khieman
11-06-2014, 12:40 AM
.
Tình bạn, yếu tố tạo nên
Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển
Phan lạc Tiếp
Vào một ngày cuối năm âm lịch, trời San Diego cũng lạnh lắm, tôi đem một cành đào và tờ Đất Mới tới tặng anh Lê tất Điều.(có lẽ là đầu năm 1978).
Cắm cành đào vào lọ, chúng tôi ngồi nhìn ra mảnh vườn rộng sau nhà. Gió thổi lao xao trên cành cây lớn bên cửa ra vườn sau. Lòng tôi xốn sang, nhớ những ngày Tết ở quê nhà. Nhớ những người thân còn kẹt lại . . . Một ấm trà thơm đặt bên tờ báo Tết. Điều nói:
- Đi được là một phép lạ. Gia đình tôi đi đủ cả. ..
Nghe Điều nói thế, mừng cho bạn, nhưng trong lòng tôi không khỏi dấy lên một nỗi xót xa vì nhớ đến ông anh tôi hiện còn bị giam cầm trong các trại học tập. Tôi lặng đi khá lâu, tay mân mê ly trà nóng. Điều tiếp:
- Tôi chỉ còn mong có mặt một người, người anh văn nghệ. Người ấy tôi quý lắm.
Tôi hỏi :
- Ai vậy ?
... thì Điều cho hay : Đó là nhà văn Nhật Tiến. Con người này hay lắm. Viết rất sớm, viết khoẻ. Được giải nhất văn học nghệ thuật. Làm việc cũng ghê và thẳng thắn vô cùng. . ..
Để cho Điều nói hết về người anh kết nghĩa ấy, tôi mới nói :
- Có phải bà Nhật Tiến là Đỗ Phương Khanh không.
Điều đáp:
- Phải.
Tôi tiếp :
- Hai người lấy nhau từ Hà Nội, rồi đưa nhau vào Nam. . .
Điều ngớ ra và nói :
- Sao ông biết rành vậy?
Tôi nói tiếp :
- Hai ông bà học cùng một lớp, trong lớp đó có tôi. . .
Chúng tôi cười toe, và Điều thì trách :
- Sao ông không nói ngay từ đầu?.
Từ đó, ngoài những kỷ niệm về ông anh tôi, Phan lạc Phúc mà có thời Điều cùng làm việc chung ở nhật báo Tiền Tuyến, chúng tôi còn có những điều nhớ đến, nói về nhà văn Nhật Tiến.
Từ những ngày đó tôi và Điều thường liên lạc với nhau luôn. Có việc nào mới mở, nghe chừng tụi tôi kham được, chúng tôi lại ới cho nhau. Lúc thì đóng vai cổ cồn cà vạt để xin việc văn phòng. Có lúc lại quần jean, giày mũi cứng, ra cái điều chúng tôi là những người lao động thứ thật để xin một chân thợ trong hãng đóng tàu. Có lúc lại ra cái điều làm việc theo giờ giấc riêng, chúng tôi đi bán bảo hiểm, mà thân chủ của chúng tôi toàn là Mỹ một trăm phần trăm, mà lại là Mỹ đen. Có nhiều điều kinh lắm, nói ra không hết. Có một độ chúng tôi lại làm cho một hãng đóng máy bay, sau thời gian đóng tàu thuỷ. Thôi thì thượng vàng hạ cám, đúng là đổ mồ hôi, xôi nước mắt để nuôi thân và gia đình.
oOo
Một buổi tối đâu đã trên dưới 11 giờ đêm, cuối năm 1979, thời giờ của những người lao động chính hiệu như tụi tôi đang nằm lơ mơ để an giấc nghỉ ngơi thì Điều gọi, giọng thong thả, rành rẽ :
– Ông ơi ! Ông Nhật Tiến đã thoát được rồi. Đã đến Thái. Tôi mới nhận được thư đây. Trong chuyến vượt biên này có cả vợ chồng Dương Phục, Vũ Thanh Thuỷ nữa.
Tôi hỏi :
– “Ông Nhật Tiến cũng mang theo được cả gia đình à? “
“ Không! Bà ấy còn kẹt lại. Theo ông ấy nói thì một người còn phải ở lại giữ nhà. Nếu đi không thoát thì còn có chỗ mà về.”
Từ những cánh thư của Nhật Tiến do Điều gửi cho, tôi đã đọc và đầm đìa nước mắt. Phải làm gì để tiếp tay cho họ. Trong thâm tâm tôi, tôi vẫn nghĩ rằng, mình đi thoát được là một cái may, một cái phúc, chứ mình tài cán gì. Nếu kể về tài, về tiền, về thế thì mấy ông bộ trưởng, mấy ông tướng kia sao lại kẹt lại.
Cứ nghĩ như thế càng thấy rằng đi được hay không chỉ cách nhau có đường tơ kẽ tóc. Nếu chẳng may mình kẹt lại thì thân phận mình hệt như những kẻ đi sau. Hình ảnh bi thương của họ chính là hình ảnh của chính mình. Thân phận của họ là thân phận của chính mình. Tôi đọc những lá thư ấy biết bao nhiêu lần mà vẫn thấy lòng mình bối rối khôn nguôi. Hơn nữa vốn là một sĩ quan Hải Quân, cũng không phải là người yếu chịu sóng, từng trông coi, chỉ huy một con tàu, kinh nghiệm sóng nước tuy không lẫm liệt như một số các bạn cùng khoá, nhưng tôi biết rằng trước cái bao la ngút mắt của biển khơi, những bất chắc của sóng gió, của thời tiết, nhớ đến những ngày đi biển tôi vẫn sợ. Những đêm trời biển đen đặc liền nhau như một miếng thạch, sóng gió ầm ầm, con tàu dài trên trăm thước, có thể chở cả trăm chiếc xe GMC, khi tàu cỡi tên ngọn sóng, rồi bất thình lình rơi thõm xuống trũng sóng, hẫng đi, toàn thân tàu rùng rùng chuyển mình như có thể gãy ra làm đôi. Khi mũi tàu chúi xuống, lái tàu bị hổng trên không, con tàu chơi vơi, bánh lái nhẹ tênh, mũi tàu chao đi, mất hướng trong mấy phút. Những phút như thế, dù đã dự trù, chằng buộc, vẫn không thiếu những đồ vật rơi đổ. Đôi khi dầu lộn nước, máy tắt, đèn tắt. Cả tàu tối om trong năm bảy phút. Dù biết mọi sự sẽ được sửa chữa, bình thường, nhưng không phải những người trên tàu không lo sợ.
Vì thế tôi nghĩ rằng chỉ những người không hiểu gì về biển mới dám liều đi như thế. Bây giờ là những người trốn chạy, ngoài nỗi khốn khó của thiên nhiên, còn là cái mồi ngon cho những kẻ bất lương, những phường thảo khấu, hải tặc trên đoạn đường dài nguy nan đó. Những điều ấy đã liên tiếp xẩy ra, chúng ta đã nghe, đã gây nên nỗi quan tâm không nhỏ trong cộng đồng nhân loại. Và giờ đây nỗi bất hạnh ấy xẩy đến cho những người mà mình hằng quen biết, mến yêu. Vậy phải làm gì cứu giúp họ bây giờ. Ngoài những kinh nghiệm mà càng biết càng sợ như trên, mình làm được gì. Trên căn bản, như đa số người Việt Nam trên đất Mỹ khi ấy còn trong tình trạng bỡ ngỡ, tạm dung. Kinh nghiệm sống và khả năng đa số còn thật là đơn sơ, eo hẹp. Càng suy nghĩ càng thêm quẫn chí, vô kế khả thi. Hàng ngày chạy theo cái đồng hồ, cày 40, có khi 50 tiếng một tuần đã bở hơi tai. Thì giờ đâu, sức lực nào mà lo cho người khác.
Đang lo nghĩ như thế thì Giáo Sư Nguyễn hữu Xương gọi cho tôi hỏi :
”Sao cuối tuần này rảnh không, lên nhà tụi này ăn cơm. Bà xã tôi nấu món cá ám ngon lắm”.
Tôi đưa điện thoại cho nhà tôi để hai bà quyết định. Riêng tôi, tôi rất mừng, tôi sẽ mang những lá thư kia cho anh Xương đọc, biết đâu anh Xương sẽ có cách giúp chúng tôi, giúp những người đó.
oOo
Năm 1970, tôi là một sĩ quan được cho đi Hoa Kỳ huấn luyện và sau đó lãnh tàu từ San Diego, vượt Thái Bình Dương về Việt Nam. Tất cả thuỷ thủ đoàn có 110 người. Vị Hạm Trưởng là một người lịch duyệt, tế nhị. Tôi là sĩ quan đệ tam, lo về hành quân và Chiến Tranh Chính Trị. Do đó tôi được gửi đi trước để sắp xếp những gì cần thiết trước khi Hạm Trưởng và thuỷ thủ đoàn đến sau. Trong thời gian ở Mỹ, chúng tôi làm quen với một số người Việt đang dạy tiếng Việt cho quân nhân Mỹ tại đây, trong đó có Bác Sĩ Nguyễn tôn Hoàn và anh Trương văn Tính. Anh Tính vốn là một cụu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến, đã giải ngũ, tính tình vui vẻ, và rất quảng giao. Chúng tôi bằng tuổi nhau, nên rất tương đắc. Đặc biệt là anh có tài nấu ăn rất ngon. Những ngày cuối tuần anh mang xe đến đón đi mua đồ cũ, rồi về nhà anh ăn cơm Việt Nam. Hôm thì anh cho ăn bún bung, hôm thì canh cá nấu ám. Nhất là món bún chả của anh thì khỏi chê. Sau vườn nhà anh có một khoanh đất dài dọc theo hông nhà, trồng đủ thứ rau thơm, từ hành hoa, húng quế, mùng tơi. Ở Mỹ giữa năm 1970 mà được ăn những món ăn như thế thật sướng vô cùng.
Ngoài giờ dạy học, anh còn học thêm ở UCSD, nên anh thường nhắc đến Giáo Sư Nguyễn hữu Xương với tất cả tấm lòng kính trọng và thân quý. Qua anh tôi được biết Giáo Sư Xương là vị Giáo Sư thực thụ, đang phụ trách chương trình giảng huấn cho những sinh viên đang làm luận án tiến sĩ. Ông phụ trách cả 3 môn vật lý, hoá học và sinh học. Tuy ông không phải là một giới chức cao cấp trong trường, nhưng lại là người có thâm niên thuộc bậc nhất tại đây. Ông về trường này khi học khu này còn là một cánh rừng bắt đầu được khai phá để xây trường. Ông cũng là người đang mang lại niềm hãnh diện và ngân khoản cho trường vì ông là tác giả của hệ thống quang tuyến điện tử, một khám phá mới nhất lúc bấy giờ. Hệ thống quang tuyến điện tử này đã được Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutute of Health) công nhận là tài nguyên quốc gia và tài trợ mỗi năm nửa triệu Mỹ kim để tiếp tục việc khảo cứu. Vì thế ông có khá đông những vị tiến sĩ từng làm luận án dưới sự hướng dẫn của ông, nay đang là những người có vị thế trong xã hội Hoa Kỳ. Do đó trong ngày lễ tiếp nhận Dương Vận Hạm Quy Nhơn, HQ 504, và Dương Vận Hạm Nha Trang HQ 505, tổ chức trên sân chính của HQ 504 rất là long trọng, đặt dưới sự chủ toạ của Đô Đốc Zumwalt, đương kim Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ và Phó Đề Dốc Trần văn Chơn, đương kim Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam.
Tất nhiên hàng tướng lãnh Hải Lục và Không Quân Mỹ và các giới chức dân chính, như ông Thị Trưởng San Diego, Nghị Sĩ và Dân Biểu tại địa phương đều được mời tham dự. Về phía người Việt, trong niên giám điện thoại lúc ấy, chúng tôi thấy có tất cả 55 người Việt cư ngụ ở thành phố San Diego này mà thôi. Đa số là sinh viên, và một số các bà vợ của quân nhân Mỹ theo chồng về Mỹ. Hạm Trưởng quyết định mời một người khách Việt Nam duy nhất là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn hữu Xương tới dự lễ tiếp nhận chiến hạm. Ngoài vị Tư Lệnh Hải Quân từ Việt Nam qua, Giáo Sư Xương là người được mời như một vị khách quý, một niềm hãnh diện cho người Việt không phải chỉ ở thành phố này mà thôi, mà còn là một vinh dự cho cả người Việt trên đất Hoa Kỳ. Nhưng phút chót Giáo Sư Xương đã không đến được vì ông phải đón tiếp một phái đoàn giáo dục đến tham quan công trình khảo cứu của ông. Ông tỏ ý rất làm tiếc, và Hạm Trưởng của chúng tôi cũng lấy làm tiếc.
Ít ngày sau đó, Giáo Sư Xương đã mời Hạm Trưởng và Sĩ Quan Chiến Hạm thăm viếng trường UCSD, đặc biệt là thăm công trình khảo cứu được mang tên ông là Xuong Machine. Trong dịp này Hạm Trưởng đã trân trọng mời Giáo Sư Xương tới thăm chiến hạm và dùng cơm tối trên tàu. Chiến hạm đã đặc biệt dành cho ông một buổi tối rất trân trọng. Tôi quen Giáo Sư Xương từ đó và mối giây liên lạc còn bền vững khi chúng tôi trở lại Việt Nam, và sau ngày 30 Tháng Tư, gia đình chúng tôi định cư tại San Diego, gặp lại nhau với rất nhiều mừng rỡ.
oOo
Trong bữa cơm cuối tuần tại căn nhà nhỏ đường Sauk khu Clairemont, San Diego mà anh chị Xương mới dọn về như một tổ ấm mới, tôi đã đưa những lá thư, bài viết "Hành Trình Đi Tìm Tự Do Bằng Tàu Thuyền qua Ngả Thái Lan" của anh Nhật Tiến và cả bài viết dài 11 trang in ronéo của vợ chồng anh chị Dương Phục : "Thư Gửi Những Người Bạn Ngoại Quốc". Tất cả để trong một phong bì lớn, và nhắc:
” Anh chị đọc cho biết về nỗi khốn khổ của đồng bào ta trên Biển Đông. Dài đấy. Một vài ngày nữa tôi sẽ gọi lại để xin ý kiến.”
Mấy ngày sau tôi gọi lại hỏi thì anh Xương nói :
“Tôi không đọc được anh à”.
Tôi hơi bỡ ngỡ, và nghĩ có lẽ anh Xương xa nước đã lâu khi còn quá trẻ, có thể đã quên tiếng Việt rồi chăng. Trong lúc tôi phân vân lắng đợi như thế thì chị Xương nói thay lời anh Xương :
“Mỗi đêm anh Xương đều đem mấy lá thư này ra đọc, nhưng chỉ đọc được vài trang, nước mắt anh ấy đã chan hoà, không đọc tiếp được nữa. Nhưng anh yên chí đi, tôi đọc rồi, thương quá. Anh Xương đang nghĩ cách phải làm gì cứu họ chứ. Để thế đâu được.”.
Từ những nỗi xúc động này, tôi bàn với anh Xương mình nên họp lại thành một tổ chức để quy tụ thêm nhiều nhân sự hầu có thể lên tiếng kêu cứu cho đồng bào. Từ ý niệm sơ khởi đó, anh Xương đã mời một số người đang có những sinh hoạt trong cộng đồng tới nhà anh để tham dự buổi họp, vào hồi 10 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1980, có 7 người sau đây tham dự :
Nguyễn hữu Xương, Phạm quang Tuấn, Nguyễn hữu Giá, Lê phục Thuỷ, Phan lạc Tiếp, Vũ minh Trân và Nguyễn hữu Khang..
Ngoài 7 người ghi trong biên bản, cuôc họp đề nghị anh Xương nhận lãnh vai trò Chủ Tịch Uỷ Ban. Anh Nguyễn hữu Khang làm Tổng Thư ký và cũng xin anh Khang cho Uỷ Ban dùng chung địa chỉ 6970 Linda Vista Road, San Diego, là Văn Phòng Cố Vấn Pháp Luật của anh Khang, cho tiện viêc liên lạc thư từ.
Đơn giản Uỷ Ban đã được hình thành như thế, nhưng nhân sự thì tuỳ hoàn cảnh có nhiều thay đổi. Như cụ thể, trong lá thư gửi Quốc Vương và Hoàng Hậu Thái Lan, thì Uỷ Ban đã mời thêm nhiều nhân vật khác thuộc mọi sinh hoạt đoàn thể, tôn giáo để lá thư thêm uy tín.
Mấy năm sau, qua những kết quả mà Uỷ Ban gặt hái được, công việc của Uỷ Ban trở nên bề bộn, nhất là được đồng bào khắp nơi gửi tiền về để hỗ trợ cho công tác Vớt Người Biển Đông thì thành phầøn của Uỷ Ban càng có thêm người. Những vị này đa số cư ngụ tại San Diego, có liên hệ xa gần trong ngành giáo dục, hoặc trong sinh hoạt cộng đồng với Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, như Tiến sĩ Lê phục Thuỷ, Tiến Sĩ Nguyễn Hiệp, Kỹ Sư Nguyễn tấn Thọ, Bác Sĩ Trần quý Trung, Tiến Sĩ Tô Đồng, ông Phạm như Bích, ông Nguyễn văn Nghi, ông Lưu danh Du, Dược Sĩ Trang Kiên, Bác Sĩ Trần văn Khang, Kỹ Sư Đỗ như Điện, Hoạ sĩ Nguyễn văn Mộch, ông Phan lạc Tiếp. Kỹ Sư Nguyễn hữu Đoàn, Kỹ Sư Bùi anh Tuấn.
Sau này khi anh chị Dương Phục-Vũ thanh Thuỷ định cư ỏ San Diego cũng trở thành thành viên của Uỷ Ban, cũng như anh Nguyễn văn Thắng (Chủ Tịch Hội Sửa Xe ở San Diego), Tiến Sĩ Trần minh Chánh và Kỹ Sư Vũ hồ Nam là những người được mời vào trong những năm sau này. Ngoài ra, trong tinh thần hỗ trợ cụ thể, một số quý vị ở xa cũng được mời như những thành viên hỗ trợ hay cố vấn, như nhà văn Nhật Tiến, Bác Sĩ Nguyễn ngọc Kỳ, Bác Sĩ Nguyễn thượng Vũ, Giáo Sư Lê xuân Khoa, Giáo Sư Nguyễn ngọc Linh, Linh mục Đỗ thanh Hà, Giáo Sư Nguyễn xuân Vinh, Nhà văn Nguyên Phong (Giáo Sư Vũ văn Du).
Đặc biệt do sự giới thiệu của nhà văn Nhật Tiến, Uỷ Ban đã mời bà Trương anh Thuỵ làm đại diện Uỷ Ban tại vùng thủ đô Hoa Kỳ và sau đó thành lập chi nhánh chính thức của Uỷ Ban tại đây. Kỹ Sư Tống Nhiệm làm đại diện ở vùng Santa Ana, được gọi là Thủ Đô của Người Việt tỵ nạn. Trong vai trò này bà Trương anh Thuỵ đã mời thêm nhiều người nữa rất có khả năng và uy tín như Giáo Sư Nguyễn ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn đình Thắng và khá đông những người trẻ khác, tạo thành một cơ cấu làm việc rất hăng say, đem lại nhiều thành công rất cụ thể. Chính chi nhánh này, khi Uỷ Ban ở San Dieo ngưng hoạt động, chi nhánh này đã tiếp tục hoạt động với danh xưng mới là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (tên của Uỷ Ban ở San Diego là Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, chí khác ở chữ Cứu thay cho chữ Báo mà thôi ). Uỷ Ban này đã liên tiếp hoạt động từ 1 tháng 10, năm 1990 đến nay. Thành quả của Uỷ Ban này rất dài, khởi đi từ bà Trương anh Thuỵ, Tiến Sĩ Nguyễn đình Thắng, với sự cộng tác của rất nhiều người trẻ lớn lên và thành đạt ở Hoa Kỳ, ở Úc. Đó là phần sau không thuộc trách nhiệm và sự hiểu biết của chúng tôi.
Trở lại với Uỷ Ban ở San Diego, trên pháp lý căn cứ trên hồ sơ do bà March Fong Eu, Secretary of State ký ngày Dec 12 năm 1986 thì những vị sau đây là những người có tên trong tài liệu được Tiểu Bang California phép hoạt động là Ông Nguyễn hữu Xương, chủ tịch; ông Nguyên hữu Khang phó chủ tịch; và ông Lê phục Thuỷ. Quý vị này mời ông Lưu danh Du làm Tổng Thư Ký để tổ chức văn phòng cho Uỷ Ban. Vì ông Du, nguyên là phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VNCH, dưới thời Ngoại Trưởng Trần chánh Thành, và nay tại Mỹ ông Du đang hành nghề kế toán cho thành phố San Diego. Với sự mẫn tiệp và cẩn thận sẵn có, ổng Lưu danh Du là người đặt cơ sở hành chánh cho Uỷ Ban. Khi văn phòng Uỷ Ban đã hoạt động bình thưởng, ông Lưu danh Du xin từ nhiệm, nhưng theo yêu cầu của GS Xương, ông Du vẫn dành thời giờ theo dõi tất cả hồ sơ chi thu của Uỷ Ban để chắc chắn cả về pháp lý cũng như tình cảm, không một hồ sơ nào có sai sót, cũng như những dị nghị sau này, trước khi hồ sơ được chuyển qua cho văn phòng kế toán của bà Trịnh thuý Nga kiểm soát và lưu giữ. Khi ông Nguyễn hữu Khang qua đời, năm 1987, ông Lê phục Thuỷ được GS Xương mời thay thế ông Khang trong vai trò Phó Chủ Tịch. Và tôi, Phan lạc Tiếp được mời giữ vai trò Tổng Thư Ký, kiêm Giám Đốc Điều Hành. GS Xương kiêm Thủ Quỹ.
oOo
Khi Uỷ Ban được thành lập vào đầu năm 1980, Uỷ Ban không có một ngân khoản nào để điều hành. Và cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác, không thấy ai bàn tới những dự liệu dài hạn, ngoài việc lên tiếng kêu cứu như ghi trong biên bản mà thôi. Vì xét cho cùng, ngoài anh Xương là người ở ngoại quốc lâu, là một giáo sư, một nhà khoa học có tiếng, có khả năng, và uy tín, trong khi đa số những người hiện diện còn trong quy chế tạm dung, công ăn việc làm còn không vững, nên không ai có ý kiến gì thêm. Và như quan niệm chung của mọi người trong Uỷ Ban, ai phải mang tên tuổi mình đứng ra làm việc là một hy sinh, một chịu đựng, chứ không hề là một quyền lợi. Vì không ai có lương cả mà mọi thư từ, điện thoại liên lạc, ai giữ vai trò gì thì ( mặc nhiên xin vui lòng) bỏ tiền túi ra mà thanh toán. Còn thảm nạn của đồng bào ta bây giờ được thể hiện như một hình tam giác mà đáy ở phía dưới. Hy vọng theo thời gian, theo kết quả kêu cứu của chúng ta, đến một lúc nào đó thảm nạn ấy nhỏ dần đi để đến lúc business của chúng ta thành con số không là thành công. Con số không này cũng là lúc một tổ chức khác, một người nào khác đảm nhận thay cho chúng ta thì thật là quá lý tưởng.
Về danh xưng của Uỷ Ban, mọi người bàn luận và nhận rõ rằng chúng ta hiện không có khả năng gì đặc biệt, nhưng không thể ngồi im nhìn đồng bào ta bị chà đạp trên Biển Đông, ta phải lên tiếng, càng to, cành rộng cành hay. Như những người đi biển khi tai nạn xẩy ra thì chúng ta phải dùng tín hiệu SOS, bất luận thuyền bè nào hoạt động trong vùng nghe thấy tín hiệu này, theo luật hành hải quốc tế, các thuyền bè này phải mau mau đến tiếp cứu. Do đó danh xưng tiếng Việt của Uỷ Ban là Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, và tên quốc tế là Boat People SOS Committee. Như thế Uỷ Ban này đã được khai sinh ngày 27 tháng 1 năm 1980, tại tư gia Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, tại San Diego như trên.
Riêng tôi, sau buổi họp này, tôi đã gọi cho Lê tất Điều biết, để mừng. Tôi cũng viết thư ngay cho anh Nhật Tiến, thông báo tường tận những diễn tiến nói trên, đồng thời cũng yêu cầu anh Nhật Tiến điều tra, thu thập thêm những nạn nhân của hải tặc hầu bổ túc hồ sơ gửi cho các cơ quan quốc tế, cũng như tiếp tục làm nóng không khí đấu tranh chống tệ nạn hải tặc trên biển Đông. Thư từ đi và về vào khoảng 10 ngày. Mỗi lần nhận được thư của anh Nhật Tiến, sau khi đi làm về, tôi vội vã đi in thành nhiều bản, gửi cho anh Xương, gửi cho bè bạn và báo chí bốn phương. Tại địa phương thì tôi cung cấp cho tờ Việt Nam Hải Ngoại của anh Đinh thạch Bích. Xa hơn chút nữa thì gửi cho tờ Người Việt Ca li ( tiền thân của tờ Người Việt) ở Santa Ana của anh Đỗ ngọc Yến, tờ Đất Mới của anh Vũ đức Vinh, Thanh Nam ở Seattle, tờ Ngày Nay của anh Nguyễn ngọc Linh, Trương trọng Trác ở Houston, tờ Chiêu Dương của anh Nhất Giang ở Sydney, Úc Châu.
Và sau đó nhiều tổ chức, nhiều đồng bào liên lạc về xin tài liệu như anh Tống Nhiệm ở Ca li v v. Trong niềm cảm thông và vui mừng thấy tiếng kêu của bạn bè mình mỗi lúc mỗi được lắng nghe, mỗi lúc mỗi có thêm những khích lệ, nên mọi chi phí về in tài liệu, bưu phí tôi đều bỏ tiền túi của mình ra. Cũng may là lúc đó tôi đang có việc làm trong hãng đóng tàu, lương khá cao, chi phí đó chỉ là như những đồng tiền ăn trưa mà thôi.
Từ năm 1985, khởi đi từ Bác Sỹ Đinh xuân Anh Tuấn, một thành viên của Hôi Y Sỹ Thế Giới ( Medecins du Monde) từ Paris qua liên lạc với chúng tôi qua nhà văn Nhật Tiến, Uỷ Ban đã chuyển sang những hoạt động cụ thể hơn, hợp tác với các tổ chức nhân đạo quốc tế, đem tàu ra biển cứu vớt thyền nhân, bản tin riêng của tôi biến thành bản tin chính thức của Uỷ Ban, bản số 1 đề ngày 5 tháng 4 năm 1986. Bản tin này phát hành không định kỳ và cũng không có số trang nhất định. Tuỳ nhu cầu, có khi hàng tháng, có khi nửa tháng, bản tin này đã đem đến những tin tức liên hệ đến cảnh huống của thuyền nhân, những đồng bào đi tìm Tự Do bằng đường bộ, cùng những sinh hoạt vận động để cứu vớt, bênh vực cho người tỵ nạn Việt Nam mà Uỷ Ban đứng ra phát động. Khi Uỷ Ban ngưng hoạt động, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1990 để chuyển giao trách nhiệm cho một tổ chức mới, thì bản tin này cũng ngưng phát hành.
Như thế Uỷ Ban đã được hình thành trong sự tình cờ, dựa trên sự hiểu biết, cảm thông và tương kính của tình bằng hữu, trước nhỏ sau to, cứ thế mà lan đi. Có người đã gọi cho tôi, nêu ý kiến : "Uỷ Ban nên thành lập một mạng lưới, với tổ chức quy mô, chặt chẽ, từ trung ương đến các đia phương, khởi đi từ San Diego, từ Mỹ rồi tới các châu lục khác. Từ uy tín này chúng ta sẽ xây dựng thành một lực lượng để sẵn sàng khi đất nước cần đến". . .
Chúng tôi đem chuyện này bàn với anh Xương, anh Xương hỏi lại tôi. Tôi đáp, tôi chỉ mong nỗi khốn khổ này mau hết để nghỉ, còn lo việc gia đình. Chúng ta lấy tư cách gì mà ép buộc được ai. Chuyện lâu dài, to lớn không hợp với khả năng của tôi. Cho đến lúc này, nếu tôi không biết anh Nhật Tiến trước thì thảm nạn của đồng bào ta trên biển Đông đã không tới tai tôi sớm như thế và chắc chắn tôi không dám phiền đến anh, một giáo sư bận rôn trong công tác khảo cứu khoa học. Ngoài ra, nếu chúng ta không có những giao tình trước đây với anh chị và nhiều bạn bè khắp nơi, đặc biệt là ở San Diego, chắc chắn là chúng ta đã không bỏ công, bỏ sức ra mà làm như thế. Tất cả đã khởi đi từ tình bằng hữu. Và chỉ có tình bằng hữu mà thôi.
