PDA

View Full Version : Bâng Khuâng Tơ Trời



giavui
11-08-2010, 06:58 PM
Bâng Khuâng Tơ Trời

Tác Giả: Việt Thi

http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1402516406_bang-khuang-to-troi.jpg


Vạt nắng chiều đỗ nhẹ trên những cành cây, ngọn cỏ trong vườn. Một làn gió từ đâu thổi ùa tới khiến Lãm Vân cảm thấy dễ chịu. Hương hoa trong vườn tóa dìu dịu vậy mà suốt hai tiếng đồng hồ ngồi trên chiếc băng đá của ba cạnh hồ sen, Lãm Vân vẫn không nặn ra những ý tưởng thật hay để làm bài văn. Cô bé đã cố gắng thật nhiều, vượt quá khả năng chăm chí vốn chẳng tích tụ lâu ở cô bé. Cố gắng để đáp lại yêu cầu cúa Hải Quì, người dạy kèm cho Lãm Vân học. Dù dạy kèm thôi nhưng Hải Quì rất nguyên tắc. Lãm Vân vừa thích nhưng lại sợ sợ, ngại ngại khi không làm xong bài. Hải Quì dạy kèm cho Lãm Vân mấy môn thi tốt nghiệp. Thường thì người giỏi văn ít khi giỏi toán vậy mà Hải Quì kèm cho Lãm Vân cả văn lẫn toán chứ, mặc dù Lãm Vân học một số môn tại trung tâm như ngoại ngữ, toán nhưng Hải Quì giảng lại dễ tiếp thu hơn nên cả nhà ai cũng mến Hải Quì. Những khi biếng học, Lãm Vân còn bắt Hải Quì ca nữa, chị cũng biết đàn chút chút nên ca nghe rất thích. Vậy mà Hải Quì bảo học lóm.
Hải Quì có nụ cười thật tươi và rất có duyên nên nhiều lúc cảm thấy giận vì sự nguyên tắc của Hái Quì, song chẳng bao giờ Lãm Vân giận lâu được.
Có tiếng chân người lạo xạo trên lối sỏi trong vườn. Lãm Vân thừa biết ai xuất hiện giờ này vào những buổ chiều cô bé có giờ học.
Làm Vân lên tiếng:
- Làm gì mà thơ thẩn ngoài vườn vậy anh Ðông Trần.
Hai anh em gặp nhau tại băng đá bên hồ sen, Làm Vân cười và hỏi Ðông Trần.
Ðông Trần cũng cười cười và hỏi ngược lại.
- Thế cô bé làm gì giờ này ở ngoài vườn có vẻ ngoan quá vậy?
- Em làm bài văn... Làm mãi chẳng được gì, sáng mai phải nộp rôi... A ! Hay anh làm dùm em đi !
Ðông Trần le lưỡi,
- Học gì mà nhờ người khác làm dùm. Anh làm dùm cô giáo biết bị điểm thấp đó !
- Xi... chỉ sợ bài em bị dưới điểm trung bình thì có.
- Biết vậy sao còn nhờ.
- Bí quá chớ bộ.
Lãm Vân nhìn Ðông Trần rồi lại cười và nói tiếp:
- Bộ anh tưởng em nhờ anh thật à ! Người ta đang đơi...
- Ðơi... cô giáo đến phải không?
- Em đợi thì... "hợp pháp" quá phải không? Vậy mà có người không học cũng đợi cô giáo mới lạ chứ !
Lãm Vân nháy nháy mắt nói với Ðông Trần.
Ðông Trần gãi gãi lên đầu:
- Ê ! Cô bé nói ai đợi chứ !
- Ai đợi người đó chắc biết...
- Con nhỏ này.
Ðông Trần chỉ lên đầu Lãm Vân, cô bé cười khúc khích rồi chạy ùa ra cổng, vừa lúc Hải Quì định nhấn chuông cổng thì Lãm Vân đã reo lên.
- May ghê ! Chị đã đến... Em... ý... có người đợi chị suốt buổi chiều nay đó.
Lãm Vân vừa nói vừa liếc nhìn Ðông Trần và mở cổng để Hải Quì đẩy xe vào. Lãm Vân còn la lớn.
- Anh Ðông Trần ơi lại đây đẩy dùm chiếc xe của chị Hải Quì vào dùm em với.
Lãm Vân kéo tay Hải Quì đi vào nhà khiến cho Hải Quì ngạc nhiên. Thường ngày cô bé chẳng tỏ ra chăm học như thế này, đã vậy còn kêu Ðông Trần đẩy xe cho nàng nữa chứ, chắc có vấn đề chi đây !
Lãm Vân nói:
- Về phòng em... Em có điều này hay lắm.
Ðông Trần đi tới nói:
- Coi chừng con bé có ý đồ đấy cô giáo ơi !
- Cái anh này ! Muốn gì thì nói đi... Em đây giúp.
Ðông Trần ứ lên rồi đẩy xe của Hải Quì vào trong.
Hải Quì nhìn Ðông Trần rồi nhìn Lãm Vân lắc đầu không hiểu gì...
