PDA

View Full Version : Mặc áo mưa ngủ qua đêm rét trên vỉa hè Hà Nội



duyanh
12-21-2013, 03:07 PM
Đêm Hà Nội lạnh dưới 10 độ, những người vô gia cư sau khi vật lộn với cuộc mưu sinh, lại tiếp tục tìm cách để tồn tại.

http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304133_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_1.JPG

Một điều đặc biệt, càng gần những khu phố sầm uất, hay khu phố cổ thường xuyên có người qua lại, càng dễ bắt gặp hình ảnh của những người vô gia cư. Họ không nhà, không người thân, họ lấy vỉa hè, mép cửa để làm nơi tá túc qua đêm. Và mỗi người trong đó, họ đều có một câu chuyện riêng của mình. Người đàn ông này đã gần 70 tuổi, khi được hỏi tên, quê quán, gia cảnh, ông chỉ lắc đầu và điềm đạm nói: “Buồn lắm, không muốn nghĩ đến”.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304134_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_2.JPG

Người đàn ông đang say ngủ này tên Hồng, ngoài 30 tuổi. Những người bán hàng ăn đêm quanh đó cho biết anh này là người Hà Nội gốc, nhà cách chỗ nằm chỉ dăm ba km. Tuy nhiên không biết vì lý do gì lại bỏ nhà ra đây ở. Nói chuyện thì thấy hoàn toàn bình thường. Anh ngủ ở đây đến sớm thì dậy ra chợ Đồng Xuân, hay chợ Long Biên làm cửu vạn, không có biểu hiện gì của bệnh thần kinh.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304136_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_3.jpg

Trong cái rét buốt của mùa đông, những buồng ATM có cửa kính là nơi tránh rét lý tưởng cho những người vô gia cư. Họ chờ đến khi phố vắng bóng người, chọn những buồng ATM không có bảo vệ rồi chui vào ngủ, sáng sớm hôm sau, khi đã tồn tại qua một đêm, họ tiếp tục cuộc mưu sinh. Ảnh chụp trên đường Hai Bà Trưng. (Ảnh TTT).
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304137_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_4.jpg

Người đàn ông này làm nghề xe ôm, không muốn bỏ tiền thuê nhà, ông chạy xe cả ngày. Ban ngày cứ dựng chân chống giữa là có thể ngả lưng. Còn ban đêm, trên phố Hàng Bông, ông quây mấy tấm bạt lại, trải tấm nhựa, với cái chăn mỏng là có thể qua được đêm đông. Còn cẩn thận bảo vệ tài sản quý giá của mình, ông dựng sẵn một cây gậy bên cạnh để phòng thân. (Ảnh TTT).
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304138_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_5.JPG

Ga Hà Nội là một trong những địa điểm tập trung đông nhất những người vô gia cư, những người lao động chân tay. Người phụ nữ này bán quán nước ở cổng ga. Vì sợ công an đuổi nên hành trang chỉ có một cái ghế gấp nhỏ, chiếc làn đựng cốc chén, bình trà, phích nước. Quanh người phụ nữ này, cái tươm tất nhất chắc là chiếc màn, xin được từ một người khách quý phái đi tàu cách đây không lâu.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304262_images1304140_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi _mua_dong_gia_ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodat viet.vn_6.jpg

Hai vợ chồng khoảng hơn 60 tuổi đêm nào cũng lấy cửa ga Hà Nội làm chốn nương thân. Họ lấy nhau đã hơn 40 năm, còn chính xác bao lâu thì không nhớ. Quê nhà không ruộng, đất, hai vợ chồng không một mụn con. Nhưng đêm đêm, họ còn có nhau để trao cho nhau hơi ấm, ủ cho nhau qua được những ngày đông rét mướt. Ông chồng chia sẻ, cứ ở bên nhau vậy thôi, nhưng có khi hôm sau dậy chỉ còn cái xác. Mỗi ngày thức dậy mới biết là mình sống thêm được một ngày. (Ảnh TTT).
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304141_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_7.JPG

Trong khi đó, tháp Hòa Phong tại bờ Hồ Gươm cũng trở thành nơi tá túc của người vô gia cư này. Không biết đây là đàn ông hay đàn bà, chỉ biết đang say ngủ. Người này nép vào một góc tháp, phủ lên mình chiếc chăn đơn mỏng tang, bên cạnh là một đống lùm xùm những bao, túi nilon để chắn gió.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304142_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_8.JPG

Ông Quang đã lẩm cẩm, những người quanh khu bảo rằng lão bị điên, nhà ở ngay phố Hàng Bông nhưng bỏ ra lang thang ở Đường Thành, Hàng Da. Khi thấy phóng viên hỏi chuyện, lão “đuổi” một cách rất khéo: “mời cậu đi cho, hẹn cậu vào một ngày khác, hôm nay tôi muốn một chút riêng tư”. Cái vỉa hè như nhà của lão, và lão có quyền giữ khách, hoặc tiễn khách. Những người xung quanh thương lắm, thường cho lão đồ ăn, quần áo.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304143_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_9.JPG

Bà lão này phải khó khăn lắm mới xin được phường cho bà ngủ nhờ trên vỉa hè. Chỉ một tấm chăn đơn, vài cái áo khoác, cụ bà 70 này vẫn hằng ngày chống chọi với từng cơn gió đông rét mướt. “Bà có thể tá túc được ở đây, chỉ vì có công dẹp giặc tiểu bậy quanh vỉa hè này.” – một người xe ôm kể chuyện về bà lão.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304144_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_10.JPG

Tuy nhiên, màn đêm lại là lúc những con người bất hạnh này vươn mình ra đường để kiếm tìm lấy kế sinh nhai. Cửa ga Hà Nội, một quán cóc nhỏ được dựng lên. Một bà lão bán nước ngoài 60 tuổi, một bà cụ ăn xin ngoài 70 tuổi, và một anh xe ôm ngoài 30 tuổi. Họ ngồi lại với nhau, trông mong chuyến tàu cuối cùng về bến lúc 5h sáng. Hết đợt khách này, bà lão bán nước cũng phải dọn hàng vì đang ngồi vỉa hè trước cửa một hàng quần áo. Bà cụ ăn xin cũng phải di chuyển để tránh công an phường. Còn anh xe ôm tranh thủ về nhà trọ chợp mắt, chờ đợi chuyến tàu chiều.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304148_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_11.JPG

3 giờ sáng, bà lão ngoài 70 tuổi, cặm cụi đẩy một xe hàng lỉnh kỉnh những ghế, xô, phích nước, cốc chén tới một địa điểm nào đó để bày bán. Cơ thể liêu xiêu theo từng cơn gió đông. Thỉnh thoảng, cụ dừng lại thở, vuốt vuốt ngực như lấy hơi, rồi lại cặm cụi đẩy xe hàng đi tiếp.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304149_nguoi_vo_gia_cu_ha_noi_mua_dong_gia_ ret_nhiet_do_ton_tai_muu_sinh_baodatviet.vn_12.JPG

Anh xe ôm tên Thân, quê ở Hưng Yên ngó quanh tìm khách. Ngoài 40 tuổi, anh có một cậu con trai đang học đại học tại Hải Phòng, một đứa con gái đang học phổ thông trung học tại trường Đại học quốc gia. Anh làm cả đêm, sáng về chợp mắt rồi chiều lại tiếp tục công việc đến sáng. “Cái xe máy này kéo cả nhà tôi sống, dù vất vả, nhưng các con tôi là niềm an ủi, động viên rất lớn”. (Minh Tú thực hiện)