PDA

View Full Version : Triều Tiên đối mặt nguy cơ bất ổn



duyanh
12-10-2013, 01:24 PM
Vụ cách chức Jang Song Thaek đánh dấu cú thay đổi quyền lực mạnh tay nhất kể từ khi Kim Jong Un “lên ngôi”...


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/12/10/952a6b356ee7c2.img.jpg.
Đến nay, ông Kim Jong Un đã cách chức gần một nửa số lãnh đạo quân đội và các quan chức khác phục vụ dưới thời Kim Jong Il.

Vụ cách chức “nhân vật số 2” của Triều Tiên có khả năng gây ra bất ổn ở nước này nếu đảo lộn thế cân bằng giữa quân đội và đảng cầm quyền, tờ Wall Street Journal bình luận.

Ngày 9/12, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã lên tiếng xác nhận vụ cách chức ông Jang Song Thaek, chú của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đồng thời là người được coi có quyền lực lớn thứ nhì ở nước này. Đây là vụ cách chức nhân vật cấp cao nhất ở Triều Tiên kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền cách đây 2 năm.

Ông Jang và bộ hạ thân tín bị cáo buộc một loạt tội danh, từ tham nhũng, quan hệ bất chính, sử dụng ma túy tới chia rẽ nội bộ đảng. Truyền hình Triều Tiên ngày 9/12 thậm chí còn phát hình ảnh ông Jang bị bắt và áp giải ngay tại một cuộc họp của Bộ Chính trị nước này trước đó một ngày.

Số phận của ông Jang đến nay còn chưa rõ. Bản tin trên một đài truyền thành ở Seoul của những người Triều Tiên từ bỏ đất nước sang Hàn Quốc thì nói rằng, ông Jang đã bị tử hình. Giới tình báo Hàn Quốc thì tin rằng, một số bộ hạ của ông Jang đã chịu số phận tương tự.

Vụ cách chức Jang, nhân vật được cho là “nhiếp chính” cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, đánh dấu cú thay đổi quyền lực mạnh tay nhất kể từ khi ông Kim “lên ngôi”. Vụ cách chức này khiến giới quan sát Triều Tiên không khỏi ngạc nhiên, thì việc truyền hình Triều Tiên công khai hình ảnh bắt ông Jang ngay tại cuộc họp lại càng khiến các nhà quan sát thêm phần sửng sốt.

Chưa kể, toàn bộ hình ảnh ông Jang đã bị loại khỏi một bộ phim tài liệu mang tên “Đồng chí vĩ đại” phát sóng trên truyền hình Triều Tiên.

Theo đánh giá của các nhà quan sát, vụ cách chức ông Jang có thể là một nỗ lực của ông Kim Jong Un nhằm củng cố quyền lực trong Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền sau khi một loạt vụ cách chức nhằm củng cố quyền lực trong quân đội.

Năm ngoái, ông Kim đã cách chức ông Ri Yong Ho, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim đã trao vị trí này cho 3 vị tướng khác nhau.

Tờ Wall Street Journal nhận định, việc cách chức chính trị đã “ngấm vào ADN” của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ông nội của ông Kim Jong Un là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên Kim Nhật Thành đã không ít lần cách chức những nhân vật bất đồng quan điểm với ông. Dưới thời ông Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un, không ít quan chức cấp cao bị cho là đã mất chức vì lý do chính trị.

Đến nay, ông Kim Jong Un đã cách chức gần một nửa số lãnh đạo quân đội và các quan chức khác phục vụ dưới thời Kim Jong Il. Một số ý kiến cho rằng, việc cách chức liên tục của ông Kim Jong Un cho thấy ông đang củng cố quyền lực một cách hiệu quả, nhưng cũng có những ý kiến bày tỏ quan ngại liệu ông Kim có thể kiểm soát được những lợi ích xung đột dưới quyền ông.

Thế cân bằng khó khăn giữa quân đội và đảng cầm quyền là trung tâm trong chính sách của Triều Tiên. Không lâu sau khi lên nắm quyền, ông Kim đã áp dụng một hệ tư tưởng được gọi là “byungjin” cùng lúc ưu tiên phát triển kinh tế và vũ khí hạt nhân. Triều Tiên tự gọi sự khoan nhượng của mình trong vấn đề hạt nhân là “thanh kiếm báu”.

Giới quan sát đánh giá, chính sách sai lầm và các cuộc đấu đá nội bộ có thể sẽ gây bất ổn ở Triều Tiên dưới thời Kim Jong Un. “Rủi ro lớn nhất đối với chính quyền Kim Jong Un nằm chính trong nội tại”, ông Scott Snyder, Giám đốc chương trình chính sách Mỹ-Triều tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Washington, đánh giá. “Những bước tiến mà ông Kim Jong Un đang thực hiện có thể là những bước tiến mang tính chất phá hủy thay vì mang tính củng cố”.