Lãm Vân đưa Hải Quì về phòng và tập trung nghe Hải Quì chỉ dẫn phương pháp làm văn, kỳ thật cô bé cố tập trung nghe, vậy mà chẳng làm nỗi một bài văn hay, Hải Quì nhận xét bài làm của Lãm Vân cũng giống như lời phê bình của cô giáo trên lớp. Lãm Vân ngập ngừng mãi chẳng dám mở miệng nhờ Hải Quì làm dùm bài văn, có chăng Hải Quì chỉ giải thích và chỉ cách làm bài mà thôi.
- Lãm Vân,... chiều nay em... có vẻ lo lắng, có chuyện gì phải không?
Lãm Vân chối:
- Không có gì chị ạ !
- Vậy thì hãy lập dàn ý đề văn này đi.
Hải Quì vừa ghi lên bảng vừa đọc cho Lãm Vân ghi. Lãm Vân cắn bút một lúc thì có tiếng gõ cửa phòng.
Diệp Quỳnh gật đầu chào Hải Quì và đứng ngoài cửa phòng nói vọng vào:
- Lãm Vân ơi ! Nghỉ học đi với chị một chút nhé !
Lãm Vân còn ngập ngừng, Diệp Quỳnh lại nói tiếp:
- Em không đi với chị phải không? Ðừng hối hận đấy nhé !
- Gì mà ghê quá vậy hở chị?
- Ừ !
- Nhưng em còn bài để sáng nộp cho cô nữa nè !
Diệp Quỳnh lại chỗ Hải Quì nói:
- Lãm Vân nghỉ một buổi có sao không "cô giáo"?
Hải Quì không thích lối nói chuyện của Diệp Quỳnh - dường như nó cao ngạo làm sao ấy.
Diệp Quỳnh là chỗ thân tình của gia đình, hiện tại là bạn của anh trai Lãm Vân. Nghe đâu họ quen nhau đã mấy năm, đùng một cái anh hai của Lãm Vân đi học ở nước ngoài một thời gian. Hai bên gia đình là chỗ bạn bè nên Diệp Quỳnh thường xuyên đến nhà và tỏ ra rất cao ngạo. Hải Quì cảm thấy như thế không biết có phải do chủ quan hay không.
Lãm Vân là cô bé ham chơi hơn học, mặc dù Hải Quì cố gắng thật nhiều, song cô bé vẫn chưa tiến bộ, cứ mỗi lần Diệp Quỳnh ghé lại rủ Làm Vân đi chơi là cô đi ngay, mặc dù đang học. Diệp Quỳnh tỏ ra coi thường Hải Quì. Mặc kệ, Hải Quì chẳng hề để ý đến vì việc của cô là dạy kèm cho Lãm Vân, đó mới là việc chính.
Lãm Vân e ngại nói với Diệp Quỳnh:
- Em còn phải làm bài văn để sáng mai nộp nữa.
- Trời ơi ! Tội nghiệp em chị ghê chưa ! Nhờ "cô giáo" làm giùm đi... Dẫu sao thì cô giáo đến đây là để dạy cho em, cô làm bài văn cho em cùng đúng thôi. Sòng phẳng mà ! Có gì thiệt thòi đâu em.
Hải Quì với Diệp Quỳnh chưa hề có mối quan hệ nào. Tại sao lúc nào Diệp Quỳnh cũng tỏ ra mâu thuẫn với Hải Quì. Mỗi lời nói đều thể hiện uy quyền và thái độ bất hòa. Có lẽ đó là tính cách chung của bọn con gái nhà quyền quí cũng nên !
Ðược ! Nếu có thái độ với Hải Quì như vậy cũng chẳng ăn thua gì...
Hải Quì nói với Lãm Vân:
- Em có việc phải đi vậy tôi về được chứ?
Diệp Quỳnh xen vào:
- Ðâu được, chiều nay cô đến dạy cho Lãm Vân học, nhưng chúng tôi bận, cô vẫn chưa hết giờ dạy, vậy phiền cô ở lại làm giúp Lãm Vân bài văn rồi hãy về, chúng tôi không giữ nữa, cứ xem như cô đang dạy cho Vân bài văn mới... À ! Nếu thấy "hẻo" chỗ nào tôi sẽ chỉ cho khoản làm bài được chứ !
Nghe giọng nói đầy vẻ khinh người của Diệp Quỳnh, Hải Quì càng thêm buồn giận. Dạy kèm cho các tiểu thư con nhà giàu thật phiền phức. Họ ỷ có mấy đồng tiền bỏ ra rồi muốn bắt người khác làm theo ý mình, thật đáng ghét.
Dù sao Diệp Quỳnh là chỗ thân tình với gia đình Lãm Vân nên Lãm Vân rất hòa hợp với cô ta.
Cuối cùng, Lãm Vân cũng thay đồ để đi chơi. Khi bước ra khỏi phòng cô bé còn nói:
- Chị Hải Quì ơi ! Chị làm bài văn cho em rồi hãy về.
Diệp Quỳnh nhìn Lãm Vân rồi nói:
- Em không đóng cửa phòng sao?
Quay sang Hải Quì, Diệp Quỳnh cười nói:
- Cảm phiền cô giáo hãy làm bài cho Lãm Vân ở phòng ăn hay ngoài vườn cũng được. Chúng tôi phải đóng cửa phòng lại.
Hải Quì há hốc miệng nhưng không sao thốt nên lời. Cô uất đến nghẹn lời.
