể. Đây là bộ não có khả năng phát triển cảm tính trong con người từ những tiểu ái cá nhân, tình yêu thương giữa nam nữ, gia đình, thân thuộc.

3. Đại não:


Trải qua cách đây 300 triệu năm, bộ não loài động vật có vú dần dần đã phát triển theo hình dạng với một cách thô sơ mà kích thước của nó chỉ bằng một phần ba bộ não con người hiện tại.

Cách đây 1 triệu rưỡi năm (một triệu rưỡi năm), bộ não này có hình dạng của bộ não con người bằng sự chuyển hoá của xương sọ lồi ra phía trước và phần đại não lớn ra, lồi về phía trán, tạo một vòng cong trên đỉnh phân biệt não bộ loài người và não bộ đơn sơ của loài động vật.

Những vị trí mở rộng ra phần đại não là phận sự của sự suy nghĩ, kế hoạch, tổ chức và liên lạc thông tin. Sự phát triển về ngôn ngữ là một bước tiến cho sự tiến bộ của những người khởi thủy.Nó giúp cho não bộ của người tiền nhân chúng ta gia tăng sự hoạt động của chất xám trong bộ não, đó là phần não ở trán được tăng trưởng thêm, xương sọ ở trán và đỉnh đầu có hình dạng nở ra như bộ não hiện đại.

Phần đại não tức bộ não chính của loài người là sự kết hợp của hai bán não đối xứng nhau, mỗi bán não như một tấm gương phản chiếu các chức năng của nhau. Cho nên nếu một bán não này bị hư hỏng thì bán não còn lại sẽ đảm nhận thêm vai trò của bán não kia… Nhưng các hoạt động của hai bán não chỉ có thể tính khoảng 5%, đều là phục vụ cho nhu cầu tiểu ái và bản ngã của hai bán não phụ kia. Còn lại rất nhiều lãnh vực trên đại não chưa được kích hoạt đúng mức.

Người ta chú ý, sự tiến hoá về thể chất của não bộ con người dường như đã dừng lại từ một trăm ngàn năm nay. Những sự nghiên cứu cứ lập đi lập lại bằng những kiến thức trong sách vở hay những dụng cụ thí nghiệm của nhân loại. Vì lý do đó; loài người dần dần đi vào sự bế tắc.

Khi 5% của đại não chỉ hoạt động để cống hiến cho sự đòi hỏi của lòng ham muốn, tham vọng từ trung não và tiểu não, mà tình yêu thương nhân loại thật sự chưa được phát triển cao thì chiến tranh tất yếu phải xảy ra.

Chúng ta có thể học trong cuộc sống, để chúng ta sẽ tiến hóa thành gì?

Sự tiến hoá tâm linh (tâm thức và trí tuệ) của linh hồn, đây là sự tiến hóa có giá trị hơn sự tiến hoá của thể xác. Bằng sự ý thức này chúng ta nghiên cứu và thực hành phương cách nào tiến hóa từ bây giờ cho đến lúc chúng ta rời khỏi thế gian này.

Chúng ta học kinh nghiệm những điều giá trị gì và làm sao thực hành được? Con đường của sự tiến hóa hướng dẫn chúng ta những tri kiến về vũ trụ và nguồn năng lượng của nó.

Chúng ta học và hành trong mục đích tiến hóa thành con người nhẹ nhàng mà bộ não có khả năng tập trung năng lượng và sử dụng năng lượng giúp mình và mọi người.

Bình thường, bộ não con người có thể nhận thức môi trường vật chất bằng 5 giác quan, những sinh vật đang sống bằng tiêu chuẩn căn bản của sự tiến hóa hữu hình. Khi sự nhận thức về thế giới vật chất bị giới hạn từ phương thức của 5 giác quan., căn bản của đời sống trong phạm vi vật chất trở nên khó khăn, và người ta đi vào bế tắc, sợ sệt.

Đó là lúc người ta cần thiết một năng lượng, một năng lực để điều khiển môi trường và tất cả sự vật trong môi trường đó sẽ trở nên tinh tế hơn. Khả năng này là nguồn năng lượng, năng lực vượt lên những gì chúng ta có thể cảm nhận, ngửi, nếm, nghe và thấy. Đây là nguồn năng lượng, năng lực chính

Sự hiểu biết đúng mức về vấn đề tiến hóa giúp chúng ta vững bước trên cuộc hành trình mà mục đích nằm ở cuối con đường dài gian khổ.

Do đó, hy vọng của chúng ta là làm một cuộc thay đổi địa vị chỉ huy của 2 bộ não phụ. Thay vì đại não hay bộ não chính của loài người đã từng tiếp nhận tín hiệu và sự sai khiến của 2 bộ não phụ để phục vụ những ham muốn tiểu ái cá nhân, bây giờ chúng ta sử dụng Năng lượng vũ trụ để phát triển thêm nhiều phần trăm hoạt động cho đại não….

Thay vì đè nén những bản năng của bộ não động vật có vú và bộ não loài bò sát thì chúng ta dùng năng lượng của đại não, nơi tiếp nhận và tập trung đại vũ trụ, sẽ hóa giải bản năng của hai bộ não phụ thành những hành động yêu thương dân tộc, nhân loại mà trong đó sẽ có bản thân và gia đình mình…….Đây là hình thức Năng lượng vũ trụ đã tập trung được toàn bộ 3 bộ não của chúng ta.

Theo thống kê của những nhà khoa học tìm hiểu về bệnh tật xảy ra ra trên con người thì 75% nguyên nhân gây ra các bệnh là từ bộ não của con người. Một người bình thường, Bộ não hoạt động rất giới hạn chỉ 5% (các nhà khoa học, bác học, thiên tài cũng chỉ 6-7%). Trong 5% đó thì 75% gây sự xáo trộn trong cơ thể, như vậy thì con người sử dụng bộ não của mình quá ít.

Con người luôn xoay quanh sự thoả mãn một đời sống vật chất tiện nghi và đầy đủ. Con người đối đãi với nhau theo phản ứng của cơ thể mà không cần sự vận dụng của bộ não. Dần dần con người đánh mất đi phần tâm linh cao quý, siêu việt của mình, chính là khả năng, năng lực của con người có thể điều khiển toàn bộ não. Mà bộ não con người là phần tiếp nối của cơ thể vật chất và năng lượng vũ trụ, và bộ não cũng là cơ quan phân phối năng lượng cho toàn cơ thể. Do đó, khi bộ não con người không sử dụng đúng mức, thì năng lượng cũng không được luân lưu bình thường, tư nhiên trong cơ thể.


Nhận được qua email, không thấy tên tác giả.
Cảm ơn Kim Anh

khieman
12-14-2013, 12:24 AM
.

Người Đàn Bà Khác

Sau hăm mốt năm thành lập gia đình
Tôi đã tìm ra một đường lối mới
Để giữ cho lửa tình yêu ấm mãi
Vừa mới đây tôi khởi sự hẹn hò
Với một người đàn bà chẳng phải là
Vợ yêu dấu vẫn cùng tôi sớm tối

Có một ngày bên tai tôi, nàng nói :

- Em biết trong lòng anh rất yêu Bà

Đầy ngạc nhiên tôi cãi lại thật thà:

- Nhưng anh yêu EM, em biết rõ mà

- Em biết, nhưng anh cũng yêu Bà lắm

Người đàn bà mà nàng muốn tôi thăm
Người đàn bà góa bụa mười chín năm
Chính là người đã sinh ra tôi đó.
Nhưng đời sống với công kia việc nọ
Chuyện linh tinh, ba con nhỏ đùm đề
Đi thăm bà không phải việc nặng nề
Nhưng mà cũng chỉ năm thì mười họa

Cái đêm đó, khi tôi dùng điện thoại
Báo với bà là tôi sẽ đến thăm
Và mời bà hãy cùng tôi đi ăn
Rồi chúng tôi sẽ cùng coi chiếu bóng

Mẹ hốt hoảng hỏi giọng đầy xúc động:
- Có chuyện gì ? Con có khỏe không con ?

Mẹ vốn là người chất phác hồn nhiên
Điện thoại đêm, mời đi ăn, chuyện lạ !

Tôi vội đáp cho mẹ tôi đỡ sợ :
- Mẹ đừng lo, không có chuyện gì đâu
Chỉ vì con chợt nghĩ nếu lâu lâu
Hai mẹ con được cùng nhau rỉ rả.

Mẹ gặng:
- Chỉ hai mẹ con thôi hả?

Ngừng một giây, bà run giọng nghẹn ngào:
- Con ơi con, mẹ muốn biết là bao!

Chiều Thứ Sáu, vừa tới giờ tan sở
Tôi vội lái xe đi đón mẹ hiền
Từ đáy lòng, niềm xúc động dâng lên
Khi xe đậu trước căn nhà của mẹ

Tôi cảm thấy như mẹ tôi cũng thế
Cũng dường như khang khác với mọi ngày
Có vẻ như cái buổi hẹn hò này
Đã làm mẹ thấy bồi hồi trong dạ

Mẹ tôi đứng chờ tôi ngay tại cửa
Tấm áo choàng mẹ khoác gọn gàng thay !
Mái tóc mềm mẹ cuốn nhẹ nhàng bay
Và mẹ mặc chiếc áo dài kỷ niệm
Chiếc áo dài, ôi, mang đầy kỷ niệm
Kỷ niệm xưa, kỷ niệm của hôn nhân
Mẹ mặc trong ngày kỷ niệm cuối cùng
Cuộc hôn phối mẹ hằng năm ghi nhớ
Dù lần kỷ niệm cuối cùng ấy đã
Là cách nay hơn mười chín năm trường!

Mẹ tôi cười trên gương mặt thiên thần
Nét rạng rỡ tỏa ra từ khóe mắt.

Vừa lên xe, mẹ tôi vừa tíu tít :
- Mẹ đã cho các bạn bè mẹ biết
Là hôm nay, con mời mẹ đi chơi
Các bà đều cùng mừng rỡ reo vui
Và sốt ruột chờ mẹ về kể chuyện
Cho họ nghe mọi buồn vui diễn tiến
Của mẹ con mình buổi tối hôm nay.

Tôi mời mẹ vào một tiệm ăn
Tuy không sang lắm, cũng bậc trung
Mẹ khoác tay tôi đầy tự tín
Như bà là Đệ Nhất Phu Nhân

Chúng tôi cùng ngồi xuống
Tôi phải dò thực đơn
Mắt mẹ tôi đã kém
Không đọc được chữ thường.

Tôi liếc mắt nhìn sang
Thấy mẹ đang chăm chú
Chiếu tia nhìn sáng rỡ
Tỏa hào quang lên tôi
Với nụ cười thật tươi :

- Này này, con yêu ơi!
Khi xưa con còn nhỏ
Việc chọn thực đơn đó
Là việc mẹ phải làm

- Mẹ ơi! Hãy yên tâm
Cho con làm giùm mẹ
Như khi con còn bé
Mẹ đã làm cho con

Mẹ con tôi vừa ăn vừa rủ rỉ
Không phải chuyện lớn lao cần kể lể
Chỉ là những sinh hoạt nhỏ thường ngày
Xẩy ra ngay trong những lúc gần đây
Mà mẹ con tôi truyện trò ngây ngất
Vui đến nỗi quá giờ đi coi hát
Khi đưa mẹ tôi bước trở về nhà

Mẹ cười tươi:
- Mong ước mẹ con ta
Sẽ có dịp cùng đi ăn lần nữa
Nhưng con phải để mẹ mời con nhé!

Tôi cười gật đầu cho vui lòng mẹ.

Về tới nhà, vợ đón tôi nhỏ nhẹ
Hỏi thăm rằng:
- Anh, buổi tối ra sao ?

Tôi trả lời nàng:
- Ôi đẹp biết bao !
Hơn tưởng tượng trong lòng anh đã có

Chỉ vài ngày sau lần hẹn đó
Mẹ hiền tôi đột ngột qua đời
Trái tim già không tiếp sức người
Nó lặng lẽ im lìm ngưng đập

Chuyện xẩy ra quá ư bất chợt
Không cho tôi có thêm một dịp
Làm chút gì để tặng mẹ hiền

Thời gian sau một hôm tôi nhận được
Chiếc phong bì có nét chữ mẹ hiền
Bên trong là hóa đơn đã trả tiền
Cho nhà hàng mà chúng tôi đã tới

Trên mẩu giấy xinh xinh mẹ ghi lại:
- Con yêu ơi, mẹ trả hóa đơn rồi
Mẹ dường như tin chắc một điều này
Mẹ không thể cùng con đi được nữa
Nhưng tuy vậy, mẹ đặt mua một bữa
Gồm hai phần ăn, để một cho con
Và phần kia, con giúp mẹ mời giùm
Vợ con đó, con yêu, con của mẹ!
Về cái đêm hẹn hò, sao đẹp thế !
Sẽ chẳng bao giờ con biết được đâu
Rằng chỉ là một buổi tối cùng nhau
Ý nghĩa lại sâu xa trong lòng mẹ
Con ơi, mẹ yêu con không xiết kể !

Trong khoảnh khắc tôi như người tỉnh ngộ
Quan trọng thay, đúng lúc, một lời YÊU
Hãy nói lên, nói lớn, nói TÔI YÊU !
Nói lớn lên với những người đáng nhận.

Trong đời sống không điều gì quan trọng
Hơn đấng Thiêng Liêng cùng với gia đình
Hãy nói lên tiếng nói trái tim mình !
Đừng để lỡ mà không còn dịp nói.


Tác giả khuyết danh
Người dịch: Vy Khanh (ĐPK)


http://www.rosetypesonline.com/images/redrose.gif (http://www.rosetypesonline.com/images/redrose.gif)



The Other Woman

After 21 years of marriage, I discovered a new way
of keeping alive the spark of love.
A little while ago I had started to go out with another woman.
It was really my wife’s idea.

“I know that you love her,” she said one day, taking me by surprise.

“But I love YOU,” I protested.

“I know, but you also love her.”

The other woman that my wife wanted me to visit
was my mother,
who has been a widow for 19 years,
but the demands of my work and my three children
had made it possible to visit her only occasionally.

That night I called to invite her to go out for dinner and a movie.

“What’s wrong, are you well ?”, she asked.

My mother is the type of woman who suspects that a late night call
or a surprise invitation is a sign of bad news.

“I thought that it would be pleasant
to pass some time with you.”
I responded.

“Just the two of us.”
She thought about it for a moment,
then said,
“would like that very much.”

That Friday after work,
as I drove over to pick her up
I was a bit nervous.
When I arrived at her house, I noticed that she, too,
seemed to be nervous about our date.
She waited in the door with her coat on.
She had curled her hair
and was wearing the dress that she had worn to celebrate
her last wedding anniversary.
She smiled from a face that was as radiant as an angel’s.

“I told my friends that
I was going to go out with my son,
and they were impressed,”
she said, as she got into the car.

“They can’t wait to hear about our meeting”.

We went to a restaurant that, although not elegant,
was very nice and cozy.
My mother took my arm as if she were the First Lady.

After we sat down, I had to read the menu.
Her eyes could only read large print.
Half way through the entree.
I lifted my eyes and saw Mom sitting there staring at me.
A nostalgic smile was on her lips.

“It was I who used to have to read the menu
when you were small,” she said.

“Then it’s time that you relax
and let me return the favor,” I responded.

During the dinner we had an agreeable conversation
– nothing extraordinary –
but catching up on recent events of each others life.
We talked so much that we missed the movie.
As we arrived at her house later, she said,
“I’ll go out with you again, but only if you
let me invite you”.

I agreed.

“How was your dinner date?”
asked my wife when I got home.

“Very nice.
Much more so than I could have imagined,”
I answered.

A few days later my mother died of a massive heart attack.
It happened so suddenly
that I didn’t have a chance to do anything for her.

Some time later I received an envelope
with a copy of a restaurant receipt
from the same place mother and I had dined.

An attached note said:
“I paid this bill in advance.
I was almost sure that
I couldn’t be there
but, never-the-less,
I paid for two plates,
one for you and the other for you wife.
You will never know
what that night meant for me.
I love you.”

At that moment I understood
the importance of saying, in time:
“I LOVE YOU”
and to give our loved ones the time that they deserve.
Nothing in life is more important
than God and your family.
Give them the time they deserve,
because these things cannot be put off to “some other time”.


Unknown Author
.

khieman
12-14-2013, 04:07 AM
.

