khieman
01-13-2014, 09:25 PM
.
Huyền thoại Kim Chấn Bát
(Kim Jin Pal)
Thập niên 1970, Kim Chấn Bát xuất hiện như ngôi sao sáng trên bầu trời điện ảnh Hồng Kông. Cùng với Lý (http://en.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Dynasty) Tiểu Long, Kim đã đưa quyền cước thật lên màn ảnh với những đòn đánh tuyệt kỹ đầy nghệ thuật, làm say mê biết bao khán giả.
Nếu Lý Tiểu Long vận dụng phối hợp tài tình đòn tay vịnh xuân, đòn chân karate và bộ pháp của quyền anh, thì Kim Chấn Bát lại thi triển hapkido, một môn võ tên nghe còn mới lạ nhưng kỹ thuật hết sức độc đáo. Nhiều đệ tử thụ giáo từ ông sau này trở thành những tên tuổi lừng lẫy như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Mao Anh, Điền Tuấn… Con người huyền thoại đã đến Việt Nam (http://maps.google.com/maps?ll=21.0333333333,105.85&spn=10.0,10.0&q=21.0333333333,105.85%20%28Vietnam%29&t=h) một ngày đầu tháng tư.
Người đàn ông dáng vẻ trung niên, phong thái lịch lãm cúi chào chúng tôi. Phòng khách độ khoảng hai chục người, tôi đảo mắt nhìn quanh cố tìm đại sư Kim, người mà chúng tôi đang mong gặp. Với những người theo đuổi nghiệp võ, tên tuổi của Kim Chấn Bát quá lớn. Trong hình dung của tôi, lão sư còn sống đến hôm nay chắc râu tóc đã bạc phơ. Và chắc ông chưa kịp có mặt. Đợi khá lâu, tôi quay tìm võ sư Lâm Ngọc Tấn, người tổ chức buổi gặp mặt để hỏi. Võ sư Tấn bắt đầu giới thiệu, mọi người hết sức ngỡ ngàng. Hóa ra người đàn ông vừa chào chúng tôi lại chính là đại sư Kim Chấn Bát. Ông trẻ trung và nhanh nhẹn đến kỳ lạ. Nở nụ cười thân thiện, ông bắt đầu câu chuyện về môn võ hapkido và hành trình võ thuật của mình.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai2pv943c54e700088cda.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai2pv943c54e700088cda.jpg?w=595)
Đại sư Kim Chấn Bát
Kim Chấn Bát cất tiếng chào đời ngày 2.4.1941 tại thị trấn nhỏ U Pori (http://maps.google.com/maps?ll=61.4833333333,21.8&spn=0.1,0.1&q=61.4833333333,21.8%20%28Pori%29&t=h) Il Gu trên bán đảo Triều Tiên. Khi đó, vùng đất này đang chịu sự chiếm đóng và cai trị của Nhật. Thế chiến thứ 2 chấm dứt, đất nước ông bị chia cắt thành hai miền. Lớn lên giữa thời loạn lạc, cha ông khuyến khích con cái luyện tập võ thuật như phương tiện duy nhất để tự bảo vệ. Thuở nhỏ ông tập qua môn Ssireum (http://en.wikipedia.org/wiki/Ssireum), một môn vật truyền thống rèn sức chịu đựng và sự va chạm. Năm 16 tuổi ông rời bỏ quê nhà di chuyển tới thành phố Daegu Sin Chun, học thêm các môn võ khác như judo, kendo, tang soo do. Cuối cùng khi đến Seoul, ông có cơ duyên được gặp và theo học vị thầy Ji Han-jae (http://en.wikipedia.org/wiki/Ji_Han-Jae), người sáng lập môn hapkido hiện đại. Bị hấp dẫn bởi những đòn thế biến ảo kỳ lạ, ông không ngừng miệt mài khổ luyện và quyết định dừng chân ở môn võ này.
Gia nhập quân đội
Cũng như bao thanh niên trai trẻ thời ấy, ông bị động viên vào quân đội và đưa đi đào tạo tại học viện cảnh sát quân sự (quân cảnh). Lúc ấy chính quyền quân sự Hàn Quốc (Đại Hàn) đang thẳng tay trấn áp các tổ chức chống chính phủ, đồng thời khởi xướng ra luật lệ mới nên Tổng thống Park Chung-hee (http://en.wikipedia.org/wiki/Park_Chung-hee) luôn ở vị thế nguy hiểm, có thể bị ám sát bất cứ lúc nào. Gần 500 thành viên ưu tú trong quân đội được tuyển chọn, qua sàng lọc còn lại 30 người nằm trong đội cận vệ của Park Chung-hee. Kim Chấn Bát được chọn như một vệ sĩ riêng, luôn sát cánh cùng tổng thống và làm hết trách nhiệm của một người lính chuyên trách bảo vệ yếu nhân.
Khi chính quyền Park Chung -hee quyết định gửi quân tham chiến tại Việt Nam, ông được lệnh lên đường đến một đất nước xa xôi ở phương nam mà ông chưa từng biết. Ông còn nhớ rõ:
“Tôi đặt chân đến Sài Gòn (http://maps.google.com/maps?ll=10.7694444444,106.681944444&spn=0.1,0.1&q=10.7694444444,106.681944444%20%28Ho%20Chi%20Minh %20City%29&t=h) đúng ngày 28.3.1965. Do đặc thù chuyên môn của mình, tôi được cơ cấu vào đội điều tra hình sự của lực lượng quân cảnh, chuyên điều tra và xử lý sai phạm trong các đơn vị quân đội. Một thời gian sau Đại sứ quán Hàn Quốc có công văn gửi sang bên quân đội xin đích danh tôi làm cận vệ riêng cho ông đại sứ. Vậy là tôi trở lại với nghề cũ”.
Tuy vậy, đến năm 1967 ông chính thức xin giải ngũ và qua làm việc cho một công ty của Mỹ tại Sài Gòn với mức lương khá cao.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai3pv59950d4139ebc1dc.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai3pv59950d4139ebc1dc.jpg?w=595)
Biểu diễn đòn thế điêu luyện ở tuổi 71
Ảnh: C.T
Mở lò võ
Nhắc đến hai chữ “duyên nợ” với Việt Nam, ông vẫn còn bồi hồi:
“Lúc làm cận vệ cho ông đại sứ, cứ mỗi buổi chiều có thời gian rảnh là tôi xách võ phục tới trung tâm huấn luyện judo của thầy Thích Tâm Giác để tập nâng cao kỹ thuật môn võ này. Hết giờ tập, khi mọi người ra về tôi ở lại luyện những đòn đá thượng đẳng hapkido. Khi ấy có nhiều người hỏi tôi tại sao không dạy lại cho anh em với. Tôi nhận lời và bước đầu có khoảng 30 người theo học”.
Lúc đó phong trào taekwondo ở miền Nam đã rất mạnh. Quân đội Hàn Quốc đã gửi sang 200 võ sư taekwondo, 50 võ sư judo và các trung tâm huấn luyện mọc khắp các tỉnh thành và sự phát triển hết sức rầm rộ. Nhưng chưa có ai biết gì đến môn võ hapkido.
Chọn lựa một ngày đẹp trời, Kim Chấn Bát cùng nhóm môn sinh lứa đầu của mình tổ chức buổi biểu diễn ra mắt đầu tiên tại sở thú. Buổi biểu diễn gây được tiếng vang lớn và số người xin ghi danh học rất đông, số người ủng hộ cũng rất nhiều. Đã đến lúc phải tính đến mở một võ đường riêng, ông tìm thuê một căn nhà 6 tầng trên đường Nguyễn Huỳnh Đức (bây giờ là Huỳnh Văn Bánh), bắt tay vào xây dựng cơ nghiệp riêng của mình.
Dù tuổi đời còn rất trẻ lại kiếm tiền khá nhiều nhưng ông không lao vào ăn chơi mà dành hết tâm huyết cho việc truyền thụ võ thuật. Nhiều võ sinh các môn võ khác cũng tìm đến xin nhập môn, như bác sĩ Phạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m) Văn Cổn khi ấy đã mang đai đen 2 đẳng taekwondo. Các sư huynh bên judo vẫn tiếp tục theo luyện hapkido và hỗ trợ cho ông rất nhiều.