Rời khỏi phòng Lãm Vân, Hải Quì tìm một góc trong vườn để ngồi, cô có thể giúp Lãm Vân làm bài, nhưng không phải làm bài như thế này - mà phải giải thích đễ cô bé hiểu và lập một dàn bài rõ ràng rồi mới làm thành bài văn. Chẳng lẽ đi dạy kèm là phải làm tất cả bài tập của các tiểu thư hay sao? Vô lý thật.
Hải Quì vừa làm dàn bài cho bài văn của Lãm Vân, vừa cảm thấy bức rức và khó chịu trong lòng, cô cảm thấy dường như mình bị sỉ nhục hơn là được trọng dụng đúng với danh nghĩa "người dạy kèm" - Bọn nhà giàu đều như thế cả nếu như đi dạy ở nơi khác thì cũng thế thôi !
Tự an ủi mình để có thể tiếp tục công việc một cách bình thản.
- Chào cô... Ủa sao cô lại ngồi đây, Lãm Vân đâu rồi !
Hải Quì giật mình quay lại... Ồ thì ra là anh trai của Lãm Vân. Hải Quì im lặng một khắc rồi lên tiếng.
- Nhờ anh đưa cái này cho Lãm Vân, nói với cô bé cố gắng làm trọn bài văn, tôi không thể làm trọn vẹn được.
- Ồ... Thì ra con bé lại nhờ cô làm bài văn cho nó à !
Hải Quì lắc đầu:
- Ðúng lý ra không phái như vậy.
- Tôi không hiểu ý cô...
- Cũng chẳng có gì phải quan tâm đâu.
- Thế sao trong giờ học mà Lãm Vân đi đâu?
Hải Quì cười nhẹ:
- Có lẽ bận việc gì đột xuất nên Lãm Vân phải đi... Thôi ! Tôi về, nhờ anh đưa dùm nhé !
Hải Quì dợm bước đi, Ðông Trần vội lên tiếng:
- Cô Hải Quì này... Theo tôi... giờ học của Lãm Vân cô nên làm chủ, không nên chiều theo ý con bé.
- Tôi có muốn thế đâu?
Thấy Hải Quì ngập ngừng, Ðông Trần vội lên tiếng:
- Có phải cô ngại hay không... vì sự có mặt của Diệp Quỳnh nên...
- Ðông Trần chưa nói hết câu, Hải Quì xen vào:
- Tôi không có ý đó.
- Việc gì cô phải ngại... Lãm Vân học thêm là quyền của cô. Ðúng ra Diệp Quỳnh không nên dẫn con bé đi chơi như thế.
Nếu Ðông Trần đã biết sự việc như vậy, tại sao anh không ngăn cản hoặc rầy la em gái của mình, anh lại nói với cô để làm gì? Hải Quì không thể giải thích được. Việc của gia đình người ta cô không nên xen vào.
- Hải Quì này... chiều nay về sớm, chắc cô không bận việc gì... Tôi muốn mời cô đi uống nước, hy vọng cô không từ chối.
- Tôi phải về...
- Cô cứ xem như giờ này cô phải dạy Lãm Vân học, được chứ !
- Tôi bận...
- Cô bận à ! Vô lý quá ! Giờ này cô phải dạy Lãm Vân. Tôi mong cô đừng từ chối. Chúng ta đi nhé !
Bị đưa vào thế kẹt, Hải Quì không sao từ chối được. Thật ra họ có ý đồ chăng - Một sự trùng hợp ngẫu nhiên ư?
Ðông Trần đề nghị:
- Hải Quì này ! Ðể tôi đưa cô đi nhé ! Cô lên xe đi.
- Cám ơn anh Ðông Trần... còn người bạn đường đau khố của tôi thì sao nè !
- Cứ để ở đây đi ! Tôi sẽ cho người mang về dùm cô.
- Sao?
- Ðừng thắc mắc mà ! Chẳng lẽ... tôi chạy xe rề rề theo cô sao, cô định cho tôi thi chạy xe chậm phái không? Tôi mời cô đâu phải dễ dàng gì - Lúc nào cô cũng bận rộn, làm sao tôi dám quấy rầy... Không ngờ chiều nay tôi gặp hên đấy ! Xin đừng từ chối Hải Quì ơi !
Nhờ cái mã khá điển trai của Ðông Trần, nên anh chàng nghe đâu cũng lắm bạn nhiều bè - Vả lại anh chàng cũng đường đường là một thành viên quan trọng trong công ty cổ phần "Rạng Ðông", vậy mà trước mặt Hải Quì sao anh chàng bỗng trở nên vụng về vô cùng, có lẽ bởi vẻ đẹp sâu lắng ẩn trong nét buồn đã khiến cho Ðông Trần cảm thấy thích thú nên cứ mãi đeo đuổi.
Nhỏ em gái vô tư của Ðông Trần còn biết, lẽ nào Hải Quì lại ơ hờ đến thế sao?
Cuối cùng, Ðông Trần cũng đèo Hải Quì trên chiếc xe bóng nhoáng của mình.
Chưa bao giờ Hải Quì và các bạn bước vào những nơi "cao sang" như thế này để uống nước.
- Uống nước đi Hải Quì.
Hải Quì mãi đảo mắt nhìn chung quanh nên quên cả ly nước đã được mang đặt trước mặt.