Buồn ơi ! Ai biết chăng ai ?




https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTKulAzc9z8biTD8QAQGwVXN2QTk7eZN 1GUhkkXsprIxrseneqTDg (https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTKulAzc9z8biTD8QAQGwVXN2QTk7eZN 1GUhkkXsprIxrseneqTDg)



Vườn nhà chúng tôi trồng rất nhiều táo, trong số đó có một cây ngay cạnh hàng rào là con ngựa Blue gần như có thể với tới.

Chúng tôi đã sớm có thói quen cho Blue ăn táo, món mà nó thích. Đôi khi nó đứng rất lặng lẽ ngay cạnh cây táo, và khi thấy một đứa trong bọn chúng tôi bước ra là nó hí, nó khịt mũi ồn ào và giậm chân xuống đất thình thịch. Dĩ nhiên điều đó có nghĩa là:

– “Tôi muốn ăn táo” …..

Blue cô đơn lắm, cô đơn và buồn chán một cách kinh khủng. Tôi không lấy làm lạ về chuyện đó; hằng ngày một mình lê lết trên khu vườn rộng năm mẫu, chẳng có chuyện gì đặc biệt thích thú xảy ra....

Không, tôi đã bàng hoàng nhớ ra rằng người và vật có thể truyền thông tư tưởng với nhau rất bén nhậy...

Hồi đó là khoảng năm thứ hai chúng tôi ngụ trong căn nhà này, có một chuyện xảy ra cho cuộc đời Blue.

Vào một buổi sáng, nhìn qua khung cửa sổ ra cảnh trời sương tỏa như những giải nơ trên cánh đồng cỏ, tôi thấy một con ngựa khác, mầu nâu, đang đứng phía bên kia cánh đồng cỏ của Blue.

Lúc đầu chàng Blue có vẻ sợ, đã mấy ngày qua mà nó không dám lại gần con ngựa nâu.

Chúng tôi có việc phải xa nhà mất một tuần. Khi chúng tôi trở về thì Blue đã quyết định kết bạn với con nâu rồi và hai đứa lúc thì nhẩn nha thả nước kiệu, lúc thì phi nước đại, gắn bó bên nhau, và Blue không còn thường tới gần cây táo như trước nữa.

Nhưng câu chuyện không kéo dài mãi mãi. Một ngày kia, sau khi ra tỉnh trở về, tôi bước ra vườn tính cho Blue ăn vài trái táo.

Nó đang đứng chờ, hoặc là tôi nghĩ thế, dù không đứng dưới cây táo. Khi tôi rung cây và nhẩy lùi về phía sau để tránh trận mưa táo rụng, con Blue không nhúc nhích. Tôi nhặt mấy trái đem lại cho nó. Nó gắng gượng cắn nửa trái. Số còn lại, nó mặc kệ cho rơi lả tả xuống đất. Tôi kinh hoảng nhìn vào đôi mắt nó — bởi vì dĩ nhiên là tôi đã nhận ra rằng con Brown, bạn tình của nó, đã đi mất rồi — tôi nhìn sững nó. Nếu tôi ra đời với thân phận kẻ nô lệ, và bạn tình của tôi bị bán hoặc bị giết, thì ánh mắt tôi cũng bi thương đến thế mà thôi.

Tôi được lũ trẻ hàng xóm cho biết là bạn tình của con Blue được “cho xáp lại với Blue”……, như thế chúng nó có thể giao phối và con Brown có thể thụ thai. Vì sứ mạng đã hoàn thành nên con Brown được trả về cho chủ nó, cư ngụ tại nơi khác.

Tôi hỏi:

– Nó có trở lại không? Nhưng bọn chúng chẳng đứa nào biết.

Blue giống như người điên loạn. Đối với tôi thì Blue chính là một người điên loạn. Nó phóng nước đại một cách giận dữ, như nó đang bị cưỡi, không ngừng chạy quanh khu đồng cỏ đẹp đẽ rộng năm mẫu. Nó hí vang trời cho tới khi lạc cả giọng. Móng chân nó cào liên tục lên mặt đất. Nó vật mình vật mẩy, húc vào thân cây. Rồi nó phóng tầm mắt ra xa, xa tít mù khơi, về phía con đường đã đem bạn nó đi mất.

Từ đó, thỉnh thoảng, mỗi khi nó đến vì muốn được ăn táo, hoặc tôi mang táo đến cho nó, nó lại nhìn sững tôi. Cái nhìn sao mà tan nát cõi lòng với ánh mắt đầy đau khổ, cái nhìn sao mà “người” quá, tôi gần như phát lên tiếng cười (tôi cảm thấy quá đau buồn để còn có thể khóc được) khi nghĩ tới những con người đã không biết rằng loài vật cũng đau đớn đến tan nát cõi lòng.

Người dịch: Vy Khanh (ĐPK)



Am I blue?
By Alice Walker


There were many apple trees in our yard, and one by the fence that Blue could almost reach. We were soon in the habit of feeding him apples, which he relished…

Sometimes he would stand very still just by the apple tree, and when one of us came out he would whinny, snort loudly, or stamp the ground. This meant, of course, “I want an apple…”…

Blue was lonely. Blue was horribly lonely and bored. I was not shocked that this should be the case; five acres to tramp by yourself… cannot provide many interesting events…

No, I was shocked that I had forgotten that human animals and nonhuman animals can communicate quite well…

But then, in our second year at the house, something happened in Blue’s life.

One morning, looking out the window at the fog that lay like a ribbon over the meadow, I saw another horse, a brown one, at the other end of Blue’s field. Blue appeared to be afraid of it, and for several days made no attempt to go near.

We went away for a week. When we returned, Blue had decided to make friends and the two horses ambled or galloped along together, and Blue did not come nearly as often to the fence underneath the apple tree…

It did not, however, last forever. One day, after a visit to the city, I went out to give Blue some apples.

He stood waiting, or so I thought, though not beneath the tree. When I shook the tree and jumped back from the shower of apples, he made no move. I carried some over to him. He managed to half-crunch one. The rest he let fall to the ground. I dreaded looking into his eyes — because I had of course noticed that Brown, his partner, had gone — but I did look. If I had been born into slavery, and my partner had been sold or killed, my eyes would have looked like that.

The children next door explained that Blue’s partner had been “put with him,” … so that they could mate and she conceives. Since that was accomplished, her owner, who lived somewhere else, had taken her back.

– Will she be back? I asked. They didn’t know.

Blue was like a crazed person. Blue was, to me, a crazed person. He galloped furiously, as if he were being ridden, around and around his five beautiful acres. He whinnied until he couldn’t. He tore at the ground with his hooves. He butted himself against his single shade tree. He looked always and always toward the road down which his partner had gone.

And then, occasionally, when he came up for apples, or I took apples to him, he looked at me. It was a look so piercing, so full of grief, a look so human, I almost laughed (I felt too sad to cry) to think there are people who do not know that animals suffer.


Am I blue?
By Alice Walker

khieman
12-20-2013, 09:06 AM
.





AmrCH0AhbDg



.

khieman
12-26-2013, 02:32 AM
.

Kỹ thuật tập và công dụng
của bài tập Kéo Ép Gối


Kỹ thuật tập :

Đạo Phật có danh từ buông xả, bài KEGTHRLMB chính là bài theo Đạo học áp dụng 2 yếu tố ngược lại là XẢ hết hơi trong bụng ra trước khi co chân và đầu gối vào bụng, lúc đó vòng môi vẫn đang thổi ra và ý thì theo dõi cơ bụng mềm như lốp xe đang bị xì hơi da bụng lún xẹp xuống chứ không phải đang phình căng cứng, rồi giữ nguyên đầu gối ép vào bụng, rồi BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng và bụng cho bựng mềm đã rồi mới thả chân xuống.

Bắt đầu thổi hơi thứ hai thì co đầu gối chân kia kéo ép vào bụng trong thì đang XẢ hơi, rồi BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng và bụng. Làm khoan thai chỉ cần chia hơi thở ra 2 giai đoạn XẢ cuối XẢ là BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng bụng.

Nếu chỉ có thì XẢ mà không có thì BUÔNG thì gọi là dồn ép hơi làm tăng áp huyết chứ chưa phải là bụng xả hết hơi làm xẹp hết khí trong bụng để áp huyết hạ.

Mục đích của bài tập :

Tên bài tập là KEGTHRLMB có thể đổi thành tên XAY THỨC ĂN, phải xay 100-200 lần, nó vừa xay thức ăn đặc ra chất lỏng, nếu cơ thể ăn ít mà bụng đã đầy không tiêu, người ốm không mập, thì xay 50 cái thức ăn đã tiêu hóa hết, nhưng vẫn phải xay ít nhất 100 lần thì nó làm cho bụng đói ăn được nhiều thêm đối với người có bệnh chán ăn, dù có uống thuốc bổ máu B12 thì áp huyết vẫn không thể nào tăng lên được.

Ngoài, công dụng khác của bài tập này là làm hạ đường, hạ cholesterol, áp huyết, thông khí toàn thân, giải sốt nhiệt, ho suyễn, khó thở, đau lưng, cột sống, táo bón hay tiêu chảy bệnh đường ruột, bàng quang tiết niệu, sinh dục, đau đầu gối, tê sưng chân...

Những người tập xong 100-200 lần sau mỗi bữa ăn suốt đời thì khỏi cần đến các loại thuốc chữa bệnh.

Thân
doducngoc



Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng :


(http://www.youtube.com/watch?v=LYsdFolNWRM)

LYsdFolNWRM






Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng (trong lớp) :




pkms8wHh5Tk



.
.

khieman
01-02-2014, 03:03 AM
.

Hình ảnh những bản nhạc xưa.





Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích.
Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người...


http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac17.jpg
Đây là bản Lòng Mẹ nổi tiếng cúa Y Vân
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac1.jpg
Bản Mùa Thu Trong Mưa của Trường Sa
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac2.jpg
Con Đường Mang Tên Em của Trúc Phương
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac3.jpg
Thành Phố Buồn của Lam Phương.
Mưa Trên Phố Huế của Minh Kỳ.
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac4.jpg
Bài không tên của người nhạc sĩ mang nhiều tai tiếng
trong trại Tù CS, Vũ Thành An.
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac5.jpg
Nhạc của Phạm Duy, người nhạc sĩ đã quay lưng lại
với nổi đau của dân tộc.
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac6.jpg
Phạm Duy đã quay về đầu quân
với những người đang ngồi trên đầu dân tộc
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac7.jpg

http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac8.jpg

http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac9.jpg
Đặng Thế Phong - Văn Phụng - Văn Cao
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac10.jpg
Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac11.jpg
Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac12.jpg
Thu Ca của Phạm Mạnh Cương
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac13.jpg
Từ Linh - Cung Tiến
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac14.jpg
Lê Thương - Dương Thiệu Tước
http://www.vietlist.us/Images_abd/nhac15.jpg
Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã rên rĩ cho nổi đau của dân tộc . Nhưng khi dân chúng đau đớn thật sự thì người nhạc sĩ nầy mãi mê với rượu, cho đến chết không còn than vãn nữa.





http://namrom64.blogspot.com (http://namrom64.blogspot.com/)

khieman
01-02-2014, 02:43 PM
.





dJCp4cRat58



.

khieman
01-02-2014, 07:03 PM
.

Văn của cuộc đời
(Trích Luận Ngữ tân thư)

Phần này xin không trích “Lời tựa“ như những phần trước, bởi nghe không được “thuận tai“, cũng không được “thích“ cho lắm (thậm chí còn có cả mấy câu văn tế cổ nữa). Không “thuận tai“ -đó là điều mà cả người viết lẫn người đọc hằng tối kị xưa nay. Ngay bản thân nội dung cũng có nhiều chỗ trúc trắc, chẳng ra văn xuôi, chẳng ra văn ngược, nhòm mặt giấy thấy cứ như… rắc trấu. Thôi thì có sao trích vậy. Nếu không đâu vào đâu, cũng mong độc giả bỏ quá cho đừng chấp (nếu trót đọc đến). Đoạn trích này vỏn vẹn như sau:

Đó là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá. Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút. Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt (rất chua) của mình…

Con người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời. Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng (nói).

Lại cũng chia ra trên, dưới. Nhưng trên thì tưởng lầm dưới là chó rơm, còn dưới lại nghĩ trên là… đầy tớ.

Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.

Người ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa nhau…

Nơi ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính là… sự thật. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.

Nơi ấy cũng có “kinh“. Nhưng chỉ bám lấy duy nhất một thứ “kinh“ mà thiên hạ đã bỏ đi từ lâu.

Nơi ấy cũng có “sử“. Nhưng chỉ có “tiểu sử“ mà thôi. Từ lâu, “tiểu sử“ đã thay thế cho “đại sử“.

Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.

Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.

Nơi ấy, trẻ chán ngấy những thứ thờ cúng của già (ví dụ những oanh… liệt trong quá khứ, những món tư tưởng, văn chương nhồi sọ…). Già rất e ngại những đam mê của trẻ (ví dụ những khát vọng tự do, những “nọc độc“ văn hóa , những sự thật đến từ… bốn phương tám hướng…).

Nơi ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân. Bởi đã có kẻ làm cái việc nghĩ sẵn cho mọi người.

Nơi ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu. Một bầy cừu ăn cỏ, nhưng tất cả đã được học thuộc lòng những bài ca và giáo lý của loài chuyên ăn thịt.

Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.

Nơi ấy… vân vân và… vân vân…

Ở đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật.

Nôm na như sau:

“Văn“ ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư, gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm… Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“ kia, mới thực là quan trọng?

Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý:

“Kẻ vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“, rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước, mà đúng cho toàn thiên hạ“.

Xem suốt lịch sử một thế kỉ với bao nhiêu cuộc chiến tranh, khủng bố lớn nhỏ, kèm theo đó là vô số những tuyên ngôn, khẩu hiệu… rốt cuộc chỉ thấy toàn bịp bợm, càng về sau càng bịp bợm hơn.

Xem suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng về sau càng lộ rõ điều ấy.

Thì ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.
Bậc Thánh nhân còn bảo:

“Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. .

Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì, bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể là “văn loạn“.

Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.

Cũng ông Mục công ấy còn than một câu rằng:

“Những kẻ vô nhân cứ được đắc chí mãi, thì “Văn“ của thiên hạ dẫu có bị biến thành “văn loạn“, cũng không có gì lạ“.

Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?

“Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.

“Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.

“Sáng dân“ là tự do tư tưởng, là không ai nghĩ thay cho ai, là công khai mọi thật giả. Vì thế dân đích thực là ông chủ.

“Ngu dân“ là cấm tự do tư tưởng, là một người nghĩ thay cho muôn người, là bưng bít mọi sự thật. Vì thế dân thực chất là giun dế.

“Sáng dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai kiểu:

Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.

Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu “tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.

Phàm những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn độc quyền sự đắc chí của mình, thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.

Kiểu “thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó đang là… Quốc sách Giáo dục.

Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Một nền văn hiến phải mất hàng nghìn năm mới làm nên một nền “văn trị“. Nhưng để xóa sạch cái nền “văn trị“ ấy, biến nó thành “văn loạn“, thì chỉ cần vài chục năm là… quá đủ. Thực tế đã (và đang) chứng minh điều ấy.

Vậy “văn trị“ là gì?

“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.

“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.

Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?

“Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mỹ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…

Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.

Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.

Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.

Kẻ làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như hiểu lòng bàn tay của mình.

Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).

“Văn trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà nào “độc quyền“ làm dân được mãi.

Thế thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.

Còn “văn loạn“ là gì?

“Văn loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất ít người… mà thôi.

“Văn loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng chửi nhau như hàng tôm hàng cá…

“Văn loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.

Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?

“Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.

Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…

Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.

Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.

Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.

Kẻ làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ đang trôi theo hướng nào.

Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).

“Văn loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ lo bị ai tranh cạnh…

Thế thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.

Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không thể biết được.

2005
Phạm Lưu Vũ

khieman
01-07-2014, 04:22 AM
.

Trojan - từ vinh quang thành Troy
cho đến cơn ác mộng trên máy tính


Điều gì diễn ra khi Trojan xâm nhập vào máy tính của bạn? Làm cách nào bạn có thể bất cẩn mở toang cửa đón chúng vào nhà? Và làm sao bạn có thể sống sót trước dịch bệnh này?