Chưa đầy 3 năm, võ đường hapkido đã thu hút hơn một ngàn võ sinh, đào tạo được 50 huấn luyện viên đai đen. Đến bây giờ ông vẫn còn nhớ tên một số người:
“Người nhận bằng đai đen số 1 có tên là Minh Châu, số 2 là Raymond – một người Việt lai Pháp. Người có đẳng cấp cao nhất hiện nay là bác sĩ Phạm Gia Cổn, mang 9 đẳng quốc tế. Những người này đều đang ở Mỹ”.
Đại sư Kim Chấn Bát bộc lộ ông có cảm tình đặc biệt với người Việt Nam. Theo (http://en.wikipedia.org/wiki/Theo_van_Gogh_%28art_dealer%29) ông người Việt có thể trạng học võ rất tốt, đầu óc thông minh, sống thân thiện và thủy chung. Ông nói:
“Sau này khi qua định cư tại Mỹ, tôi cũng tìm đến các khu dân cư đông người Việt sinh sống để mở võ đường và tìm thấy ở đây những môn sinh ưu tú nhất của mình”.
Biệt danh Kim Phi Hổ
Trung tâm Hapkido (http://www.daehanhapkido.org/) tại Sài Gòn có chiều hướng phát triển, nói theo thời ấy là đang “ăn nên làm ra” thì Kim Chấn Bát có một quyết định hết sức đột ngột.
Ông bàn giao công việc điều hành cho người đệ tử đáng tin cậy là bác sĩ Phạm Gia Cổn, để ra đi khai phá một miền đất mới. Những người bạn từng một thời trong quân ngũ, đang làm ăn tại Hồng Kông viết thư thúc giục ông tới đây. Vốn hâm mộ tài năng võ thuật của Kim, họ cho rằng ông sẽ có nhiều cơ hội hơn ở vùng “đất hứa” này.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/vo-thuatpv315aa8370c2e7814.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/vo-thuatpv315aa8370c2e7814.jpg?w=595)
Ông Kim Chấn Bát và các môn sinh - Ảnh: C.T
Hồng Kông từng được mệnh danh là kinh đô điện ảnh châu Á, nơi khai sinh các dòng phim võ hiệp luôn được khán giả đón nhận. Thế nhưng võ thuật trong phim thường được diễn xuất một cách màu mè, pha nhiều múa may giả tạo. Khán giả thì không thể bị lừa mãi được và bắt đầu quay lưng. Các nhà sản xuất đã thấy trước điều đó. Kim Chấn Bát rời Sài Gòn đến Hồng Kông năm 1971, thì cũng là lúc Lý Tiểu Long từ Mỹ bay sang đang chuẩn bị vai chính trong phim Đường Sơn Đại Huynh, bộ phim sau này tạo nên cơn sốt vé và làm “nổ tung” màn bạc. Rất ngẫu nhiên bây giờ “một rừng lại có hai cọp”.
Nhờ một người bạn làm việc ở Sở Di trú hết lòng chạy lo thủ tục, chỉ 4 tháng sau khi đặt chân đến vùng đất “cảng thơm”, ông đã có giấy phép mở võ đường. Hồng Kông khi ấy là một đơn vị hành chính thuộc Vương quốc Anh, có một hệ thống luật pháp chặt chẽ và luật quy định không cho mở võ đường tư nhân. Các võ đường đang hoạt động đều thuộc các tổ chức hội đoàn. Việc một người “ngoại quốc” đến mở võ đường tư nhân ở đây có thể nói như là một sự thách thức.
Không nằm ngoài dự đoán, có nhiều thư thách đấu được gửi tới. Lời lẽ thách đấu rất rõ ràng và cách thức tiến hành cũng rất công bằng. Nếu không dám nhận lời có nghĩa là hãy đóng cửa võ đường. Kim Chấn Bát buộc phải chấp nhận các cuộc đấu, và đánh bại hầu hết các đối thủ khiêu chiến. Khi có người hỏi ông đã thật sự đánh thắng một cao thủ nào chưa, đại sư Kim khiêm tốn:
“Những cao thủ thật sự không ai lại đi kiếm chuyện. Những kẻ ưa động thủ phần đông có võ công vào hạng trung bình”.
Rồi ông cười cười nói vui:
“Lúc ấy chỉ cần một trận thua thôi thì chắc chắn tôi phải xách đồ quay về Hàn Quốc rồi”.
Nền tảng võ thuật ở Hồng Kông vốn chịu ảnh hưởng của Thiếu Lâm nam phái, dụng quyền ít dụng cước (nam quyền bắc cước). Cước pháp nếu sử dụng cũng chỉ tung các cú đá nhắm vào mục tiêu hạ đẳng. Không có các đòn đá thượng đẳng và các đòn đá bay. Võ đường Flying Tiger của Kim Chấn Bát nổi danh với các đòn đá bay “cắt lưỡi kéo” tấn công cùng lúc hai mục tiêu trên không, hoặc đòn “én bay” tung hai chân công phá hai mục tiêu phía trước. Đòn “chim ưng vồ mồi” nhảy lên gối chân trụ đối phương để tung đòn chẻ xuống đỉnh đầu sau này Thành Long hay sử dụng cũng có xuất xứ từ đây. Chẳng mấy chốc Kim Chấn Bát trở nên nổi danh và được võ giới đặt cho biệt danh Kim Phi Hổ.
Không chỉ giỏi về võ thuật, Kim còn biết sử dụng truyền thông để quảng bá cho võ đường và môn võ hapkido. Lúc ấy tại Hồng Kông chỉ có 2 đài truyền hình, một đài chuyên phát tiếng Anh và một phát tiếng Hoa. Ông đã liên lạc và thuyết phục lãnh đạo đài cho ông biểu diễn và họ đồng ý cho phát hình 5 phút. Thế nhưng với sự hấp dẫn của các tiết mục, cùng với yêu cầu của khán giả xem đài, chương trình đã kéo dài tới 30 phút. Sự thành công rất lớn, khi ra đường nhiều người thấy ông là bao vây nói chúng tôi đã thấy ông trên truyền hình. Họ muốn làm quen, xin chữ ký, kể cả xin học võ.
Ít ai biết Kim cũng là người tiên phong trong việc thành lập công ty chuyên đào tạo cung cấp các diễn viên đóng vai thế thân. Nhiều stuntmen nổi tiếng sau này đều xuất thân từ studio của ông. Như đã nói ở bài trước, những tên tuổi nổi tiếng sau này như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Mao Anh… đều xuất thân từ lò đào tạo này.
Khi “hiện tượng” Lý Tiểu Long bùng nổ cũng là lúc các hãng phim cạnh tranh đổ xô mời ông hợp tác. Ông phải suy tính rất kỹ trước khi nhận lời và thật sự bắt tay cùng hãng Kea Fa Productions theo lời mời của đạo diễn Lo Jo Lee. Sự thành công vang dội tới mức ông lần lượt thủ vai chính trong 8 bộ phim như: The Madarin, Black guide, Valley of the double dragon, Jet-do Karate… Lúc đó thế giới mới biết đến môn võ hapkido với các đòn đá bay đặc dị nhanh như tia chớp do Kim Chấn Bát diễn xuất đúng như thật và không cần đến kỹ xảo.
Vô tình nghề nghiệp làm cho Kim Chấn Bát và Lý Tiểu Long thật sự cạnh tranh với nhau, và đó cũng là quy luật. Nhà hai người lại ở rất gần, cứ mỗi sáng thức dậy chạy bộ cả hai thường xuyên chạm mặt. Ông kể:
“Lý và tôi đều đeo kính đen, luôn chạy ngược chiều và gặp nhau hằng ngày nhưng không thèm nhìn mặt nhau. Sau này khi Lý chết đột ngột, tôi cứ hối tiếc hoài tại sao lúc đó mình không bắt tay nhau”.
Kim đã đến dự đám tang của Lý Tiểu Long và mang theo nỗi hối tiếc không nguôi.
