khieman
09-19-2014, 12:39 AM
.
Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Bài kệ này gốm bốn đại thệ của một vị Bồ tát, được đọc tụng rộng rải nhất trong Phật giáo Ðại thừa:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nội dung của bài kệ này thường gây khó khăn cho các học viên phương Tây, họ đưa ra hai sự phản đối chính. Những người từng là tín đồ Cơ đốc giáo phàn nàn rằng họ đã rời bỏ Thiên chúa giáo và tinh thần truyền giáo của nó, điều cuối cùng họ muốn, trong Thiền, nhiều hơn những gì họ hiểu sai ở lời đầu của bài kệ như "độ " chẳng hạn. Nhiều người hỏi," Làm sao tôi có thể độ hết chúng sanh khi mà tôi chưa có thể tự độ mình? Và nếu tôi độ được mình, thì làm cách nào mà độ cho hết thảy chúng sinh?" Một người có tâm nguyện nghiêm túc viết về nó như sau trong thư:
" Ðiều trở ngại cho tôi về bốn lời thề là tôi không thể thành thật tự cam kết. Theo tôi, phải thêm "chừng nào mà những giới hạn và sự yếu đuối của tôi cho phép", nhưng như vậy nó phá đi sự hữu ích của việc đọc bốn lời thề. Tôi muốn có thể khẳng định những lời thề, nhưng thật sự tôi không thể."
Vấn đề đằng sau cả hai sự phản đối này là việc xem bốn lời thề như một công thức bên ngoài cần phải học và bằng cách nào đó, dù bất lợi và không chấp nhận, cũng phải cư xử theo nó.
Câu đầu tiên theo truyền thống được dịch là " cứu" nhưng ở trung tâm Rochester được tụng là" độ". Sự khác nhau về lối diễn đạt này là để tránh cái hàm ý phi Phật giáo, tính đạo lý của sự chuộc tội và phản ánh chân thực hơn tinh thần nguyên thủy.
Hiểu một cách đúng đắn, lời thề này là một tuyên ngôn về mục đích và phạm vi tu tập, một sự khẳng định, rằng người toạ thiền không chỉ vì chính mình mà còn vì tất cả chúng sinh. Ba lời thề còn lại phát thảo một tâm thái mà nhờ đó được trao quyền cứu độ chúng sinh trong vô số cỏi.
Nói rằng cứu độ " tất cả chúng sinh" không phải là cường điệu hay ngoa ngữ. Ngộ trong thiền tiết lộ một cách không lầm lẫn là tất cả là một và một là tất cả. Vì bất cứ điều gì xảy ra với một người này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi người khác. Vì vậy khi một người đắc ngộ, thì cái ngộ đó bao trùm lên trên cả thảy. Ðiều này được thiền sư Ðạo nguyên khẳng định, "Không giác ngộ cho người khác thì làm gì có sự tự ngộ."
Từ lòng đại từ bi của mình Bồ tát thệ nguyện không chấp nhận Niết bàn đến chừng nào mà chúng sinh còn trầm luân trong bể khổ. Ngài tự nhiên coi trọng hạnh phúc của người khác hơn chính mình. Tuy nhiên, Bồ tát tiếp tục tu luyện vì có người nào không tự giúp mình mà lại có thể thành thật giúp kẻ khác. Lời thề nhấn mạnh rằng đã tự hi sinh cho người khác thời sẽ không quay lưng lại khi gặp khó khăn.
Bồ tát nguyện không chỉ là suy nghĩ tích cực mà còn nhiều hơn thế nữa. Cùng một ý nghĩa như vậy, hạt đào trở thành trái đào, quả đấu trở thành cây sồi, trẻ sơ sinh trở thành người lớn, chúng sinh thành Phật. Tứ hoằng thệ nguyện là sự tái khẳng định của lời thề bẩm sinh của chúng ta để trở thành cái mà chúng ta vốn là - tổng thể và trọn vẹn.
Nhìn dưới ánh sáng này, các lời thệ nguyện hoàn toàn là tiếng gọi đến với ngộ, đến với giải thoát.
