duyanh
12-19-2014, 01:45 PM
EU đã từ chối viện trợ thêm, trong khi nền kinh tế Ukraine đang phá sản, quả thực Kiev “đang để vàng rơi”
EU từ chối viện trợ thêm cho UkraineSau khi lên nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavichus - 1 trong 3 bộ trưởng người nước ngoài của Ukraine đã phải lên tiếng thừa nhận là nền kinh tế quốc gia của Ukraine “trên thực tế đã phá sản”.Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như cuộc xung đột với lực lượng ly khai thân Nga kéo dài gần 1 năm đã khiến tỷ giá đồng Hryvnia của Ukraine thấp đến mức kỷ lục, làm tê liệt nền kinh tế và gần như bị phá sản sau nhiều năm tham nhũng và tình trạng quản lý kinh tế yếu kém của Ukraine.Vị Bộ trưởng Phát triển kinh tế và Thương mại Ukraine người Litva này hứa hẹn hôm 10-12 tại một phiên họp của Ủy ban Chính sách Kinh tế rằng, Ukraine sẽ mất khoảng 2 năm để có thể có mặt trong 50 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng về Môi trường kinh doanh.Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế và thương mại mới Ukraine đưa ra những biện pháp cần được thực hiện để đơn giản tối đa hoạt động kinh doanh, để Ukraine có thể nâng lên vị trí cao hơn từ vị trí 112 trong bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh. Trong năm 2014, Ukraine được xếp hạng thứ 96.Ông Abromavicius cho biết quan điểm của chính phủ Ukraine là quyền lợi của các doanh nghiệp nhỏ-vừa và lớn là giống nhau, không doanh nghiệp nào được hưởng các ưu đãi hay đặc quyền không cần thiết, hoặc giữ độc quyền toàn bộ các ngành công nghiệp.Trong năm nay, IMF đã nhất trí cấp cho Kiev 17 tỷ USD trong vòng 2 năm (số tiền này thuộc gói cứu trợ tài chính trị giá 27 tỷ USD dành cho Ukraine). Tuy nhiên, số tiền này là không đủ, ngoài những khoản đã được lên kế hoạch thì Ukraine sẽ cần thêm 15 tỷ USD nữa.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_18182862.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_18182862.jpg)
Sau cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập, Ukraine trở nên hỗn loạn, nội chiến triền miên, kinh tế phá sản
Theo tạp chí The Financial Times, nguồn hỗ trợ này là cần thiết vì GDP của Ukraine đã sụt giảm 7%, đồng thời xuất khẩu sang Nga cũng bị đình trệ. Sự sụt giảm này gây ra nỗi lo dòng vốn sẽ chảy ra nhanh hơn và lượng dự trữ ngoại hối giảm hơn 20% (tương đương 10 tỷ USD) trong tháng 11.Thêm vào đó, từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Ukraine ở đây, Kiev đã mất khoảng 20% doanh thu từ các hoạt động thương mại. Đồng thời, việc mua khí đốt với giá cao của Nga (trước đây là 263USD/1000m3 khí) cũng khiến Ukraine phải trả thêm những khoản tiền khổng lồ.Để giảm bớt căng thẳng về vấn đề tài chính của đất nước, chính phủ Ukraine đã đề ra những chính sách cải cách kinh tế mà chủ yếu là việc tăng thuế của người dân cùng với các biện pháp cắt giảm chi tiêu công để thực hiện chủ trương “thắt lưng buộc bụng” theo đề xuất của các chủ nợ quốc tế.Vào ngày 16/12, ông Yatsenyuk đã có chuyến công du châu Âu để báo cáo tình hình kinh tế hiện nay của Ukraine. Ông Thủ tướng cho rằng những cải cách này không đủ để kéo nền kinh tế của Ukraine đi lên, vì vậy đất nước rất cần sự hỗ trợ tài chính từ các quốc gia trong Liên minh châu Âu.