Con ngựa thành Troy - hay Trojan Horse, là một trong những chi tiết kịch tính nhất trong câu chuyện về cuộc chiến thành Troy. Nó đã thể hiện đầy đủ những phẩm chất đã có từ rất lâu của con người: sự xảo trá, lừa lọc - và tất nhiên, không có nó, chẳng ai có thể đi đến cái đích cuối cùng của mình.




http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/300pxTheprocessionofthetrojanhorseintroybygiovanni domenicotiepolo_e0eef.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/300pxTheprocessionofthetrojanhorseintroybygiovanni domenicotiepolo_e0eef.jpg)



Cuộc tiến công thành Troy của Odysseus có lẽ đã trở thành nỗ lực vô vọng nếu như không có âm mưu này. Ông đã ra lệnh cho những chiến binh của mình xây nên một con ngựa gỗ khổng lồ, đủ lớn để binh lính Hy Lạp có thể chui vào bên trong. Đồng thời, một người đàn ông tên Simon đã thuyết phục người đứng đầu thành Troy rằng, binh lính Hy Lạp đã bỏ chạy, và để lại con ngựa này như một chiến lợi phẩm - nó sẽ mang đến may mắn và sự thịnh vượng cho Troy.Những người đứng đầu thành Troy đã đồng ý cho rước chiến lợi phẩm vào trong thành. Và buổi tối hôm đó, khi mọi người đều ngủ say sau một bữa tiệc ăn mừng chiến thắng thịnh soạn, binh lính Hy Lạp đã lẻn ra khỏi con ngựa gỗ và thực hiện công việc của mình - giết, đốt và phá.




http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/trojanhorse_5f40f.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/trojanhorse_5f40f.jpg)


Trojan Horse là một điển tích quen thuộc trong thần thoại Hy Lạp mà bất cứ ai đều có thể đã từng nghe qua, nhưng hẳn phần lớn bạn đọc đều biết đến cái tên này khi mới chập chững bước vào thế giới của máy tính và Internet. Trojan Horse, hay Trojan, là một chương trình khá phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm, nó biết cách tự giấu mình dưới lớp vỏ bọc của các chương trình tưởng như vô hại khác.Phương thức hoạt động của nó không khác gì cái cách mà Odysseus sử dụng con ngựa gỗ trong câu chuyện ở đầu bài viết: Một khi bạn đã cài đặt nó vào máy, nó sẽ lây nhiễm sang các files khác trên toàn bộ hệ thống của bạn, và dĩ nhiên, biến nơi đây thành bãi chiến trường ngổn ngang theo đúng nghĩa đen. Thậm chí, nó còn có thể làm rò rỉ những thông tin tuyệt mật của bạn ra ngoài, phát tán tràn lan trên Internet, và từ đó, hacker có thể dễ dàng kiểm soát máy tính của bạn, làm chậm hệ thống của bạn hoặc tệ hơn thế - đánh sập nó.




http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/mo-dau_9c395.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/mo-dau_9c395.jpg)



Về bản chất, Trojan không thực sự giống như virus, nhưng mọi người đều gọi nó là "virus Trojan horse", "virus Trojan", hay chỉ đơn giản là "Trojan". Dù là gì đi nữa, khả năng phá hoại của chúng là không thể phủ nhận. Nhưng điều gì diễn ra khi Trojan xâm nhập vào máy tính của bạn? Làm cách nào bạn có thể bất cẩn mở toang cửa đón chúng vào nhà? Và làm sao bạn có thể sống sót trước dịch bệnh này?Trojan xâm nhập vào máy tính như thế nào?Bạn có thể không tin vào điều này, nhưng bạn chính là người mở cửa rước chúng vào nhà. Để Trojan có thể hoạt động, bạn cần cài đặt một ứng dụng nào đó trên chính máy tính của mình - hoặc một máy nào đó về phía máy chủ. Điều này có thể dễ dàng được thực hiện bởi những mánh lừa phổ thông, tay hacker sẽ thuyết phục bạn tải về một phần mềm hay một ứng dụng nào đó. Hoặc chúng sẽ trực tiếp gửi những chương trình này vào mail bạn, với hi vọng bạn sẽ cài đặt nó.



http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/lay-lan_36a23.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/lay-lan_36a23.jpg)



Đây chính là nguyên nhân tại sao cái tên Trojan Horse ra đời. Bạn sẽ cần phải mở file .exe này ra để cài đặt chương trình và khởi đầu cho quá trình lây lan. Trojan không có khả năng tự lây nhiễm như virus.Phương thức thường thấy nhất của việc phát tán Trojan chính là các thư rác. Có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thư rác được gửi đi mỗi ngày bởi một tay hacker. Và một khi mở file đính kèm trong mail ra, bạn đã gặp rắc rối thực sự.


http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/lay-lan2_99f96.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/lay-lan2_99f96.jpg)

Thậm chí, chẳng cần đến bạn phải động tay vào, các tay hacker có thể nhờ máy tính của bạn tự động làm việc này, nếu như trước đó máy của bạn đã nhiễm Trojan. Crackers, Hackers với những kỹ năng của mình có thể biến máy tính của bạn thành những chiếc máy tính ma. Bạn vẫn vô tư sử dụng chúng hàng ngày mà không biết rằng đã có kẻ buộc dây vào đầu mình và giật như giật rối. Hơn thế nữa, hackers còn có thể kết nối các máy tính ma với nhau để tạo thành một cơn ác mộng thực sự - botnet.Tự bảo vệ mình trước Trojan như thế nào?Bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình trước cơn dịch bệnh này. Đơn giản nhất là đừng bao giờ mở bất kỳ email, hay tải bất kỳ file không rõ nguồn gốc nào. Với email, hãy thẳng tay xóa hết các tin nhắn rác. Hoặc bạn có thể cài đặc một phần mềm chống virus để chúng làm thay bạn công việc này.




http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/chong-trojan_f6d07.jpg (http://genk2.vcmedia.vn/N0WoyYblO3QdmZFKPMtKnadHAHTevz/Image/2012/04/chong-trojan_f6d07.jpg)


Nếu bạn nhận ra máy tính của mình đã nhiễm Trojan, ngay lập tức ngắt kết nối Internet và bắt đầu quá trình thanh lọc chiếc máy tính yêu dấu của bạn. Sử dụng phần mềm diệt virus để xóa bỏ những file nghi ngờ, hoặc cài đặt lại hệ điều hành, và nếu như vấn đề trở nên quá phức tạp với bạn, đừng ngần ngại cầu cứu sự trợ giúp từ những người có hiểu biết.

Tham khảo: Howstuffworks
genkvn

khieman
01-07-2014, 02:34 PM
.





C-k7bzNIatc




.

khieman
01-07-2014, 03:55 PM
.



Những bài hát nhẹ nhàng
của mùa Tết Việt Nam


fNk0NLywTTg





1. Tâm Sự Nàng Xuân - Như Quỳnh 0:00 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
2. Nghĩ Chuyện Ngày Xuân - Mai Thiên Vân 5:03 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
3. Mùa xuân đó có em - Đan Nguyên 9:28 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
4. Ngày Xuân Thăm Nhau - Duy Trường, Quỳnh Dung 13:59 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
5. Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa - Cẩm Ly 18:15 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
6. Cánh Thiệp Đầu Xuân - Như Quỳnh 23:09 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
7. Mùa xuân trong thư em - Trường Vũ 28:49 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
8. Gác Nhỏ Đêm Xuân - Hương Lan 33:14 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
9. Tình Xuân - Hương Thủy 38:28 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
10. Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca - Quốc Đại 41:10 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
11. Quê Hương Mùa Xuân - Phi Nhung 45:29 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
12. Mùa Xuân Nào Ta Về - Như Quỳnh, Tường Khuê, Tường Nguyên 49:22 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
13. Hạnh Phúc Đầu Xuân - Cẩm Ly 54:06 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
14. Phiên Gác Đêm Xuân - Mạnh Quỳnh 59:10 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
15. Liên Khúc Cám Ơn & Xuân Này Con Không Về 1:03:07 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
16. Mùa xuân lá khô - Tuấn Vũ, Mỹ Huyền 1:10:36 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
17. Đan Áo Mùa Xuân - Quỳnh Dung 1:16:18 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
18. Mùa Xuân Đầu Tiên - Như Quỳnh & Thế Sơn 1:21:27 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
19. Ngày Xuân Tái Ngộ - Hà Phương, Mạnh Quỳnh 1:26:27 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
20. Nếu Xuân Này Vắng Anh - Cẩm Ly 1:30:40 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
21. Tình Xuân - Quốc Khanh 1:35:01 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)
22. Câu chuyện đầu năm - Như Quỳnh 1:39:53 (http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg)


http://www.youtube.com/watch?v=fNk0NLywTTg

khieman
01-07-2014, 04:37 PM
.





YbFPlAHW0nU



.

khieman
01-07-2014, 04:38 PM
.





YbFPlAHW0nU



.

khieman
01-07-2014, 07:00 PM
.


Âm Lịch hằng ngày

http://www.petalia.org/amlich.htm (http://www.petalia.org/amlich.htm)


Quyển lịch thông minh

Quyển lịch thông minh này là luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Ngọc Đức, cư ngụ tại Đức:

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)


Quyển Lịch thông minh này có thể dùng hoài suốt đời (Lifetime calendar).

Lịch được soạn trên file excel, chỉ cần mở file excel kèm theo ra, sẽ thấy ngay lịch ngày tháng năm hiện tại. Nếu muốn coi lịch các năm khác, chỉ cần đánh vào góc trên bên trái 4 con số của năm đó,
thay cho năm 2011 (thí dụ 2010 hoặc 2012), rồi bấm enter là có ngay lịch của năm mình chọn.

Nên save quyển lịch này vào PC hoặc laptop để tiện dùng hòai.

Nếu muốn xem Âm lịch đối chiếu với Dương lịch, xin click vào link này, cũng của tác giả Hồ Ngọc Đức:

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)

*

Ngoài ra đối chiếu Âm & Dương lịch, còn có trang sau:

www.petalia.org/amlich.htm (http://www.petalia.org/amlich.htm)


***

khieman
01-08-2014, 06:09 AM
.





Vv6Q_SW71zM



.

khieman
01-08-2014, 06:15 AM
.





6s7EfYpKy0o



.

khieman
01-12-2014, 11:54 PM
.


10 động tác
giúp giảm cân nhanh chóng


Bài tập theo phương pháp Hàn Quốc này không những giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, mà còn giúp bạn giảm được 2 kg/ tuần nữa đấy. Chỉ có một lưu ý nhỏ là bạn phải tập kiên trì mỗi ngày, và với mỗi động tác thì phải tập đi tập lại 20 lần.


Động tác 1:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo_1.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo_1.gif)


Ngồi xuống sàn nhà, hai tay đặt sang hai bên giữ yên nửa trên của cơ thể.
Phần chân đầu tiên duỗi thằng sang phên phải rồi co chân lên,
duỗi thẳng về phía trước rồi co lên, duỗi thẳng sang bên trái.
Lặp lại động tác như vậy 20 lần là xong.

Động tác 2:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo_1.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo_1.gif)

Nửa trên cơ thể nằm xuống sàn, hai tay giang rộng, sải hết sang hai bên thành một đường thẳng,
chân giơ thẳng lên trên di chuyển dần từ trái qua phải và ngược lại 20 lần liên tiếp.

Động tác 3:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo3.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo3.gif)

Bạn cần có một chiếc ghế như trong hình. Với động tác này, bạn lên lưu ý,
khi gấp chân lên đồng thời nửa thân trên cũng phải đẩy về phía trước,
khi duỗi chân xuống, cơ thể lại thả lỏng hoàn toàn.

Động tác 4:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo4.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo4.gif)

Động tác này quá quen thuộc với chúng mình rồi nhỉ, tập thể dục (http://tapchigiamcan.com/tu-khoa/tap-the-duc) từ cấp I đã phải học rồi mà.
Lưu ý nhỏ là bạn phải giang chân rộng bằng vai, hai tay giang rộng, thẳng
và mặt đừng có cúi gằm xuống đất nhé

Động tác 5:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo6.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo6.gif)

Hai bàn chân giữ nguyên tư thế, chỉ di chuyển từ phía đùi non trở lên.
Hai tay đan vào nhau đặt sau đầu rồi tập như hình vẽ.
Bạn cũng đừng quên kết hợp (http://giamcan.tido.vn/can-bang-dinh-duong-don-nam-moi/) hít vào, thở ra đều đặn theo từng nhịp động tác nhé!

Động tác 6:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo6.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo6.gif)

Nằm lên sàn trong tư thế nghiêng người, giữ nguyên nửa dưới cơ thể,
hai tay vẫn đan vào nhau đặt sau đầu rồi nhấc nửa trên lên xuống nhịp nhàng 20 lần
(Động tác này giúp bạn có vòng 2 (http://tapchigiamcan.com/tu-khoa/vong-2) đáng mơ ước đấy).

Động tác 7:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo7.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo7.gif)

Động tác này dễ rồi đúng không. Bạn đứng thẳng, hai tay chống hai bên hông (http://giamcan.tido.vn/7-dong-tac-thay-doi-kich-thuoc-dui-hong/),
từng chân đưa lên song song với mặt đất, đừng quên đồng thời xoay vòng khuỷu chân đấy nhé.

Động tác 8:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo8.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo8.gif)

Ngồi xuống, đầu gối để gấp khúc, hai tay đan vào nhau đặt ở đầu gối,
người nhẹ đàng đẩy về phía sau rồi trở lại tư thế ngồi thẳng lưng ban đầu.
Cứ như vậy 20 lần là kết thúc một động tác.

Động tác 9:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo9.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo9.gif)

Hai chân khoanh vào nhau. Hai tay đặt hai đầu gối, sau đó tay trái đứa lên đặt giữa lưng,
tay phải đặt vào khuỷu tay trái đẩy tay trái xuống 2 lần, rồi lặp lại với tay bên kia.

Động tác 10:

http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo10.gif (http://tapchigiamcan.com/wp-content/uploads/2012/02/giam_beo10.gif)

Nằm xuống sàn nhà, hai tay duỗi thẳng, sau đó chân dần dần đẩy lên phía đầu,
đẩy càng sâu càng tốt. Đồng thời tay cũng giơ lên theo nhịp chân.
Động tác này mới đầu có lẽ sẽ hơi khó, phải tập dần dần,
cơ thể dẻo ra thì sẽ dễ hơn các bạn ạ.



Vậy là bài tập mỗi ngày của chúng ta đã kết thúc, không khó và cũng chẳng mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả đem lại thì rất đáng nhận được lời khen thưởng đấy. Còn chần chừ gì nữa, hãy bắt đầu bài tập ngay từ ngày hôm nay, để cơ thể được khỏe mạnh, vóc dáng được như ý bạn nhé!

Gởi bởi

Minh Trung.

khieman
01-13-2014, 07:55 PM
.


Võ sư Koichi Tohei
Bậc thày về Khí



http://oregonki.org/pictures/tohei_koichi_sensei.jpg (http://oregonki.org/pictures/tohei_koichi_sensei.jpg)

Võ sư Koichi Tohei - Bậc Thày về Khí

VÕ TOKYO – TẠI BUỔI LỄ KAGAMI BIRAKI HÀNG NĂM, TỔ CHỨC VÀO NGÀY 15 THÁNG GIÊNG NĂM 1969, HUẤN LUYỆN VIÊN TRƯỞNG KOICHI TOHEI ĐƯỢC TỔ SƯ HIỆP KHÍ ĐẠO UYESHIBA THĂNG LÊN 10 ĐẲNG. ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN ĐẲNG CAO NHẤT NÀY ĐƯỢC CẤP PHÁT, VÀ LÀ MỘT VINH DỰ LỚN ĐỐI VỚI VÕ SƯ TOHEI. ĐỆ THẬP ĐẲNG LÀ ĐẲNG TỘT CÙNG TRONG MÔN "HIỆP KHÍ ĐẠO”.

Đây là bản tin được đánh đi từ Tokyo, thủ đô Nhật Bản và được báo chí toàn thế giới đăng tải.

Ba tháng sau, ngày 26.4.1969, tổ sư Morihei Uyeshiba đi vào cõi vô cùng, để lại một sự nghiệp võ học vĩ đại và niềm thương tiếc vô hạn trong lòng nhân loại.

Từ đó, võ sư Tohei nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo môn phái.

Võ sư Tohei sinh năm 1921 tại Tokyo.

Hồi nhỏ sức khỏe của cậu bé Tohei rất kém, liên miên đau ốm bệnh tật. Năm lên 9 tuổi, cậu bắt đầu học Judo. Sau một lần bị bạn đồng môn quật ngã, cậu thấy đau nhói bên hông trái. Nằm nhà thương được hai tháng, các bác sĩ chẩn đoán rằng cậu bị sưng màng phổi! Tohei bị cấm chỉ mọi hoạt động thể xác, thậm chí còn cấm cậu nói lớn tiếng! Bác sĩ Matano quả quyết:

“Thân thể cậu như một ấm trà bị nứt, một chấn động nữa là tiêu đời!”.

Trong suốt năm sau, Tohei nằm ở nhà đọc sách Thiền. Một ngày nọ, có người mang đến cho cậu cuốn tiểu sử của kiếm sư nổi tiếng Yamaoka Tesshu. Cuốn sách ghi chú rằng ở Tokyo có một võ đường do các môn sinh của Tesshu giảng dạy.

Ngay hôm sau, Tohei lén cha mẹ đến đó. Vì Tohei bị sưng màng phổi, thày Hino bảo Tohei tọa Thiền (Zazen). Sau sáu tháng ngồi Thiền, Tohei thấy đỡ hơn nhiều. Lúc đó cậu được 16 tuổi, và được phép tập misogi. Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trên 2 gót chân (seiza), các môn sinh ngâm nga 8 vần này: “TO-HO-KA-MI-E-MI-TA-ME”. Các môn sinh cũ đánh vào lưng người mới nhập môn để kích thích họ. Nghi thức này lâp lại 8 ngày mỗi ngày. Dù thấy trong người như muốn chết đi được, Tohei vẫn cố theo đuổi cách tập này trong 3 ngày liền.

Dần dần cơn đau nơi sườn trái biến mất. Một năm sau, chụp hình phổi lại, Tohei đã hoàn toàn lành bệnh.

Biết Tohei không muốn tập Judo nữa, một huấn luyện viên Judo, thầy Mori, viết thư giới thiệu Tohei với Tổ sư Hiệp Khí Đạo Morihei Uyeshiba.

Sau đây là lời Tohei kể lại cuộc diện kiến đầu tiên với Tổ sư:

“Một võ sinh tên là Matsumoto tiếp tôi, nói rằng Tổ sư đi vắng. Tôi hỏi anh ta Aikido là môn võ như thế nào. Anh ta bảo tôi đưa một tay ra. Anh ta dùng một đòn bẻ bàn tay trái tôi đau điếng, nhưng tôi cứ tiếp tục nhìn thẳng vào mặt anh ta. Tôi bắt chước câu chuyện của một samurai một hôm đánh nhau với cọp, ông ta để cho cọp ngoạm một tay mình, một tay rút đoản kiếm ra giết cọp. Tôi đưa cho Matsumoto bàn tay trái của tôi để giữ cho bàn tay phải được tự do, sẵn sàng tung đòn. Thấy vậy anh ta ngừng ngay. Tôi thất vọng quá: nhìn trò thì biết thầy! Tôi sắp bỏ đi thì Tổ sư Uyeshiba bước vào. Tôi trình Tổ sư bức thư giới thiệu. Tổ sư làm một cuộc biểu diễn với một người học trò của ông. Rồi ông bảo tôi tấn công. Tôi cố tình chụp bắt ông, nhưng tôi thấy mình nằm sòng soài ra đất mà không hiểu mình bị quật ngã bằng cách nào. Tôi không thấy một chút sức lực nào tác động đến cơ thể mình. Tôi biết ngay rằng đây là môn mình thích. Tôi may mắn được ông nhận làm học trò. Sáng hôm sau, tôi nhập môn ngay, và từ đó tôi không bỏ sót một buổi tập nào”.

Năm 1942, chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ. Tohei lúc ấy 21 tuổi, ông bị tổng động viên tham gia quân ngũ. Kinh nghiệm chiến trường giúp Tohei khám phá ra 1 trong 4 nguyên lí căn bản sau này phát triển ra để dạy học trò.


THẦY CỦA CÁC VÕ SĨ ĐÔ VẬT

Sau khi tham gia chiến tranh trở về, Tohei được Tổ sư Uyeshiba phong 6 đẳng Hiệp Khí Đạo. Sau đó ít lâu, Tohei theo học với thầy Tempu Nakamura – ông dạy về phương pháp Hợp Nhất Tinh Thần và Thể Xác. Thật là một sự khai ngộ vĩ đại. Koichi Tohei liền nhận ra rằng sự hợp nhất tinh thần và thể xác cũng chính là nền tảng của môn Hiệp Khí Đạo.

Tháng hai năm.1953, võ sư Tohei đi Hawai lần đầu tiên để giới thiệu môn Hiệp Khí Đạo. Năm ấy ông 32 tuổi. Thấy ông nhỏ con (1m65) dân Hawai không lấy gì làm kính nể.

Để chứng tỏ bản lĩnh của mình, ông cho 5 võ sĩ Judo (tất cả đều bốn hoặc năm đẳng) tấn công ông một lượt. Một hôm người giới thiệu chương trình treo giải 500 đô la cho người nào bẻ gập được cánh tay của Tohei. Không ai giật giải. Đó là phương pháp và võ sư Tohei gọi là “phóng khí”.

Trong số môn sinh người Hawai của ông có một võ sĩ Sumo tên là Larry Mehau vài năm sau danh tiếng võ sĩ này nổi như cồn. Khi đi đấu ở Nhật, trước sự kinh ngạc của quần chúng, Larry đã hạ đương kim vô địch Kashiwado. Sửng sốt, Kashiwado hỏi Larry học ai mà giỏi vậy. Larry trả lời:

“Học ông Tohei, võ sư Hiệp Khí Đạo”.

Dân chúng Hawai cũng biết chuyện võ sư Tohei dạy võ cho Larry. Ở Hawai còn một võ sĩ đô vật Sumo danh tiếng khác, đó là Jessi Kuhaulua, một khuôn mặt quen thuộc trong giới Sumo Nhật Bản, thường lên đài với cái tên Takamiyama. Danh tiếng Takamiyama vang dội đến quê nhà (Hawai): mỗi lần anh xuất hiện trên truyền hình là mọi người bỏ ngang công việc để dán mắt vào màn ảnh. Ban đầu, giới chủ nhân than phiền là công việc bị đình trệ, nhưng sau đó họ đành phải cho phép: khi có Takamiyama trên màn ảnh, công nhân được nghỉ việc để xem! Nhưng tiếc thay, chàng khổng lồ Takamiyama vẫn chưa đạt được danh hiệu cao nhất: Đại Vô Địch. Dân Hawai đã gửi hàng đống thư từ gửi đến võ sư Tohei năn nỉ ông dạy Takamiyama Hiệp Khí Đạo, dạy gấp lên!

Thế rồi,tại một võ đường Hiệp Khí Đạo ở Tokyo, Takamiyama bước vào, cùi chào trước bàn thờ Tổ. Chàng khổng lồ Takamiyama cao 1m93 nặng 158kg lấy hết sức bình sinh đẩy vị võ sư 10 đẳng bé tí xíu. Mặt anh đỏ bừng, anh đẩy một cách tuyệt vọng, nhưng võ sư Tohei vẫn đứng vững như núi Thái Sơn.

Võ sư Tohei mỉm cười, bắt đầu truyền dạy…


KHÍ LÀ GÌ?

Trong vòng 22 năm sau đó, võ sư Tohei sang Mỹ 17 lần, truyền bá Hiệp Khí Đạo tại hơn 20 tiểu bang.

Cứ mỗi giờ tập, ông dạy 10 phút phóng khí (kị) và 50 phút Hiệp Khí Đạo.

Ông đề nghị liên đoàn Aikikai ở Tokyo mở những lớp luyện khí. Đề nghị của ông bị bác bỏ, nhưng người ta cho phép ông dạy luyện khí ở ngoài hệ thống Aikikai. Tháng 9 năm 1971, ông lập Hội Luyện Khí (Ki Society). Ngay lập tức, Aikikai lo ngại về sự thành công của ông. Tháng 3 năm 1974, người ta cấm ông truyền bá tại tất cả các võ đường ở Mỹ, và yêu cầu các huấn luyện viên gỡ hình của ông xuống, không được treo tại bất kì võ đường nào.

Ngày 30 tháng 4, sau cuộc hội kiến cuối cùng với võ sư Kisshomaru Uyeshiba (con trai của Tổ sư Morihei Uyeshiba), võ sư Morihei rời khỏi liên đoàn sau 30 năm tận tâm phục vụ. Ngày 1 tháng 5, ông sáng lập hệ phái “ Sin Sin Toitsu Aikido”, môn Hiệp Khí Đạo dựa trên các nguyên lí Hợp Nhất Tinh Thần và Thể Xác. Ngày nay, hệ phái của ông có hơn 50 võ đường ở Nhật và 80 võ đường khác trên thế giới.

Ông viết:

“Con người, cũng như mọi sinh vật hay đồ vật khác,sinh ra từ cái gần như hư không, từ một chất không thể phân chia, vũ trụ từ chất ấy mà được tạo thành. Đó là khí. Cái khí cho ta sự sống là một phần nhỏ của cái khí của vũ trụ, cũng như nước biển mà ta vốc nơi tay thuộc về đại dương vậy. Vũ trụ tuyệt đối từ nguyên thủy là một. Hai lực xuất hiện, và thế giới tương đối sinh ra.

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng thế giới tương đối mà chúng ta thấy được, nghe được là thế giới duy nhất, ta quên đi cái thế giới tuyệt đối ở đằng sau. Lượng khí tuyệt đối trong vũ trụ vẫn thường hằng và luôn dịch chuyển. Nếu ta muốn tăng cường sức mạnh của dòng khí của ta, và sức mạnh chống trả thể chất của ta, ta phải cố gắng trở nên một với dòng khí của vũ trụ. Để đạt đến điều đó, ta phải cố gắng hợp nhất tinh thần và thể xác. Tôi đã lập ra 4 nguyên lí cơ bản để giúp cho mỗi người hợp nhất tinh thần và thể xác trong cuộc sống hằng ngày”.

Các nguyên lí đó là:

_ Tập trung vào một điểm duy nhất.
_ Thư giãn hoàn toàn.
_ Dồn sức nặng xuống dưới.
_ Phóng khí.

1.Tập trung vào một điểm duy nhất:

Vũ trụ là một trái cầu vô tận. Nơi nào ta có mặt, nơi đó là trung tâm trái cầu. Nếu trái cầu đó thu nhỏ lại, nó trở thành một điểm nơi bụng dưới. Điểm đó phải được chia hai, chia hai… thu nhỏ mãi đến vô cùng. Khi nó nhỏ đến nỗi khó mà tưởng tượng được, thì giữ điểm đó trong tâm trí của bạn.

Bằng cách ấy, bất cứ người nào ngồi trên hai gót chân (seiza), tập trung tinh thần vào điểm đó, sẽ không bao giờ bị ai xô ngã được. Võ sư Tohei đã nhiều lần mời những người trong số khán giả lên xô thử: người ấy đã xô phải núi Thái Sơn!

2.Thư giãn hoàn toàn:

Nguyên thủy tinh thần và thể xác là hợp nhất. Người ta không thể ngừng suy nghĩ, nhưng phải tập trung vào điểm dưới rốn và thư giãn hoàn toàn.

3.Dồn sức nặng xuống dưới:

Khi ta bình thản,sức nặng thân thể được “dồn xuống dưới”. Thí dụ, nếu ta nghĩ sức nặng của một cánh tay được dồn xuống dưới thì không ai có thể giở cánh tay ấy lên được. Dẫu có 2 người lực lưỡng cũng không thể giở nỗi cánh tay của ta.

4.Phóng khí:

Phải dùng tinh thần của mình một cách tích cực. Đó là thí nghiệm ai cũng biết: cánh tay không thể bị bẻ gập. Ta tưởng tượng rằng khí của ta tuôn chảy qua các đầu ngón tay, giống như nước phun ra từ đầu vòi rồng cứu hỏa. Nhờ cách đấy, không ai có thể bẻ gập cánh tay ta được.

Võ sư Tohei giảng giải rằng bốn nguyên lí này giống như bốn con đường dẫn ta lên đỉnh núi, nếu bạn không áp dụng được một trong bốn nguyên lí đó, thì thử qua nguyên lí khác. Nếu bạn hiểu được một trong bốn nguyên lí, thì bạn cũng hiểu được cả bốn. Nếu bạn mất một thì có nghĩa là bạn cũng mất cả bốn. Võ sư kết luận:

“Phải tập luyện hằng ngày. Khí sẵn có trong người mỗi chúng ta. Biết làm chủ nó và dùng nó trong đời sống hàng ngày hay không là do ta. Tôi mong mỏi truyền bá bốn nguyên lí này khắp thế giới, để làm cho trái đất này trở nên tốt đẹp hơn. Đó là con đường mà tôi đã chọn. Như một ngọn đuốc có thể thắp sáng hàng nghìn ngọn nến, tôi hi vọng thắp được một ngọn nến trong mỗi tâm hồn”.

BẢO QUANG
đăng 21:26 15-09-2011 bởi ThuDuc Aikido
https://sites.google.com/site/aikidothuducdojo/kien-thuc-tong-quat/vosukoichitoheibacthayvekhi

khieman
01-14-2014, 06:45 PM
.


Triển lãm Mosaiculture 2013
tại vườn bách thảo Montreal, Quebec, Canada


http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/vuonbt01-432x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/vuonbt01-432x300.jpg)


Dù bạn không phải là người làm vườn, những tác phẩm tạo hình nghệ thuật từ cây lá hoa sẽ khiến bạn trầm trồ khi bạn đến với Triển lãm Mosaiculture.

Mosaiculture là nghệ thuật làm vườn bậc cao, trồng, và tạo tác những tác phẩm mỹ thuật bằng cây cảnh, hoa lá đủ màu sắc, phong phú và đa dạng. Cuộc thi Mosaiculture quốc tế được lập lại từ năm 2000 đến nay

Triển lãm Mosaiculture 2013 đã khai mạc tại vườn bách thảo Montreal, Quebec, Canada với những hình ảnh sau đây sẽ cho bạn những cảm giác thích thú đến kinh ngạc. Được biết Triển lãm này đã dùng hơn 3 triệu bông hoa tươi tắn, rực rỡ sắc màu trồng trong các nhà kính trên khắp vùng đất Quebec đưa về vườn bách thảo từ tháng 5 năm 2013. Ròng rã 3 tháng, hơn 200 nghệ nhân bậc thầy về làm vườn đến từ 20 nước tập trung uốn hoa và tỉa cành với các khung thép để biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật tài tình, sống động trên chiều dài 2.2 km triển lãm.


(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/caychim02-449x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/caychim02-449x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/caychim02-449x300.jpg)

Cây Chim: Tác phẩm điêu khắc khổng lồ này cao 40 bộ ( hơn 12 mét) và có thiết kế những cầu đặc biệt
cho người xem chụp ảnh dễ dàng. Mỗi cành tạo thành một con chim khác nhau.
Cánh của kền kền ít nhất phải 8 bộ ( hơn 2, 4 m)

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/hoa03.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/hoa03.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/hoa03.jpg)

Hoa cỡ lớn: Các hoa này trồng giữa các khu vườn Triển lãm,
một số trong 30 khu vườn tạo thành Vườn Thực Vật.