Phan lạc Tiếp
Nguồn: http://cakecustom.com/?page_id=62
Tình bạn, yếu tố tạo nên
Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển
Phan lạc Tiếp
Vào một ngày cuối năm âm lịch, trời San Diego cũng lạnh lắm, tôi đem một cành đào và tờ Đất Mới tới tặng anh Lê tất Điều.(có lẽ là đầu năm 1978).
Cắm cành đào vào lọ, chúng tôi ngồi nhìn ra mảnh vườn rộng sau nhà. Gió thổi lao xao trên cành cây lớn bên cửa ra vườn sau. Lòng tôi xốn sang, nhớ những ngày Tết ở quê nhà. Nhớ những người thân còn kẹt lại . . . Một ấm trà thơm đặt bên tờ báo Tết. Điều nói:
- Đi được là một phép lạ. Gia đình tôi đi đủ cả. ..
Nghe Điều nói thế, mừng cho bạn, nhưng trong lòng tôi không khỏi dấy lên một nỗi xót xa vì nhớ đến ông anh tôi hiện còn bị giam cầm trong các trại học tập. Tôi lặng đi khá lâu, tay mân mê ly trà nóng. Điều tiếp:
- Tôi chỉ còn mong có mặt một người, người anh văn nghệ. Người ấy tôi quý lắm.
Tôi hỏi :
- Ai vậy ?
... thì Điều cho hay : Đó là nhà văn Nhật Tiến. Con người này hay lắm. Viết rất sớm, viết khoẻ. Được giải nhất văn học nghệ thuật. Làm việc cũng ghê và thẳng thắn vô cùng. . ..
Để cho Điều nói hết về người anh kết nghĩa ấy, tôi mới nói :
- Có phải bà Nhật Tiến là Đỗ Phương Khanh không.
Điều đáp:
- Phải.
Tôi tiếp :
- Hai người lấy nhau từ Hà Nội, rồi đưa nhau vào Nam. . .
Điều ngớ ra và nói :
- Sao ông biết rành vậy?
Tôi nói tiếp :
- Hai ông bà học cùng một lớp, trong lớp đó có tôi. . .
Chúng tôi cười toe, và Điều thì trách :
- Sao ông không nói ngay từ đầu?.
Từ đó, ngoài những kỷ niệm về ông anh tôi, Phan lạc Phúc mà có thời Điều cùng làm việc chung ở nhật báo Tiền Tuyến, chúng tôi còn có những điều nhớ đến, nói về nhà văn Nhật Tiến.
Từ những ngày đó tôi và Điều thường liên lạc với nhau luôn. Có việc nào mới mở, nghe chừng tụi tôi kham được, chúng tôi lại ới cho nhau. Lúc thì đóng vai cổ cồn cà vạt để xin việc văn phòng. Có lúc lại quần jean, giày mũi cứng, ra cái điều chúng tôi là những người lao động thứ thật để xin một chân thợ trong hãng đóng tàu. Có lúc lại ra cái điều làm việc theo giờ giấc riêng, chúng tôi đi bán bảo hiểm, mà thân chủ của chúng tôi toàn là Mỹ một trăm phần trăm, mà lại là Mỹ đen. Có nhiều điều kinh lắm, nói ra không hết. Có một độ chúng tôi lại làm cho một hãng đóng máy bay, sau thời gian đóng tàu thuỷ. Thôi thì thượng vàng hạ cám, đúng là đổ mồ hôi, xôi nước mắt để nuôi thân và gia đình.
oOo
Một buổi tối đâu đã trên dưới 11 giờ đêm, cuối năm 1979, thời giờ của những người lao động chính hiệu như tụi tôi đang nằm lơ mơ để an giấc nghỉ ngơi thì Điều gọi, giọng thong thả, rành rẽ :
– Ông ơi ! Ông Nhật Tiến đã thoát được rồi. Đã đến Thái. Tôi mới nhận được thư đây. Trong chuyến vượt biên này có cả vợ chồng Dương Phục, Vũ Thanh Thuỷ nữa.
Tôi hỏi :
– “Ông Nhật Tiến cũng mang theo được cả gia đình à? “
“ Không! Bà ấy còn kẹt lại. Theo ông ấy nói thì một người còn phải ở lại giữ nhà. Nếu đi không thoát thì còn có chỗ mà về.”
Từ những cánh thư của Nhật Tiến do Điều gửi cho, tôi đã đọc và đầm đìa nước mắt. Phải làm gì để tiếp tay cho họ. Trong thâm tâm tôi, tôi vẫn nghĩ rằng, mình đi thoát được là một cái may, một cái phúc, chứ mình tài cán gì. Nếu kể về tài, về tiền, về thế thì mấy ông bộ trưởng, mấy ông tướng kia sao lại kẹt lại.
Cứ nghĩ như thế càng thấy rằng đi được hay không chỉ cách nhau có đường tơ kẽ tóc. Nếu chẳng may mình kẹt lại thì thân phận mình hệt như những kẻ đi sau. Hình ảnh bi thương của họ chính là hình ảnh của chính mình. Thân phận của họ là thân phận của chính mình. Tôi đọc những lá thư ấy biết bao nhiêu lần mà vẫn thấy lòng mình bối rối khôn nguôi. Hơn nữa vốn là một sĩ quan Hải Quân, cũng không phải là người yếu chịu sóng, từng trông coi, chỉ huy một con tàu, kinh nghiệm sóng nước tuy không lẫm liệt như một số các bạn cùng khoá, nhưng tôi biết rằng trước cái bao la ngút mắt của biển khơi, những bất chắc của sóng gió, của thời tiết, nhớ đến những ngày đi biển tôi vẫn sợ. Những đêm trời biển đen đặc liền nhau như một miếng thạch, sóng gió ầm ầm, con tàu dài trên trăm thước, có thể chở cả trăm chiếc xe GMC, khi tàu cỡi tên ngọn sóng, rồi bất thình lình rơi thõm xuống trũng sóng, hẫng đi, toàn thân tàu rùng rùng chuyển mình như có thể gãy ra làm đôi. Khi mũi tàu chúi xuống, lái tàu bị hổng trên không, con tàu chơi vơi, bánh lái nhẹ tênh, mũi tàu chao đi, mất hướng trong mấy phút. Những phút như thế, dù đã dự trù, chằng buộc, vẫn không thiếu những đồ vật rơi đổ. Đôi khi dầu lộn nước, máy tắt, đèn tắt. Cả tàu tối om trong năm bảy phút. Dù biết mọi sự sẽ được sửa chữa, bình thường, nhưng không phải những người trên tàu không lo sợ.
Vì thế tôi nghĩ rằng chỉ những người không hiểu gì về biển mới dám liều đi như thế. Bây giờ là những người trốn chạy, ngoài nỗi khốn khó của thiên nhiên, còn là cái mồi ngon cho những kẻ bất lương, những phường thảo khấu, hải tặc trên đoạn đường dài nguy nan đó. Những điều ấy đã liên tiếp xẩy ra, chúng ta đã nghe, đã gây nên nỗi quan tâm không nhỏ trong cộng đồng nhân loại. Và giờ đây nỗi bất hạnh ấy xẩy đến cho những người mà mình hằng quen biết, mến yêu. Vậy phải làm gì cứu giúp họ bây giờ. Ngoài những kinh nghiệm mà càng biết càng sợ như trên, mình làm được gì. Trên căn bản, như đa số người Việt Nam trên đất Mỹ khi ấy còn trong tình trạng bỡ ngỡ, tạm dung. Kinh nghiệm sống và khả năng đa số còn thật là đơn sơ, eo hẹp. Càng suy nghĩ càng thêm quẫn chí, vô kế khả thi. Hàng ngày chạy theo cái đồng hồ, cày 40, có khi 50 tiếng một tuần đã bở hơi tai. Thì giờ đâu, sức lực nào mà lo cho người khác.
Đang lo nghĩ như thế thì Giáo Sư Nguyễn hữu Xương gọi cho tôi hỏi :
”Sao cuối tuần này rảnh không, lên nhà tụi này ăn cơm. Bà xã tôi nấu món cá ám ngon lắm”.
Tôi đưa điện thoại cho nhà tôi để hai bà quyết định. Riêng tôi, tôi rất mừng, tôi sẽ mang những lá thư kia cho anh Xương đọc, biết đâu anh Xương sẽ có cách giúp chúng tôi, giúp những người đó.
oOo
Năm 1970, tôi là một sĩ quan được cho đi Hoa Kỳ huấn luyện và sau đó lãnh tàu từ San Diego, vượt Thái Bình Dương về Việt Nam. Tất cả thuỷ thủ đoàn có 110 người. Vị Hạm Trưởng là một người lịch duyệt, tế nhị. Tôi là sĩ quan đệ tam, lo về hành quân và Chiến Tranh Chính Trị. Do đó tôi được gửi đi trước để sắp xếp những gì cần thiết trước khi Hạm Trưởng và thuỷ thủ đoàn đến sau. Trong thời gian ở Mỹ, chúng tôi làm quen với một số người Việt đang dạy tiếng Việt cho quân nhân Mỹ tại đây, trong đó có Bác Sĩ Nguyễn tôn Hoàn và anh Trương văn Tính. Anh Tính vốn là một cụu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến, đã giải ngũ, tính tình vui vẻ, và rất quảng giao. Chúng tôi bằng tuổi nhau, nên rất tương đắc. Đặc biệt là anh có tài nấu ăn rất ngon. Những ngày cuối tuần anh mang xe đến đón đi mua đồ cũ, rồi về nhà anh ăn cơm Việt Nam. Hôm thì anh cho ăn bún bung, hôm thì canh cá nấu ám. Nhất là món bún chả của anh thì khỏi chê. Sau vườn nhà anh có một khoanh đất dài dọc theo hông nhà, trồng đủ thứ rau thơm, từ hành hoa, húng quế, mùng tơi. Ở Mỹ giữa năm 1970 mà được ăn những món ăn như thế thật sướng vô cùng.
Ngoài giờ dạy học, anh còn học thêm ở UCSD, nên anh thường nhắc đến Giáo Sư Nguyễn hữu Xương với tất cả tấm lòng kính trọng và thân quý. Qua anh tôi được biết Giáo Sư Xương là vị Giáo Sư thực thụ, đang phụ trách chương trình giảng huấn cho những sinh viên đang làm luận án tiến sĩ. Ông phụ trách cả 3 môn vật lý, hoá học và sinh học. Tuy ông không phải là một giới chức cao cấp trong trường, nhưng lại là người có thâm niên thuộc bậc nhất tại đây. Ông về trường này khi học khu này còn là một cánh rừng bắt đầu được khai phá để xây trường. Ông cũng là người đang mang lại niềm hãnh diện và ngân khoản cho trường vì ông là tác giả của hệ thống quang tuyến điện tử, một khám phá mới nhất lúc bấy giờ. Hệ thống quang tuyến điện tử này đã được Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutute of Health) công nhận là tài nguyên quốc gia và tài trợ mỗi năm nửa triệu Mỹ kim để tiếp tục việc khảo cứu. Vì thế ông có khá đông những vị tiến sĩ từng làm luận án dưới sự hướng dẫn của ông, nay đang là những người có vị thế trong xã hội Hoa Kỳ. Do đó trong ngày lễ tiếp nhận Dương Vận Hạm Quy Nhơn, HQ 504, và Dương Vận Hạm Nha Trang HQ 505, tổ chức trên sân chính của HQ 504 rất là long trọng, đặt dưới sự chủ toạ của Đô Đốc Zumwalt, đương kim Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ và Phó Đề Dốc Trần văn Chơn, đương kim Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam.
Tất nhiên hàng tướng lãnh Hải Lục và Không Quân Mỹ và các giới chức dân chính, như ông Thị Trưởng San Diego, Nghị Sĩ và Dân Biểu tại địa phương đều được mời tham dự. Về phía người Việt, trong niên giám điện thoại lúc ấy, chúng tôi thấy có tất cả 55 người Việt cư ngụ ở thành phố San Diego này mà thôi. Đa số là sinh viên, và một số các bà vợ của quân nhân Mỹ theo chồng về Mỹ. Hạm Trưởng quyết định mời một người khách Việt Nam duy nhất là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn hữu Xương tới dự lễ tiếp nhận chiến hạm. Ngoài vị Tư Lệnh Hải Quân từ Việt Nam qua, Giáo Sư Xương là người được mời như một vị khách quý, một niềm hãnh diện cho người Việt không phải chỉ ở thành phố này mà thôi, mà còn là một vinh dự cho cả người Việt trên đất Hoa Kỳ. Nhưng phút chót Giáo Sư Xương đã không đến được vì ông phải đón tiếp một phái đoàn giáo dục đến tham quan công trình khảo cứu của ông. Ông tỏ ý rất làm tiếc, và Hạm Trưởng của chúng tôi cũng lấy làm tiếc.
Ít ngày sau đó, Giáo Sư Xương đã mời Hạm Trưởng và Sĩ Quan Chiến Hạm thăm viếng trường UCSD, đặc biệt là thăm công trình khảo cứu được mang tên ông là Xuong Machine. Trong dịp này Hạm Trưởng đã trân trọng mời Giáo Sư Xương tới thăm chiến hạm và dùng cơm tối trên tàu. Chiến hạm đã đặc biệt dành cho ông một buổi tối rất trân trọng. Tôi quen Giáo Sư Xương từ đó và mối giây liên lạc còn bền vững khi chúng tôi trở lại Việt Nam, và sau ngày 30 Tháng Tư, gia đình chúng tôi định cư tại San Diego, gặp lại nhau với rất nhiều mừng rỡ.
oOo
Trong bữa cơm cuối tuần tại căn nhà nhỏ đường Sauk khu Clairemont, San Diego mà anh chị Xương mới dọn về như một tổ ấm mới, tôi đã đưa những lá thư, bài viết "Hành Trình Đi Tìm Tự Do Bằng Tàu Thuyền qua Ngả Thái Lan" của anh Nhật Tiến và cả bài viết dài 11 trang in ronéo của vợ chồng anh chị Dương Phục : "Thư Gửi Những Người Bạn Ngoại Quốc". Tất cả để trong một phong bì lớn, và nhắc:
” Anh chị đọc cho biết về nỗi khốn khổ của đồng bào ta trên Biển Đông. Dài đấy. Một vài ngày nữa tôi sẽ gọi lại để xin ý kiến.”
Mấy ngày sau tôi gọi lại hỏi thì anh Xương nói :
“Tôi không đọc được anh à”.
