duyanh
06-20-2014, 12:43 PM
Thế giới lo ngại vì “bão táp” Trung Đông
Họa phúc phải đâu một buổi. Để đối phó với nhóm Hồi giáo ISIL đang dần trở thành nhân tố đáng gờm ở Trung Đông, Mỹ, phương Tây và các nước Ảrập cần thay đổi chính sách đối với Syria và Iraq.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/20/353a3b57d64bd3.img.jpg
ảnh minh họa
Tác động kinh tế toàn cầu
Ngày 17-6, lực lượng chính phủ Iraq đã đối đầu dữ dội với dân quân Hồi giáo Sunni, cách thủ đô Baghdad 60 ki lô mét. Liên hiệp quốc (LHQ) nói các chiến binh đã thực hiện hàng trăm vụ hành quyết kể từ khi bắt đầu tấn công hồi tuần trước. Mỹ đang điều động 275 lính tới bảo vệ nhân viên tại sứ quán ở thủ đô. Thủ tướng vùng tự trị Kurdish của Iraq Nechirvan Barzani nói với BBC, rằng Iraq có thể sẽ không thể thống nhất do khu vực Sunni cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. Ông này còn cho biết sẽ rất khó để Iraq trở lại tình hình trước khi xảy ra đụng độ với dân quân Sunni, được dẫn dắt bởi tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant” (ISIL), chiếm giữ các thành phố phía Bắc là Mosul và Tikrit trong cuộc tiến công nhanh hồi tuần trước và Tal Afar trong tuần này.
Giá dầu đang cao ngất ngưởng khi bạo động leo thang ở Iraq. Đây là quốc gia sản xuất dầu chủ lực và nếu một sự gián đoạn nghiêm trọng xảy ra có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá loại năng lượng này. Iraq là nhà sản xuất dầu thứ nhì của OPEC với hơn ba triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Vì vậy, việc chiếm lãnh thổ của một nhóm tách ra của al-Qaeda ở miền bắc Iraq đang khiến thị trường phải bồn chồn. Một phân tích từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy nếu giá dầu tới đây tăng thêm khoảng 20 đô la Mỹ/thùng (hiện nay là 107 đô la Mỹ/thùng) thì tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ bị sụt và kinh tế thế giới bị rơi vào suy trầm. Nhưng theo ông Andrew Ricci từ công ty Levick Energy tiên đoán, trước mắt chỉ mới là một sự tăng giá ở mức thấp.
Vẫn theo ông Ricci, tác động thực sự là nó sẽ củng cố những lập luận của những người ở Mỹ cổ xúy cho độc lập, ổn định năng lượng và các nguồn năng lượng sạch. Giá dầu tương đối bình ổn trong bốn năm qua, một phần do nhu cầu giảm bớt ở các nước phát triển và các nguồn năng lượng thay thế tăng lên. Ðồng thời còn có triển vọng từ những giếng dầu chưa được khai thác hiện nay từ Libya tới Iran. Theo ông John Kemp, phụ trách chuyên mục năng lượng của hãng Reuters: “Chúng ta thấy Nam Sudan, rồi Libya, rồi Nigeria. Dầu lửa của Iran phần lớn đã biến khỏi thị trường vì các lệnh trừng phạt và hiện nay, chúng ta đang thấy những vấn đề gia tăng ở Iraq, tất các điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thấy rất nhiều vấn đề trong tương lai. Nhưng trước mắt, thị trường vẫn duy trì khá cân bằng”.
Tình hình vẫn còn tùy thuộc vào việc liệu các phần tử nổi dậy có thể chiếm được Iraq hay không. Ông Ricci phân tích tiếp: “Nếu cả nước Iraq rơi vào tay quân nổi dậy thì đó là điều không tốt. Tất cả dự đoán trước đây sẽ sai. Bất cứ sự mất ổn định nào kéo dài nào đều bất lợi cho năng lượng hydrocarbon”. Mối đe dọa từng đẩy giá dầu lên mức cao nhất đã không tồn tại từ tháng 9-2013. Nhưng đầu tuần này, phiến quân thuộc tổ chức ISIL đã chiếm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq và tiến tới những vị trí cách thủ đô Baghdad khoảng 60 cây số thì các mối đe dọa lại tăng lên. Tuy nhiên, khu vực dầu lửa năng suất cao nhất của Iraq chiếm 80-90% sản lượng vẫn nằm xa về phía Nam, lại thuộc vào những khu vực không đồng tình với các chiến binh do Sunni lãnh đạo.