Ông Thủ tướng đã khẩn cầu nguồn viện trợ tài chính khẩn cấp từ EU bởi nếu các nhà tài trợ phương Tây không đưa ra nhiều vốn hơn thì Ukraine có nguy cơ vỡ nợ. Trước đó, IMF cho rằng, nếu không có nhận được hỗ trợ, Kiev sẽ phải cắt giảm ngân sách hoặc trả nợ dưới dạng trái phiếu.Ngoài việc tăng giá năng lượng và bãi bỏ trợ giá nhằm cân bằng ngân sách, IMF cũng muốn các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ ở Ukraine được tư nhân hóa và các hành vi hối lộ tại các bộ ngành và chính quyền địa phương phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, hiện mới chỉ một phần các đề xuất trên đang được thực hiện.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829765.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829765.jpg)
Thủ tướng Yatsenyuk đã đưa ra chính sách cải cách kinh tế
Thế nhưng theo thông tin mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ước tính Ukraine cần thêm 15 tỷ USD ngoài hạn ngạch để chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng EU đã từ chối giúp đỡ thêm cho cho Ukraine bởi “khả năng viện trợ của Liên minh châu Âu (EU) có hạn”.Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết vào hôm 17-12: "EU chỉ có thể giúp đỡ Ukraine trong khoản ngân sách của mình. Các dòng ngân sách liên quan của EU đã bị siết chặt, trong khi đó, nguồn ngân sách dự trữ linh động cho các vấn đề tài chính trong năm tới chỉ còn lại một ít”.Ông Jean-Claude Juncker cho rằng, nếu Liên minh châu Âu sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách dự trữ của mình để viện trợ cho Ukraine thì EU sẽ không còn gì để giải quyết các vấn đề tài chính của các nước thành viên phát sinh trong 2 năm tiếp theo.Ông cũng cho biết thêm, châu Âu đã thanh toán khoản vay dài hạn trị giá 760 triệu Euro (khoảng 942 triệu USD) cho Ukraine trong vòng hai tháng qua và giải ngân trên 600 triệu Euro (khoảng 744 triệu USD) hồi mùa hè.Với các chương trình hỗ trợ tài chính hiện hành của EU, khoảng 250 triệu Euro (khoảng 310 triệu USD) nữa có thể được giải ngân trong năm 2015 nếu điều kiện chính sách mà EU đưa ra với Ukraine được Kiev đáp ứng đầy đủ.
Nga: “Ukraine đang để vàng rơi”
Các chuyên gia Nga cho rằng, "bản đồ lộ trình" cải cách mà tân nội các ở Kiev đã vạch ra, về cơ bản là phiên bản rút gọn của thỏa thuận liên minh với châu Âu. Thế nhưng, nó không hề đưa ra được bất kỳ biện pháp cụ thể nào để giúp Ukraine thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.“Bản đồ lộ trình” cải cách Ukraine liệt kê những thay đổi cần tác động đến hầu như toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội - từ quốc phòng và dân sinh cho đến chính sách thuế khóa và quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong văn kiện chỉ chứa đựng những kế hoạch không thực tế hoặc ít khả thi.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829140.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829140.jpg)
Cuộc chiến ở miền đông đã ngốn phần lớn khoản ngân sách ít ỏi của Ukraine