Tôi hơi bỡ ngỡ, và nghĩ có lẽ anh Xương xa nước đã lâu khi còn quá trẻ, có thể đã quên tiếng Việt rồi chăng. Trong lúc tôi phân vân lắng đợi như thế thì chị Xương nói thay lời anh Xương :
“Mỗi đêm anh Xương đều đem mấy lá thư này ra đọc, nhưng chỉ đọc được vài trang, nước mắt anh ấy đã chan hoà, không đọc tiếp được nữa. Nhưng anh yên chí đi, tôi đọc rồi, thương quá. Anh Xương đang nghĩ cách phải làm gì cứu họ chứ. Để thế đâu được.”.
Từ những nỗi xúc động này, tôi bàn với anh Xương mình nên họp lại thành một tổ chức để quy tụ thêm nhiều nhân sự hầu có thể lên tiếng kêu cứu cho đồng bào. Từ ý niệm sơ khởi đó, anh Xương đã mời một số người đang có những sinh hoạt trong cộng đồng tới nhà anh để tham dự buổi họp, vào hồi 10 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1980, có 7 người sau đây tham dự :
Nguyễn hữu Xương, Phạm quang Tuấn, Nguyễn hữu Giá, Lê phục Thuỷ, Phan lạc Tiếp, Vũ minh Trân và Nguyễn hữu Khang..
Ngoài 7 người ghi trong biên bản, cuôc họp đề nghị anh Xương nhận lãnh vai trò Chủ Tịch Uỷ Ban. Anh Nguyễn hữu Khang làm Tổng Thư ký và cũng xin anh Khang cho Uỷ Ban dùng chung địa chỉ 6970 Linda Vista Road, San Diego, là Văn Phòng Cố Vấn Pháp Luật của anh Khang, cho tiện viêc liên lạc thư từ.
Đơn giản Uỷ Ban đã được hình thành như thế, nhưng nhân sự thì tuỳ hoàn cảnh có nhiều thay đổi. Như cụ thể, trong lá thư gửi Quốc Vương và Hoàng Hậu Thái Lan, thì Uỷ Ban đã mời thêm nhiều nhân vật khác thuộc mọi sinh hoạt đoàn thể, tôn giáo để lá thư thêm uy tín.
Mấy năm sau, qua những kết quả mà Uỷ Ban gặt hái được, công việc của Uỷ Ban trở nên bề bộn, nhất là được đồng bào khắp nơi gửi tiền về để hỗ trợ cho công tác Vớt Người Biển Đông thì thành phầøn của Uỷ Ban càng có thêm người. Những vị này đa số cư ngụ tại San Diego, có liên hệ xa gần trong ngành giáo dục, hoặc trong sinh hoạt cộng đồng với Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, như Tiến sĩ Lê phục Thuỷ, Tiến Sĩ Nguyễn Hiệp, Kỹ Sư Nguyễn tấn Thọ, Bác Sĩ Trần quý Trung, Tiến Sĩ Tô Đồng, ông Phạm như Bích, ông Nguyễn văn Nghi, ông Lưu danh Du, Dược Sĩ Trang Kiên, Bác Sĩ Trần văn Khang, Kỹ Sư Đỗ như Điện, Hoạ sĩ Nguyễn văn Mộch, ông Phan lạc Tiếp. Kỹ Sư Nguyễn hữu Đoàn, Kỹ Sư Bùi anh Tuấn.
Sau này khi anh chị Dương Phục-Vũ thanh Thuỷ định cư ỏ San Diego cũng trở thành thành viên của Uỷ Ban, cũng như anh Nguyễn văn Thắng (Chủ Tịch Hội Sửa Xe ở San Diego), Tiến Sĩ Trần minh Chánh và Kỹ Sư Vũ hồ Nam là những người được mời vào trong những năm sau này. Ngoài ra, trong tinh thần hỗ trợ cụ thể, một số quý vị ở xa cũng được mời như những thành viên hỗ trợ hay cố vấn, như nhà văn Nhật Tiến, Bác Sĩ Nguyễn ngọc Kỳ, Bác Sĩ Nguyễn thượng Vũ, Giáo Sư Lê xuân Khoa, Giáo Sư Nguyễn ngọc Linh, Linh mục Đỗ thanh Hà, Giáo Sư Nguyễn xuân Vinh, Nhà văn Nguyên Phong (Giáo Sư Vũ văn Du).
Đặc biệt do sự giới thiệu của nhà văn Nhật Tiến, Uỷ Ban đã mời bà Trương anh Thuỵ làm đại diện Uỷ Ban tại vùng thủ đô Hoa Kỳ và sau đó thành lập chi nhánh chính thức của Uỷ Ban tại đây. Kỹ Sư Tống Nhiệm làm đại diện ở vùng Santa Ana, được gọi là Thủ Đô của Người Việt tỵ nạn. Trong vai trò này bà Trương anh Thuỵ đã mời thêm nhiều người nữa rất có khả năng và uy tín như Giáo Sư Nguyễn ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn đình Thắng và khá đông những người trẻ khác, tạo thành một cơ cấu làm việc rất hăng say, đem lại nhiều thành công rất cụ thể. Chính chi nhánh này, khi Uỷ Ban ở San Dieo ngưng hoạt động, chi nhánh này đã tiếp tục hoạt động với danh xưng mới là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (tên của Uỷ Ban ở San Diego là Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, chí khác ở chữ Cứu thay cho chữ Báo mà thôi ). Uỷ Ban này đã liên tiếp hoạt động từ 1 tháng 10, năm 1990 đến nay. Thành quả của Uỷ Ban này rất dài, khởi đi từ bà Trương anh Thuỵ, Tiến Sĩ Nguyễn đình Thắng, với sự cộng tác của rất nhiều người trẻ lớn lên và thành đạt ở Hoa Kỳ, ở Úc. Đó là phần sau không thuộc trách nhiệm và sự hiểu biết của chúng tôi.
Trở lại với Uỷ Ban ở San Diego, trên pháp lý căn cứ trên hồ sơ do bà March Fong Eu, Secretary of State ký ngày Dec 12 năm 1986 thì những vị sau đây là những người có tên trong tài liệu được Tiểu Bang California phép hoạt động là Ông Nguyễn hữu Xương, chủ tịch; ông Nguyên hữu Khang phó chủ tịch; và ông Lê phục Thuỷ. Quý vị này mời ông Lưu danh Du làm Tổng Thư Ký để tổ chức văn phòng cho Uỷ Ban. Vì ông Du, nguyên là phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VNCH, dưới thời Ngoại Trưởng Trần chánh Thành, và nay tại Mỹ ông Du đang hành nghề kế toán cho thành phố San Diego. Với sự mẫn tiệp và cẩn thận sẵn có, ổng Lưu danh Du là người đặt cơ sở hành chánh cho Uỷ Ban. Khi văn phòng Uỷ Ban đã hoạt động bình thưởng, ông Lưu danh Du xin từ nhiệm, nhưng theo yêu cầu của GS Xương, ông Du vẫn dành thời giờ theo dõi tất cả hồ sơ chi thu của Uỷ Ban để chắc chắn cả về pháp lý cũng như tình cảm, không một hồ sơ nào có sai sót, cũng như những dị nghị sau này, trước khi hồ sơ được chuyển qua cho văn phòng kế toán của bà Trịnh thuý Nga kiểm soát và lưu giữ. Khi ông Nguyễn hữu Khang qua đời, năm 1987, ông Lê phục Thuỷ được GS Xương mời thay thế ông Khang trong vai trò Phó Chủ Tịch. Và tôi, Phan lạc Tiếp được mời giữ vai trò Tổng Thư Ký, kiêm Giám Đốc Điều Hành. GS Xương kiêm Thủ Quỹ.
oOo
Khi Uỷ Ban được thành lập vào đầu năm 1980, Uỷ Ban không có một ngân khoản nào để điều hành. Và cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác, không thấy ai bàn tới những dự liệu dài hạn, ngoài việc lên tiếng kêu cứu như ghi trong biên bản mà thôi. Vì xét cho cùng, ngoài anh Xương là người ở ngoại quốc lâu, là một giáo sư, một nhà khoa học có tiếng, có khả năng, và uy tín, trong khi đa số những người hiện diện còn trong quy chế tạm dung, công ăn việc làm còn không vững, nên không ai có ý kiến gì thêm. Và như quan niệm chung của mọi người trong Uỷ Ban, ai phải mang tên tuổi mình đứng ra làm việc là một hy sinh, một chịu đựng, chứ không hề là một quyền lợi. Vì không ai có lương cả mà mọi thư từ, điện thoại liên lạc, ai giữ vai trò gì thì ( mặc nhiên xin vui lòng) bỏ tiền túi ra mà thanh toán. Còn thảm nạn của đồng bào ta bây giờ được thể hiện như một hình tam giác mà đáy ở phía dưới. Hy vọng theo thời gian, theo kết quả kêu cứu của chúng ta, đến một lúc nào đó thảm nạn ấy nhỏ dần đi để đến lúc business của chúng ta thành con số không là thành công. Con số không này cũng là lúc một tổ chức khác, một người nào khác đảm nhận thay cho chúng ta thì thật là quá lý tưởng.
Về danh xưng của Uỷ Ban, mọi người bàn luận và nhận rõ rằng chúng ta hiện không có khả năng gì đặc biệt, nhưng không thể ngồi im nhìn đồng bào ta bị chà đạp trên Biển Đông, ta phải lên tiếng, càng to, cành rộng cành hay. Như những người đi biển khi tai nạn xẩy ra thì chúng ta phải dùng tín hiệu SOS, bất luận thuyền bè nào hoạt động trong vùng nghe thấy tín hiệu này, theo luật hành hải quốc tế, các thuyền bè này phải mau mau đến tiếp cứu. Do đó danh xưng tiếng Việt của Uỷ Ban là Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, và tên quốc tế là Boat People SOS Committee. Như thế Uỷ Ban này đã được khai sinh ngày 27 tháng 1 năm 1980, tại tư gia Giáo Sư Nguyễn hữu Xương, tại San Diego như trên.
Riêng tôi, sau buổi họp này, tôi đã gọi cho Lê tất Điều biết, để mừng. Tôi cũng viết thư ngay cho anh Nhật Tiến, thông báo tường tận những diễn tiến nói trên, đồng thời cũng yêu cầu anh Nhật Tiến điều tra, thu thập thêm những nạn nhân của hải tặc hầu bổ túc hồ sơ gửi cho các cơ quan quốc tế, cũng như tiếp tục làm nóng không khí đấu tranh chống tệ nạn hải tặc trên biển Đông. Thư từ đi và về vào khoảng 10 ngày. Mỗi lần nhận được thư của anh Nhật Tiến, sau khi đi làm về, tôi vội vã đi in thành nhiều bản, gửi cho anh Xương, gửi cho bè bạn và báo chí bốn phương. Tại địa phương thì tôi cung cấp cho tờ Việt Nam Hải Ngoại của anh Đinh thạch Bích. Xa hơn chút nữa thì gửi cho tờ Người Việt Ca li ( tiền thân của tờ Người Việt) ở Santa Ana của anh Đỗ ngọc Yến, tờ Đất Mới của anh Vũ đức Vinh, Thanh Nam ở Seattle, tờ Ngày Nay của anh Nguyễn ngọc Linh, Trương trọng Trác ở Houston, tờ Chiêu Dương của anh Nhất Giang ở Sydney, Úc Châu.
Và sau đó nhiều tổ chức, nhiều đồng bào liên lạc về xin tài liệu như anh Tống Nhiệm ở Ca li v v. Trong niềm cảm thông và vui mừng thấy tiếng kêu của bạn bè mình mỗi lúc mỗi được lắng nghe, mỗi lúc mỗi có thêm những khích lệ, nên mọi chi phí về in tài liệu, bưu phí tôi đều bỏ tiền túi của mình ra. Cũng may là lúc đó tôi đang có việc làm trong hãng đóng tàu, lương khá cao, chi phí đó chỉ là như những đồng tiền ăn trưa mà thôi.
Từ năm 1985, khởi đi từ Bác Sỹ Đinh xuân Anh Tuấn, một thành viên của Hôi Y Sỹ Thế Giới ( Medecins du Monde) từ Paris qua liên lạc với chúng tôi qua nhà văn Nhật Tiến, Uỷ Ban đã chuyển sang những hoạt động cụ thể hơn, hợp tác với các tổ chức nhân đạo quốc tế, đem tàu ra biển cứu vớt thyền nhân, bản tin riêng của tôi biến thành bản tin chính thức của Uỷ Ban, bản số 1 đề ngày 5 tháng 4 năm 1986. Bản tin này phát hành không định kỳ và cũng không có số trang nhất định. Tuỳ nhu cầu, có khi hàng tháng, có khi nửa tháng, bản tin này đã đem đến những tin tức liên hệ đến cảnh huống của thuyền nhân, những đồng bào đi tìm Tự Do bằng đường bộ, cùng những sinh hoạt vận động để cứu vớt, bênh vực cho người tỵ nạn Việt Nam mà Uỷ Ban đứng ra phát động. Khi Uỷ Ban ngưng hoạt động, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1990 để chuyển giao trách nhiệm cho một tổ chức mới, thì bản tin này cũng ngưng phát hành.
Như thế Uỷ Ban đã được hình thành trong sự tình cờ, dựa trên sự hiểu biết, cảm thông và tương kính của tình bằng hữu, trước nhỏ sau to, cứ thế mà lan đi. Có người đã gọi cho tôi, nêu ý kiến : "Uỷ Ban nên thành lập một mạng lưới, với tổ chức quy mô, chặt chẽ, từ trung ương đến các đia phương, khởi đi từ San Diego, từ Mỹ rồi tới các châu lục khác. Từ uy tín này chúng ta sẽ xây dựng thành một lực lượng để sẵn sàng khi đất nước cần đến". . .
Chúng tôi đem chuyện này bàn với anh Xương, anh Xương hỏi lại tôi. Tôi đáp, tôi chỉ mong nỗi khốn khổ này mau hết để nghỉ, còn lo việc gia đình. Chúng ta lấy tư cách gì mà ép buộc được ai. Chuyện lâu dài, to lớn không hợp với khả năng của tôi. Cho đến lúc này, nếu tôi không biết anh Nhật Tiến trước thì thảm nạn của đồng bào ta trên biển Đông đã không tới tai tôi sớm như thế và chắc chắn tôi không dám phiền đến anh, một giáo sư bận rôn trong công tác khảo cứu khoa học. Ngoài ra, nếu chúng ta không có những giao tình trước đây với anh chị và nhiều bạn bè khắp nơi, đặc biệt là ở San Diego, chắc chắn là chúng ta đã không bỏ công, bỏ sức ra mà làm như thế. Tất cả đã khởi đi từ tình bằng hữu. Và chỉ có tình bằng hữu mà thôi.
Phan lạc Tiếp
Nguồn: http://cakecustom.com/?page_id=62