Còn theo đánh giá của ông Victor Cha, một cựu quan chức Mỹ hiện là chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, quyết định của ông Kim cách chức tướng Ri vào năm ngoái và ông Jang năm nay “hợp thành những tín hiệu của sự bất ổn từ bên trong và đấu đá nội bộ nghiêm trọng, chứ không phải là một cuộc chuyển giao êm ả”.

Cũng theo ông Cha, từ góc nhìn của nước Mỹ, rủi ro nằm ở chỗ, chính quyền Kim Jong Un có thể tìm cách giải quyết việc mất kiểm soát ở trong nước bằng những hành vi quyết liệt hơn ở nước ngoài.

Loạt quan chức cấp cao mới trong quân đội của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Un có thể được cải thiện quyền lực sau vụ cách chức ông Jang, báo hiệu sự dịch chuyển quyền lực trở lại cho quân đội. Giới chức Hàn Quốc bày tỏ lo ngại về khả năng bất ổn và gây hấn quân sự của Triều Tiên sau vụ cách chức này.

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết chưa nhận thấy tín hiệu nào về hoạt động hay di chuyển bất thường của quân đội Triều Tiên, nhưng nói thêm là vẫn đang theo dõi tình hình chặt chẽ.

theo vneconomy

duyanh
12-10-2013, 01:26 PM
Phải lập tức vời Kim Jong-un sang TQ


Báo Hoàn Cầu thúc giục Bắc Kinh cho Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh để "ổn định tình hình" sau khi ông Jang Song-taek bị phế truất.

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/12/10/652a6fea66e431.img.jpg
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Ngày 10/12, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ nước này tìm cách để nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên Kim Jong-un sang thăm Bắc Kinh “càng nhanh càng tốt” vì sự ổn định lâu dài của Triều Tiên và quan hệ song phương sau khi Kim Jong-un phế truất người chú đầy quyền lực của mình.
Vụ phế truất ông Jang Song-taek, nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên được coi là biến động chính trị lớn nhất ở đất nước này kể từ sau khi cố Chủ tịch Kim Jong-il qua đời hồi cuối năm 2011.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/12/10/1386648551-1.jpg


Ông Jang Song-taek bị bắt giữ ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị Triều Tiên Các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho hay ông Jang Song-taek vốn được giới lãnh đạo Trung Quốc coi là một nhân vật “cải cách” có quan hệ rất gắn bó với Bắc Kinh, và vụ thanh trừng đầy kịch tính này của ông Kim đã ngay lập tức ảnh hưởng đến các dự án kinh tế giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh do ông Jang “mai mối”.
Hoàn Cầu nhận định vụ lật đổ ông Jang là “một sự kiện chính trị quan trọng” và cho rằng “Kim Jong-un là nhà lãnh đạo trẻ tuổi có thể trở thành nhân tố quyết định cho sự tiến lên của đất nước”.
Theo Hoàn Cầu, “Trung Quốc cần phải tạo ảnh hưởng tối đa đối với Triều Tiên, và thách thức về chính sách ngoại giao hiện nay của Trung Quốc là phải tìm cách giải quyết hài hòa giữa duy trì quan hệ hữu nghị và phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên.”
Theo đó, “Trung Quốc cần phải xúc tiến để Kim Jong-un tới thăm càng sớm càng tốt, điều này sẽ mang lại lợi ích cho sự ổn định lâu dài của Triều Tiên và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.”
Một số nhà phân tích cho rằng việc thanh trừng ông Jang là một nỗ lực nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng động thái “liều lĩnh” này có thể châm ngòi cho một cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Triều Tiên.
Ông Wang Junsheng, chuyên gia nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng sẽ có thêm nhiều biến động trong các nhân sự cấp cao ở Triều Tiên.
Ông Wang nhận xét: “Vụ thanh trừng này là biểu hiện của một cuộc tái sắp xếp quyền lực đang diễn ra, và sẽ có thêm nhiều thay đổi nhân sự trong cơ cấu quyền lực cấp cao của đất nước này.”
“Tuy nhiên động thái này nhiều khả năng sẽ không thay đổi tình hình trong khu vực, vì chính sách đối ngoại của Triều Tiên có vẻ như vẫn được giữ nguyên kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền cách đây 2 năm,” ông Wang nói.
Hôm qua, khi được hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với vụ phế truất ông Jang, người phát ngôn Hồng Lỗi trả lời rằng đây là “công việc nội bộ của Triều Tiên” và khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mối quan hệ truyền thống với quốc gia này.



theo khampha