Nhận định của ông Andrei Suzdaltsev, chuyên viên từ Trường Kinh tế cấp cao cho rằng, văn kiện này phi thực tế đến mức kinh ngạc. “Lộ trình” cải cách dường như chép ra từ một cuốn sách giáo khoa với những tiêu chí không thể thực hiện nổi bởi muốn thực hiện chúng lại cần phải rất nhiều tiền nhưng tiền ở đâu ra và bao nhiêu cho đủ?Chẳng hạn, trong những ngày tới Ukraine và EU sẽ ký thỏa thuận, theo đó Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ cho Ukraine vay 200 triệu euro. Kiev tuyên bố rằng số tiền đó sẽ được phân bổ để khôi phục hệ thống hỗ trợ đời sống và cơ sở hạ tầng của vùng Donbass.Ở đây có điều khó hiểu. Bởi những nơi mà hệ thống hỗ trợ đời sống bị thiệt hại nặng nề hơn cả thì hiện vẫn do lực lượng dân quân kiểm soát. Kiev làm thế nào để khôi phục cơ sở hạ tầng trên địa bàn này?Để làm như vậy cần tiếp tục hoạt động chiến sự và giành lại lãnh thổ từ tay dân quân, sau đó mới có thể tính chuyện khôi phục nhưng điều đó đồng nghĩa với tiếp tục chiến tranh. Và 200 triệu Euro chỉ là muối bỏ biển, bởi Kiev đã phá hủy toàn bộ các thành phố ở Donbass.Thực tế là Ukraine đang diễn ra chiến tranh, một bộ phận của nền kinh tế bị phá hủy, bộ phận khác trong trạng thái uể oải không có sức sống, đà rơi GDP ở mức 7-8%, mà mỗi tháng cần chi hàng tỷ USD để hỗ trợ đồng Hryvnia - tất cả những cái đó không được tính đến.Thậm chí Tổng thống Cộng hòa Czech Zeman mới đây đã tuyên bố rằng hỗ trợ tài chính cho Maidan là lãng phí tiền bạc vô nghĩa. Bởi Ukraine đã trút một phần tiền trả nợ, cải cách, phát triển dân chủ vào đường hào chiến tranh. Còn khối lượng tiền “khủng” đổ vào Ukraine đã như gió cuốn bay trong thảo nguyên bất tận.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829515.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829515.jpg)
Thủ tướng Nga Medvedev cho rằng, Ukraine sẽ không bao giờ tìm được một người bạn như Nga
Về vấn đề này, Thủ tướng Nga Medvedev đã viết trong một bài báo rằng, hiệp định hợp tác kinh tế của EU với Ukraine nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Nga sẽ đẩy đất nước đang khủng hoảng sâu sắc như Ukraine vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ.Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng kế hoạch hợp tác kinh tế giữa Ukraine và EU trông giống như chủ nghĩa thực dân bởi EU cần Ukraine chủ yếu như là một nguồn cung cấp nguyên liệu và một thị trường mới cho các công ty châu Âu - ông Medvedev viết.Theo một số ước tính, nền kinh tế Ukraine sẽ mất khoảng 33 tỉ USD hàng năm vì kết quả của những chính sách hợp tác này, nhưng không nước nào muốn cho Ukraine vay tiền.
Trong những tình huống tuyệt vọng nhất, châu Âu sẽ xì ra cho Kiev một ít tiền lẻ để trả các khoản nợ trên bờ vực vỡ nợ.Ông Medvedev cho rằng, bản thân nền kinh tế châu Âu còn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thì làm sao có thể giúp không Ukraine, còn lời hứa "1 tỉ USD bảo lãnh" của Mỹ chỉ là lời hứa suông, cho đến nay không có sự giúp đỡ tài chính nào từ Mỹ đến Ukraine.Hơn nữa, EU cũng chẳng cho Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu trong thời điểm này, bởi họ không muốn gánh thêm 1 “con nợ” khổng lồ. Kiev có thể soi vào lấy gương Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận liên kết với châu Âu đã 51 năm nhưng vẫn chưa gia nhập được vào EU.Thủ tướng Nga cũng nhắc lại toàn bộ lịch sử quan hệ giữa Nga và Ukraine từ cuối thế kỷ 19 cho tới thời kỳ Xô Viết và thời gian gần đây, đồng thời ông cũng nhấn mạnh Kiev sẽ chẳng bao giờ tìm được một người bạn giống như Nga trước đây đã giúp đỡ, ủng hộ tài chính vô điều kiện cho Ukraine.
