PDA

View Full Version : Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc thiếu kiềm chế hơn người miền Nam?



khieman
11-22-2014, 07:24 PM
.


Nói bậy, chửi tục:
Người miền Bắc thiếu kiềm chế hơn người miền Nam?

(GDVN) - Người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Người miền Bắc nếu chửi nhau là đào cả tông ti họ hàng lên, rất chua ngoa.

LTS: Ngay sau khi đăng tải hàng loạt các clip liên quan đến vấn đề bạo lực học đường như: Sốc, 5 nữ sinh văng tục, lột áo, đánh nhau, Sốc nặng với clip nữ sinh đánh nhau vỡ đầu... Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được thư của độc giả Nguyễn Nhật Nam chia sẻ những suy nghĩ cá nhân về vấn đề này. Theo độc giả Nhật Nam thì học sinh miền Bắc chửi tục, đánh nhau nhiều hơn học sinh miền Nam.

Nếu là người quan tâm đến ngành giáo dục thì những thông tin chính thống từ Bộ GD&ĐT không khỏi khiến người xem giật mình.

Theo tổng kết của Bộ Giáo dục năm 2011, trong 12 tỉnh thành có 384 học sinh đánh nhau, riêng vùng mỏ Quảng Ninh có 169 em.

Về số lượng học sinh vi phạm và bị kỷ luật, Lạng Sơn đứng đầu với 151 em.

Có một điều ngạc nhiên và đáng để chúng ta quan tâm là những chuyện đánh nhau như thế này phần lớn xảy ra ở miền Bắc, trong đó Quảng Ninh và Lạng Sơn là những nơi điển hình.

Nếu seach từ khóa “Bạo lực học đường”,“nữ sinh đánh nhau” hoặc “nam sinh đánh nhau” chắc các bạn sẽ nhận thấy một sự thật hiển nhiên: Phần lớn số clip học sinh đánh nhau, chửi bậy, chửi thề đều đến từ miền Bắc. Tại sao lại như vậy, phải chăng tính tình người miền Bắc nóng nảy, còn người miền Nam thì hiền hòa hơn? Và có lẽ, điều này đang biểu hiện rất rõ trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.



(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doquyen/2012_08_18/tra-da-chem-gio-giaoduc.net.vn.jpg)http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doquyen/2012_08_18/tra-da-chem-gio-giaoduc.net.vn.jpg (http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doquyen/2012_08_18/tra-da-chem-gio-giaoduc.net.vn.jpg)

Văn hóa trà đá là nơi nói tục, chửi thề khá phổ biến tại Hà Nội
(Ảnh minh họa)

Tôi đã từng sống cả trong Nam và ngoài Bắc, nếu đo đếm số thời gian thì có lẽ cả hai miền là... bằng nhau. Vì vậy, có một vài ý kiến cá nhân mong muốn cùng trao đổi với độc giả. Trong cuộc sống, không ai là người tránh khỏi những xô xát khi cãi vã cả, thế nhưng cách ứng xử với nó thế nào thì lại là một câu chuyện liên quan đến vấn đề văn hóa vùng miền. Tôi thấy rằng, người miền Nam khi chửi tục hay đánh nhau thì cũng không“dã man” như ngoài miền Bắc. Nếu xem những clip ngoài miền Bắc chắc hẳn người miền Nam sẽ “bó tay” bởi sự côn đồ, nhẫn tâm và cũng thật xót xa. Học sinh miền Bắc đã đánh thì sẽ đánh hội đồng, dùng đủ các chiêu trò, nữ sinh thì xé quần, lột áo, đập mũ bảo hiểm, đập guốc lên người đối thủ; nam sinh thì dùng dùi cui, dùng gậy đập bạn đến chảy máu mũi, hộc máu mồm.

Trước khi nói về học sinh, sinh viên hãy xem cách cư xử của người lớn với nhau, điều này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các em.

Người miền Nam vốn bộc trực, tính tình phóng khoáng, họ chỉ tức lên và chửi ngay khi đó mà thôi.

Nếu bạn đi chợ tại miền Bắc, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bị ăn chửi nếu như hỏi giá rồi mà không mua, thậm chí vào quán ăn cũng bị nghe mắng chửi, đi đường không cẩn thận mà va vào người khác thì cũng sẵn sàng bị chửi.

Lạ một điều là khi có những cãi cọ như vậy, những người xung quanh hoàn toàn thờ ơ, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Phải chăng người miền Bắc một bộ phận thì dễ tính và cam chịu, một phần thì côn đồ, thiếu ý thức? Câu chuyện về lễ hội hoa tại Hà Nội cũng thế, người dân sống trên địa bàn Thủ đô thay vì trân trọng hoa lại chà đạp lên cả hoa. Trong số đó, phần đa họ đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, những người còn rất trẻ, không tự ý thức được việc làm của mình.

Trong giao tiếp, người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Có câu chuyện dân gian tôi nghe được từ những con người miền Bắc về người phụ nữ chửi hàng xóm ăn trộm gà như sau:

“Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy”.