Kim Chấn Bát cũng thẳng thắn cho rằng về kỹ thuật ông bay đá cao hơn Lý Tiểu Long, nhưng về đóng phim thì Lý ăn đứt ông. Đặc biệt cách nhảy nhót, la hét của Lý tạo phong cách riêng rất lạ, sau này có nhiều người bắt chước nhưng đều không đạt. Về mặt võ thuật, theo ông, Lý Tiểu Long là một tài năng đặc biệt. Lý cũng là người rất nhạy cảm trong kinh doanh, luôn tìm ra cái mới được mọi người đón nhận. Lý Tiểu Long trở nên bất tử vì mệnh yểu, ông ra đi đúng lúc sáng chói nhất của đời mình.
Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời Kim Chấn Bát, ông không gục ngã trong vinh quang, cũng không đắm chìm trong thất bại. Ông vững chãi đi qua những thăng trầm, và còn trụ vững đến ngày hôm nay.
Huyền thoại Kim Chấn Bát: Một đời người, một nghiệp võ
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/haudue11390033pva5ea5d0e7b55775b.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/haudue11390033pva5ea5d0e7b55775b.jpg?w=595)
Kim Chấn Bát và vợ, bà Sue Yun
Ảnh: C.T
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, dòng phim võ thuật có chiều xuống dốc. Phong trào tập võ qua thời kỳ bộc phát cũng bắt đầu lắng lại. Người dân lo ngại tương lai Hồng Kông sau khi chuyển giao chủ quyền về Trung Quốc (1997). Vậy là một dòng di dân âm thầm diễn ra.
Gia đình nhỏ của Kim Chấn Bát cũng không ra khỏi lựa chọn đó. Ông đứng trước hai con đường, hoặc trở về Hàn Quốc, hoặc đi qua Mỹ. Dù ở đâu ông biết mình cũng phải làm lại từ đầu. Sau cùng vì sự học hành của hai đứa con còn nhỏ dại, ông chọn con đường sang Mỹ.
“Như một định mệnh, đúng ngày 28.3.1982 tôi đặt chân tới San Francisco. Cũng ngày ấy, mười bảy năm trước tôi đến Sài Gòn, một bước ngoặt làm thay đổi cả cuộc đời tôi”, ông nhớ lại.
Lần đầu qua Mỹ, không quen biết ai, không có mối quan hệ nào để nhờ vả, cả gia đình phải thuê khách sạn ở trọ hơn một tháng để kiếm chỗ ở mới. Rồi cả nhà dắt díu nhau đến khu Garden Grove, thành phố Westminster. Đây là khu vực có đông người Việt sinh sống. Đến một xứ sở mà mọi người đều lao vào kinh doanh kiếm tiền, ông lại không có nghề nghiệp nào khác ngoại trừ nghề… dạy võ.
Ở Mỹ, thủ tục xin phép thành lập võ đường rất dễ dàng nhưng kiếm cho được môn sinh lại không dễ chút nào. Rất thật lòng, ông kể:
“Ngày khai trương võ đường mới, các anh biết có bao người đến ghi danh không? Đúng 5 võ sinh, đều ở tuổi thiếu niên”.
Cách dạy võ ở Mỹ cũng khác. Không được phép la mắng hay đánh võ sinh. Tập luyện cũng ở mức độ vừa sức, nếu khổ luyện quá thì võ sinh bỏ học. Vậy là phải thay đổi cách dạy và cách tập sao cho phù hợp để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Cũng trong thời gian này, một số học trò cũ nghe tin ông qua Mỹ liền đi tìm. Thông qua võ sư Bông Su Han, bác sĩ Phạm Gia Cổn tìm ra được địa chỉ của ông. Bác sĩ Cổn là người được ông ủy nhiệm điều hành Trung tâm Hapkido tại Sài Gòn từ năm 1971. Sau này qua Mỹ, Phạm Gia Cổn tiếp tục mở võ đường dạy Hapkido, đồng thời học nâng cao, trở thành giảng viên của đại học danh tiếng UCLA (University California Los Angeles).
Hai thầy trò gặp nhau trong vui mừng tột độ. Thấm thoắt hơn mười năm trôi qua. Giờ gặp lại thầy và trò đều bước vào độ tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”. Sau một đêm hàn huyên tâm sự, cả hai quyết định gộp chung hai võ đường lại, cùng tập chung và dạy chung như thời gian còn ở Việt Nam. Chẳng mấy chốc võ đường Kim Chấn Bát trở nên nổi danh. Ông được mời huấn luyện cho Irvine Swat Team, thành lập một lớp Hapkido tại căn cứ không quân El Toro Marine. Năm 1987, với uy tín to lớn Kim Chấn Bát được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật thế giới tại Mỹ.
Năm 1993, với ý định đưa kỹ thuật hapkido vào lực lượng an ninh, Kim Chấn Bát dời đến Washington DC. Tại đây ông huấn luyện đặc cách cho lực lượng chống ma túy DEA (Drug Enforcement Administration) và các bộ phận trực thuộc. Kim Chấn Bát cũng thành công khi huấn luyện Hapkido cho đội tuyển bóng rổ của Đại học G.Washington, đội bóng bầu dục Redskin của tiểu bang Washington… Hapkido ngày nay có mặt ở khắp các tiểu bang Mỹ, và nhiều nước trên thế giới như Mexico, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp… Liên đoàn Jin Pal Hapkido thế giới thành lập năm 1994, Kim Chấn Bát giữ vai trò chủ tịch.
Một đời người với chừng ấy năm tháng lại làm được một khối lượng công việc đồ sộ như ông là sự phấn đấu không ngừng. Nhưng ông vẫn chưa chịu nghỉ ngơi, và tin rằng mình còn thời gian và sức lực để hoàn thành nốt những tâm nguyện. Ngày 2.4 vừa qua, đại sư Kim Chấn Bát tổ chức sinh nhật tuổi 71 của mình tại TP.HCM. Đây có lẽ là một trong những ngày vui nhất đời ông. Ông đã đến gieo hạt giống Hapkido tại Việt Nam khi mới 24 tuổi, và đã làm một chuyến đi kéo dài 41 năm mới có dịp quay trở lại đất nước mà ông vô cùng yêu mến.
Trong chuyến đi này, ngoài các đệ tử tháp tùng, ông còn đưa theo người vợ mà ông hết mực yêu thương. Qua câu chuyện mới biết con người tài hoa Kim Chấn Bát là mẫu người hết sức chung thủy trong tình yêu. Chuyện quen biết và lấy vợ của ông không giống ai. Lúc làm cho một công ty Mỹ tại Sài Gòn, một viên quản lý lớn tuổi cũng là người Hàn Quốc nhận thấy ông làm rất nhiều tiền, nhưng không đi vũ trường, không hút thuốc, bia rượu, chỉ chăm chăm luyện và dạy võ nên đem lòng mến mộ. Viên quản lý đã chủ động kết nối cô con gái cưng Sue Yun đang học đại học tại Seoul với Kim Chấn Bát.
Năm 1968, Kim bay về Hàn Quốc và làm lễ đính hôn chớp nhoáng, rồi quay lại Việt Nam. Cô gái xinh đẹp Sue Yun đã thấp thỏm chờ đợi suốt ba năm. Thời ấy thông tin liên lạc rất khó khăn. Nhiều tin đồn đến tai vị hôn thê, nào chàng ta đã có vợ bên Việt Nam, hoặc thế nào cũng có con rơi. Lại có mấy chàng trai không kém phần hào hoa thừa cơ tấn công. Nhưng Sue Yun luôn vững lòng tin. Khi Kim Chấn Bát đến Hồng Kông, cũng là lúc Sue Yun vừa tốt nghiệp. Cô đã bay đến Hồng Kông và cả hai làm lễ cưới tại đây. Sue Yun là mẫu phụ nữ phương Đông, luôn hy sinh cho chồng con. Hai người ăn ở với nhau có hai mặt con và bà luôn sát bước theo chồng, chăm chút, chia sẻ cùng ông mọi vui buồn.
Ngược lại lúc Kim Chấn Bát đang nổi danh, có biết bao cô gái đẹp hâm mộ và có cả những cô chủ động “tấn công”. Nhưng con người rất mực nghiêm túc như Kim Chấn Bát chưa bao giờ xiêu lòng. Những lời từ đáy lòng của ông nghe hết sức thành thật:
“Cả đời tôi chưa làm gì có lỗi với vợ. Và tình yêu tôi dành cho cô ấy đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đủ đầy”.
Sự thật về Hapkido
Nói đến môn võ Hapkido, không chỉ người ngoại đạo mà cả trong giới võ thuật cũng ít người biết rõ nguồn gốc và nguyên lý hoạt động của môn võ này. Tìm các tài liệu trên trang mạng, chỉ thấy nói chung chung đó là môn võ dùng khắc chế Taekwondo vốn thiện nghệ đòn đá. Xem các tiết mục biểu diễn của các cao thủ Hapkido, cả trên phim ảnh lẫn ngoài đời phải thừa nhận các đòn đánh hết sức đẹp mắt. Các đòn phi cước tung ra rất bay bổng và dũng mãnh, các đòn quăng quật, nắm bắt cầm nã ngược lại đầy nhu lực. Còn tính hiệu quả thật sự trong chiến đấu thì sao?
Đại sư Kim Chấn Bát khẳng định Hapkido cực kỳ lợi hại cả trong tấn công lẫn phản đòn, đặc biệt là kỹ thuật cận chiến. Không phải ngẫu nhiên mà đội bảo vệ Tổng thống Park Chung-hee trước đây hầu hết đều là các hảo thủ Hapkido. Ông kể có nhiều trường hợp bất ngờ không có trong “kịch bản” buộc người cận vệ phải có bản lĩnh võ thuật để xử lý.
Đó là năm 1962 khi ông Park Chung-hee về thành phố Busan nói chuyện trước đám đông cả trăm ngàn người. Lúc đó như có một làn sóng người muốn xem mặt tổng thống ào ào lên phía trước đe dọa đến tính mạng của ông Park. Ông và các đồng đội đã dàn hàng ngang và dùng tay đẩy hàng người phía trước ngồi xuống bằng kỹ thuật bấm vào huyệt Vân môn. Vừa nói ông vừa làm mẫu với ngón tay cứng như thép, làm cho đối tượng gần như tê liệt. Theo phản xạ, hàng người trước ngồi, những hàng người phía sau sẽ ngồi xuống theo.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/kimchanbat2pv14c060a7bcf50d5e.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/kimchanbat2pv14c060a7bcf50d5e.jpg?w=595)
Kim Chấn Bát (thứ 3 từ trái sang) và các cao đồ
Ảnh: C.T
Mặc dù những người lính cận vệ như ông bắn súng bách phát bách trúng, nhưng không phải lúc nào cũng kè kè súng bên người và có thể nổ súng bừa bãi được. Cận vệ cũng không thể tung người đấm đá lung tung. Các kỹ thuật cầm nã bắt dao, khóa tay, bấm huyệt vừa nhẹ nhàng, kín đáo lại cực kỳ hiệu dụng. Những kẻ quá khích thời ấy thường rất nhiều, kể cả những kẻ ngông cuồng làm càn để tạo sự nổi tiếng, thường xuyên bị nhóm của ông khống chế tước vũ khí. Vì tính hiệu quả như vậy nên quân đội cũng mời ông dạy cho lực lượng biệt hải và mũ nồi xanh…
Có một đội cận vệ tinh nhuệ như vậy nhưng cuối cùng Park Chung-hee vẫn bị ám sát năm 1979. Kim Chấn Bát đang ở Hồng Kông, khi nghe tin này ông đã bàng hoàng suốt mấy ngày. Mấy người lính cận vệ vừa là đồng đội cũ, vừa là đồng môn bị bắn gục, chỉ còn một người sống sót. Vụ ám sát do Giám đốc Cục Tình báo Hàn Quốc Kim Jae-kyu sắp đặt. Tổng thống Park Chung-hee được mời đến dự tiệc tại một tòa nhà của cục tình báo, các cận vệ bị tách khỏi tổng thống và giao nộp súng cho các đặc vụ, khi bị bắn họ hoàn toàn không kịp phản ứng.
Kim Chấn Bát đã sớm nhận ra chỗ lập thân của mình không phải cả đời quanh quẩn đi theo bảo vệ các yếu nhân. Ngay cả khi đóng phim cũng chỉ muốn thông qua điện ảnh quảng bá môn võ Hapkido ra toàn thế giới. Hành trình võ thuật của ông đã gặt hái những thành quả khả quan, hệ thống Jil Pal Hapkido ngày nay có mặt ở nhiều nước, môn sinh đông khắp và đủ các thành phần. Nhiều người là tiến sĩ, luật sư, bác sĩ… nổi danh. Có cả những vận động viên nổi tiếng trong thể thao như các ngôi sao bóng rổ, bóng bầu dục…
Câu chuyện cuộc đời đại sư Kim Chấn Bát cũng đã khá dài, các cao đồ đi theo ông có nhã ý mời tôi xuống võ đường Delon Tấn ở đường Tân Khai, Q.5, TP.HCM để “mục sở thị” các kỹ thuật đặc trưng của Hapkido. Ở đây từ ba năm qua đã âm thầm ươm mầm một nhóm khá đông các võ sinh học kỹ thuật Hapkido. Các em đều còn rất trẻ và kỹ thuật ra đòn rất căn cơ, là hạt giống tốt để phát triển hapkido về lâu dài.
Để mọi người nắm rõ nguồn gốc các đòn thế kỹ thuật Hapkido, võ sư Phạm Quang Lãm – huyền đai 5 đẳng – tóm tắt:
“Nếu nói hapkido là khắc tinh của Taekwondo là cách nói phiến diện. Có thể nói Hapkido là sự kết hợp hài hòa của ba môn phái nổi danh Taekwondo, Aikido và Jujitsu.
Khi tấn công, Hapkido nặng về các đòn đá tầm xa như Taekwondo mạnh bạo và lợi hại.
Khi phòng thủ thì dùng các kỹ thuật Jujitsu nhẹ nhàng lách né nhu nhuyễn.
Khi phản công thường dùng đòn Aikido với kỹ thuật tiến thối vòng tròn để giảm bớt tối đa lực trấn áp đối phương. Đặc biệt những đòn thế tự vệ là sự phối hợp tuyệt vời Aiki-Jujitsu”.
Hapkido còn chú trọng sự luyện khí, từ những động tác luyện khí khởi động sơ cấp đến những bài luyện khí cao cấp. Ngoài ra nhiều món vũ khí cũng nằm trong hệ thống huấn luyện như tiểu côn, song côn, dây xích, kiếm, dao găm… Học sử dụng và đánh vũ khí chỉ dành cho các môn sinh đẳng cấp huyền đai. Khi làm chủ được các kỹ thuật đánh vũ khí, họ có thể sử dụng tay không khống chế và tước vũ khí dễ dàng.
Võ sư Đinh Đạo trước đây từng theo học Taekwondo nhiều năm, sau khi gặp đại sư Kim Chấn Bát thấy những khả năng đặc biệt của ông liền bái làm sư phụ. Anh cũng là người dụng công nghiên cứu sâu về môn võ này và phác họa qua lịch sử môn hapkido:
“Có một truyền thuyết cho rằng môn võ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 và các hiệp sĩ Hwa-rang là những người đầu tiên khởi xướng và tập luyện với các đòn cương mãnh đặc thù trong dòng võ thuật Triều Tiên. Sau đó chính các vị sư Phật giáo đã pha trộn các đòn cầm nã thủ đặc thù của Thiếu Lâm bắc phái làm nên bản sắc môn võ này. Tuy nhiên, lịch sử hiện đại lại cho thấy có hai trường phái chính do hai vị chưởng môn Choi Yong-sul và Ji Han-jae sáng lập. Trên các tài liệu chính thức hiện nay đều ghi nhận cả hai vị là đồng tổ sư môn Hapkido hiện đại. Chính sư phụ Kim Chấn Bát của chúng tôi đã thụ giáo với vị chưởng môn Ji Han-jae. Và chúng tôi rất tự hào mình nằm trong hậu duệ chính thống của dòng võ lừng danh này”.