Theo Đất Việt
EU từ chối viện trợ thêm cho UkraineSau khi lên nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavichus - 1 trong 3 bộ trưởng người nước ngoài của Ukraine đã phải lên tiếng thừa nhận là nền kinh tế quốc gia của Ukraine “trên thực tế đã phá sản”.Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như cuộc xung đột với lực lượng ly khai thân Nga kéo dài gần 1 năm đã khiến tỷ giá đồng Hryvnia của Ukraine thấp đến mức kỷ lục, làm tê liệt nền kinh tế và gần như bị phá sản sau nhiều năm tham nhũng và tình trạng quản lý kinh tế yếu kém của Ukraine.Vị Bộ trưởng Phát triển kinh tế và Thương mại Ukraine người Litva này hứa hẹn hôm 10-12 tại một phiên họp của Ủy ban Chính sách Kinh tế rằng, Ukraine sẽ mất khoảng 2 năm để có thể có mặt trong 50 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng về Môi trường kinh doanh.Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế và thương mại mới Ukraine đưa ra những biện pháp cần được thực hiện để đơn giản tối đa hoạt động kinh doanh, để Ukraine có thể nâng lên vị trí cao hơn từ vị trí 112 trong bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh. Trong năm 2014, Ukraine được xếp hạng thứ 96.Ông Abromavicius cho biết quan điểm của chính phủ Ukraine là quyền lợi của các doanh nghiệp nhỏ-vừa và lớn là giống nhau, không doanh nghiệp nào được hưởng các ưu đãi hay đặc quyền không cần thiết, hoặc giữ độc quyền toàn bộ các ngành công nghiệp.Trong năm nay, IMF đã nhất trí cấp cho Kiev 17 tỷ USD trong vòng 2 năm (số tiền này thuộc gói cứu trợ tài chính trị giá 27 tỷ USD dành cho Ukraine). Tuy nhiên, số tiền này là không đủ, ngoài những khoản đã được lên kế hoạch thì Ukraine sẽ cần thêm 15 tỷ USD nữa.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_18182862.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_18182862.jpg)
Sau cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập, Ukraine trở nên hỗn loạn, nội chiến triền miên, kinh tế phá sản
Theo tạp chí The Financial Times, nguồn hỗ trợ này là cần thiết vì GDP của Ukraine đã sụt giảm 7%, đồng thời xuất khẩu sang Nga cũng bị đình trệ. Sự sụt giảm này gây ra nỗi lo dòng vốn sẽ chảy ra nhanh hơn và lượng dự trữ ngoại hối giảm hơn 20% (tương đương 10 tỷ USD) trong tháng 11.Thêm vào đó, từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Ukraine ở đây, Kiev đã mất khoảng 20% doanh thu từ các hoạt động thương mại. Đồng thời, việc mua khí đốt với giá cao của Nga (trước đây là 263USD/1000m3 khí) cũng khiến Ukraine phải trả thêm những khoản tiền khổng lồ.Để giảm bớt căng thẳng về vấn đề tài chính của đất nước, chính phủ Ukraine đã đề ra những chính sách cải cách kinh tế mà chủ yếu là việc tăng thuế của người dân cùng với các biện pháp cắt giảm chi tiêu công để thực hiện chủ trương “thắt lưng buộc bụng” theo đề xuất của các chủ nợ quốc tế.Vào ngày 16/12, ông Yatsenyuk đã có chuyến công du châu Âu để báo cáo tình hình kinh tế hiện nay của Ukraine. Ông Thủ tướng cho rằng những cải cách này không đủ để kéo nền kinh tế của Ukraine đi lên, vì vậy đất nước rất cần sự hỗ trợ tài chính từ các quốc gia trong Liên minh châu Âu.