Hải Quì im lặng và tự nhiên hớp một ngụm nước rồi ngẩng mặt lên hỏi:
- Anh không hỏi tôi thích uống gì sao?
Ðông Trần cười:
- Tôi nghĩ các cô uống nước này rất tốt.
- Nhỡ có người không uống được sữa... thì sao?
- Nhưng sữa chua thì lại khác chứ ! Tôi nghĩ sữa chua rất tốt và cô không từ chối chứ !...
Hải Quì vốn ghét sữa...cả sữa chua vô hạn, cô cảm thấy muốn giận ngay gã Ðông Trần này. Hải Quì chỉ thích hương vị chua của các loại nước trái cây nguyên thủy mà thôi. Ði với phụ nữ mà không ga lăng vậy mà cũng tỏ vẻ hào phóng... Bỗng dưng Hải Quì thấy giận trong lòng, cô lẳng lặng không nói và ngồi chống tay lên cằm nhìn vào khoảng không chung quanh.
- Hải Quì này !
Ðông Trần ngập ngừng nhìn Hải Quì rồi lại nói tiếp:
- Chiều thứ bảy này tôi đón cô đi dạo phố nhé !
Hải Quì lắc đầu.
- Hải Quì bận đi dạy anh Trần ạ !
Suốt tuần Hải Quì đều đi dạy à ! Sao lại dạy nhiều thế - phải dành thời gian để nghỉ ngơi chứ !... Tối thứ bảy là thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ kia mà !
- Tôi có dạy ai đâu mà nhiều, ngoài Lãm Vân ba buổi chiều, với một nhóm khác khoảng ba em cũng ba buổi chiều.
- Ðừng nên để phí những chiều thứ bảy tuyệt đẹp Hải Quì ạ !
- Với Hải Quì... chiều nào cũng nhạt nắng và...
- Ðạp xe đến tư gia để "kèm trẻ" chứ gì?
- Anh có vẻ không thích việc này.
Ðông Trần cười:
- Việc gì cũng tốt thôi, có điều... Hải Quì còn quá trẻ để sống cho có ý nghĩa... Chẳng lẽ ai không có một thuở: "Làm sao sống được mà không yêu - Không nhớ, không thương một kẻ nào".
- Ðiều đó ắt hẳn phải có chứ !
- Nhưng bao giờ...
Ðó là việc riêng của mỗi người.
- Hải Quì này !
Hải Quì ngẩng mặt lên và bắt gặp tia nhìn lạ của Ðông Trần - Cô thoáng ngỡ ngàng rồi lại bình thản nói:
- Anh Ðông Trần à ! Hải Quì phải về thôi... đã quá giờ rồi.
Ðông Trần cười:
- Quá giờ gì chứ ! Còn sớm mà, Hải Quì xem kìa... phố mới vừa lên đèn, thiên đường của tuổi trẻ chỉ mới bắt đầu thôi.
Hải Quì cười nói:
- Và... với Hải Quì... một ngày cũng chỉ mới bắt đầu đấy !
- Sao?
- Anh ngạc nhiên lắm à ! Buổi sáng Hải Quì phải lên giảng đường, buổi trưa khi thì ghé thư viện, khi đi thực tế để lấy tin, buổi chiều dạy kèm... chỉ có khoảnh khắc còn lại tôi mới thoải mái ớ nhà với mẹ.
- Cô còn học sao lại làm nhiều việc thế !
- Cũng vì nhu cầu sinh tồn thôi mà !
- Gia đình Hải Quì có đông không?
Cũng không đến nỗi đông quá đâu.
- Vậy sao Hải Quì phải làm nhiều việc thế?
- Ồ ! Hải Quì có làm gì đâu mà nhiều chứ !
- Thì cô phải đi dạy, trong khi còn đi học.
- Có phái ai cũng sung sướng cả đâu.
Hải Quì chợt nghĩ đến tình cảnh của gia đình mình nên càng buồn hơn - Ba cô đã mất cách đây vài năm, Hải Ðăng còn nhỏ. Cuộc sống của gia đình Hải Quì lúc còn ba cũng chẳng dư giả gì. Ba cô chỉ là một công nhân bình thường và cả mẹ nữa - với một mình mẹ làm không đủ lo cho gia đình nên khi vào đại học Hải Quì đã đi dạy để kiếm thêm tiền phụ mẹ.
Cuộc sống của ba mẹ con rất buồn tẻ nên gần tháng nay dì Hiền Lương đã vào Sài Gòn để sống cùng với ba mẹ con Hải Quì - dì Hiền Lương là chị ruột của mẹ Hải Quì. Quê Hải Quì ở tận ngoài xứ Quảng nghèo nàn và mưa lũ quanh năm nên hồi đó ba mẹ bỏ xứ vào Sài Gòn kiếm sống, còn dì Hiền Lương vẫn ở với ông bà ngoại, dì đi dạy, vô Sài Gòn dì nhờ người bạn cũ giúp đỡ nên có ngay công việc từ đầu năm học. Dì dạy một trường bán công, có lẽ vì không lập gia đình nên trông dì rất trẻ và đẹp, dì chẳng bận rộn con cái và miếng cơm manh áo như mẹ...