Cao Thụ – Báo Thanh Niên Online
Huyền thoại Kim Chấn Bát
(Kim Jin Pal)
Thập niên 1970, Kim Chấn Bát xuất hiện như ngôi sao sáng trên bầu trời điện ảnh Hồng Kông. Cùng với Lý (http://en.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Dynasty) Tiểu Long, Kim đã đưa quyền cước thật lên màn ảnh với những đòn đánh tuyệt kỹ đầy nghệ thuật, làm say mê biết bao khán giả.
Nếu Lý Tiểu Long vận dụng phối hợp tài tình đòn tay vịnh xuân, đòn chân karate và bộ pháp của quyền anh, thì Kim Chấn Bát lại thi triển hapkido, một môn võ tên nghe còn mới lạ nhưng kỹ thuật hết sức độc đáo. Nhiều đệ tử thụ giáo từ ông sau này trở thành những tên tuổi lừng lẫy như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Mao Anh, Điền Tuấn… Con người huyền thoại đã đến Việt Nam (http://maps.google.com/maps?ll=21.0333333333,105.85&spn=10.0,10.0&q=21.0333333333,105.85%20%28Vietnam%29&t=h) một ngày đầu tháng tư.
Người đàn ông dáng vẻ trung niên, phong thái lịch lãm cúi chào chúng tôi. Phòng khách độ khoảng hai chục người, tôi đảo mắt nhìn quanh cố tìm đại sư Kim, người mà chúng tôi đang mong gặp. Với những người theo đuổi nghiệp võ, tên tuổi của Kim Chấn Bát quá lớn. Trong hình dung của tôi, lão sư còn sống đến hôm nay chắc râu tóc đã bạc phơ. Và chắc ông chưa kịp có mặt. Đợi khá lâu, tôi quay tìm võ sư Lâm Ngọc Tấn, người tổ chức buổi gặp mặt để hỏi. Võ sư Tấn bắt đầu giới thiệu, mọi người hết sức ngỡ ngàng. Hóa ra người đàn ông vừa chào chúng tôi lại chính là đại sư Kim Chấn Bát. Ông trẻ trung và nhanh nhẹn đến kỳ lạ. Nở nụ cười thân thiện, ông bắt đầu câu chuyện về môn võ hapkido và hành trình võ thuật của mình.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai2pv943c54e700088cda.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai2pv943c54e700088cda.jpg?w=595)
Đại sư Kim Chấn Bát
Kim Chấn Bát cất tiếng chào đời ngày 2.4.1941 tại thị trấn nhỏ U Pori (http://maps.google.com/maps?ll=61.4833333333,21.8&spn=0.1,0.1&q=61.4833333333,21.8%20%28Pori%29&t=h) Il Gu trên bán đảo Triều Tiên. Khi đó, vùng đất này đang chịu sự chiếm đóng và cai trị của Nhật. Thế chiến thứ 2 chấm dứt, đất nước ông bị chia cắt thành hai miền. Lớn lên giữa thời loạn lạc, cha ông khuyến khích con cái luyện tập võ thuật như phương tiện duy nhất để tự bảo vệ. Thuở nhỏ ông tập qua môn Ssireum (http://en.wikipedia.org/wiki/Ssireum), một môn vật truyền thống rèn sức chịu đựng và sự va chạm. Năm 16 tuổi ông rời bỏ quê nhà di chuyển tới thành phố Daegu Sin Chun, học thêm các môn võ khác như judo, kendo, tang soo do. Cuối cùng khi đến Seoul, ông có cơ duyên được gặp và theo học vị thầy Ji Han-jae (http://en.wikipedia.org/wiki/Ji_Han-Jae), người sáng lập môn hapkido hiện đại. Bị hấp dẫn bởi những đòn thế biến ảo kỳ lạ, ông không ngừng miệt mài khổ luyện và quyết định dừng chân ở môn võ này.
Gia nhập quân đội
Cũng như bao thanh niên trai trẻ thời ấy, ông bị động viên vào quân đội và đưa đi đào tạo tại học viện cảnh sát quân sự (quân cảnh). Lúc ấy chính quyền quân sự Hàn Quốc (Đại Hàn) đang thẳng tay trấn áp các tổ chức chống chính phủ, đồng thời khởi xướng ra luật lệ mới nên Tổng thống Park Chung-hee (http://en.wikipedia.org/wiki/Park_Chung-hee) luôn ở vị thế nguy hiểm, có thể bị ám sát bất cứ lúc nào. Gần 500 thành viên ưu tú trong quân đội được tuyển chọn, qua sàng lọc còn lại 30 người nằm trong đội cận vệ của Park Chung-hee. Kim Chấn Bát được chọn như một vệ sĩ riêng, luôn sát cánh cùng tổng thống và làm hết trách nhiệm của một người lính chuyên trách bảo vệ yếu nhân.
Khi chính quyền Park Chung -hee quyết định gửi quân tham chiến tại Việt Nam, ông được lệnh lên đường đến một đất nước xa xôi ở phương nam mà ông chưa từng biết. Ông còn nhớ rõ:
“Tôi đặt chân đến Sài Gòn (http://maps.google.com/maps?ll=10.7694444444,106.681944444&spn=0.1,0.1&q=10.7694444444,106.681944444%20%28Ho%20Chi%20Minh %20City%29&t=h) đúng ngày 28.3.1965. Do đặc thù chuyên môn của mình, tôi được cơ cấu vào đội điều tra hình sự của lực lượng quân cảnh, chuyên điều tra và xử lý sai phạm trong các đơn vị quân đội. Một thời gian sau Đại sứ quán Hàn Quốc có công văn gửi sang bên quân đội xin đích danh tôi làm cận vệ riêng cho ông đại sứ. Vậy là tôi trở lại với nghề cũ”.
Tuy vậy, đến năm 1967 ông chính thức xin giải ngũ và qua làm việc cho một công ty của Mỹ tại Sài Gòn với mức lương khá cao.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai3pv59950d4139ebc1dc.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/huyenthoai3pv59950d4139ebc1dc.jpg?w=595)
Biểu diễn đòn thế điêu luyện ở tuổi 71
Ảnh: C.T
Mở lò võ
Nhắc đến hai chữ “duyên nợ” với Việt Nam, ông vẫn còn bồi hồi:
“Lúc làm cận vệ cho ông đại sứ, cứ mỗi buổi chiều có thời gian rảnh là tôi xách võ phục tới trung tâm huấn luyện judo của thầy Thích Tâm Giác để tập nâng cao kỹ thuật môn võ này. Hết giờ tập, khi mọi người ra về tôi ở lại luyện những đòn đá thượng đẳng hapkido. Khi ấy có nhiều người hỏi tôi tại sao không dạy lại cho anh em với. Tôi nhận lời và bước đầu có khoảng 30 người theo học”.
Lúc đó phong trào taekwondo ở miền Nam đã rất mạnh. Quân đội Hàn Quốc đã gửi sang 200 võ sư taekwondo, 50 võ sư judo và các trung tâm huấn luyện mọc khắp các tỉnh thành và sự phát triển hết sức rầm rộ. Nhưng chưa có ai biết gì đến môn võ hapkido.
Chọn lựa một ngày đẹp trời, Kim Chấn Bát cùng nhóm môn sinh lứa đầu của mình tổ chức buổi biểu diễn ra mắt đầu tiên tại sở thú. Buổi biểu diễn gây được tiếng vang lớn và số người xin ghi danh học rất đông, số người ủng hộ cũng rất nhiều. Đã đến lúc phải tính đến mở một võ đường riêng, ông tìm thuê một căn nhà 6 tầng trên đường Nguyễn Huỳnh Đức (bây giờ là Huỳnh Văn Bánh), bắt tay vào xây dựng cơ nghiệp riêng của mình.
Dù tuổi đời còn rất trẻ lại kiếm tiền khá nhiều nhưng ông không lao vào ăn chơi mà dành hết tâm huyết cho việc truyền thụ võ thuật. Nhiều võ sinh các môn võ khác cũng tìm đến xin nhập môn, như bác sĩ Phạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m) Văn Cổn khi ấy đã mang đai đen 2 đẳng taekwondo. Các sư huynh bên judo vẫn tiếp tục theo luyện hapkido và hỗ trợ cho ông rất nhiều.