Trích:Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Bài kệ này gốm bốn đại thệ của một vị Bồ tát, được đọc tụng rộng rải nhất trong Phật giáo Ðại thừa:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nội dung của bài kệ này thường gây khó khăn cho các học viên phương Tây, họ đưa ra hai sự phản đối chính. Những người từng là tín đồ Cơ đốc giáo phàn nàn rằng họ đã rời bỏ Thiên chúa giáo và tinh thần truyền giáo của nó, điều cuối cùng họ muốn, trong Thiền, nhiều hơn những gì họ hiểu sai ở lời đầu của bài kệ như "độ " chẳng hạn. Nhiều người hỏi," Làm sao tôi có thể độ hết chúng sanh khi mà tôi chưa có thể tự độ mình? Và nếu tôi độ được mình, thì làm cách nào mà độ cho hết thảy chúng sinh?" Một người có tâm nguyện nghiêm túc viết về nó như sau trong thư:
" Ðiều trở ngại cho tôi về bốn lời thề là tôi không thể thành thật tự cam kết. Theo tôi, phải thêm "chừng nào mà những giới hạn và sự yếu đuối của tôi cho phép", nhưng như vậy nó phá đi sự hữu ích của việc đọc bốn lời thề. Tôi muốn có thể khẳng định những lời thề, nhưng thật sự tôi không thể."
Vấn đề đằng sau cả hai sự phản đối này là việc xem bốn lời thề như một công thức bên ngoài cần phải học và bằng cách nào đó, dù bất lợi và không chấp nhận, cũng phải cư xử theo nó.
Câu đầu tiên theo truyền thống được dịch là " cứu" nhưng ở trung tâm Rochester được tụng là" độ". Sự khác nhau về lối diễn đạt này là để tránh cái hàm ý phi Phật giáo, tính đạo lý của sự chuộc tội và phản ánh chân thực hơn tinh thần nguyên thủy.
Hiểu một cách đúng đắn, lời thề này là một tuyên ngôn về mục đích và phạm vi tu tập, một sự khẳng định, rằng người toạ thiền không chỉ vì chính mình mà còn vì tất cả chúng sinh. Ba lời thề còn lại phát thảo một tâm thái mà nhờ đó được trao quyền cứu độ chúng sinh trong vô số cỏi.
Nói rằng cứu độ " tất cả chúng sinh" không phải là cường điệu hay ngoa ngữ. Ngộ trong thiền tiết lộ một cách không lầm lẫn là tất cả là một và một là tất cả. Vì bất cứ điều gì xảy ra với một người này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi người khác. Vì vậy khi một người đắc ngộ, thì cái ngộ đó bao trùm lên trên cả thảy. Ðiều này được thiền sư Ðạo nguyên khẳng định, "Không giác ngộ cho người khác thì làm gì có sự tự ngộ."
Từ lòng đại từ bi của mình Bồ tát thệ nguyện không chấp nhận Niết bàn đến chừng nào mà chúng sinh còn trầm luân trong bể khổ. Ngài tự nhiên coi trọng hạnh phúc của người khác hơn chính mình. Tuy nhiên, Bồ tát tiếp tục tu luyện vì có người nào không tự giúp mình mà lại có thể thành thật giúp kẻ khác. Lời thề nhấn mạnh rằng đã tự hi sinh cho người khác thời sẽ không quay lưng lại khi gặp khó khăn.
Bồ tát nguyện không chỉ là suy nghĩ tích cực mà còn nhiều hơn thế nữa. Cùng một ý nghĩa như vậy, hạt đào trở thành trái đào, quả đấu trở thành cây sồi, trẻ sơ sinh trở thành người lớn, chúng sinh thành Phật. Tứ hoằng thệ nguyện là sự tái khẳng định của lời thề bẩm sinh của chúng ta để trở thành cái mà chúng ta vốn là - tổng thể và trọn vẹn.
Nhìn dưới ánh sáng này, các lời thệ nguyện hoàn toàn là tiếng gọi đến với ngộ, đến với giải thoát.
Trích:Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng