duyanh
01-23-2014, 01:50 PM
Nhật Bản và Trung Quốc có thể vướng vào một cuộc xung đột quân sự trong tương lai, đó là những gì có thể xảy ra sau những căng thẳng gần đây.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/23/652e0e01a075fd.img.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 22/1/2014. Châu Á – Thái Bình Dương gần đây buộc phải suy ngẫm khả năng chiến tranh xảy ra giữa Bắc Kinh và Tokyo do những vấn đề về tranh chấp về lãnh thổ, tăng chi tiêu quân sự và chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi. Nhưng ngay cả những người nghĩ ra các kịch bản chiến tranh cũng vẫn khẳng định rằng: “Chắc chắn sẽ không xảy ra…”.
Chắc chắn nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới có quá nhiều thứ để mất trong một cuộc chiến tranh, thậm chí đó chỉ là một cuộc giao tranh nhỏ. Chắc chắn phần còn lại của thế giới (và đặc biệt là Mỹ, sức mạnh lớn nhất ở Thái Bình Dương ) sẽ hạn chế cả hai bên trước khi một cuộc chiến đấu có thể xảy ra trong thực tế. Và chắc chắn hai quốc gia hiện đại sẽ không cho phép những bất bình trong lịch sử đẩy họ vào một cuộc chiến.
Nhưng khi Thủ tướng Abe gặp gỡ các phóng viên và biên tập viên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, ông đã cố tình trốn tránh nói ra câu “chắc chắn không” đối với cuộc chiến này.
Thay vào đó, ông Abe cảnh báo về một điều bất ngờ có thể trở thành điểm nóng trong các cuộc xung đột lớn. "Có thể có một số xung đột hay tranh chấp có thể phát sinh, trên một mức độ đặc biệt... hoặc vô tình vấp phải", ông nói. Ông không cung cấp bất kỳ ví dụ nào, nhưng trong một câu chuyện khác thì năm 2014 sẽ đánh dấu 100 năm Thế chiến I. Cuộc chiến năm đó đã xảy ra bắt đầu với một sự kiện rất bất ngờ: xuất phát từ một vụ ám sát ở Sarajevo.
Ông Abe đã không hề tìm cách làm giảm những căng thẳng với láng giềng. “Thật không may, chúng ta không thể đưa ra một lộ trình rõ ràng", ông nói. Dù vậy, ông cũng đã đưa ra một lời đề nghị thiếu nhiều niềm tin rằng Bắc Kinh và Tokyo nên thành lập một “kênh thông tin liên lạc cấp quân đội”.
Ngoài ra, ông cũng đã vừa khẳng định vừa tìm cách để Mỹ tiếp tục lời hứa đứng về phía Nhật Bản, và cho biết quan hệ quân sự giữa Tokyo và Washington đang ngày càng gần gũi hơn.
Ông cũng ra sức bảo vệ chuyến thăm tới đền Yasukuni gây tranh cãi. Nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, cho rằng ngôi đền đã tưởng niệm những người từng bị kết án tội phạm chiến tranh và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi khủng khiếp trong thời gian chiếm đóng nhiều khu vực Đông Á của Nhật Bản. Abe cho biết ông không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên Nhật Bản đến thăm đền thờ, và những thủ tướng tiền nhiệm đã đến thăm ngôi đền tổng cộng 65 lần. Những người chỉ trích chuyến thăm của ông chỉ đơn giản là hiểu lầm ý định của ông.
Trung Quốc sẽ có nhiều thứ để mất từ chiến tranh, Abe khuyến cáo, chỉ ra rằng xung đột sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế mà hiện chính quyền Bắc Kinh cần phải bảo vệ tôn chỉ phát triển đó. Thủ tướng Nhật Bản không đề cập đến cái giá phải trả cho đất nước của mình nếu vướng vào xung đột, nhưng cũng đã khẳng định nếu có một cuộc chiến tranh Trung-Nhật sẽ phá vỡ nền kinh tế thế giới.
theo infonet.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/23/652e0e01a075fd.img.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 22/1/2014. Châu Á – Thái Bình Dương gần đây buộc phải suy ngẫm khả năng chiến tranh xảy ra giữa Bắc Kinh và Tokyo do những vấn đề về tranh chấp về lãnh thổ, tăng chi tiêu quân sự và chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi. Nhưng ngay cả những người nghĩ ra các kịch bản chiến tranh cũng vẫn khẳng định rằng: “Chắc chắn sẽ không xảy ra…”.
Chắc chắn nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới có quá nhiều thứ để mất trong một cuộc chiến tranh, thậm chí đó chỉ là một cuộc giao tranh nhỏ. Chắc chắn phần còn lại của thế giới (và đặc biệt là Mỹ, sức mạnh lớn nhất ở Thái Bình Dương ) sẽ hạn chế cả hai bên trước khi một cuộc chiến đấu có thể xảy ra trong thực tế. Và chắc chắn hai quốc gia hiện đại sẽ không cho phép những bất bình trong lịch sử đẩy họ vào một cuộc chiến.
Nhưng khi Thủ tướng Abe gặp gỡ các phóng viên và biên tập viên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, ông đã cố tình trốn tránh nói ra câu “chắc chắn không” đối với cuộc chiến này.
Thay vào đó, ông Abe cảnh báo về một điều bất ngờ có thể trở thành điểm nóng trong các cuộc xung đột lớn. "Có thể có một số xung đột hay tranh chấp có thể phát sinh, trên một mức độ đặc biệt... hoặc vô tình vấp phải", ông nói. Ông không cung cấp bất kỳ ví dụ nào, nhưng trong một câu chuyện khác thì năm 2014 sẽ đánh dấu 100 năm Thế chiến I. Cuộc chiến năm đó đã xảy ra bắt đầu với một sự kiện rất bất ngờ: xuất phát từ một vụ ám sát ở Sarajevo.
Ông Abe đã không hề tìm cách làm giảm những căng thẳng với láng giềng. “Thật không may, chúng ta không thể đưa ra một lộ trình rõ ràng", ông nói. Dù vậy, ông cũng đã đưa ra một lời đề nghị thiếu nhiều niềm tin rằng Bắc Kinh và Tokyo nên thành lập một “kênh thông tin liên lạc cấp quân đội”.
Ngoài ra, ông cũng đã vừa khẳng định vừa tìm cách để Mỹ tiếp tục lời hứa đứng về phía Nhật Bản, và cho biết quan hệ quân sự giữa Tokyo và Washington đang ngày càng gần gũi hơn.
Ông cũng ra sức bảo vệ chuyến thăm tới đền Yasukuni gây tranh cãi. Nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, cho rằng ngôi đền đã tưởng niệm những người từng bị kết án tội phạm chiến tranh và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi khủng khiếp trong thời gian chiếm đóng nhiều khu vực Đông Á của Nhật Bản. Abe cho biết ông không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên Nhật Bản đến thăm đền thờ, và những thủ tướng tiền nhiệm đã đến thăm ngôi đền tổng cộng 65 lần. Những người chỉ trích chuyến thăm của ông chỉ đơn giản là hiểu lầm ý định của ông.
Trung Quốc sẽ có nhiều thứ để mất từ chiến tranh, Abe khuyến cáo, chỉ ra rằng xung đột sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế mà hiện chính quyền Bắc Kinh cần phải bảo vệ tôn chỉ phát triển đó. Thủ tướng Nhật Bản không đề cập đến cái giá phải trả cho đất nước của mình nếu vướng vào xung đột, nhưng cũng đã khẳng định nếu có một cuộc chiến tranh Trung-Nhật sẽ phá vỡ nền kinh tế thế giới.
theo infonet.