PDA

View Full Version : Trung Quốc đang tăng tốc xuất khẩu vũ khí



duyanh
06-08-2014, 12:14 PM
Ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc trong 5 năm qua đã cung cấp những vũ khí quan trọng cho 35 nước đang phát triển. Dù không có con số bán chính thức, nhưng giới chuyên gia ước tính con số này lên tới hàng tỷ USD.

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/08/353942b2bd3712.img.jpg
ảnh minh họa

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp vũ khí quan trọng lớn thứ 4 thế giới trong vòng 5 năm qua, chỉ sau Mỹ, Nga và Đức. Xuất khẩu vũ khí quan trọng của Trung Quốc tăng tới 212% trong thời gian từ 2009-2013, so với 5 năm trước đó. Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí toàn cầu nói chung của Trung Quốc tăng từ 2-6%. Và hầu hết 3/4 số vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc được bán cho 3 nước là Pakistan, Bangladesh và Myanmar.
Kể từ khi báo cáo của SIPRI được công bố, Trung Quốc đã giành được hợp đồng cung cấp cho Myanmar 4 hệ thống tên lửa phòng không KaiShan 1A (hay còn được gọi là KS-1A), phiên bản xuất khẩu của Hongqi-10 (HQ-12) nhằm trang bị cho một trung đoàn phòng không.
Với hợp đồng này, Myanmar trở thành nước ngoài đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa phòng không KS-1A. Theo dự kiến hệ thống sẽ được chuyển giao bắt đầu vào năm nay.
Hồi tháng 3, Trung Quốc và Pakistan cũng đã ký một thỏa thuận trị giá xấp xỉ 6 tỷ USD để chuyển giao 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Yuan.
Trung Quốc và Pakistan cũng đã phối hợp trong nhiều dự án quốc phòng chung, từ sản xuất chiến đấu cơ tiên tiến JF-17 Thunder, tới tiếp thị xe tăng Al-Khalid.
Theo một báo cáo của Lầu Năm Gó vào năm ngoái thì, “Trung Quốc đã tham gia vào cả bán vũ khí lẫn hợp tác về công nghiệp quân sự với Islamabad, trong đó có hợp tác sản xuất chiến đấu cơ JF-17, tàu khu trục F-22P được trang bị tên lửa, máy bay huấn luyên K-8, máy bay chiến đấu F-7, máy bay điều khiển và cảnh báo sớm, xe tăng, tên lửa không đối không, tên lửa hành trình chống hạm, và hợp tác trong sản xuất xe tăng chiến đấu”.
Trung Quốc cũng dự kiến bán 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Ming 035G cho Bangladesh cho tới năm 2019, theo một hợp đồng trị giá 206 triệu USD.
Ngoài ra, Không quân Bangladesh cũng đã mua một phi đội gồm 16 chiếc chiến đấu cơ F-7 BGI của Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Sheikh Hasina cho biết cho tới năm 2015 hải quân Bangladesh sẽ mua 2 tàu ngầm và tiến trình xây dựng căn cứ tàu ngầm đang được thực hiện.
Theo IHS Jane’s, Bangladesh là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Trung Quốc, đã chi hơn 350 triệu USD vào năm 2012. Dữ liệu của SIPRI cho thấy Bangladesh đã mua tên lửa chống hạm, xe tăng, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác của Trung Quốc từ năm 2008-2012.
Trong khi đó, vào đàu tháng này, Ả rập Xê út đã ký một hợp đồng mua máy bay không người lái bay ở tầm trung và có sức chịu đựng cao Wing Loong của Trung Quốc. Thông tin được tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc hé lộ, song số lượng bao nhiêu vẫn là một bí mật.
Dẫn các tin tức quân sự Nga, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết Hoàng thái tử Ả rập Salman đã ký hợp đồng với tướng Wang Guanzhong của quân đội Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc hồi giữa tháng 4 vừa qua. Như vậy Ả rập Xê út là quốc gia Ả rập đầu tiên “tậu” máy bay không người lái của Trung Quốc.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết, việc chuyển giao các vũ khí chủ chốt của Trung Quốc sang vùng châu Phi Hạ Sahara cũng được ước tính tăng từ chỉ 3% trong tổng số xuất khẩu từ năm 1996-2000 lên 25% từ 2006-2010.
Súng trường và bom lửa do Trung Quốc sản xuất cũng được thấy xuất hiện ở vùng Darfur của Sudan, trong súng phản lực chống tăng RPG của Trung Quốc cũng được thấy ở Somalia. Súng trường Trung Quốc cũng được phát hiện ở Bờ Biển Ngà.
Tham vọng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã được thấy trong tuyên bố của chủ tịch Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), ông Lin Zuoming, tại Triển lãm hàng không Paris năm 2013. Ông đã nói rõ 2 mục tiêu của AVIC: “Thứ nhất là phát triển công nghệ hàng không sánh kịp với các nước có công nghiệp hàng không mạnh; thứ hai là đưa tập đoàn này trở thành tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới”.
Zuoming cũng cho biết AVIC đã đạt được bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực xuất khẩu “đạn dược” và vẫn còn “không gian phát triển” rộng lớn cho xuất khẩu máy bay và vũ khí. Giải thích thêm về tham vọng của công ty mình, ông cho biết lý do ngành công nghiệp hàng không của Mỹ và Nga phát triển là các thị trường NATO và khối Warsaw Pact đã khiến cho họ cung cấp cho một mạng lưới các đối tác.
“Vì vậy trong khi chúng ta bán đạn dược, chúng ta phải mở rộng tầm nhìn để biến một hoặc vài đối tác thương mại trong lĩnh vực đạn dược thành một hệ thống các đối tác”, ông nói.

theo dantri.