Tổng thống Obama để ngỏ mọi giải pháp, nhưng khả năng Mỹ tiến hành các vụ oanh tạc nhắm vào lực lượng thánh chiến đang được tranh luận. Nhiều dân biểu Cộng hòa tuyên bố ủng hộ giải pháp này, trong lúc phe Dân chủ lại tỏ ra bi quan. Gần 80% công luận Mỹ đã ủng hộ quyết định rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Iraq và có tới hai phần ba số người được hỏi cho rằng chiến lược của George Bush và chiến tranh Iraq năm 2003 là không chính đáng. Trong bối cảnh đó, các dân biểu ủng hộ can thiệp quân sự chống lại những phần tử nổi dậy nêu ra vấn đề an ninh quốc gia. Ông Lindsey Graham sẵn sàng ủng hộ giải pháp oanh kích. Thậm chí, vị thượng nghị sĩ này còn sẵn sàng ủng hộ việc hợp tác Mỹ-Iran và giải thích với người dân Mỹ rằng nguy cơ đối với Mỹ rất lớn nếu như Washington không hành động.
Thế giới ngỡ ngàng
Mỹ cho biết sẵn sàng hợp tác với Iran để chận đường tiến của các phần tử chủ chiến Sunni tại Iraq. Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này, Ngoại trưởng John Kerry không loại trừ việc hợp tác quân sự với Tehran như một cách để củng cố Iraq. Trong bối cảnh các phần tử nổi dậy thuộc ISIL đã chiếm quyền kiểm soát các thành phố miền Bắc Iraq và đang tiến gần hơn đến Baghdad, Ngoại trưởng Kerry nói với Yahoo News rằng Mỹ “sẵn sàng đối với bất cứ tiến trình xây dựng nào” nhằm ngăn chặn bạo lực ở Iraq và loại trừ “các lực lượng khủng bố bên ngoài đang xâu xé Iraq.” Nhưng chuyên gia phân tích quốc phòng Jeffrey White tại Viện Chính sách Cận đông Washington lại cho rằng một liên minh mới của Mỹ với Iran nhằm cứu Iraq cũng sẽ khó thực hiện được.
Mặc dầu có nguồn gốc từ Iraq, nhưng trong hai năm qua, ISIL lại tập trung các hoạt động của mình tại Syria. Ở đấy họ có thể tiếp cận được với nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu lửa và nước sạch) và viện trợ nước ngoài từ các đại gia vùng Vịnh. ISIL đã phát triển cả về quy mô lẫn ảnh hưởng tại Syria, đến mức chi nhánh của tổ chức này tại đây đã trở thành nguồn cung cấp tài chính cho “đại bản doanh” tại Iraq. Trong những nỗ lực nhằm củng cố hơn nữa vị thế của mình, ISIL đã xuất hiện như một đội quân hùng mạnh và đầy tham vọng. Khẩu hiệu “Tồn tại và Phát triển” đã trở thành kim chỉ nam cho các chiến dịch của ISIL. Tổ chức này cũng đã dùng những thắng lợi quân sự của mình để chứng minh cho khẩu hiệu trên. Các chiến dịch quảng bá thành công đã làm cho uy tín của ISIL lên như diều.
Một số chuyên gia cho rằng, sự bành trướng của lực lượng Hồi giáo cực đoan này đã có mầm mống từ cách đây nhiều năm và nguyên nhân sâu xa là do người Sunni bị gạt ra khỏi chính trường. Giới phân tích nhận định, ISIL thậm chí còn mạnh hơn và đang chứng tỏ là một sự thay thế vượt trội hơn so với al-Qaeda trong cộng đồng thánh chiến. Nhiều người còn lo ngại, không loại trừ khả năng, nhóm này sẽ sử dụng các chiến binh người nước ngoài để tiến hành các chiến dịch ngoài cả Trung Đông. Đã đến lúc Mỹ, phương Tây và các nước Ảrập cần phải thay đổi chính sách theo hướng hợp tác xuyên quốc gia cả về chính trị lẫn quân sự.