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/buom04-432x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/buom04-432x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/buom04-432x300.jpg)

Bướm: cao khoảng 8 bộ ( hơn 3, 2 m) bên ngoài Vườn Côn Trùng,
một khu triển lãm côn trùng

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cano05-475x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cano05-475x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cano05-475x300.jpg)

Hai ca nô. Chủ đề của Triển lãm năm nay là sự đồng nhất của thiên nhiên
và tầm quan trọng của kế hoạch sinh thái

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/ca06-449x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/ca06-449x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/ca06-449x300.jpg)

Cá Hề bơi giữa Tảo Biển

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cho07-407x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cho07-407x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/cho07-407x300.jpg)


Ngựa và Chó Chăn Cừu. Con chó này rất nổi tiếng ở Nhật. Chó Hachikotheo chủ đến nhà ga xe lửa khi ông đi làm và đợi cho đến chiều gặp lại chủ. Khi chủ chết, Hachiko tiếp tục đợi chủ mỗi ngày trong 10 năm rối chết. Hachiko được tạo hình bởi nhiều loại cỏ trang trí khác nhau. Bờm ngựa cũng làm bằng cỏ. Những con ngựa to gấp đôi cỡ một con ngựa bình thường. Chó cao 8 bộ ( hơn 2, 4 m)



(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/danba08-436x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/danba08-436x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/danba08-436x300.jpg)

Người Phụ Nữ và Bầy Sếu – Thần thoại Trung Hoa
Người phụ nữ cao 35 bộ

(http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/bf270-24cobras-225x300.jpg)http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/bf270-24cobras-225x300.jpg (http://thoibao.com/wp-content/uploads/sites/8/2013/11/bf270-24cobras-225x300.jpg)



Dịch từ My Virtual Garden
( http://myvirtualgarden2.blogspot.com/2013/09/mosaiculture-exhibition.html (http://myvirtualgarden2.blogspot.com/2013/09/mosaiculture-exhibition.html))
HongMaihttp://thoibao.com (http://thoibao.com/2013/11/26/trien-lam-mosaiculture-2013-tai-vuon-bach-thao-montreal-quebec-canada/#sthash.zv5YFQ5y.dpuf)

khieman
01-16-2014, 04:02 PM
.


Ngôi làng không có lối đi

Được xây dựng từ thế kỷ 13, Giethoorn của Hà Lan mang nét đẹp yên bình và lãng mạn, sánh ngang Venice.


http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-13-620x438-6792-1381122641.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-13-620x438-6792-1381122641.jpg)

Chẳng ai có thể mang được cái ồn ào đến với Giethoorn bởi ở đây mọi người không di chuyển bằng ô tô
hay xe máy mà là bằng thuyền. Các ngôi nhà trong làng đều nằm bên dòng kênh
trong lành và nối với nhau bằng những cây cầu gỗ đơn giản, đẹp mắt.


http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-16-620x414-1593-1381122642.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-16-620x414-1593-1381122642.jpg)
http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-5-620x356-2466-1381122639.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-5-620x356-2466-1381122639.jpg)

Phía trước mỗi nhà đều neo đậu một vài chiếc thuyền nhỏ
có mái chèo để trẻ con cũng có thể tự lái được.

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-8-620x826-4978-1381122640.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-8-620x826-4978-1381122640.jpg)

Hai bên kênh đào đều trồng cây xanh, thảm cỏ và hoa
tạo không khí mát mẻ, dễ chịu.

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-4-620x317-5969-1381122639.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-4-620x317-5969-1381122639.jpg)

Các ngôi nhà ở Giethoorn được xây dựng theo phong cách đồng quê Hà Lan,
đơn giản mà tiện nghi.


http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-9-620x420-4333-1381122640.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-9-620x420-4333-1381122640.jpg)

Nhà nào cũng cách nhau dòng nước, phân chia rất rõ ràng rồi nhé,
muốn sang chơi thì hơi kỳ công đó nhạ

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-10-620x826-3152-1381122641.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-10-620x826-3152-1381122641.jpg)

Hàng năm có rất đông khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh quan ở Giethoorn.
Vừa dạo chơi du khách vừa có thể tắm mát luôn trên dòng kênh này.


http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-1-620x356-8596-1381122639.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-1-620x356-8596-1381122639.jpg)

Ngồi thuyền để tới được tiệm cà phê cũng thú vị đấy nhỉ.

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-19-620x413-1700-1381122642.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-19-620x413-1700-1381122642.jpg)

Yên bình quá ha, đẹp như cổ tích vậy. Nhà phong cách đơn giản
nhưng bên trong vô cùng tiện nghi đấy

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-11-620x413-5482-1381122641.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-11-620x413-5482-1381122641.jpg)

Ồ, cả một dàn nhạc chơi trên mặt nước luôn.

http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-6-620x469-2959-1381122640.jpg (http://m.f17.img.vnecdn.net/2013/10/07/giethoorn-6-620x469-2959-1381122640.jpg)

Mùa đông, Giethoorn được phủ một lớp băng tuyết trắng xóa đẹp mê hồn.


Bé Tre
Ảnh: Amazing Places

khieman
01-16-2014, 09:35 PM
.


Khí công là gì ?


http://www.khicong.com/images/plg_imagesized/148-201034182922_khi-cong-1.jpg


Là các phương pháp tập để tăng khí trong cơ thể. Vận động gân cơ xương, lục phủ ngũ tạng nhằm thông đường đi cho khí trong cơ thể. Các bài tập như: Dịch cân kinh, Ngũ cầm hí … Việc vận động và hít thở tập trung cho khai thông kinh mạch. Cho nên người học phải hiểu vấn đề ngay từ đầu tập mới có kết quả. Việc hít thở trong khí công lúc tập khí công động , lúc tĩnh công thì chú tâm nhiều đến cách vận khí.

"Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ. "Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.

"Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là "Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

Do đó, "khí công" có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.

Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là "nội công", một công phu tập luyện "tán tụ nội khí", triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.


Lược Sử Khí Công:

Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học.

Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.

Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.

Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đến vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.

Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí "Ngũ Cầm Hí", dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.

Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.

Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền...

Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.

Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền...


Triết Lý Khí Công
A. Vũ trụ quan

Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối "Khí" đầu tiên gọi là "Thái Cực", bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối "Khí" này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: "Khí Âm" và "Khí Dương", được gọi là "Lưỡng Nghi". Hai nhóm "Khí Âm" và "Khí Dương" này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là "Xung Khí". Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa." Học giả Trương Hoành Cừ có nói:

"- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư." Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: "- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng." Cũng như, Phật Giáo quan niệm: "-Sinh, Trụ, Dị Diệt." Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.

Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.

Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận...đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét...d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.

"Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.

"Nhân Khí" là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.

B. Nhân Sinh Quan

Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn "Dinh Khí", và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành "Vệ Khí" được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang...)
Vớ tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.

Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)...

Trong phép dương sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khia thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.


Phương Thế Thực Hành

Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:

Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải). Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.

Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.

Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:

- Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô....

- Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.

- Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.


Làm cách nào có thể đạt được khí cảm
(cảm giác về khí trong cơ thể)?

Ta hãy xét một thanh nam châm. Ban đầu nó cũng chỉ là một thanh thép bình thường, các điện tích trong nó không có trật tự, chuyển động hỗn loạn, triệt tiêu năng lượng của nhau. Sau khi đặt nó vào trong từ trường với một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của lực từ, các điện tích sẽ được sắp xếp có trật tự. Khi bỏ thanh thép ra khỏi từ trường, chính sự trật tự của các điện tích sẽ tạo ra một từ trường mới (là sự tổng hợp năng lượng của các điện tích). Thanh thép đã trở thành nam châm.

Đối với cơ thể, bình thường thì năng lượng sống tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở...), cuộc sống dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.

Nhiều người sau một thời gian tập luyện, đạt được khí cảm, vận khí dễ dàng, cho rằng nội lực đã thâm hậu. Thực ra cảm giác khí và nội lực mạnh hay yếu là hai vấn đề khác nhau. Việc đạt được khí cảm thì dù người khoẻ hay yếu, cứ kiên trì tập luyện sẽ đạt được. Còn nội lực mạnh phải gắn liền với một cơ thể khoẻ mạnh.

Nội khí đầy đủ, mạnh mẽ sẽ làm tăng cường khả năng trao đổi chất giữa máu với tế bào, khiến các tế bào hoạt động tốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ sinh ra nhiều nội khí, nhiều hồng cầu, tế bào, khả năng trao đổi chất giữa chúng lại được tăng cường... cứ như vậy, tích luỹ qua nhiều năm tháng, công phu sẽ ngày càng thâm hậu.

Việc luyện tập khí công không thể tách rời với các hoạt động hàng ngày của cuộc sống: ăn, ngủ, giải trí, làm việc phải điều độ, phù hợp với từng người.

Nguồn: khicongvn

khieman
02-17-2014, 05:04 AM
.


Khái niệm về khí
Koichi Tohei


Chúng ta tin rằng cuộc sống của chúng ta tiếp tục từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến tương lai. Tuy nhiên, nói nghiêm túc ra, quá khứ chẳng bao giờ quay lại cả. Và không ai biết rằng điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều duy nhất chúng ta có thể nói chắc chắn là hiện tại chúng ta đang sống.

Rất nhiều người trên thế giới thường bị cùm xiềng bởi quá khứ huy hoàng và họ phàn nàn về tình hình hiện tại. Trong khi những người khác bị trói buộc bởi những quá khứ đen đủi và do đó họ thường nhớ lại cuộc đời mình theo những cách tiêu cực “Cuộc đời tôi là vậy”. Và rất nhiều người tin tưởng rằng tình cảnh hiện tại của họ sẽ tiếp diễn mãi mãi.

Quá khứ không bao giờ quay lại. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ có ở hiện tại, giây phút này đây, mà chúng ta có thể làm được điều gì đó và có thể sử dụng sức mạnh của mình thoải mái. Ít người nghĩ xem “Cuộc sống con người là gì?” và “Chúng ta nên sống như nào?” ngay trong giây phút quý báu này.

Thế giới chúng ta đang sống được gọi là tương đối. Mọi thứ đều có hai mặt chống đối nhau: trên và dưới, tốt và xấu, sự sống và cái chết. Và đúng là không ai có thể thoát khỏi được thế giới tương đối này. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn rằng chúng ta không nên quên rằng thế giới tương đối này có gốc rễ tồn tại bắt nguồn từ vũ trụ tuyệt đối.

Vũ trụ tuyệt đối là một. Không có khởi đầu và không có kết thúc. Nguyên tắc Khí dù ở thời kỳ nào cũng chẳng thay đổi. Chúng tôn trọng vũ trụ tuyệt đối và gọi vũ trụ bằng những tên như Trời, Phật,…với những suy nghĩ tương đối của chúng ta. Không có gì tuyệt đối trong thế giới tương đối này. Trong thế giới tôn giáo, mọi người thường có xu hướng suy nghĩ rằng tôn giáo của họ là đúng còn những tôn giáo khác thì không. Chính niềm tin của họ đã tạo ra sự chia rẽ. Chiến tranh và chém giết giữa các tôn giáo cho đến nay vẫn chưa ngừng nghỉ.

Tôi điều hành một tổ chức xã hội về Khí có trụ sở ở Tochigi, Nhật bản. Từ “Shin-po Uchu-rei Kan-no Soku Genjyo” được treo trong một cái khung ở mặt trước của Tenshin Gosho tại tổng hành dinh. Từ này có nghĩa là bạn tin vào vũ trụ tuyệt đối và việc luyện tập các nguyên tắc của khí và vũ trụ tuyệt đối sẽ cho bạn bất cứ những gì bạn mong muốn.

Không ai có thể nói rằng phương Nam là đúng và phương Bắc là sai. Cả hai hướng đều là đúng. Tuy nhiên, sẽ đúng hơn để nói rằng nếu muốn về phương Nam bạn phải đi hướng Nam. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tập các nguyên tắc của Khí thì vũ trụ luôn cho ta những gì ta mong muốn.

Tôi luôn hỏi các thành viên ở đó là “Các bạn muốn gì, một cuộc sống dương hay một cuộc sống âm?” Một cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc, thành công và khoẻ mạnh được gọi là một cuộc sống dương. Một cuộc sống tăm tối, không có gì thành đạt, luôn luôn bệnh tật và không thể tìm được lý do gì mình được sinh ra thì gọi là một cuộc sống âm. Không có học viên nào thích cuộc sống âm tất.

Như vậy, theo tự nhiên để có được một cuộc sống dương, thì hãy dùng những ngôn từ dương, rèn luyện theo cách dương, liên hệ với mọi người theo cách dương và khuyếch trương Khí ra. Đương nhiên, tôi thích sống một cuộc sống dương, vì vậy tôi chỉ dạy cách khuyếch trương Khí dương ra.

Mặt trời đang chiếu sáng. Nó chiếu sáng, vậy thì phải có gì đó để bắt đầu sự chiếu sáng này. Nếu ai đó tiếp tục hỏi cái gì ở đó trước khi có sự chiếu sáng đó? Thì chúng ta chỉ có thể trả lời là chẳng có gì và nhưng có một vài thứ ở đó. Điều này có nghĩa là mặt trời chẳng có thể biến thành không, và ở đó có rất nhiều vô vàn những phân tử bé nhỏ.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống con người bắt đầu khi một tế bào trứng và một tinh trùng được kết hợp với nhau. Nếu được hỏi là những thứ đó từ đâu tới thì bạn chỉ có thể trả lời rằng chúng không bao giờ ở thể trạng không cả mà chúng tồn tại ở dạng những vật thể vô cùng nhỏ bé. Tôi cho rằng vũ trụ là sự tập hợp vô cùng vô tận của hằng hà sa số những vật thể nhỏ bé li ti, và đó cũng là nguyên lý khí của vũ trụ.

Theo nghĩa này thì mọi thứ được sinh ra từ khí ở trong vũ trụ và rồi lại trở về với trạng thái khí ban đầu. Và chẳng có cái gì biến mất để về trạng thái không cả.

Điều kiện để cơ thể chúng ta trao đổi khí với vũ trụ được gọi là “iki-teiru” (sống, tồn tại) trong tiếng Nhật. Chúng ta khuyếch trương Khí, vì vậy, chúng ta trao đổi Khí với vũ trụ. Chừng nào chúng ta còn sống thì sẽ là tự nhiên khi chúng ta khuếch trương khí. Mùa xuân đang đến, hãy để chúng ta hoà hợp tâm và thân theo quy luật của vũ trụ và sống một cuộc sống dương.

Koichi Tohei
.

khieman
02-17-2014, 05:15 AM
.




Nạp khí trung tiêu
Ép gối thở ra làm mềm bụng



cJR4URFe7FI



.

khieman
03-04-2014, 06:22 AM
.


Cún Anh ... Cún Em...


http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/410ae93c4ed6497bbe737e7690e0d5ef.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/410ae93c4ed6497bbe737e7690e0d5ef.jpg)



Câu chuyện "Tự ái của một con chó" của bạn Phạm Thắng Vũ bỗng làm cho tôi ngậm ngùi nghĩ tới Cún Anh của gia đình chúng tôi. Tên nó là Kido nhưng ở nhà gọi nó là Cún Anh vì nhà tôi có 2 con chó giống Poodle, Cún Anh do một bạn thân của con gái Út tôi tặng con gái tôi, rồi nó bận bịu không trông nom được bèn giao cho bố mẹ trông. Kẹt là tôi vốn dị ứng (allergy) với lông chó mèo nên chỉ có bố xấp nhỏ nhà tôi phải lo. Thế rồi lũ con tôi lại tưởng bố thích nuôi chó, tới sinh nhật bố năm đó bèn tặng bố thêm một con cũng nhỏ xíu như con trước, bỏ vào túi áo coat nó thò đầu ra trông rất ngộ, được đặt tên là Cubi, nickname là Cún Em. Hai đứa được thả vào cái nôi, hễ thấy chúng tôi đến gần là chạy ngược chạy xuôi trong nôi, nhẩy lên chồm chồm đòi bế.

Hai con cùng giống Poodle nhưng tính tình khác nhau, Cún Anh rõ ràng là từ tốn và khôn hơn Cún Em. Cô bạn tặng Cún Anh cho con gái tôi còn giao cả giấy khai sinh, có tên bố mẹ Cún Anh là "Sir...." và "Dame ..." gì đó, làm cả nhà tôi lăn ra cười. Đã thế, nó còn có chứng chỉ tốt nghiệp Sơ Đẳng, tức là hiểu và vâng lời khi chúng tôi ra lệnh "sit" là nó ngồi xuống, "run" là nó chạy ... vân vân ... Nó cũng biết vâng lời cả chuyện ăn uống, để thực phẩm của nó ra mà không chỉ vào rồi nói "eat" thì nó chỉ ngồi nhìn ...



http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/74d68be21abe4f398842b5a92a81784b.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/74d68be21abe4f398842b5a92a81784b.jpg)


Cún Em thì chỉ có giấy khai sinh, cũng có bố mẹ là "Sir" và "Dame", nhưng không có chứng chỉ giáo dục như Cún Anh. Vì không đươc huấn luyện vào nền nếp nên nó rất ba gai, thường hay bắt nạt Cún Anh nhưng Cún Anh chỉ lùi, có lẽ là nó nhường vì khi Cún Em tới nhà thì nó đã 8 tháng tuổi.