Ông Thủ tướng đã khẩn cầu nguồn viện trợ tài chính khẩn cấp từ EU bởi nếu các nhà tài trợ phương Tây không đưa ra nhiều vốn hơn thì Ukraine có nguy cơ vỡ nợ. Trước đó, IMF cho rằng, nếu không có nhận được hỗ trợ, Kiev sẽ phải cắt giảm ngân sách hoặc trả nợ dưới dạng trái phiếu.Ngoài việc tăng giá năng lượng và bãi bỏ trợ giá nhằm cân bằng ngân sách, IMF cũng muốn các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ ở Ukraine được tư nhân hóa và các hành vi hối lộ tại các bộ ngành và chính quyền địa phương phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, hiện mới chỉ một phần các đề xuất trên đang được thực hiện.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829765.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829765.jpg)
Thủ tướng Yatsenyuk đã đưa ra chính sách cải cách kinh tế
Thế nhưng theo thông tin mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ước tính Ukraine cần thêm 15 tỷ USD ngoài hạn ngạch để chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng EU đã từ chối giúp đỡ thêm cho cho Ukraine bởi “khả năng viện trợ của Liên minh châu Âu (EU) có hạn”.Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết vào hôm 17-12: "EU chỉ có thể giúp đỡ Ukraine trong khoản ngân sách của mình. Các dòng ngân sách liên quan của EU đã bị siết chặt, trong khi đó, nguồn ngân sách dự trữ linh động cho các vấn đề tài chính trong năm tới chỉ còn lại một ít”.Ông Jean-Claude Juncker cho rằng, nếu Liên minh châu Âu sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách dự trữ của mình để viện trợ cho Ukraine thì EU sẽ không còn gì để giải quyết các vấn đề tài chính của các nước thành viên phát sinh trong 2 năm tiếp theo.Ông cũng cho biết thêm, châu Âu đã thanh toán khoản vay dài hạn trị giá 760 triệu Euro (khoảng 942 triệu USD) cho Ukraine trong vòng hai tháng qua và giải ngân trên 600 triệu Euro (khoảng 744 triệu USD) hồi mùa hè.Với các chương trình hỗ trợ tài chính hiện hành của EU, khoảng 250 triệu Euro (khoảng 310 triệu USD) nữa có thể được giải ngân trong năm 2015 nếu điều kiện chính sách mà EU đưa ra với Ukraine được Kiev đáp ứng đầy đủ.
Nga: “Ukraine đang để vàng rơi”
Các chuyên gia Nga cho rằng, "bản đồ lộ trình" cải cách mà tân nội các ở Kiev đã vạch ra, về cơ bản là phiên bản rút gọn của thỏa thuận liên minh với châu Âu. Thế nhưng, nó không hề đưa ra được bất kỳ biện pháp cụ thể nào để giúp Ukraine thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.“Bản đồ lộ trình” cải cách Ukraine liệt kê những thay đổi cần tác động đến hầu như toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội - từ quốc phòng và dân sinh cho đến chính sách thuế khóa và quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong văn kiện chỉ chứa đựng những kế hoạch không thực tế hoặc ít khả thi.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829140.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829140.jpg)
Cuộc chiến ở miền đông đã ngốn phần lớn khoản ngân sách ít ỏi của Ukraine