Hải Quì rất thích dì, dì dạy văn ở một trường cơ sở, dì sống ở xứ Quảng từ thuở nhỏ nên nguồn văn chương trong dì như mạch nước cứ luôn tuôn chảy - Ngay cả cái tên của dì cũng là một kỷ niệm lớn đối với ông bà ngoại.
Nhờ có dì, mẹ Hải Quì cũng vui hơn. Cứ khi rỗi dì lại đi chợ, nấu cơm nên Hải Quì với mẹ về nhà đã có cơm đễ ăn. Dì Hiền Lương ăn rất cay, món ăn nào dì cũng bỏ ớt rất nhiều.
Mỗi lần Hải Quì nhăn mặt, dì Hiền Lương cười nói:
- Ngoài nớ mình còn ăn cay gấp mấy lần như vậy đấy các nhóc con ạ !
Mẹ cũng nhăn mặt nói:
- Em ở đây riết rồi cũng quên đi khẩu vị cay của quê mình.
- Mỗi lần xào cải cho mệ mà chỉ bỏ tiêu không là mệ rầy đó, mệ bảo phải bỏ ớt vào mới ngon. Mệ còn ăn cay khiếp lắm đó Hải Quì ơi !
Mãi nghĩ tới những người trong gia đình, Hải Quì quên cả việc uống nước, cô bé nhìn đồng hồ đeo tay rồi nói:
- Xin phép anh tôi phải về...
Ðông Trần nói:
Tôi muốn mời Hải Quì đi ăn tối luôn, giờ này về nhà cô có phải lao vào bếp làm cơm không?
Hải Quì cười nói:
- Cũng thỉnh thoảng khi nào mẹ đi làm ca đêm nhưng lúc này có dì tôi đến ở nên cơm tối tôi về muộn đã có dì giúp.
Ðông Trần có vẻ quan tâm đến gia đình Hải Quì, anh lại hỏi:
- Dì của Hải Quì sống chung với gia đình hay sao?
Hải Quì lắc đầu.
- Chỉ có mỗi một mình dì mà thôi, không có gia đình, dì đi dạy.
- Hôm nào tôi đến nhà cô có được không?
- Hải Quì lắc đầu rồi đứng lên.
- Xin phép anh.
Ðông Trần cũng đứng lên, đưa tay ngăn Hải Quì lại, anh nói:
- Tôi đưa cô về...
Không sao đâu... Tôi đi xích lô cũng được.
- Ai lại làm thế... Tôi mời cô đi phải đưa cô về... À ! Hải Quì nhớ thứ bảy này đi phố nhé !
Hải Quì lắc đầu:
- Tôi bận dạy... Xin phép được từ chối.
Lần lữa mãi Ðông Trần mới đèo Hải Quì trở về nhà, Hải Quì không muốn một tí nào nhưng biết làm sao bây giờ.

giavui
11-08-2010, 08:51 PM
Bình thường, Lãm Vân vốn lười mà lại kém suy nghĩ nên dạy cho Lãm Vân rất mệt, mỗi khi có sự xuất hiện của Diệp Quỳnh, bản chất con nhà giàu lại càng bộc lộ rõ rệt nhất. Ðã lỡ nhận lời dạy rồi, Hải Quì chỉ biết cố gắng chớ chẳng biết phải làm gì khác, chẳng lẽ làm luôn cả việc rèn luyện đạo đức cho Lãm Vân - Ðó không phải là chức năng của Hải Quì.
Nghe đâu ông anh lớn của Lãm Vân sắp học xong và trở về nước nên Diệp Quỳnh thường xuyên đến chơi, cô gái nhà giàu này vốn là người yêu của Ðông Khang.
Lãm Vân hay kể cho Hải Quì biết những sinh hoạt sang giàu của gia đình cô bé.
- Anh Khang ra trường xong phải đi học ở nước ngoài hai năm - Chị Quỳnh lúc đó không chịu để cho anh Khang đi - Chỉ sợ mất anh Khang ấy mà !
Hải Quì cười nói :
- Cô Quỳnh như vậy mà sợ mất người yêu ư ? Tôi nghĩ cô ấy chắc có nhiều người theo lắm.
Lãm Vân được dịp ca tụng Diệp Quỳnh :
- Chuyện đó khỏi phải nói, người theo chị ấy hàng... xếp đó... Nhưng chị lại chọn anh Khang, anh Khang không hào phóng như anh Ðông Trần đâu. Anh khó tính lắm.
Mặc kệ họ, Hải Quì không hề để ý đến, vậy mà mỗi lần dạy cho Lãm Vân học, cô bé đều đem Diệp Quỳnh ra làm đề tài để nói chuyện, nhiều lần Hải Quì nhắc nhở :
- Em nên tâp trung để học tập Vân ạ ! Ðừng để đầu óc phân tán vì những chuyện vớ vẩn.
Nghe thế, Lãm Vân xịu mặt, có lẽ cô bé buồn khi Hải Quì không đồng tình nghe chuyện của Diệp Quỳnh. Cứ nghĩ đến gương mặt khinh khỉnh của Diệp Quỳnh, Hải Quì cảm thấy khó chịu vô cùng, chẳng hiểu sao nữa.
Hải Quì vừa làm bài vừa nghĩ ngợi vu vơ, có tiếng dì Hiền Lương nói trước cửa phòng.
- Hải Quì ơi ! Sao thức khuya quá vậy cháu ?