Chúng nó sống trong gia đình chúng tôi gần 14 năm trời với đầy ắp chuyện vui, chúng nó ít gây chuyện buồn lắm. Nhưng thôi, kể chuyện vui của bọn Cún ra chỉ làm cho qu‎ý‎ vị hâm mộ mộc tồn thấy ngứa mắt, lại rủa xả những người thương chó mèo và cưng chúng nó là đồ rởm đời.

Cho nên tôi sẽ chỉ nói về sự buồn bã, mất mát khi nó ra đi vĩnh viễn mà thôi.

Như trên tôi đã nói, Cún Anh khôn hơn Cún Em, nó hiểu chuyện và biêt nhường nhịn, cư xử đĩnh đạc, trong khi Cún Em chỉ là một con chó bình thường, chưa được huấn luyện mà thôi.

Chúng sống trong nhà chúng tôi khoảng 10 năm đầu rất khỏe mạnh vui vẻ. Người ta nói cứ mỗi tuổi chó thì sự già nua của cơ thể chúng nó thay đổi bằng 7 tuổi người. Như thế, sau 10 năm thì coi như mấy cún nhà chúng tôi yếu đi ngang với người 70 tuổi, cho nên chúng bắt đầu đổ bệnh.

Cún Anh già trước. Đầu tiên là mắt Cún Anh bị quáng, nhìn xiên xiên rồi từ từ tới mù hẳn, phải dắt nó đi. Kẹt một nỗi là tính nó cẩn thận và sạch sẽ. Bao nhiêu năm nó quen ra ngoài vườn đi tiểu, bất kể ngày đêm. Nay mù rồi nhưng bảo nó tiểu vào hộp cát để trong nhà, nó không nghe lời, đêm đêm cứ chui ra vườn bằng cái cửa nhỏ riêng của chúng nó, rồi vì mù không biết đường vào, nó cứ lang thang mãi ngoài đó, gặp trời mưa nó ướt lướt thướt. Có hôm bố xấp nhỏ đang ngủ chợt tỉnh, không thấy Cún đâu, lại phải soi đèn ra vườn tìm. Cuối cùng thì bác sĩ thú y chữa bệnh cho nó thấy nó bệnh liên miên lại có cái bướu mọc nhanh, nghi là có thể nó bị ung thư, khuyên nên chích cho nó một mũi thuốc ngủ say rồi chích thêm một mũi thuốc cho nó đi luôn thì nó không còn đau đớn gì nữa.

Cả nhà bàn bạc rồi con gái lớn của tôi quyết định lái xe, tôi ôm Cún Anh đi. Khỏi nói thì các bạn cũng cảm được lòng dạ tôi lúc đó. Nằm trên đùi tôi, Cún Anh liếm nhè nhẹ ngón tay tôi rồi thiêm thiếp ngủ.

Khi tôi đứng cạnh bàn mổ của Thú Y Sĩ, tay nắm chân Cún Anh, tôi không bao giờ quên được cảm giác từ thân Cún Anh truyền sang tôi, đúng là chỉ một cái uốn mình, Cún đã ra đi rồi.

Trên đường về, Cún Anh lại vẫn nằm trên đùi tôi. Nước mắt tôi che mờ tất cả, chỉ còn cảm thấy thân thể bé nhỏ của Cún Anh mềm nhũn trong lòng. Tôi ôm nó, biết rằng nó sẽ chẳng còn bao giờ đứng cạnh cọ cọ vào chân tôi, sẽ chẳng còn bao giờ Cún Anh mù lòa loạng quạng lần ra khi nghe tiếng chúng tôi gọi... Cún Anh ... Cún Anh ... thế là hết ... nước mắt tôi tràn mi, nhòa nhoạt rồi ...

ĐPK

khieman
04-16-2014, 12:26 AM
(tiếp theo)



http://farm3.staticflickr.com/2807/9903537834_d787e19d16_m.jpg (http://farm3.staticflickr.com/2807/9903537834_d787e19d16_m.jpg)

LÊ ĐẠT

Nhà thơ Lê Đạt, một trong những chủ soái của phong trào Nhân Văn - Giai phẩm, tiêu biểu nhất là bài thơ dài “ Nhân câu chuyện một người tự tử “ với câu thơ nổi tiếng “đem bục công an đặt giữa tim người” đăng trên báo Nhân Văn số 1.

Sinh ngày 10/9/1929 tại Yên Bái nên Lê Đạt thường tự nhận “tớ nhiều tính chất thiểu số”, lớn lên về Hànội học trường Bưởi, theo kháng chiến làm cách mạng tại Ban tuyên huấn trung ương, có thời gian làm thư ký cho ông Trường Chinh.
1954 về Hànội lấy vợ văn công, làm báo Văn Nghệ dưới quyền Tổng biên tập Nguyễn Huy Tưởng.

1956 tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.

1958 bị khai trừ khỏi Hội nhà văn với thời hạn 3 năm.Từ đó phải lao động cải tạo, ngắn thì một tháng, dài đến một năm như đi chăn bò, cắt cỏ ở Mộc Châu, đi làm than ở mỏ. Án 3 năm nhưng thời gian thọ án kéo dài tới...30 năm .

1986 "được" phục hồi Hội tịch Hội nhà văn Việt Nam, "được" in báo, "được" ra nước ngoài (2 lần đi Pháp),"được" hưởng lương hưu 500 ngàn tháng, sống ở Hànội cho tới khi từ trần...

Cuộc trò chuyện sau đây đã khá lâu :

Nhật Tuấn : A lô…Chào anh Lê Đạt...hi hi...

Lê Đạt : Có gì mà phởn thế ? Đang ở đâu vậy ?

NT : Vẫn ở Sàigòn … Nghe tin ông anh mới ra sách ...

LĐ : Sách cũ , hải ngoại in lại í mà...

NT : Ông anh cho hỏi chuyện đôi câu được không ?

LĐ : Thì cứ hỏi bừa đi mà...

NT : Coi lý lịch thấy anh là một trong những người đầu tiên đưa “đề cương văn nghệ Diên An” vào Việt Nam ?

LĐ : Hì hì hì....

NT : Rõ thật “gậy ông lại đập lưng ông “nhá....

LĐ : Hì hì hì...

NT : Anh đang viết gì thế ?

LĐ : Lâu nay ốm, nghỉ, có viết gì đâu ?

NT : Trong thơ ,theo anh : âm điệu, chữ nghiã, ý tưởng ...? Cái gì là chính ?

LD : Cái chính là thơ...phải hay – còn những cái kia, cái gì cũng là chính hết, chả có cái nào phụ.

NT : Anh tự nhận là “phu chữ” hay là nhà “ảo thuật chữ”...

LĐ : “Phu chữ” chứ...vì nó vất vả, khó nhọc lắm...

NT : Cho nên “chữ trong thơ “ nặng lắm phải không anh ?

LĐ : Nặng ngàn cân...nghe chữ của Lý Bạch nhé :

“ Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương ...”


chữ nặng chưa ?

NT : Thế còn thơ của anh “ Em rất đây mà em ở đâu ?” – chữ nào nặng ?

LD : Tất nhiên là hai chữ “rất đây” rồi.

NT : Thế còn “những át cơ rơi” chắc chữ “cơ “ là nặng nhất...

LĐ : Đúng thế đấy...

NT : Thơ bây giờ anh thấy thế nào ?

LĐ : Nhiều hình ảnh mới nhưng vội vàng quá. Thơ bây giờ nên chậm lại, đừng có chạy theo..internet, thơ mà chạy là rất nguy hiểm, chậm lại để mà lắng xuống...

NT : Thế còn thơ hải ngoại ?

LĐ : Quả thực là chưa thấy ai ....

NT : Đỗ Kh. chẳng hạn...

LĐ : Anh này viết ký thôi, thơ chưa được...

TV : Còn Cao Tần...

LĐ : Chưa...chưa đọc...

NT : Anh ở 9 Lãn Ông Hànội dễ đến gần nửa thế kỷ ? Sao không dọn đi nơi khác ?

LĐ : Đi đâu bây giờ...?

NT : Anh cứ ở đấy mai mốt họ xếp cả nhà lẫn người thành một thứ “tồn cổ”...

LĐ : Thì bây giờ mình cũng cổ lắm rồi còn gì, compiutơ không biết, internet cũng không...vẫn tờ giấy kỳ cạch với cây bút...

NT : Cảm ơn anh...cái chính là thơ...phải hay …chào nhé...

***

NHÂN CÂU CHUYỆN MẤY NGƯỜI TỰ TỬ .
LÊ ĐẠT

Đọc báo Nhân dân số 822
Có đăng tin mấy người tự tử
Vì câu chuyện tình duyên trắc trở

Đêm mùa hè nóng nôi
Như lửa

Tôi ngồi làm thơ
Vừa giận, vừa thương mấy người xấu số.
Chân đi chưa hết nửa đường đời
Đã vội nằm im dưới mộ

Cuộc sống cho dù lắm mưa
Nhiều gió
Nhiều cay đắng xót xa
Cũng đẹp gấp vạn lần cái chết
Chết là hết
Hết đau
Hết khổ
Nhưng cũng hết vầng trăng soi sáng trên đầu
Hết những bàn tay e ấp tìm nhau
Len lén, bước chân hò hẹn
Bây giờ gặp gỡ nơi đâu?
Dù có chết cùng nhau
Cũng vẫn là chia tay nhau vĩnh viễn
Trời đầu xuân mây vần bão chuyển
Có lạnh không?
Tôi biết hai người khổ lắm
Còn gì buồn bằng không được yêu nhau
Nhưng sao lại chết?
Nhà đạo đức vuốt hàng râu mép
Hạ kính
Lắc đầu
Chép miệng
“Hoà bình chủ nghĩa”
Tôi không nghĩ vội vàng như thế
Tôi đã từng yêu
Từng đã khổ nhiều
Nhưng không thể tán thành cái chết
Tôi không thích loại cúi đầu theo số kiếp
Cắn răng vào cứ sống cứ yêu

Khi Lương Sơn Bá tương tư trên
Giường bệnh
Ngày một võ vàng
Ôm bóng người yêu mà chết
Khi Chúc Anh Đài xăm xăm vào huyệt
Theo nhau cho trọn lời nguyền
Cả rạp lặng yên
Những chiếc khăn tay đầm đìa nước mắt,
Sự thật cuộc đời đắng cay hơn nghệ thuật
Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài
Sống không được yêu nhau,
Chết còn được hoá thành đôi bướm,
Nhưng mấy người tự tử
Xác bây giờ mục nát dưới mồ,
Biết ai thương họ?
Có phải vì chúng ta quá yêu người yêu cũ
Mà quên người sống bây giờ?

Có phải vì chúng ta mất nhiều trong Kháng chiến,
Nên chủ trương tiết kiệm lòng mình?

Có phải vì chúng ta muôn việc rối tinh
Đành xếp lại chuyện mấy người tự tử?

Lịch sử phải trải qua bao đau khổ
Những người chết thiêu trong lửa
Những người chết gục trong tù
Những người chết treo trên cột
Tùng xẻo lăng trì
Rỏ máu trên bàn thờ nhân loại
Cho con người được làm người
Cho con người được yêu được sống
Tôi muốn gào lên cho đến khi lạc giọng
“Không gì đau thương
Bằng
Mất một con người”

Sao họ lại đưa nhau đi tự tử?
Có phải vì họ không bằng lòng chế độ,
Bất mãn với cuộc đời?

Không.
Họ chưa hai mươi
Cô bé hôm nào mới lớn
Soi trộm vào gương, thấy má mình hồng
Nghĩ đến chuyện lấy chồng
Đỏ mặt

Người con trai ngồi trên gò đất
Thổi sáo gọi người yêu
Làm nắng chiều
Đứng lại
Lúa đương thì con gái
Cũng thấy rộn trong lòng
Xôn xao gió thổi
Đầu sát bên đầu bàn chuyện tương lai
Thôn xóm tan dần bóng đen địa chủ
Cuộc đời như ánh trăng mỗi ngày một tỏ
Sáng bừng lên
Trong những chiếc hôn đầu
Chế độ ta không cấm họ yêu nhau
Mà sao họ chết?

Người công an đứng ngã tư đường phố
Chỉ huy

Bên trái
Bên phải
Xe chạy
Xe dừng
Rất cần cho việc giao thông.
Nhưng đem bục công an
Máy móc
Đặt giữa tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo đúng luật đi đường nhà nước
Có thể gây rất nhiều chua xót
Ngoài đời

Ngày Phật đản vừa rồi được nghỉ
Tôi đến nhà Văn Cao
Hai đứa rủ nhau
Đi ăn thịt chó
Văn Cao vốn là người nể vợ
Ăn xong mua một gói về nhà
Tôi bỗng giật mình,
(nhưng không để lộ ra)
Người chủ xé thơ tôi
Gói thịt
Ngay lúc đó tôi chỉ còn muốn chết
Như dại như điên tôi oán đất, oán trời
Nhưng hôm nay tôi chỉ oán mình tôi
Thơ tôi bị cuộc đời ruồng bỏ
Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ
Vẽ phấn bôi son, tô toàn màu đỏ
La liệt đầy đường hoa nở
Chim kêu
“Tốt tốt!
Xà và
Tốt tốt!”
Qua thơ tôi
Cuộc đời như hết chuyện
Có thể khoanh tay yên trí đi nằm
Như Thượng đế bước sang ngày thứ tám
Không! Không!
Bóng những ngày xưa u ám
Còn lởn vởn che cuộc đời như gấu ăn giăng
Cải cách đợt năm
Tôi có qua thăm nhiều thôn xóm
Những cây lúa cúi đầu dưới ruộng
Đã ngẩng mặt lên trời
Mơ ước mấy nghìn đời
Biểu tình trên dãy thẻ
Lũy tre làng phơi phới bay xa
Mở rộng cửa đón những ông chủ mới
Ruộng đất nông dân được đội về cởi trói
Nhưng còn tim
Còn óc con người?
Giữa năm Cộng hoà lớn khôn mười một tuổi
Vẫn còn lọt lưới
Nhiều thói “an nam”
Dán nhãn hiệu
“Made in Cách mạng”
Ngang nhiên xúc phạm con người
Đẩy họ đi tự tử

Phải quét sạch mây đen
Cho chân trời rộng mở
Chặt hết gông xiềng
Cho những cánh tung lên
Ngày và đêm
Mộng bay đầy cuộc sống
Khát vọng theo khát vọng
Không gì ngăn cản con người

Hà Nội, tháng 6-56

Tái bút

Bài thơ đến đây, đáng lẽ là chấm hết
Nhưng tác giả đọc cho mấy người quen biết
Thấy cần tái bút đôi lời
Một anh bạn chửi tôi:
“Hết chuyện rồi sao
Mà lại đẽo đến chuyện người tự tử
Ngậm mực phun đen chế độ”

Anh bạn ơi!
Tôi khuyên anh
Không đẹp gì cái lối vu oan giá hoạ
Ném bã rượu vào nhà người
“Trăm năm bia đá thời mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Lịch sử luôn luôn duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời
Trước tòa án ngày mai

Mấy thằng bán rẻ ông cha đi làm chó
Đánh hơi gật gù
“Lại một thằng làm thơ bất mãn”
Lân la xán đến gần
Hoa chân múa tay
Rêu rao miền Bắc
Trong kia miền Nam
Thế này
Thế khác.
Cút ngay đi! Đừng giở trò kiếm chác
Ăn bẩn sủa càn
Đất nước trong khó khăn
Đối với chúng ta càng yêu càng quý
Con thương cha mẹ
Lúc ốm
Lúc đau
Chén thuốc múi chanh bảo nhau chạy chữa.