theo thesaigontimes
Họa phúc phải đâu một buổi. Để đối phó với nhóm Hồi giáo ISIL đang dần trở thành nhân tố đáng gờm ở Trung Đông, Mỹ, phương Tây và các nước Ảrập cần thay đổi chính sách đối với Syria và Iraq.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/06/20/353a3b57d64bd3.img.jpg
ảnh minh họa
Tác động kinh tế toàn cầu
Ngày 17-6, lực lượng chính phủ Iraq đã đối đầu dữ dội với dân quân Hồi giáo Sunni, cách thủ đô Baghdad 60 ki lô mét. Liên hiệp quốc (LHQ) nói các chiến binh đã thực hiện hàng trăm vụ hành quyết kể từ khi bắt đầu tấn công hồi tuần trước. Mỹ đang điều động 275 lính tới bảo vệ nhân viên tại sứ quán ở thủ đô. Thủ tướng vùng tự trị Kurdish của Iraq Nechirvan Barzani nói với BBC, rằng Iraq có thể sẽ không thể thống nhất do khu vực Sunni cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. Ông này còn cho biết sẽ rất khó để Iraq trở lại tình hình trước khi xảy ra đụng độ với dân quân Sunni, được dẫn dắt bởi tổ chức “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant” (ISIL), chiếm giữ các thành phố phía Bắc là Mosul và Tikrit trong cuộc tiến công nhanh hồi tuần trước và Tal Afar trong tuần này.
Giá dầu đang cao ngất ngưởng khi bạo động leo thang ở Iraq. Đây là quốc gia sản xuất dầu chủ lực và nếu một sự gián đoạn nghiêm trọng xảy ra có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá loại năng lượng này. Iraq là nhà sản xuất dầu thứ nhì của OPEC với hơn ba triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Vì vậy, việc chiếm lãnh thổ của một nhóm tách ra của al-Qaeda ở miền bắc Iraq đang khiến thị trường phải bồn chồn. Một phân tích từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy nếu giá dầu tới đây tăng thêm khoảng 20 đô la Mỹ/thùng (hiện nay là 107 đô la Mỹ/thùng) thì tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ bị sụt và kinh tế thế giới bị rơi vào suy trầm. Nhưng theo ông Andrew Ricci từ công ty Levick Energy tiên đoán, trước mắt chỉ mới là một sự tăng giá ở mức thấp.
Vẫn theo ông Ricci, tác động thực sự là nó sẽ củng cố những lập luận của những người ở Mỹ cổ xúy cho độc lập, ổn định năng lượng và các nguồn năng lượng sạch. Giá dầu tương đối bình ổn trong bốn năm qua, một phần do nhu cầu giảm bớt ở các nước phát triển và các nguồn năng lượng thay thế tăng lên. Ðồng thời còn có triển vọng từ những giếng dầu chưa được khai thác hiện nay từ Libya tới Iran. Theo ông John Kemp, phụ trách chuyên mục năng lượng của hãng Reuters: “Chúng ta thấy Nam Sudan, rồi Libya, rồi Nigeria. Dầu lửa của Iran phần lớn đã biến khỏi thị trường vì các lệnh trừng phạt và hiện nay, chúng ta đang thấy những vấn đề gia tăng ở Iraq, tất các điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thấy rất nhiều vấn đề trong tương lai. Nhưng trước mắt, thị trường vẫn duy trì khá cân bằng”.
Tình hình vẫn còn tùy thuộc vào việc liệu các phần tử nổi dậy có thể chiếm được Iraq hay không. Ông Ricci phân tích tiếp: “Nếu cả nước Iraq rơi vào tay quân nổi dậy thì đó là điều không tốt. Tất cả dự đoán trước đây sẽ sai. Bất cứ sự mất ổn định nào kéo dài nào đều bất lợi cho năng lượng hydrocarbon”. Mối đe dọa từng đẩy giá dầu lên mức cao nhất đã không tồn tại từ tháng 9-2013. Nhưng đầu tuần này, phiến quân thuộc tổ chức ISIL đã chiếm quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq và tiến tới những vị trí cách thủ đô Baghdad khoảng 60 cây số thì các mối đe dọa lại tăng lên. Tuy nhiên, khu vực dầu lửa năng suất cao nhất của Iraq chiếm 80-90% sản lượng vẫn nằm xa về phía Nam, lại thuộc vào những khu vực không đồng tình với các chiến binh do Sunni lãnh đạo.