Chưa đầy 3 năm, võ đường hapkido đã thu hút hơn một ngàn võ sinh, đào tạo được 50 huấn luyện viên đai đen. Đến bây giờ ông vẫn còn nhớ tên một số người:
“Người nhận bằng đai đen số 1 có tên là Minh Châu, số 2 là Raymond – một người Việt lai Pháp. Người có đẳng cấp cao nhất hiện nay là bác sĩ Phạm Gia Cổn, mang 9 đẳng quốc tế. Những người này đều đang ở Mỹ”.
Đại sư Kim Chấn Bát bộc lộ ông có cảm tình đặc biệt với người Việt Nam. Theo (http://en.wikipedia.org/wiki/Theo_van_Gogh_%28art_dealer%29) ông người Việt có thể trạng học võ rất tốt, đầu óc thông minh, sống thân thiện và thủy chung. Ông nói:
“Sau này khi qua định cư tại Mỹ, tôi cũng tìm đến các khu dân cư đông người Việt sinh sống để mở võ đường và tìm thấy ở đây những môn sinh ưu tú nhất của mình”.
Biệt danh Kim Phi Hổ
Trung tâm Hapkido (http://www.daehanhapkido.org/) tại Sài Gòn có chiều hướng phát triển, nói theo thời ấy là đang “ăn nên làm ra” thì Kim Chấn Bát có một quyết định hết sức đột ngột.
Ông bàn giao công việc điều hành cho người đệ tử đáng tin cậy là bác sĩ Phạm Gia Cổn, để ra đi khai phá một miền đất mới. Những người bạn từng một thời trong quân ngũ, đang làm ăn tại Hồng Kông viết thư thúc giục ông tới đây. Vốn hâm mộ tài năng võ thuật của Kim, họ cho rằng ông sẽ có nhiều cơ hội hơn ở vùng “đất hứa” này.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/vo-thuatpv315aa8370c2e7814.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/vo-thuatpv315aa8370c2e7814.jpg?w=595)
Ông Kim Chấn Bát và các môn sinh - Ảnh: C.T
Hồng Kông từng được mệnh danh là kinh đô điện ảnh châu Á, nơi khai sinh các dòng phim võ hiệp luôn được khán giả đón nhận. Thế nhưng võ thuật trong phim thường được diễn xuất một cách màu mè, pha nhiều múa may giả tạo. Khán giả thì không thể bị lừa mãi được và bắt đầu quay lưng. Các nhà sản xuất đã thấy trước điều đó. Kim Chấn Bát rời Sài Gòn đến Hồng Kông năm 1971, thì cũng là lúc Lý Tiểu Long từ Mỹ bay sang đang chuẩn bị vai chính trong phim Đường Sơn Đại Huynh, bộ phim sau này tạo nên cơn sốt vé và làm “nổ tung” màn bạc. Rất ngẫu nhiên bây giờ “một rừng lại có hai cọp”.
Nhờ một người bạn làm việc ở Sở Di trú hết lòng chạy lo thủ tục, chỉ 4 tháng sau khi đặt chân đến vùng đất “cảng thơm”, ông đã có giấy phép mở võ đường. Hồng Kông khi ấy là một đơn vị hành chính thuộc Vương quốc Anh, có một hệ thống luật pháp chặt chẽ và luật quy định không cho mở võ đường tư nhân. Các võ đường đang hoạt động đều thuộc các tổ chức hội đoàn. Việc một người “ngoại quốc” đến mở võ đường tư nhân ở đây có thể nói như là một sự thách thức.
Không nằm ngoài dự đoán, có nhiều thư thách đấu được gửi tới. Lời lẽ thách đấu rất rõ ràng và cách thức tiến hành cũng rất công bằng. Nếu không dám nhận lời có nghĩa là hãy đóng cửa võ đường. Kim Chấn Bát buộc phải chấp nhận các cuộc đấu, và đánh bại hầu hết các đối thủ khiêu chiến. Khi có người hỏi ông đã thật sự đánh thắng một cao thủ nào chưa, đại sư Kim khiêm tốn:
“Những cao thủ thật sự không ai lại đi kiếm chuyện. Những kẻ ưa động thủ phần đông có võ công vào hạng trung bình”.
Rồi ông cười cười nói vui:
“Lúc ấy chỉ cần một trận thua thôi thì chắc chắn tôi phải xách đồ quay về Hàn Quốc rồi”.
Nền tảng võ thuật ở Hồng Kông vốn chịu ảnh hưởng của Thiếu Lâm nam phái, dụng quyền ít dụng cước (nam quyền bắc cước). Cước pháp nếu sử dụng cũng chỉ tung các cú đá nhắm vào mục tiêu hạ đẳng. Không có các đòn đá thượng đẳng và các đòn đá bay. Võ đường Flying Tiger của Kim Chấn Bát nổi danh với các đòn đá bay “cắt lưỡi kéo” tấn công cùng lúc hai mục tiêu trên không, hoặc đòn “én bay” tung hai chân công phá hai mục tiêu phía trước. Đòn “chim ưng vồ mồi” nhảy lên gối chân trụ đối phương để tung đòn chẻ xuống đỉnh đầu sau này Thành Long hay sử dụng cũng có xuất xứ từ đây. Chẳng mấy chốc Kim Chấn Bát trở nên nổi danh và được võ giới đặt cho biệt danh Kim Phi Hổ.
Không chỉ giỏi về võ thuật, Kim còn biết sử dụng truyền thông để quảng bá cho võ đường và môn võ hapkido. Lúc ấy tại Hồng Kông chỉ có 2 đài truyền hình, một đài chuyên phát tiếng Anh và một phát tiếng Hoa. Ông đã liên lạc và thuyết phục lãnh đạo đài cho ông biểu diễn và họ đồng ý cho phát hình 5 phút. Thế nhưng với sự hấp dẫn của các tiết mục, cùng với yêu cầu của khán giả xem đài, chương trình đã kéo dài tới 30 phút. Sự thành công rất lớn, khi ra đường nhiều người thấy ông là bao vây nói chúng tôi đã thấy ông trên truyền hình. Họ muốn làm quen, xin chữ ký, kể cả xin học võ.
Ít ai biết Kim cũng là người tiên phong trong việc thành lập công ty chuyên đào tạo cung cấp các diễn viên đóng vai thế thân. Nhiều stuntmen nổi tiếng sau này đều xuất thân từ studio của ông. Như đã nói ở bài trước, những tên tuổi nổi tiếng sau này như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Mao Anh… đều xuất thân từ lò đào tạo này.
Khi “hiện tượng” Lý Tiểu Long bùng nổ cũng là lúc các hãng phim cạnh tranh đổ xô mời ông hợp tác. Ông phải suy tính rất kỹ trước khi nhận lời và thật sự bắt tay cùng hãng Kea Fa Productions theo lời mời của đạo diễn Lo Jo Lee. Sự thành công vang dội tới mức ông lần lượt thủ vai chính trong 8 bộ phim như: The Madarin, Black guide, Valley of the double dragon, Jet-do Karate… Lúc đó thế giới mới biết đến môn võ hapkido với các đòn đá bay đặc dị nhanh như tia chớp do Kim Chấn Bát diễn xuất đúng như thật và không cần đến kỹ xảo.
Vô tình nghề nghiệp làm cho Kim Chấn Bát và Lý Tiểu Long thật sự cạnh tranh với nhau, và đó cũng là quy luật. Nhà hai người lại ở rất gần, cứ mỗi sáng thức dậy chạy bộ cả hai thường xuyên chạm mặt. Ông kể:
“Lý và tôi đều đeo kính đen, luôn chạy ngược chiều và gặp nhau hằng ngày nhưng không thèm nhìn mặt nhau. Sau này khi Lý chết đột ngột, tôi cứ hối tiếc hoài tại sao lúc đó mình không bắt tay nhau”.
Kim đã đến dự đám tang của Lý Tiểu Long và mang theo nỗi hối tiếc không nguôi.