Nhận định của ông Andrei Suzdaltsev, chuyên viên từ Trường Kinh tế cấp cao cho rằng, văn kiện này phi thực tế đến mức kinh ngạc. “Lộ trình” cải cách dường như chép ra từ một cuốn sách giáo khoa với những tiêu chí không thể thực hiện nổi bởi muốn thực hiện chúng lại cần phải rất nhiều tiền nhưng tiền ở đâu ra và bao nhiêu cho đủ?Chẳng hạn, trong những ngày tới Ukraine và EU sẽ ký thỏa thuận, theo đó Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ cho Ukraine vay 200 triệu euro. Kiev tuyên bố rằng số tiền đó sẽ được phân bổ để khôi phục hệ thống hỗ trợ đời sống và cơ sở hạ tầng của vùng Donbass.Ở đây có điều khó hiểu. Bởi những nơi mà hệ thống hỗ trợ đời sống bị thiệt hại nặng nề hơn cả thì hiện vẫn do lực lượng dân quân kiểm soát. Kiev làm thế nào để khôi phục cơ sở hạ tầng trên địa bàn này?Để làm như vậy cần tiếp tục hoạt động chiến sự và giành lại lãnh thổ từ tay dân quân, sau đó mới có thể tính chuyện khôi phục nhưng điều đó đồng nghĩa với tiếp tục chiến tranh. Và 200 triệu Euro chỉ là muối bỏ biển, bởi Kiev đã phá hủy toàn bộ các thành phố ở Donbass.Thực tế là Ukraine đang diễn ra chiến tranh, một bộ phận của nền kinh tế bị phá hủy, bộ phận khác trong trạng thái uể oải không có sức sống, đà rơi GDP ở mức 7-8%, mà mỗi tháng cần chi hàng tỷ USD để hỗ trợ đồng Hryvnia - tất cả những cái đó không được tính đến.Thậm chí Tổng thống Cộng hòa Czech Zeman mới đây đã tuyên bố rằng hỗ trợ tài chính cho Maidan là lãng phí tiền bạc vô nghĩa. Bởi Ukraine đã trút một phần tiền trả nợ, cải cách, phát triển dân chủ vào đường hào chiến tranh. Còn khối lượng tiền “khủng” đổ vào Ukraine đã như gió cuốn bay trong thảo nguyên bất tận.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829515.jpg (http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/12/18/911828/nga-theo-eu-kinh-te-pha-san-ukraine-dang-de-vang-roi_181829515.jpg)
Thủ tướng Nga Medvedev cho rằng, Ukraine sẽ không bao giờ tìm được một người bạn như Nga
Về vấn đề này, Thủ tướng Nga Medvedev đã viết trong một bài báo rằng, hiệp định hợp tác kinh tế của EU với Ukraine nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế Nga sẽ đẩy đất nước đang khủng hoảng sâu sắc như Ukraine vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ.Thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng kế hoạch hợp tác kinh tế giữa Ukraine và EU trông giống như chủ nghĩa thực dân bởi EU cần Ukraine chủ yếu như là một nguồn cung cấp nguyên liệu và một thị trường mới cho các công ty châu Âu - ông Medvedev viết.Theo một số ước tính, nền kinh tế Ukraine sẽ mất khoảng 33 tỉ USD hàng năm vì kết quả của những chính sách hợp tác này, nhưng không nước nào muốn cho Ukraine vay tiền.
Trong những tình huống tuyệt vọng nhất, châu Âu sẽ xì ra cho Kiev một ít tiền lẻ để trả các khoản nợ trên bờ vực vỡ nợ.Ông Medvedev cho rằng, bản thân nền kinh tế châu Âu còn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thì làm sao có thể giúp không Ukraine, còn lời hứa "1 tỉ USD bảo lãnh" của Mỹ chỉ là lời hứa suông, cho đến nay không có sự giúp đỡ tài chính nào từ Mỹ đến Ukraine.Hơn nữa, EU cũng chẳng cho Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu trong thời điểm này, bởi họ không muốn gánh thêm 1 “con nợ” khổng lồ. Kiev có thể soi vào lấy gương Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận liên kết với châu Âu đã 51 năm nhưng vẫn chưa gia nhập được vào EU.Thủ tướng Nga cũng nhắc lại toàn bộ lịch sử quan hệ giữa Nga và Ukraine từ cuối thế kỷ 19 cho tới thời kỳ Xô Viết và thời gian gần đây, đồng thời ông cũng nhấn mạnh Kiev sẽ chẳng bao giờ tìm được một người bạn giống như Nga trước đây đã giúp đỡ, ủng hộ tài chính vô điều kiện cho Ukraine.
Theo Đất Việt