- Dì cũng chưa ngủ sao ? - Hải Quì bước ra cửa nói.
Dì Hiền Lương kéo tay Hải Quì nói :
- Hải Quì có đói bụng không dì nấu cho tô mì ăn rồi học, cháu học hay viết bài vậy ?
- Dạ, cháu làm bài dì ạ.
- Vậy hả ? Bữa nay có trăng đẹp ghê Quì ơi !
- Ở đây làm sao thấy được trăng sáng đẹp hở dì ?
- Cháu ra ngoài này mà xem !
Nhà Hải Quì nhỏ, nhưng lại ở căn bìa và có gác, phía trước có khoảng hành lang nhỏ. Từ ngày có dì, có kê thêm chiếc băng làm bằng tre, tối tối thỉnh thoảng Hải Quì cùng dì trò chuyện ngắm trăng. Dì Hiền Lương vốn lãng mạn và đa sầu, đa cảm nên dì thích có người để tâm sự, có lẽ dì chọn Hải Quì trong số những đứa cháu của mình nên dì quyết định vào Sài Gòn sống.
Dì Hiền Lương dợm bước đi, Hải Quì ngăn lại :
- Cháu không đói dì ạ !
- Không được, cháu thức đêm nhiều quá phải ăn uống cho đừng mất sức chứ ! Ðừng cãi, để dì nấu.
Ý dì đã quyết thì đừng hòng theo ý mịnh, Hải Quì gật đầu nói :
- Nhưng dì cũng phải ăn cháu mới chịu.
- Ừ! Ăn thì ăn.
- Nấu mì gói nhỏ nha dì, cháu ko ăn hết đâu.
Chắc dì Hiền Lương muốn tấm sự chi đây nên đêm nay lại ko ngủ được & cần người để trút "bầu" tâm sự - Hải Quì với dì còn thân hơn cả với mẹ bởi dì thường tỏ ra "kinh nghiệm" trong tinh yêu & nhất là... dì luôn quan tâm đến chuyện tình cảm nên thỉnh thoảng cứ hỏi.
Bưng 2 tô mì lên gác, dì đặt trên chiêc ghế cạnh chiếc băng rồi nói:
- Dì có làm ảnh hưởng đến việc làm bài của Hải Quì ko?
Hải Quì nói:
- Dạ ko có dì ạ!... Cháu định đi ngủ nhưng thấy ko buồn ngủ nên đem bài ra làm.
- Ðã làm xong chưa?
- Mới làm thôi!... Bài nầy phải nghiên cứu tư liệu...làm xong chắc khoảng 1 tuần.
Dì Hiền Lương cười:
- Hồi đó dì đi học trường văn khoa... bọn sinh viên văn khoa nhàn nhã hơn "bọn" sinh viên khác, chúng nó ganh tị lắm.
- Hồi đó dì đi học chắc vui lắm hả dì?
- Eo ui vui phải biết.
- Dì là... hoa khôi của lớp phải ko?
- Mô có đâu nè!
- Còn phải nói nữa - Hồi đó chắc nhiều người theo dì lắm nhỉ?
Ðôi mắt dì dường như trở về miền quá khứ xa xăm, dì nói:
- Ừ! Thì đi học, đứa con gái nào mà chẳng có ngừời theo.
- Có chứ dì...
- Dì cam đoan đứa nào cũng có ít nhất 1 người theo.
Hải Quì cười:
- Còn dì... "chàng" theo xếp thành "hàng" phải ko?
- Như rứa khổ lắm đó mi?
Ðôi mắt dì lại mơ màng, xa vắng.
- Bỗng dưng dì nhớ thưở còn ở nơi quê nhà ghê! Nhớ dòng sông thân yêu & chiếc cầu mang tên mình...
Hải Quì chọc quê dì:
- Dì mang tên chiếc cầu quê hương chớ chiếc cầu nào biết tên dì mà theo.
- Ừ! Thì mình cứ nghĩ như rứa đi, hồi ấy trong lớp cứ trêu dì mãi, chúng còn đọc cã
thơ nữa đó, dì nhớ mãi mây câu thơ:
"Nước buồn lăng lẽ lửng lờ trôi
Cầu đứng chơ vơ nghẹn cuộc đời
Ngắm cảnh đau lòng sông Bến Hải
Vì ai nên nỗi đất chia phôi..."
- Dì nhớ dai ghê!
- Trời đất! Có mấy câu mà ko nhớ chắc... bì đòn quá!
- Ai dám đánh đòn dì chứ!...
- Thì tự mình đánh mình.
- Dì ơi!... Tại sao dì... lại...
- Ko lấy chồng phải ko? Dì biết ngay là cháu sẽ hỏi đi câu nầy.
- Dì tài ghê!
- Có gì mà tài, ko có nịnh kiểu đó đấy nhé!
Hải Quì cười đưa hàm răng trắng có chiếc răng khểnh thật duyên dáng.
- Nếu đúng thế thì dì ko nên phủ nhận sự thật.
- Sự thật gì?
- Dì rất đẹp & 1 thời hoa... mộng.
Hai dì cháu cùng cười.
- Dì già rồi nói chi ba "cái" chuyện ấy chớ. Nói chuyên của cháu đi - Dì thắc mắc về 1 anh chàng... nào bữa nọ đưa cháu về đó.
