PDA

View Full Version : Cướp nhà dân giao cho đảng viên



duyanh
06-12-2014, 12:21 PM
Chuyện cướp đất, cướp nhà của quan chức CSVN không còn lạ lẫm đối với người dân Việt, nhất là với những người từng trải qua thời điểm sau năm 1975. Những tưởng cùng với thời gian thì chính quyền Việt Nam cũng học được cách hành xử văn minh hơn đối với người dân, thì đằng này họ không thay đổi mấy, mà chỉ thêm phần xảo trá, lưu manh.
Một sự việc gây phẫn uất trong dư luận đã xảy ra tại thành phố Mỹ Tho, tình Tiền Giang giúp chúng ta biết thêm bản chất của chính quyền Cộng sản. Câu chuyện mà theo tờ Người Lao Động nói là tưởng như đùa lại xảy đến với bà Bùi thị Nhàn (sinh năm 1954-ngụ nhà số 50/5B Giồng Dứa, phường 7, Tp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Bày này trong một thời gian dài khóa cửa nhà lên thành phố Sài Gòn làm thuê, bán vé số để trả nợ, thì bổng một hôm trở về nhà thấy căn nhà thân yêu của mình do người khác ở. Và người này lại là một đảng viên Cộng sản. Đuổi đi không được, vì được chính quyền bảo kê.


http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/dan%201.jpg

Căn nhà của bà Nhà bị ông đảng viên Dung cướp. Ảnh: Người Lao Động




Người ngụ trong căn nhà của bà Nhà là ông Lâm Văn Dung, ông này nguyên là cán bộ tổ chức Đảng ủy phường 7, cũng là địa phương với bà Nhàn. Thấy chuyện quá lạ đời, ngang ngược, bà liền viết đơn gửi Ủy Ban nhân dân phường đề nghị giải quyết. Sau đó, bà Nhàn mới tá hỏa khi biết trong lúc mình đi vắng, Đảng ủy phường 7 đã có cuộc họp và thống nhất bàn giao căn nhà của bà cũng như làm thủ tục chủ quyền nhà đất cho ông Dung. Hay nói cho chính xác hơn là Đảng ủy phường 7 hợp thức hóa cho ông Dung cướp ngôi nhà của bà Nhàn.

Quá trình cướp nhà của đảng viên Cộng sản

Trong một sự tình cờ, phóng viên Người Lao Động gặp bà Nhàn lang thang bán vé số ở huyện Bình Chánh, Sài Gòn. Thông qua cuộc nói chuyện, bà Nhàn cho phóng viên hay, vào năm 1988, bà mua căn nhà 50/5B Giồng Dứa, được Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ngày 19/3/1988.

Bà Nhà cùng gia đình sinh sống tại căn nhà này cho đến năm 1993, do người chồng trong làm ăn có thiếu nợ, không còn khả năng chi trả nên bà Nhà khỏa cửa nhà, âm thầm cùng chồng bỏ lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Tuy vậy, bà vẫn thỉnh thoảng về nhà, thấy cửa khóa nên đinh ninh không có chuyện gì.

Bẵng đi một thời gian lâu không về nhà, nào ngờ vào năm 2012, bà Nhà quay về, bất ngờ thấy ông Dung đang ngụ trong căn nhà của mình. Bà Nhàn hỏi thì được ông Dung cho biết đã mua lại căn nhà này do nhà nước bán. Dù là người sống ở miền Nam, không còn xa lạ gì với việc chính quyền cướp nhà cửa, đất đai của dân miền Nam sau 1975, nhưng bà vẫn không tin rằng nhà nước Cộng sản lại làm chuyện bỉ ổi đó. Do vậy, bà gửi đơn đến UBND phường 7 để giải quyết, tố cáo ông đảng viên Lâm Văn Dung cướp nhà ở của mình.