Tổng thống Obama để ngỏ mọi giải pháp, nhưng khả năng Mỹ tiến hành các vụ oanh tạc nhắm vào lực lượng thánh chiến đang được tranh luận. Nhiều dân biểu Cộng hòa tuyên bố ủng hộ giải pháp này, trong lúc phe Dân chủ lại tỏ ra bi quan. Gần 80% công luận Mỹ đã ủng hộ quyết định rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Iraq và có tới hai phần ba số người được hỏi cho rằng chiến lược của George Bush và chiến tranh Iraq năm 2003 là không chính đáng. Trong bối cảnh đó, các dân biểu ủng hộ can thiệp quân sự chống lại những phần tử nổi dậy nêu ra vấn đề an ninh quốc gia. Ông Lindsey Graham sẵn sàng ủng hộ giải pháp oanh kích. Thậm chí, vị thượng nghị sĩ này còn sẵn sàng ủng hộ việc hợp tác Mỹ-Iran và giải thích với người dân Mỹ rằng nguy cơ đối với Mỹ rất lớn nếu như Washington không hành động.
Thế giới ngỡ ngàng
Mỹ cho biết sẵn sàng hợp tác với Iran để chận đường tiến của các phần tử chủ chiến Sunni tại Iraq. Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này, Ngoại trưởng John Kerry không loại trừ việc hợp tác quân sự với Tehran như một cách để củng cố Iraq. Trong bối cảnh các phần tử nổi dậy thuộc ISIL đã chiếm quyền kiểm soát các thành phố miền Bắc Iraq và đang tiến gần hơn đến Baghdad, Ngoại trưởng Kerry nói với Yahoo News rằng Mỹ “sẵn sàng đối với bất cứ tiến trình xây dựng nào” nhằm ngăn chặn bạo lực ở Iraq và loại trừ “các lực lượng khủng bố bên ngoài đang xâu xé Iraq.” Nhưng chuyên gia phân tích quốc phòng Jeffrey White tại Viện Chính sách Cận đông Washington lại cho rằng một liên minh mới của Mỹ với Iran nhằm cứu Iraq cũng sẽ khó thực hiện được.
Mặc dầu có nguồn gốc từ Iraq, nhưng trong hai năm qua, ISIL lại tập trung các hoạt động của mình tại Syria. Ở đấy họ có thể tiếp cận được với nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu lửa và nước sạch) và viện trợ nước ngoài từ các đại gia vùng Vịnh. ISIL đã phát triển cả về quy mô lẫn ảnh hưởng tại Syria, đến mức chi nhánh của tổ chức này tại đây đã trở thành nguồn cung cấp tài chính cho “đại bản doanh” tại Iraq. Trong những nỗ lực nhằm củng cố hơn nữa vị thế của mình, ISIL đã xuất hiện như một đội quân hùng mạnh và đầy tham vọng. Khẩu hiệu “Tồn tại và Phát triển” đã trở thành kim chỉ nam cho các chiến dịch của ISIL. Tổ chức này cũng đã dùng những thắng lợi quân sự của mình để chứng minh cho khẩu hiệu trên. Các chiến dịch quảng bá thành công đã làm cho uy tín của ISIL lên như diều.
Một số chuyên gia cho rằng, sự bành trướng của lực lượng Hồi giáo cực đoan này đã có mầm mống từ cách đây nhiều năm và nguyên nhân sâu xa là do người Sunni bị gạt ra khỏi chính trường. Giới phân tích nhận định, ISIL thậm chí còn mạnh hơn và đang chứng tỏ là một sự thay thế vượt trội hơn so với al-Qaeda trong cộng đồng thánh chiến. Nhiều người còn lo ngại, không loại trừ khả năng, nhóm này sẽ sử dụng các chiến binh người nước ngoài để tiến hành các chiến dịch ngoài cả Trung Đông. Đã đến lúc Mỹ, phương Tây và các nước Ảrập cần phải thay đổi chính sách theo hướng hợp tác xuyên quốc gia cả về chính trị lẫn quân sự.
theo thesaigontimes