Kim Chấn Bát cũng thẳng thắn cho rằng về kỹ thuật ông bay đá cao hơn Lý Tiểu Long, nhưng về đóng phim thì Lý ăn đứt ông. Đặc biệt cách nhảy nhót, la hét của Lý tạo phong cách riêng rất lạ, sau này có nhiều người bắt chước nhưng đều không đạt. Về mặt võ thuật, theo ông, Lý Tiểu Long là một tài năng đặc biệt. Lý cũng là người rất nhạy cảm trong kinh doanh, luôn tìm ra cái mới được mọi người đón nhận. Lý Tiểu Long trở nên bất tử vì mệnh yểu, ông ra đi đúng lúc sáng chói nhất của đời mình.
Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời Kim Chấn Bát, ông không gục ngã trong vinh quang, cũng không đắm chìm trong thất bại. Ông vững chãi đi qua những thăng trầm, và còn trụ vững đến ngày hôm nay.
Huyền thoại Kim Chấn Bát: Một đời người, một nghiệp võ
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/haudue11390033pva5ea5d0e7b55775b.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/haudue11390033pva5ea5d0e7b55775b.jpg?w=595)
Kim Chấn Bát và vợ, bà Sue Yun
Ảnh: C.T
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, dòng phim võ thuật có chiều xuống dốc. Phong trào tập võ qua thời kỳ bộc phát cũng bắt đầu lắng lại. Người dân lo ngại tương lai Hồng Kông sau khi chuyển giao chủ quyền về Trung Quốc (1997). Vậy là một dòng di dân âm thầm diễn ra.
Gia đình nhỏ của Kim Chấn Bát cũng không ra khỏi lựa chọn đó. Ông đứng trước hai con đường, hoặc trở về Hàn Quốc, hoặc đi qua Mỹ. Dù ở đâu ông biết mình cũng phải làm lại từ đầu. Sau cùng vì sự học hành của hai đứa con còn nhỏ dại, ông chọn con đường sang Mỹ.
“Như một định mệnh, đúng ngày 28.3.1982 tôi đặt chân tới San Francisco. Cũng ngày ấy, mười bảy năm trước tôi đến Sài Gòn, một bước ngoặt làm thay đổi cả cuộc đời tôi”, ông nhớ lại.
Lần đầu qua Mỹ, không quen biết ai, không có mối quan hệ nào để nhờ vả, cả gia đình phải thuê khách sạn ở trọ hơn một tháng để kiếm chỗ ở mới. Rồi cả nhà dắt díu nhau đến khu Garden Grove, thành phố Westminster. Đây là khu vực có đông người Việt sinh sống. Đến một xứ sở mà mọi người đều lao vào kinh doanh kiếm tiền, ông lại không có nghề nghiệp nào khác ngoại trừ nghề… dạy võ.
Ở Mỹ, thủ tục xin phép thành lập võ đường rất dễ dàng nhưng kiếm cho được môn sinh lại không dễ chút nào. Rất thật lòng, ông kể:
“Ngày khai trương võ đường mới, các anh biết có bao người đến ghi danh không? Đúng 5 võ sinh, đều ở tuổi thiếu niên”.
Cách dạy võ ở Mỹ cũng khác. Không được phép la mắng hay đánh võ sinh. Tập luyện cũng ở mức độ vừa sức, nếu khổ luyện quá thì võ sinh bỏ học. Vậy là phải thay đổi cách dạy và cách tập sao cho phù hợp để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Cũng trong thời gian này, một số học trò cũ nghe tin ông qua Mỹ liền đi tìm. Thông qua võ sư Bông Su Han, bác sĩ Phạm Gia Cổn tìm ra được địa chỉ của ông. Bác sĩ Cổn là người được ông ủy nhiệm điều hành Trung tâm Hapkido tại Sài Gòn từ năm 1971. Sau này qua Mỹ, Phạm Gia Cổn tiếp tục mở võ đường dạy Hapkido, đồng thời học nâng cao, trở thành giảng viên của đại học danh tiếng UCLA (University California Los Angeles).
Hai thầy trò gặp nhau trong vui mừng tột độ. Thấm thoắt hơn mười năm trôi qua. Giờ gặp lại thầy và trò đều bước vào độ tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”. Sau một đêm hàn huyên tâm sự, cả hai quyết định gộp chung hai võ đường lại, cùng tập chung và dạy chung như thời gian còn ở Việt Nam. Chẳng mấy chốc võ đường Kim Chấn Bát trở nên nổi danh. Ông được mời huấn luyện cho Irvine Swat Team, thành lập một lớp Hapkido tại căn cứ không quân El Toro Marine. Năm 1987, với uy tín to lớn Kim Chấn Bát được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật thế giới tại Mỹ.
Năm 1993, với ý định đưa kỹ thuật hapkido vào lực lượng an ninh, Kim Chấn Bát dời đến Washington DC. Tại đây ông huấn luyện đặc cách cho lực lượng chống ma túy DEA (Drug Enforcement Administration) và các bộ phận trực thuộc. Kim Chấn Bát cũng thành công khi huấn luyện Hapkido cho đội tuyển bóng rổ của Đại học G.Washington, đội bóng bầu dục Redskin của tiểu bang Washington… Hapkido ngày nay có mặt ở khắp các tiểu bang Mỹ, và nhiều nước trên thế giới như Mexico, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp… Liên đoàn Jin Pal Hapkido thế giới thành lập năm 1994, Kim Chấn Bát giữ vai trò chủ tịch.
Một đời người với chừng ấy năm tháng lại làm được một khối lượng công việc đồ sộ như ông là sự phấn đấu không ngừng. Nhưng ông vẫn chưa chịu nghỉ ngơi, và tin rằng mình còn thời gian và sức lực để hoàn thành nốt những tâm nguyện. Ngày 2.4 vừa qua, đại sư Kim Chấn Bát tổ chức sinh nhật tuổi 71 của mình tại TP.HCM. Đây có lẽ là một trong những ngày vui nhất đời ông. Ông đã đến gieo hạt giống Hapkido tại Việt Nam khi mới 24 tuổi, và đã làm một chuyến đi kéo dài 41 năm mới có dịp quay trở lại đất nước mà ông vô cùng yêu mến.
Trong chuyến đi này, ngoài các đệ tử tháp tùng, ông còn đưa theo người vợ mà ông hết mực yêu thương. Qua câu chuyện mới biết con người tài hoa Kim Chấn Bát là mẫu người hết sức chung thủy trong tình yêu. Chuyện quen biết và lấy vợ của ông không giống ai. Lúc làm cho một công ty Mỹ tại Sài Gòn, một viên quản lý lớn tuổi cũng là người Hàn Quốc nhận thấy ông làm rất nhiều tiền, nhưng không đi vũ trường, không hút thuốc, bia rượu, chỉ chăm chăm luyện và dạy võ nên đem lòng mến mộ. Viên quản lý đã chủ động kết nối cô con gái cưng Sue Yun đang học đại học tại Seoul với Kim Chấn Bát.
Năm 1968, Kim bay về Hàn Quốc và làm lễ đính hôn chớp nhoáng, rồi quay lại Việt Nam. Cô gái xinh đẹp Sue Yun đã thấp thỏm chờ đợi suốt ba năm. Thời ấy thông tin liên lạc rất khó khăn. Nhiều tin đồn đến tai vị hôn thê, nào chàng ta đã có vợ bên Việt Nam, hoặc thế nào cũng có con rơi. Lại có mấy chàng trai không kém phần hào hoa thừa cơ tấn công. Nhưng Sue Yun luôn vững lòng tin. Khi Kim Chấn Bát đến Hồng Kông, cũng là lúc Sue Yun vừa tốt nghiệp. Cô đã bay đến Hồng Kông và cả hai làm lễ cưới tại đây. Sue Yun là mẫu phụ nữ phương Đông, luôn hy sinh cho chồng con. Hai người ăn ở với nhau có hai mặt con và bà luôn sát bước theo chồng, chăm chút, chia sẻ cùng ông mọi vui buồn.
Ngược lại lúc Kim Chấn Bát đang nổi danh, có biết bao cô gái đẹp hâm mộ và có cả những cô chủ động “tấn công”. Nhưng con người rất mực nghiêm túc như Kim Chấn Bát chưa bao giờ xiêu lòng. Những lời từ đáy lòng của ông nghe hết sức thành thật:
“Cả đời tôi chưa làm gì có lỗi với vợ. Và tình yêu tôi dành cho cô ấy đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đủ đầy”.