Sau đó, vào ngày 3/8/2012, bà Nguyễn thị Trúc Lan, Phó Chủ tịch UBND phường 7, đã có cuộc với ông Dung và bà Nhàn để “giải hòa”. Theo biên bản làm việc, khi bà Nhàn yêu cầu trả lại nhà, ông Dung cho rằng căn nhà đã được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ngày 31/3/2003 nên không đồng ý. Chính quyền phường 7 cũng bao che cho ông Dung nên bà Nhà chỉ biết uất ức mà không biết làm gì, vì không biết thưa kiện, thủ tục như thế nào, lại thêm phần không có tiền, nên bà đành phải quay trở lại Sài Gòn, lang thang thuê phòng trọ bán vé số kiếm tiền sống qua ngày.

Mánh khóe để cướp nhà của dân.


Thông qua sự tìm hiểu của phóng viên Người Lao Động, bà Nhàn dù đi lánh nạn do thiếu nợ nhưng vẫn thường xuyên về thăm nhà. Vào hồi năm 2004, Công an Tp Mỹ Tho vẫn cấp hộ khẩu cho cả gia đình bà ở địa chỉ 50/5B Giồng Dứa.

Về nguyên nhân ông Dung được UBND tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, ngày 26/4/1995, Ban Chấp hành Đảng bộ phường 7 có cuộc họp xét cấp nơi ở cho đảng viên Lâm Văn Dung (lúc này ông Dung làm công tác tổ chức của Đảng ủy phường). Trong biên bản cuộc họp do ông Phùng Công Danh (Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường 7) ký ngày 12/11/2002 ghi “Đảng ủy nhất trí 8/8 đồng chí (100%) cấp nơi ở tại hẻm 50 Giồng Dứa cho đồng chí Lâm Văn Dung”, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện hợp thúc hóa theo luật định cho ông. Và ngôi nhà mà ông Dung chọn để ở và dọn đến chính là nhà của bà Nhàn.

http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/dan%202.jpg

Cho dù đầy đủ giấy tờ chứng minh sở hữu căn nhà của mình, nhưng bà Nhàn vẫn chẳng thể bước bào nhà. Ảnh: Người Lao Động

Điều đáng nói là cuộc họp tổ chức ngày 26/4/1995 không có ông Danh tham dự nhưng đến ngày 12/11/2002, chính ông ký biên bản nêu trên cho ông Dung hợp thức hóa làm giấy tờ nhà đất.

Chưa dừng ở đó, ngày 11/12/2002, ông Nguyễn Hữu Minh Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường 7, xác nhận vào đơn của ông Dung: “Nguồn gốc đất, nhà được Ban Chấp hành đảng bộ phường 7 giao cho đồng chí Dung, phần đất có nhà thô sơ”.

Sau khi có được “bửu bối” nêu trên, đảng viên Lâm văn Dung nhanh chóng làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với lý do “nhà tự xây cất năm 1995”, đó cũng là năm mà Đảng ủy phường 7 có cuộc họp xét cấp nhà cho ông Dung. Ngay lập tức, UBND tỉnh Tiền Giang hợp thức hóa việc cướp đất của ông Dung bằng những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

Mới đây, qua trao đổi với phóng viên Người Lao Động, ông Phùng Công Danh cho biết: “Cuộc họp đó tôi đi học nên không tham dự. Sau đó, do phường nói phải thông qua Đảng ủy nên tôi trích biên bản vì ông bí thư đã nghỉ rồi. Việc này chỉ hợp thức hóa vì UBND phường không được ký”

Trong khi đó, ông Thân Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 7, cho rằng gần đây, khi bà Nhàn khiếu nại đòi lại căn nhà, ông mới biết. Lý do vì sao căn nhà của bà Nhàn được làm thủ tục hợp thức hóa cho ông Dung, ông Hòa không rõ vì mới về làm chủ tịch UBND phường gần đây. Hơn nữa, UBND phường 7 không còn lưu trữ hồ sơ liên quan

Căn nhà của bà Nhàn chẳng biết đến bao giờ mới trở về với bà, rất nhiều độc giả trên tờ Người Lao Động nói rằng, cần phải thuê luật sư để kiện cho ra ngô ra khoai. Điều đó có thể đơn giản với những người khác, nhưng với một người lang thang bán vé số thì kiếm đâu ra tiền để thuê luật sư. Bà chỉ còn biết trông mong vào báo chí để tìm lại công lý, nhưng công lý ở Việt Nam là một điều xa xỉ.

Theo Cali Today