Hải Quì cười & nói:
- Trời đất!... Dì tưởng cháu với anh chàng à!
- Biết đâu?
Hải Quì lắc đầu:
- Ko có chuyện đó đâu dì. Ðó là anh của 1 cô bé mà cháu phải dạy kèm.
- Anh của ai thì kệ hắn chứ! Có điều... lý do hắn đưa cháu về là có vấn đè đấy cô
bé.
- Ko có đâu dì.
- Ðừng vội nói thế... Mọi việc từ từ "hạ hồi phân giải".
Hải Quì khẳng định:
- Cháu ghét bọn nhà giàu lắm! Thật phiền phức.
Hải Quì kể cho dì Hiền Lương nghe về thái độ khinh người của Diệp Quỳnh. Một cô gái chẳng có dính líu gì đối với Hải Quì, vậy mà sao Hải Quì cảm thấy ghét cay, ghét đắng cô ta đến thế, dì Hiền Lương cười:
- Ở đời vậy đó cháu à! Bởi vậy ông bà mình mới nói "cây muống lặng mà gió chẳng ngừng".
- Nhưng mà giữa cháu với Diệp Quỳnh đâu có quan hệ gì mà sao cô ấy lại có vẻ ghét cháu đến thế.
- Ðơn giản thôi vì cô ta giàu, còn cháu thì ko... nhưng cháu lại có cái gì đó hơn cô ta.
- Cháu làm sao hơn được cô ta.
- Biết đâu... Ðó là điều mà cô ta cảm thấy phải cao ngạo với tất cả mọi người đó.
- Cháu ko hiểu dì nói gì?
- Thôi đừng để ý đến người khác khi họ ko liên quan đến mình.
- Ðó là bí quyết cho sự trẻ mãi phải ko dì.
- Cái đó dì ko biết.
- Dì ơi!... Dì hò giọng Quảng cho cháu nghe đi.
Dì Hiền Lương cười:
- Nhỏ nầy... giờ nầy mà hát hò chắc khiến cho mọi người thức giấc & họ sẽ rủa dì cháu mình bị bệnh quá!
Hải Quì cười:
- Biết đâu họ lại còn ngủ ngon giấc hơn nữa.
Hai dì cháu nói chuyện vu vơ 1 lúc, dì Hiền Lương lại lên tiếng:
- Nhỏ xem kìa... trăng lặn khuất dần dần rồi.
- Ở quê mình giờ này dì có dám ngồi ngoài bến sông để ngắm cảnh ko?
- Sao lại ko dám chứ!
- Dì vẫn còn lãng mạn thế sao?
- Lãng mạn cho cuộc đời tươi đẹp hơn càng thú vị chớ sao đâu nè - Thôi cháu vào làm bài đi, dì cũng đi ngủ đây.
- Cháu ngồi chơi với dì 1 chút.
- Sáng mai rồi lại gục ở giảng đường.
- Cháu chẳng thế bao giờ.
- Ai mà dám tin cô.
Hải Quì bỗng nói:
- Có dì ở đây, ko khí trong nhà vui hơn.
- Có thật ko đó.
- Dì còn phải hỏi... À! Dì ơi! Khi nào cháu thi tốt nghiệp đại học xong mình về quê nha dì. Nhớ dòng Bến Hải & cầu Hiền Lương ghê! Nhớ những món ăn thật cay ở xứ Quảng quê mình...
- Ðược rồi, cứ lo học thi cho tốt nghe. Dì sẽ đưa cháu về quê.
- Cháu nôn nao ghê!
- Làm như chưa bao giờ về quê ko bằng.
- Vâng! Thật lâu rồi đó dì.
- Ừ!... Nhắc đến dòng sông quê hương là nghe nao nao trong lòng.
Hai dì cháu cứ mỗi người 1 câu khiến cho câu chuyện cứ rôm rả mãi ko sao rứt ra được.
Ðêm ấy, Hải Quì lại sang ngủ với dì Hiền Lương để nghe dì kể thật nhiều chuyện về 1 vùng quê đầy thú vị... Vẫn theo trình tự 1 cách đều đặn,sáng, trưa, chiều với những công việc tưởng chừng như ko có gì, vậy mà cứ lặp đi lặp lại, bỗng dưng Hải Quì ngao ngán khi đến dạy cho Lâm Vân.
Lãm Vân :
- Em cố gắng phát huy kỹ năng làm bài văn nhé ! Chương trình thi nặng lắm đó !
Diệp Quỳnh xen vào :
- Thì phiền chị làm dùm cho Lãm Vân, chừng nào thi nó học thuộc những bài mẫu đó.
Hải Quì buồn bã ra về, ra đến cổng cô còn đụng đầu phải bạn bè của Ðông Trần nữa chứ ! Anh chàng rõ ràng lắm bạn nhiều bè, khi thấy cô này, khi lại cô khác.
Thấy Hải Quì, cô gái lại cười tươi hỏi :
- Có anh Ðông Trần ở nhà không chị ?
Hải Quì lắc đầu rồi biến nhanh, cô chỉ muốn rời khỏi ngôi biệt thự này mà thôi

giavui
06-11-2014, 07:58 PM
Ông bà Vĩnh Ðông bận rộn suốt ngày, đến tối mới thường ở nhà. Ông Vĩnh Ðông có vẻ vui tính, nói nhiều, còn bà Ðông thì ít nói. Bữa ăn nào bà cũng hỏi Lãm Vân :
- Sao, học hành có tiến bộ không con ?