Thật đáng sợ cho người miền Bắc, không chửi thì thôi, đã chửi là phải đem cả "tông ti họ hàng" lên chửi, một giọng chửi rất chua ngoa.

Trong xã hội người miền Bắc, nhiều khi bố mẹ chửi bậy hơn cả con cái. Thử hỏi, những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường như thế này thì là sao chúng có thể không bị ảnh hưởng và phát triển nhân cách một cách toàn diện được.

Trong cách xưng hô với gia đình, học sinh miền Nam dù họ có hư, láo hỗn ở bên ngoài xã hội như thế nào đi chăng nữa thì khi về gia đình họ vẫn ngoan ngoãn, lễ phép “gọi dạ bảo vâng”. Còn một số thanh niên người miền Bắc thường xưng hô với bố mẹ bằng “ông bà già”, đó là một cách xưng hô hết sức phản cảm.

Trong môi trường giáo dục, cách xưng hô thầy và trò giữa hai miền đã thể hiện sự khác nhau rõ rệt.

Ở miền Nam chỉ có cách xưng hô duy nhất đó là "cô (thầy) và các con". Cách xưng hô này xuất phát từ một trách nhiệm nữa ngoài trách nhiệm giảng dạy của người thầy, đó là trách nhiệm của người mẹ, là tình cảm lớn lao. Giáo viên Mầm non đến trường ngoài việc dạy cho trẻ những kiến thức tổng hợp còn phải chăm sóc các con như ăn, uống, tắm, giặt. Giáo viên các cấp thì không chỉ dạy về kiến thức mà còn phải biết lo cho đời sống tâm tư, tình cảm của các em.

Thế nhưng, người miền Bắc thì khác, có muôn vàn cách xưng hô giữa giáo viên và học sinh như: "tôi và các anh, các chị", thậm chí có những ông thầy thô thiển tới mức nói luôn là "tao và mày".

Trong cách giao tiếp, người miền Nam luôn tỏ ra thoải mái và thiện chí hơn, còn người miền Bắc thì không thể lường trước được họ như thế nào. Có thể trong cách cư xử họ rất cởi mở, nồng hậu nhưng họ cũng có thể quay mặt lại và “chửi” người khác bất cứ lúc nào. Quả thực, người miền Nam có thể bị lúng túng trong cách cư xử “con dao hai lưỡi” của người miền Bắc.

Có những điều trên phải chăng do người miền Bắc thiếu kiềm chế, cái tôi lớn hơn người miền Nam, ở đây tôi chỉ chú trọng khi nói về lớp trẻ. Điều này có nguyên nhân do phương pháp giáo dục của người miền Bắc khác cách giáo dục của người miền Nam?

Bình luận của độc giả:

1 - Văn Dũng - 22/08/2012 12:24
Tác giả bài viết đã lột trần một sự thật hiển hiện bao lâu nay. Tôi mới ra ngoài Bắc mà nghe người Bắc nói chuyện tục tằn quá, chịu không nổi.
Phản hồi

2 - Hải Phạm - 22/08/2012 11:16
Tôi là người gốc miền Bắc nhưng tôi thật sự không thể chấp nhận được cách chửi của người miền Bắc Tôi từng tiếp xúc một số thành phần như vậy. Những "thằng đàn bà" này chửi rất tục, chửi từ ngày này qua ngày khác. Đúng là thể lọai vô học! Người ta thường nói "chó sủa là chó không cắn", những thể lọai này thường được cái mồm thôi, gặp người chửi cao tay hơn hoặc đầu gấu là "co vòi" ngay.
Phản hồi

3 - mr.truong - 22/08/2012 10:27
Thật khủng khiếp! Mỗi lần ra Hà Nội tôi sợ lắm, không dám nói hay hỏi gì nhiều !
Phản hồi

4 - pikaro - 22/08/2012 10:00
Tôi chỉ sống ở trong Nam nên ko thể đánh giá độ chính xác về sự so sánh của bài viết này. Vùng miền nào cũng vậy cũng có người này người kia, người Bắc có những tính mà người Nam phải ganh tị đó là chịu khó, rất giỏi tính toán, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình... nhưng quả thật là người trong Nam rất "ngán" và thường phải mang tâm lí đề phòng khi làm việc và tiếp xúc với người Bắc nhất là những người mới chuyển vào Nam.
Người Nam thường thẳng tính nên rất khó để đoán đc ý nghĩ của người Bắc nhiều khi nói chuyện vui vẻ lắm đấy nhưng sau lưng lại "chọt" mình khi nào ko hay, dĩ nhiên là cái khoản chửi thì người Bắc đc trong đây tôn làm sư phụ.
Phản hồi

5 - Lê Hải - 22/08/2012 08:48
Bài viết quá chính xác. Nhất là người Thủ đô còn coi việc ăn "quán chửi" là một nét văn hóa Hà Thành. Tôi có vào miền Nam và thấy trẻ con miền Nam, nhất là người Sài Gòn ít chửi bậy và nói tục như người miền Bắc. Có lẽ đã đến lúc các nhà giáo dục và quản lý chú ý phục dựng lại văn hóa hà Thành ?
Phản hồi