Sự thật về Hapkido
Nói đến môn võ Hapkido, không chỉ người ngoại đạo mà cả trong giới võ thuật cũng ít người biết rõ nguồn gốc và nguyên lý hoạt động của môn võ này. Tìm các tài liệu trên trang mạng, chỉ thấy nói chung chung đó là môn võ dùng khắc chế Taekwondo vốn thiện nghệ đòn đá. Xem các tiết mục biểu diễn của các cao thủ Hapkido, cả trên phim ảnh lẫn ngoài đời phải thừa nhận các đòn đánh hết sức đẹp mắt. Các đòn phi cước tung ra rất bay bổng và dũng mãnh, các đòn quăng quật, nắm bắt cầm nã ngược lại đầy nhu lực. Còn tính hiệu quả thật sự trong chiến đấu thì sao?
Đại sư Kim Chấn Bát khẳng định Hapkido cực kỳ lợi hại cả trong tấn công lẫn phản đòn, đặc biệt là kỹ thuật cận chiến. Không phải ngẫu nhiên mà đội bảo vệ Tổng thống Park Chung-hee trước đây hầu hết đều là các hảo thủ Hapkido. Ông kể có nhiều trường hợp bất ngờ không có trong “kịch bản” buộc người cận vệ phải có bản lĩnh võ thuật để xử lý.
Đó là năm 1962 khi ông Park Chung-hee về thành phố Busan nói chuyện trước đám đông cả trăm ngàn người. Lúc đó như có một làn sóng người muốn xem mặt tổng thống ào ào lên phía trước đe dọa đến tính mạng của ông Park. Ông và các đồng đội đã dàn hàng ngang và dùng tay đẩy hàng người phía trước ngồi xuống bằng kỹ thuật bấm vào huyệt Vân môn. Vừa nói ông vừa làm mẫu với ngón tay cứng như thép, làm cho đối tượng gần như tê liệt. Theo phản xạ, hàng người trước ngồi, những hàng người phía sau sẽ ngồi xuống theo.
https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/kimchanbat2pv14c060a7bcf50d5e.jpg?w=595 (https://nguoidentubinhduong.files.wordpress.com/2012/04/kimchanbat2pv14c060a7bcf50d5e.jpg?w=595)
Kim Chấn Bát (thứ 3 từ trái sang) và các cao đồ
Ảnh: C.T
Mặc dù những người lính cận vệ như ông bắn súng bách phát bách trúng, nhưng không phải lúc nào cũng kè kè súng bên người và có thể nổ súng bừa bãi được. Cận vệ cũng không thể tung người đấm đá lung tung. Các kỹ thuật cầm nã bắt dao, khóa tay, bấm huyệt vừa nhẹ nhàng, kín đáo lại cực kỳ hiệu dụng. Những kẻ quá khích thời ấy thường rất nhiều, kể cả những kẻ ngông cuồng làm càn để tạo sự nổi tiếng, thường xuyên bị nhóm của ông khống chế tước vũ khí. Vì tính hiệu quả như vậy nên quân đội cũng mời ông dạy cho lực lượng biệt hải và mũ nồi xanh…
Có một đội cận vệ tinh nhuệ như vậy nhưng cuối cùng Park Chung-hee vẫn bị ám sát năm 1979. Kim Chấn Bát đang ở Hồng Kông, khi nghe tin này ông đã bàng hoàng suốt mấy ngày. Mấy người lính cận vệ vừa là đồng đội cũ, vừa là đồng môn bị bắn gục, chỉ còn một người sống sót. Vụ ám sát do Giám đốc Cục Tình báo Hàn Quốc Kim Jae-kyu sắp đặt. Tổng thống Park Chung-hee được mời đến dự tiệc tại một tòa nhà của cục tình báo, các cận vệ bị tách khỏi tổng thống và giao nộp súng cho các đặc vụ, khi bị bắn họ hoàn toàn không kịp phản ứng.
Kim Chấn Bát đã sớm nhận ra chỗ lập thân của mình không phải cả đời quanh quẩn đi theo bảo vệ các yếu nhân. Ngay cả khi đóng phim cũng chỉ muốn thông qua điện ảnh quảng bá môn võ Hapkido ra toàn thế giới. Hành trình võ thuật của ông đã gặt hái những thành quả khả quan, hệ thống Jil Pal Hapkido ngày nay có mặt ở nhiều nước, môn sinh đông khắp và đủ các thành phần. Nhiều người là tiến sĩ, luật sư, bác sĩ… nổi danh. Có cả những vận động viên nổi tiếng trong thể thao như các ngôi sao bóng rổ, bóng bầu dục…
Câu chuyện cuộc đời đại sư Kim Chấn Bát cũng đã khá dài, các cao đồ đi theo ông có nhã ý mời tôi xuống võ đường Delon Tấn ở đường Tân Khai, Q.5, TP.HCM để “mục sở thị” các kỹ thuật đặc trưng của Hapkido. Ở đây từ ba năm qua đã âm thầm ươm mầm một nhóm khá đông các võ sinh học kỹ thuật Hapkido. Các em đều còn rất trẻ và kỹ thuật ra đòn rất căn cơ, là hạt giống tốt để phát triển hapkido về lâu dài.
Để mọi người nắm rõ nguồn gốc các đòn thế kỹ thuật Hapkido, võ sư Phạm Quang Lãm – huyền đai 5 đẳng – tóm tắt:
“Nếu nói hapkido là khắc tinh của Taekwondo là cách nói phiến diện. Có thể nói Hapkido là sự kết hợp hài hòa của ba môn phái nổi danh Taekwondo, Aikido và Jujitsu.
Khi tấn công, Hapkido nặng về các đòn đá tầm xa như Taekwondo mạnh bạo và lợi hại.
Khi phòng thủ thì dùng các kỹ thuật Jujitsu nhẹ nhàng lách né nhu nhuyễn.
Khi phản công thường dùng đòn Aikido với kỹ thuật tiến thối vòng tròn để giảm bớt tối đa lực trấn áp đối phương. Đặc biệt những đòn thế tự vệ là sự phối hợp tuyệt vời Aiki-Jujitsu”.
Hapkido còn chú trọng sự luyện khí, từ những động tác luyện khí khởi động sơ cấp đến những bài luyện khí cao cấp. Ngoài ra nhiều món vũ khí cũng nằm trong hệ thống huấn luyện như tiểu côn, song côn, dây xích, kiếm, dao găm… Học sử dụng và đánh vũ khí chỉ dành cho các môn sinh đẳng cấp huyền đai. Khi làm chủ được các kỹ thuật đánh vũ khí, họ có thể sử dụng tay không khống chế và tước vũ khí dễ dàng.
Võ sư Đinh Đạo trước đây từng theo học Taekwondo nhiều năm, sau khi gặp đại sư Kim Chấn Bát thấy những khả năng đặc biệt của ông liền bái làm sư phụ. Anh cũng là người dụng công nghiên cứu sâu về môn võ này và phác họa qua lịch sử môn hapkido:
“Có một truyền thuyết cho rằng môn võ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 và các hiệp sĩ Hwa-rang là những người đầu tiên khởi xướng và tập luyện với các đòn cương mãnh đặc thù trong dòng võ thuật Triều Tiên. Sau đó chính các vị sư Phật giáo đã pha trộn các đòn cầm nã thủ đặc thù của Thiếu Lâm bắc phái làm nên bản sắc môn võ này. Tuy nhiên, lịch sử hiện đại lại cho thấy có hai trường phái chính do hai vị chưởng môn Choi Yong-sul và Ji Han-jae sáng lập. Trên các tài liệu chính thức hiện nay đều ghi nhận cả hai vị là đồng tổ sư môn Hapkido hiện đại. Chính sư phụ Kim Chấn Bát của chúng tôi đã thụ giáo với vị chưởng môn Ji Han-jae. Và chúng tôi rất tự hào mình nằm trong hậu duệ chính thống của dòng võ lừng danh này”.
Cao Thụ – Báo Thanh Niên Online