Tôi chưa quên những ngày qua đau khổ
Kiếp sống nặng trên vai
Như một án tù
Cắt tóc đi tu
Tu không trọn
Thuốc phiện dấm thanh không thoát nợ đời
Mười tám tuổi già hơn ông cụ:
Tôi đã biết thế nào là tự tử
Nên tôi yêu thiết tha cuộc đời
Càng yêu cuộc đời
Tôi càng yêu chế độ
Chế độ của tôi
Sống để bụng
Chết mang theo dưới mộ
Nhưng yêu thương
Không có nghĩa là tụng kinh gõ mõ
Bán dầu cù là

Xoen xoét “vì Đảng vì Dân”
Để lừa Dân lừa Đảng
Cuộc sống đòi hỏi người làm thơ can đảm
Vạch mặt những con sâu cách mạng
Ẩn núp trong nếp cờ
Đội mũ đi hia
Phè phỡn trên lưng chế độ

Tôi trở lại chuyện mấy người tự tử
Họ đúng hay sai,
Thôi để họ nằm yên ngủ
Dù khen dù chê
Họ cũng đã chết rồi
Nhắc nhở chúng ta nhiệm vụ những người
Còn sống
Phải hiểu
Phải yêu
Phải trọng
Con người…

Hà Nội, tháng 7-56

MỚI .

Không gì đẹp bằng con người
Không gì quý bằng tuổi trẻ
Những bàn chân mạnh mẽ
Xung kích vào đời
Những con mắt nhìn thẳng về phía trước
Phấp phới bao nhiêu mơ ước
Đập cánh bay lên
Những ngày những đêm
Nắng mưa dữ dội
Lòng chúng ta sôi nổi
Như những trái bộc lôi
Đến giữa cuộc đời
Xòe lửa
San đường phá ụ
Mở những chân trời
Phải giữ tuổi hai mươi
Như giữ gìn cuộc sống
Mỗi ngày bao nhiêu bụi bậm
Rơi xuống đầu người
Bao nhiêu gồng xiềng tập quán
Cột lấy bước chân
Đừng chửi tôi kiêu căng
Lên mặt dạy đời khinh khỉnh
Tôi chưa đeo kính
Chưa vào hàn lâm
Tôi mới hai mươi lăm tuổi
Chung quanh tôi bao cuộc đời mệt mỏi
Thất bại cúi đầu
Công thức xỏ giây vào mũi
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm hại
Khôn ngoan không dám làm người
Bao nhiêu lần tôi không thực là tôi
Tim chết cứng trong lề thói
Những đêm trắng tấy lên dữ dội
Không muốn nhìn mặt mình
Trời sao sáng long lanh
Nhựa cây thơm rạo rực
Đêm mùa xuân thiêu đốt
Bao nhiêu khao khát làm người
Nhưng dòng nước trôi xuôi
Lại đẩy tôi về bến cũ
Những mơ ước trong đầu ấp ủ
Chết dần như những chiếc thai non
Tôi ngập chan đi trong những lối mòn
Mong đổi lấy một cuộc đời yên ổn
Nếp cũ cay chua và trắng trợn
Đè trên vận mệnh con người
Đời đời nối đời đời
Trao lại cho nhau một lời nóng hổi:
Mới! Mới!
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia,
Vượt mãi…

Giai phẩm mùa Xuân 1956 (in lần thứ hai).
(còn tiếp)

khieman
04-28-2014, 03:29 PM
.


Thương em, chị gái mang bầu hộ

Siobhan Terry, 31 tuổi, sinh sống tại Beckenham – phía đông nam London bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và không thể có con thêm được nữa. Tuy nhiên, vợ chồng cô rất mong muốn có thêm được một đứa con nữa để con gái Saoirse có anh em. Vì vậy, khi các bác sĩ thông báo nếu quyết định điều trị bệnh, cô sẽ không thể mang thai được, cô đã vô cùng đau khổ.

Tuy nhiên, vợ chồng Dean và Terry đã rát bất ngờ khi người chị gái của mình lại ngỏ ý muốn thực hiện mong muốn này của cô. Khi nghe tin em gái mình không thể mang thai được nữa nhưng rất muốn có thêm con, Ellie Fairfax - 33 tuổi - đã quyết định sẽ mang thai hộ em.




http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-1.jpg (http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-1.jpg)

Ellie Fairfax đã quyết định sẽ mang thai hộ em gái.


“Khi nói lên mong ước của mình là có thêm một đứa con mà không thể thực hiện được, Ellie đã ôm tôi và nói: “chị sẽ sinh một đứa con hộ em”. Tôi đã vô cùng bất ngờ.”, Terry chia sẻ.

Sau đó, Ellie đã được thụ tinh trong ống nghiệm để cấy phôi thai của cặp đôi Dean và Terry vào tử cung của mình. Thật may mắn, ngay từ lần đầu thực hiện, ca thụ tinh ống nghiệm đã thành công và hiện tại Ellie đang mang bầu tháng thứ 8 đứa con của em gái Terry.



http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-2.jpg (http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-2.jpg)

Hai chị em Siobhan Terry và Ellie Fairfax


http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-3.jpg (http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-3.jpg) http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-4.jpg (http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-4.jpg)

Ảnh hai chị em khi còn nhỏ (ảnh trái) và hiện tại


“Tôi đã rất lo lắng khi em gái phải chiến đấu với bệnh ung thư. Tôi chỉ muốn làm cho em vui và tôi thấy việc mang thai hộ em mình thật dễ dàng.”, Ellie nói.

Dean và Terry rất muốn có con nhưng mơ ước của vợ chồng cô dường như sụp đổ khi phát hiện bị ung thư hồi cuối năm 2012. Cô đã phải điều trị xạ trị cường độ cao và hóa trị nên không thể mang thai được nữa. Tuy nhiên, mơ ước về một đứa con nữa để con gái Saoirse có anh em vẫn không ngừng cháy bỏng trong họ. Và thật may mắn, Ellie đã quyết định mang bầu thay cô.




http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-5.jpg (http://img-eva.24hstatic.com/upload/2-2014/images/2014-04-28/1398676393-5.jpg)

Gia đình Dean và Terry đã vô cùng hạnh phúc vì sắp được đón thêm thành viên mới.


“Tôi thực sự cảm thấy mang ơn Ellie nhiều lắm! Chị ấy đã giúp tôi biến giấc mơ không thể thành có thể.”, Terry nói.


Thứ Hai, ngày 28/04/2014
Minh Phương (Theo DM) (Khampha.vn)

khieman
05-23-2014, 11:13 PM
.


Xin giới thiệu một kho tàng
do giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng xây dựng

1. Hiện có 660 tuồng tích, mời vào Cổ Nhạc Miền Nam < -- click để vào chọn và download:


http://ndclnh-mytho-usa.org/Co%20Nhac%20Mien%20Nam.htm



2. 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) < -- click để vào chọn và download toàn bộ 94 buổi phát thanh SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn:


http://ndclnh-mytho-usa.org/Audiobook.htm



3. Trang Audio Book .< -- click để vào chọn và download Dành cho quí vị khó ngủ, Âm Thanh và Ngôn Từ (Đoàn Thế Ngữ), Thơ Nhạc (Bích Huyền), Cuốn Theo Chiều Gió, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống, Gợi Nhớ Quê Hương, Chương trìn Radio Có Những Niềm Riêng của Hồng Khuê (Nguyễn Nguyệt Ánh), Ba buổi phát thanh sau cùng của Đài BBC tiếng Việt, Cà kê về tiểu thuyết Kim Dung….


http://ndclnh-mytho-usa.org/Audiobook.htm



4. Mười lăm ngàn câu chuyện vui Thêm 15 ngàn chuyện vui, click vào link này:


http://ndclnh-mytho-usa.org/Chuyen%20Vui%20Buoi%20Sang.htm



5. Ba bốn trăm slide show từ Quán Ven Đường < -- click để vào chọn và download có khi mất link từ Mediafire được post lại nới đây, dễ download hơn Mediafire:


http://ndclnh-mytho-usa.org/slide%20show_HCD.htm


6. Tập hợp những câu trả lời < -- click để vào chọn và download về computer, về thực phẩm , về email hoax, về tất cả chjuyện trên trời dưới đất:


http://ndclnh-mytho-usa.org/Cau%20hoi%20computer,%20chuyen%20doi%20thuong,%20c huyen%20vui,%20chuyen%20thuc%20pham.htm



Mời quý bằng hữu thưởng thức cả 10 ngày nghỉ Tết cũng chưa hết Chuyện Vui ... hihi ...

.

khieman
05-23-2014, 11:18 PM
.

Kho tàng thứ 2


Mời click vào link để mở:


https://sites.google.com/site/huynhchieudang/home



Thay link mới có bổ túc.


:Applause::Applause::Applause:

khieman
05-24-2014, 05:15 PM
.






http://www.youtube.com/watch?v=It8URPeDac4




.

khieman
06-08-2014, 03:15 AM
.


Nói Nhỏ Với Nhau
Bảo Hương

Mỗi xã hội đều có những nguyên tắc sống mà mọi người phái tuân thủ để không bị cô lập, bị tách rời ra khỏi cộng đồng. Nguyên tắc sống này bao trùm tất cả mọi lãnh vực, từ trong nhà ra tới ngoài xã hội, từ chuyện nhỏ như xỉa răng cho tới chuyện lớn như phép xử thế đối với tất cả mọi người, từ kẻ ăn xin cho tới bậc vua chúa.

Mỗi người đều có thể được giáo dục nguyên tắc sống này từ gia đình hoặc nhà trường, - nói gọn là phép lịch sự -- và được coi là người có giáo dục. Tuy nhiên, đời sống bận rộn, lắm khi do hối hả đã khiến cho một số người quên mất những điều đã học.

Trong những ngày Xuân, chúng ta luôn có những tiệc tùng, hội họp, ăn uống vui đùa cùng bằng hữu thân nhân để xả hơi cho tâm hồn được thỏai mái sau một năm làm việc cực nhọc. Cho nên chúng ta nhắc nhở nhau một vài điều cần thiết trong cung cách ứng xử hằng ngày mà nhiều khi đã bị lãng quên, thiết tưởng dù dư cũng còn hơn thiếu.

Có câu "Đói ngày giỗ cha, No ba ngày Tết”, ý nói dù nhà nghèo, ngày giỗ cha cũng phải nhịn đói để nhường thực phẩm cho khách, còn ba ngày Tểt thì đi đâu cũng được gia chủ mời ăn nên lúc nào cũng được no nê. Vậy nên chúng ta hãy cùng nói nhỏ với nhau khi có dịp gặp gỡ bạn bè, người thân ăn uống để mà "ăn uống sao cho coi được ".

Thỉnh thoảng Hương có dịp xem một vài phim ngoại quốc, nhìn thấy cách ăn uống của người Tây Phương thường rất êm đềm, nhỏ nhẹ, không nghe tiếng ly tách thìa muỗng chạm vào nhau, khi nhai thì miệng luôn kín đáo và họ chỉ nói khi miệng đã trống, không còn thức ăn.

Nhưng một vài phim của nước Á Châu kia lại cho thấy hành động khá tương phản. Như trong một màn chiếu lên thấy có cái món lấy rau cuốn thịt. Một diễn viên bảo người mà họ muốn tíếp đồ ăn hãy há mồm lên tiếng a. . . a . . . a . . . . Khi mồm người kia đã há rộng, diễn viên sắm vai người bạn tốt bụng bèn nhét ngay cả một búi rau cuốn thịt vào mồm kẻ đang há to. Phim là giả tưởng, nhưng nếu phô bầy cái "văn hóa ăn" kiểu này thì ngoài đời sẽ có lắm kẻ đến chết nghẹn mất thôi!

Hoặc giả có một màn trình chiếu cái món gì giống món lẩu, nhưng lại là một nồi sôi sùng sục đề ngay giữa bàn, mọi người đều cho luôn cái muỗng riêng của mình vào chắt một muỗng đem ra húp sùm sụp khoái trá, rồi cứ thế vục muỗng vào nếm tiếp, nếm tiếp.... Ôi ! Như thế thì cả bàn tiệc chung vui lại có dịp thưởng thức chung cả đám vi khuẩn từ miệng của nhau chăng?

Vậy thì truyền thống ăn uống của người Việt Nam chúng ta khi ăn chung với nhau có như vậy không ?

Trước nhất, nói về đại gia đình Việt Nam gồm 3 thế hệ là ông bà, cha mẹ, con cái. Trong bữa ăn, cả nhà đều quây quần với nhau quanh một mâm cơm hay bàn ăn.

Khi ngồi vào bàn, chỗ ngồi danh dự sẽ dành cho ông bà, nếu không có ông bà thì là chỗ của cha mẹ. Cạnh ông bà là cha mẹ, rồi mới tới các con ngồi chung quanh. Trước khi ăn, cha mẹ mời ông bà :

- Mời thầy mẹ (hoặc có khi gọi thay con bằng đại danh từ "ông bà") xơi cơm.

Có nơi nói là:
- Mời ba má dùng cơm ... vân …vân. . .

Sau khi cha mẹ mời, tới phiên các con mời ông bà, rồi tới mời cha mẹ, rồi tới các em nhỏ mời ông bà, cha mẹ và các anh, các chị. Sau đó, bữa ăn mới bắt đầu.

Có người thắc mắc:

- Sao lại phải "mời" như thế cho nó mất thì giờ?

- Ấy nhưng chính cái đó gọi là lễ giáo đấy !

So với thởi giờ mà ông bà, cha mẹ đã dùng để làm lụng cực nhọc nuôi con thì thời giờ "nói lên lời mời" của con cháu chỉ là một khoảnh khắc rất nhỏ. Mà tuy là khoảnh khắc nhỏ, nhưng lời mời cũng lại nói lên sự kính cẩn và lòng tôn trọng các bậc trưởng thượng,cung kính với sự có mặt danh dự của bậc trưởng thượng trong gia đình.

Tục ngữ có câu "ăn có mời làm có khiến". Ông bà cha mẹ Việt Nam tới chơi nhà con, thường không tự mở tủ lạnh lấy đồ ra ăn, mà chỉ thưởng thức đồ ăn do con cái đem ra bày lên bát đĩa khay chén đàng hoàng. Câu “miếng ăn là miếng nhục ", "miếng ăn là miểng tồi tàn" thường được thế hệ xưa khắc ghi trong tâm và truyền cho con cái phải ghi nhớ.

Cho nên, trong bữa ăn thường ngày, chỉ sau khi các con mời rồi, cha mẹ mới cầm đũa, và chỉ sau khi cha mẹ nâng bát cơm lên, con cái mới bắt đầu ăn, đó là tác phong, là thói quen của các gia đình nền nếp.

Nhân nói đến việc "mời", xin kể một câu huyện vui do hiểu lầm.

Trong một kỳ họp mặt bạn bè, nhân ngà ngà say, ông bạn miền Nam chỉ ngay một ông Bắc Kỳ và cất giọng lè nhè:

- Mấy cha giả dối thấy bà. Đang ăn cơm ngon lành mà có người ghé chơi, bày đặt "mời anh dùng cơm". Người nghe tưởng thật, bèn ngồi xuống tính ăn. Thế là cả nhà ngơ ngác nhìn nhau, nồi cơm trơ ra miếng cháy mà mời cái giống gì? Đúng là mời rơi, cái đồ nói dóc!

Ông bạn Bắc Kỳ cườỉ chẩy nước mắt, lấy khăn ra chùi rồi mới giải thích:

- Ối ông ơi, mấy cha nhớ lộn, "chữ tắc đánh ra chữ tộ, chữ ngộ đánh ra chữ nị" nó hại ông rồi. Bắc Kỳ chỉ "mời" những người cùng ăn thôi. Còn nếu họ đang ăn mà có ai ghé chơi thì họ chỉ nói: "Xin thất lễ… ” hoặc: "Xin vô phép . . . " . Câu ấy có nghĩa là "tụi tôi xin lỗi quí vị để được tiếp tục ăn, quí vị cảm phiền ngồi chơi.", chứ không có vụ "mời anh cùng ăn".

Khi mọi người đang ăn thì không có chuyện “mời" người khác nhào vô ăn ké. Làm gì có chuyện đang ăn lại dám mời khách vào mâm cơm đang ăn giở của mình, bộ tính mời họ ăn đồ thừa à ?

Lại có thắc mắc "Sao phải nói xin thất lễ" với "xin vô phép"?

Thưa rằng “ Khách đến chơi mà không tiếp, ngồi ăn tỉnh bơ là thiếu lễ, cho nên phải xin lỗi là đúng rồi ”

Nay nói tới chuyện được mời ăn tại nhà bạn bè hay thân nhân. Theo đúng lẽ thì ta nên đến sớm chừng 5 hoặc tối đa là 10 phút, đừng sớm quá làm cho người ta phải tiếp mình, gây bận rộn cho người ta, hoặc bà chủ nhà chưa kịp trang điểm chút đỉnh, đầu tóc còn đang bơ phờ vì việc bểp núc.