6 - khai - 22/08/2012 08:47
Tôi rất đồng ý với câu hỏi cuối của bài viết! Có lẽ câu hỏi đã thay cho câu trả lời. Ở đây chúng ta hoàn toàn không hề có "óc kỳ thị vùng miền, mà chỉ nhằm tìm ra câu trả lời cho vấn nạn "bạo lực, côn đồ" trong xã hội, đặc biệt trong học đường".
Tôi là người đã sinh và lớn lên trong chế độ giáo dục ở miền nam trước 1975, rồi cũng trãi qua thời kỳ đi học sau 1975, thậm chí tôi cũng từng dạy học ít năm sau Giải Phóng, nên phần nào có thể so sánh lối giáo dục của 2 thời kỳ, dĩ nhiên đó là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi (nên gạt bỏ qua một bên về chính kiến mà chỉ tập trung vào giáo dục nhân cách).
Tôi có thể nói rằng: Giáo dục về nhân cách ở miền nam (trước 1975) tốt hơn nhiều so với bây giờ (ý kiến cá nhân tôi).
Ngay năm 1975, có một số giáo viên từ miền Bắc điều vào Nam để "dạy học". Họ hết sức ngạc nhiên về tác phong học sinh miền Nam, đa số lễ độ với thầy cô (một nét son đáng tự hào,riêng về khoản "nói tục, chửi thề" hầu như trong giờ học hay ở trong trường phần lớn học sinh miền nam không sử dụng (thời đó đứa nào chửi thề bị "xếp loại đồ mất dạy" rất nặng nề về danh dự.
Ngay từ thời còn học tiểu học, tôi được thày cô dạy bảo: phải nhường người già yếu, phụ nữ có thai khi lên xe buýt, và tôi đã làm đúng như vậy! môn công dân giáo dục dạy chúng tôi phải đứng nghiêm, bỏ mũ khi đi ngang buổi chào cờ, vào công viên không được dẫm lên cỏ hay ngắt bông hoa, vào trường thì phải mặc đồng phục đàng hoàng.
Còn ở gia đình chúng tôi cũng được dạy dỗ nghiêm khắc, biết tôn trọng kẻ dưới người trên!
Giờ đây tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối về nền giáo dục khá hoàn chỉnh của ngày xưa ấy,dựa trên triết lý: đào tạo con người hoàn mỹ về 3 phương diện: Đức, Trí và Thể.
Thật tuyệt vời làm sao, chính những người từng sống ở các thế hệ trước 1975 đã phần nào "góp phần đào tạo nhân cách cho các em học sinh miền Nam sau này, rất tiếc nó bị mai một do cách giáo dục bây giờ cộng thêm cái xã hội xô bồ, nhưng ít nhiều vẫn đỡ hơn so với miền Bắc (tôi xin lỗi không có ý xúc phạm vùng miền, tuy biết ở đâu cũng có kẻ xấu người tốt, tránh vơ đủa cả nắm, ở đây tôi chỉ nói về số đông thôi).
Sự thật nền giáo dục ở miền Nam trước 1975 đã đi trước, vượt trội hơn nền giáo dục bây giờ rất xa (ít nhất về GD nhân cách). Ngay năm 1973 tôi có may mắn là học sinh công lập Võ Trường Toản, một trong những trường công lập nổi tiếng ở miền Nam, lúc ấy chúng tôi đã được dạy theo cách tự học, biết cách ghi nốt khi nghe giảng từ lúc còn trung học.
Ấy vậy mà khi học Đại Học sau 1975, sinh viên lại học theo cách "đọc chép rất ấu trĩ buồn cười làm sao!".
Ngay khi còn học ở trung học, chúng tôi đã có thể đọc sách tiếng Anh khá thoải mái, có khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ với ngoại quốc.
Còn bây giờ nhiều sinh viên không đọc nổi tài liệu tiếng Anh!
Qua đó ta thấy nền Giáo Dục đã quá lạc hậu về mọi mặt, từ đào tạo nhân cách con người đến khả năng tự học, cuối cùng sản phẩm của nó là những nhân cách "bị biến dạng", rất thụ động trong cách làm việc, trong cách suy nghĩ rất ngây ngô (không biết suy luận), kiến thức xã hội rất thấp (hỏi về Socrates, Kant hay triết học phương Đông thì mù tịt...), kiến thức "bị cùn mằn" thì làm sao phát triễn bằng thiên hạ (chỉ thấy có một chiều, chỉ biết có một lề đường) đúng là quá nghèo nàn cả về tâm hồn lẫn tư tưởng.
Phản hồi

nguyễn minh - 22/08/2012 11:23
Hoàn toàn đồng ý với bài viết trên, đã đến lúc các nhà làm công tác giáo dục xem lại.
Phản hồi

7 - Vũ Quốc Hưng - 22/08/2012 07:51
Quá đúng!
Phản hồi

8 - thế anh - 22/08/2012 07:29
Đây là sự thật. Hãy nhìn thẳng vấn đề và thay đổi lối sống để xã hội tốt đẹp hơn.
Phản hồi


giaoduc online