Tuy nhiên cũng đừng tới muộn khiến cho cả bàn tiệc phải chờ mình. Có người cho rằng đến muộn một chút chứng tỏ mình là nhân vật quan trọng. Rất không nên, đúng giờ là một trong những phẻp lịch sự của bậc đáng kính.

Khi được chủ nhân mờỉ vào bàn tiệc, nên chờ quí vị tu sĩ, quí vị cao tuổi ngồi xuống trước rồi mình mới ngồi.

Vào bàn, nên ngồi ngay ngắn trên ghế, không ngả nghiêng, không bò ra, không chống khuỷu tay lên bàn. Trong khi ăn, nên giữ sự hòa nhã, nhẹ nhàng, không nói năng ồn ào, không nói với sang phía xa, chỉ nói khi đã nuốt hết đồ ăn trong miệng.

Nên dùng muỗng hoặc đũa chung lấy đồ ăn từ đĩa hoặc khay chung cho vào đĩa hoặc bát riêng của mình rồi mới kín đáo gắp đưa lên miệng, không há to mồm rồi nhét đồ ăn vào. Ngậm kín miệng khi nhai. Nếu ly nước có muỗng thì hãy lấy muỗng ra trước khi uống. Nếu nhấp thử thấy nước nóng thì nên để xuống chờ nguội, không thổi phù phù, không húp sụp soạp. Nếu món ăn cần phải cắt nhỏ thì chỉ cắt từng miếng, ăn xong lại cắt miếng tiểp theo, không cắt tất cả đĩa ra thành một đống. Không bỏ xương xuống mặt bàn. Không dùng đũa hay muỗng riêng của mình mà gắp hoặc múc vào đĩa hoặc tô đồ ăn chung.

Khi ăn xong, nếu cần xỉa răng thì hãy vào phòng rửa tay, tối kỵ xỉa răng trước mặt người khác, nhất là ngay trong bữa cơm.

Một điều cần nói nhỏ nhưng cũng khá quan trọng là ăn uống tại nhà bạn bè, thân nhân, nếu bàn ăn đã được bày ly, chén, bát, mình chỉ nên dùng như thế, tránh dùng giấy napkin lau lại chén, bát, đũa, muỗng của mình. Làm thế, chủ nhà sẽ buồn vì có vẻ như mình nghi nhà người ta thiếu vệ sinh, quen dùng đồ dơ dáy. Nhưng nếu ăn ở những quán như phở, bún.. vân…vân . . . thì tha hồ lau, càng lau càng sạch.

Trường hợp ăn tại các nhà hàng sang, trên bàn thay vì để giấy napkin, người ta dùng khăn ăn. Nếu vậy thì lại càng không nên lấy khăn đó mà lau bát, đũa của mình, vừa không phù hợp phép lịch sự lại vừa dơ, vì những khăn này khi giặt thường được cùng giặt chung với tất cả các loại khăn hầm bà lằng linh tinh bí hiểm, không đáng tin cậy.

Khăn ăn ở đây chỉ có nhiệm vụ lau nhẹ chút đỉnh và che cho thức ăn khỏi rơi xuống đùi, dơ quần, không phải là yếm dãi, nên xin đừng đeo lên cổ như đôi khi ta thấy có một vài vị khách trông rất đáng nể mà cổ lại cài gọn ghẽ cái khăn ăn như em bé, rất tức cười.

Ăn xong, không nên ra về ngay, mà hãy ngồi nán lại một lát để cùng nhau vài ba câu cà kê dê ngỗng rồi hãy chào từ biệt, trừ trường hơp có việc cần thiết phải đi gấp thì phải nói lời cáo lỗi.

Trước khi ra về, nên nói lời cám ơn chủ nhà một cách chân thành.

Bảo Hương (ĐPK)

khieman
06-08-2014, 05:35 AM
.


9 thói quen gây hại cho sức khỏe nữ giới



Những hành động tưởng như vô hại lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của phái đẹp. Hãy cùng nhận diện chúng.


Đi giày cao gót


http://img.kenh13.info/f/2013/07/13742224168681.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/13742224168681.jpg)

Phụ nữ sẽ đẹp hơn với giầy cao gót nhưng chúng lại gây hại cho sức khỏe của bạn. Đi giày cao gót hàng ngày có thể làm thay đổi tư thế tự nhiên của cơ thể, dồn áp lực lên các khớp xương và gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như: Tổn thương dây thần kinh gây biến dạng ngón chân hình búa, viêm khớp, đau cột sống, bong gân, đó là chưa kể đến tai nạn xảy ra khi đi giày cao gót.

Để giảm bớt những ảnh hưởng không tốt của giầy cao gót đến sức khỏe, bạn chỉ nên đi những đôi giầy cao gót từ 4 cm trở xuống và nên dùng lót giày để giảm áp lực lên các khớp.



Túi xách nặng


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416870.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416870.jpg)


Phụ kiện, đồ trang điểm, thiết bị công nghệ và các vật dụng cá nhân khác khiến nhiều phụ nữ đeo vài cân trên vai mỗi ngày. Kết quả là chúng ta đang đặt vấn đề sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm.

Có thể chúng ta không nhận thấy sự tác động của điều này ngay lập tức, nhưng về lâu dài nó sẽ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe như: đau lưng, đau cổ, biến dạng tư thế.


Ngủ mà không tẩy trang


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416872.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416872.jpg)


Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cơn buồn ngủ kéo đến khiến bạn bỏ qua việc tẩy trang. Tuy nhiên, hành động này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe làn da và những vấn đề sức khỏe khác.

Để nguyên lớp trang điểm ngủ qua đêm sẽ khiến lớp bụi bẩn, chất dầu, chất nhờn tích tụ trên da làm bít lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra, đi ngủ khi chưa rửa sạch lớp mascara và phấn mắt cũng có thể gây kích ứng, đỏ mắt, thậm chí nhiễm trùng.


Mặc sai cỡ áo ngực


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416874.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416874.jpg)


Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, việc thường xuyên mặc sai cỡ áo ngực có thể sẽ gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như: Đau lưng, cổ, tức ngực, khó thở, biến dạng tư thế, kích ứng da, khó lưu thông máu huyết. Vì vậy, thay vì đoán cỡ áo, hãy đo để chọn cho mình chiếc áo ngực vừa vặn.



Luôn lo lắng và hối tiếc


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416877.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416877.jpg)



Stress gây tổn hại cả về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất và phụ nữ thường xuyên bị các chứng rối loạn do căng thẳng, lo âu, trầm cảm gấp đôi so với nam giới. Điều này có thể xuất phát từ một số lý do tâm sinh lý. Phụ nữ thường dành phần lớn thời gian lo lắng về tương lai xa xôi và hay hối tiếc về những điều đã mất, những mối quan hệ đổ vỡ trong quá khứ. Điều đó, khiến phụ nữ thường xuyên sống trong lo lắng và hối tiếc.



Bị ám ảnh về vẻ ngoài



Cả nam và nữ đều mong muốn có một vẻ ngoài bắt mắt, nhưng với nhiều người phụ nữ thì vẻ ngoài hoàn hảo lại trở thành nỗi ám ảnh của họ. Những lo lắng thái quá về hình thể không những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe tâm thần mà còn tiềm ẩn những tổn hại về thể chất, nếu chị em ép mình vào chế độ ăn kiêng quá hà khắc dẫn đến rối loạn ăn uống hoặc giải phẫu thẩm mỹ để lại những hệ lụy về sau.



Ăn uống theo cảm xúc


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416880.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416880.jpg)



Theo nghiên cứu thì cả 2 giới đều bị cảm xúc tác động đến chuyện ăn uống, nhưng đàn ông thường gia tăng cảm xúc tích cực khi ăn uống, ngược lại phụ nữ thường ăn ngon khi tâm trạng buồn bã.

Phụ nữ cũng có ham muốn về những loại thực phẩm ngọt và hàm lượng calo cao hơn so với đàn ông. Vì vây, thay vì quan tâm đến đồ ăn lúc bạn buồn, hãy chế ngự cơn thèm ăn của mình bằng các hoạt động có lợi cho sức khỏe.



Ngủ không đủ giấc


Thiếu ngủ không chỉ làm chúng ta hốc hác, mệt mỏi và cảm thấy tồi tệ mà còn làm gia tăng nguy cơ tai nạn, tăng lượng calo tiêu thụ trong ngày và nguy cơ bệnh tim, huyết áp. Thật không may cho phụ nữ, các số liệu thống kê cho thấy vấn đề giấc ngủ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và huyết áp của phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vì vậy, một giấc ngủ đủ cũng sẽ mang đến những cảm giác tích cực cho phụ nữ nhiều hơn nam.


Chăm lo cho mọi người mà quên mất bản thân


http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416883.jpg (http://img.kenh13.info/f/2013/07/1374222416883.jpg)




Một đặc điểm đáng trân trọng của phụ nữ là hết mình vì gia đình. Họ thường dành phần lớn thời gian chăm sóc cho con cái và mọi người trong gia đình mà ít lo cho bản thân. Các chuyên gia khuyến cáo, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chị em.

Vì vậy, để điều này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hãy học cách nói không với các yêu cầu và đặt ra cho mình giới hạn thời gian đối với việc chăm lo cho người khác. Hãy dành một quãng thời gian nhất định trong tuần để làm những điều mình thích.







Hải Băng
http://kenh13.info/ (http://kenh13.info/)

khieman
06-09-2014, 04:13 AM
.

Hoa Lan lạ




http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg (http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg)

http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg (http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg)

http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg (http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg)

Moth Orchid (Phalaenopsis)




http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg (http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg)

http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg (http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg)

http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg (http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg)

Naked Man Orchid (Orchis Italica)


http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg (http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg)

http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg (http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg)

http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg (http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg)

Hooker’s Lips (Psychotria Elata)

http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg (http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg)


Dancing Girls (Impatiens Bequaertii)


http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg (http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg)


Laughing Bumble Bee Orchid
(Ophrys bomybliflora)

http://i.imgur.com/Br9em98.jpg (http://i.imgur.com/Br9em98.jpg)

http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg (http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg)

http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg (http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg)


Swaddled Babies (Anguloa Uniflora)

http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg (http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg)


Parrot Flower (Impatiens Psittacina)

http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg (http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg)

http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg (http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg)

http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg (http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg)


Snap Dragon Seed Pod (Antirrhinum)

http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg (http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg)


Flying Duck Orchid (Caleana Major)

http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg (http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg)

http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg (http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg)


Orchid That Looks Like A Tiger


http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg (http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg)


Happy Alien (Calceolaria Uniflora)


http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg (http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg)

http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg (http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg)


Angel Orchid (Habenaria Grandifloriformis)


http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg (http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg)

http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg (http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg)

Dove Orchid Or Holy Ghost Orchid (Peristeria Elata)


http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg (http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg)

http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg (http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg)

http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg (http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg)


Orchid That Looks Like A Ballerina



http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg (http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg)


White Egret Orchid (Habenaria Radiata)


http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg (http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg)

http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg (http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg)

http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg (http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg)


Darth Vader (Aristolochia Salvadorensis)


http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg (http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg)

http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg (http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg)

http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg (http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg)



Nguồn: diendandantoc online

khieman
06-09-2014, 04:13 AM
.

Hoa Lan lạ




http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg (http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg)

http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg (http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg)

http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg (http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg)

Moth Orchid (Phalaenopsis)




http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg (http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg)

http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg (http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg)

http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg (http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg)

Naked Man Orchid (Orchis Italica)


http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg (http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg)

http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg (http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg)

http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg (http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg)

Hooker’s Lips (Psychotria Elata)

http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg (http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg)


Dancing Girls (Impatiens Bequaertii)


http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg (http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg)


Laughing Bumble Bee Orchid
(Ophrys bomybliflora)

http://i.imgur.com/Br9em98.jpg (http://i.imgur.com/Br9em98.jpg)

http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg (http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg)

http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg (http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg)


Swaddled Babies (Anguloa Uniflora)

http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg (http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg)


Parrot Flower (Impatiens Psittacina)

http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg (http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg)

http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg (http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg)

http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg (http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg)


Snap Dragon Seed Pod (Antirrhinum)

http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg (http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg)


Flying Duck Orchid (Caleana Major)

http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg (http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg)

http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg (http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg)


Orchid That Looks Like A Tiger


http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg (http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg)


Happy Alien (Calceolaria Uniflora)


http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg (http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg)

http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg (http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg)


Angel Orchid (Habenaria Grandifloriformis)


http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg (http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg)

http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg (http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg)

Dove Orchid Or Holy Ghost Orchid (Peristeria Elata)


http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg (http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg)

http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg (http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg)

http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg (http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg)


Orchid That Looks Like A Ballerina



http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg (http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg)


White Egret Orchid (Habenaria Radiata)


http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg (http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg)

http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg (http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg)

http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg (http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg)


Darth Vader (Aristolochia Salvadorensis)


http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg (http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg)

http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg (http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg)

http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg (http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg)



Nguồn: diendandantoc online

khieman
06-10-2014, 05:24 AM
.

Hoa Lan lạ




http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg (http://i.imgur.com/pyjGY6i.jpg)


http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg (http://i.imgur.com/SQI7VIi.jpg)


http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg (http://i.imgur.com/ynVCAbu.jpg)

Moth Orchid (Phalaenopsis)




http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg (http://i.imgur.com/iHpfpNg.jpg)


http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg (http://i.imgur.com/RrJTMQb.jpg)


http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg (http://i.imgur.com/XrXurt0.jpg)

Naked Man Orchid (Orchis Italica)



http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg (http://i.imgur.com/D4lmTjW.jpg)


http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg (http://i.imgur.com/Wegziv5.jpg)


http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg (http://i.imgur.com/TbwwsIm.jpg)

Hooker’s Lips (Psychotria Elata)

http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg (http://i.imgur.com/jkv73CA.jpg)


Dancing Girls (Impatiens Bequaertii)



http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg (http://i.imgur.com/p9ubSnj.jpg)


Laughing Bumble Bee Orchid
(Ophrys bomybliflora)

http://i.imgur.com/Br9em98.jpg (http://i.imgur.com/Br9em98.jpg)


http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg (http://i.imgur.com/Cd8EaIl.jpg)


http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg (http://i.imgur.com/cTRv5HL.jpg)


Swaddled Babies (Anguloa Uniflora)

http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg (http://i.imgur.com/V0if8QL.jpg)


Parrot Flower (Impatiens Psittacina)

http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg (http://i.imgur.com/qeGWEGl.jpg)


http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg (http://i.imgur.com/WYOwn7w.jpg)


http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg (http://i.imgur.com/wTORWyq.jpg)


Snap Dragon Seed Pod (Antirrhinum)

http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg (http://i.imgur.com/oz9l1Es.jpg)


Flying Duck Orchid (Caleana Major)

http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg (http://i.imgur.com/Y0cnlTW.jpg)


http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg (http://i.imgur.com/FROKRgx.jpg)


Orchid That Looks Like A Tiger



http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg (http://i.imgur.com/gSWZGnj.jpg)


Happy Alien (Calceolaria Uniflora)



http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg (http://i.imgur.com/vpUlmS2.jpg)


http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg (http://i.imgur.com/4xL0HVv.jpg)


Angel Orchid (Habenaria Grandifloriformis)



http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg (http://i.imgur.com/uZzoqhk.jpg)


http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg (http://i.imgur.com/Mr3iKcR.jpg)

Dove Orchid Or Holy Ghost Orchid (Peristeria Elata)



http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg (http://i.imgur.com/pPwy6Vu.jpg)


http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg (http://i.imgur.com/onXbNFt.jpg)


http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg (http://i.imgur.com/inQLbqL.jpg)


Orchid That Looks Like A Ballerina




http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg (http://i.imgur.com/lmGWssF.jpg)


White Egret Orchid (Habenaria Radiata)



http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg (http://i.imgur.com/PrQcbEh.jpg)


http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg (http://i.imgur.com/8QvgEIr.jpg)


http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg (http://i.imgur.com/HHnmQ7Y.jpg)


Darth Vader (Aristolochia Salvadorensis)



http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg (http://i.imgur.com/I7Q0A6d.jpg)


http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg (http://i.imgur.com/aS3Hu83.jpg)

http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg (http://i.imgur.com/4y7VfUb.jpg)




Nguồn: diendandantoc online