Lãm Vân lên tiếng :
- Dạ... con cũng đang cố gắng đấy thưa mẹ.
- Ðang cố gắng là sao ? Mẹ nghe người bạn quen giới thiệu về cô sinh viên đó. Con người ta giỏi thì mình cũng phải cố gắng, thuê sinh viên dạy kèm cũng tốt lắm, có nhiều cô tận tình với công việc, các cô này có trách nhiệm.
Lãm Vân cười :
- Thì người mẹ chọn mà, không chê vào đâu được.
Ðông Trần lên tiếng :
- Có điều... mẹ ơi ! Mẹ hỏi xem cô con gái út của mẹ có tận tình với việc học không ?
Lãm Vân nhìn Ðông Trần, gương mặt phụng phịu, cô bé nói :
- Á ! Anh chơi em há !... Ðáng lẽ anh phải cám ơn em nữa kìa.
- Cám ơn nhỏ về chuyện gì chứ ?
- Tự anh biết rõ mà.
- Anh đâu có thông minh như nhỏ.
- Xí.
Nghe hai con trò chuyện, ông Vĩnh Ðông hỏi :
- Hai đứa con nói cái gì ba chẳng hiểu nổi ?
- Bí mật mà ba. - Giọng của Lãm Vân.
Bà Vĩnh Ðông lại hỏi Lãm Vân :
- À ! Mấy ngày nay có Diệp Quỳnh sang không con ?
Ðông Trần nháy nháy mắt với Lãm Vân, Lãm Vân nhỏ nhẹ nói :
- Dạ... thỉnh thoảng chị ấy có ghé chơi.
Ông Vĩnh Ðông lên tiếng với bà Ðông :
- Em có liên hệ với anh chị Diệp chưa ?
Lãm Vân tưởng ba mẹ nhắc tới việc cưới xin hay gì gì đó có liên quan đến Diệp Quỳnh với Ðông Khang, cô bé lên tiếng :
- Ba mẹ tính chuyện của anh Khang phải không ?
Ông Vĩnh Ðông cười :
- Con nhỏ này !... Chuyện của anh Khang con để anh Khang con về mà tính. Ba mẹ làm sao tính được chứ. Ba mẹ chỉ tính công việc của ba mẹ thôi.
Ông Diệp vốn là bạn thân của ông Vĩnh Ðông. Ông Diệp thừa hưởng gia tài của gia đình nên làm ăn phát đạt, ông đã cùng Vĩnh Ðông hùn hạp làm ăn, sau này Vĩnh Ðông khấm khá, ông đã rút phần hùn ra để Vĩnh Ðông tự chủ. Hai bên gia đình rất thân, ông Diệp cũng có ba đứa con, chị lớn của Diệp Quỳnh là thông dịch viên của một công ty nước ngoài, nghe đâu bạn trai của Diệp Quyên là một anh chàng ngoại quốc, còn Diệp Quỳnh sau khi tốt nghiệp đại học cũng không về công ty Hoàng Diệp mà thích làm việc cho các công ty nước ngoài hơn.
Lãm Vân nhìn ông bà Vĩnh Ðông rồi lên tiếng :
- Ba mẹ cần gặp chị Diệp Quỳnh lắm sao ?
Ông Ðông nói :
- À ! Cũng có chút việc...
Lãm Vân chợt hỏi :
- Bao giờ anh Khang về hở ba mẹ ?
Bà Vĩnh Ðông cười :
- Gì mà nôn nao dữ vậy con ?
- Chị Quỳnh cứ hỏi hoài làm cho con cũng nôn nao luôn.
Ðông Trần chọc quê Lãm Vân :
- Người ta có cớ để nôn nao, còn em nôn nao vì lí do gì há !
- Anh hai đi học ở nước ngoài về không nôn nao được sao, chỉ vì anh quá thờ ơ thế thôi - Phải rồi, anh chỉ nôn nao có một việc là...
Lãm Vân úp úp mở mở rồi cười, Ðông Trần trừng mắt nhìn em gái.
Ông bà Vĩnh Ðông nhìn hai con rồi lắc đầu, bà Vĩnh Ðông hỏi :
- Anh con thì nôn nao cái gì vậy Lãm Vân ?
Ðược thể Lãm Vân nói :
- Ảnh nôn nao...xem buổi chiều nào con có giờ học văn với anh văn.
Ông Vĩnh Ðông cười nói :
- Thế à !
Bà Vĩnh Ðông lại lắc đầu nói với Ðông Trần :
- Con có quá nhiều bạn... Vậy mà con bé kia lại lọt vào "mắt ngầu" của con sao ?
Ðông Trần nhăn mặt :
- Sao mẹ lại bảo con "mắt ngầu" ?
- Chứ chẳng lẽ lọt vào "mắt xanh" của anh... Ba mẹ biết không...mỗi lần con có giờ học là có anh Trần đó.
Bà Vĩnh Ðông nói :
- Không nên Ðông Trần ạ !
Ðông Trần lên tiếng :
- Sao bạn nào con quen... mẹ cũng bảo không được cả ?
- Vì con chưa chín chắn.
- Chớ không phải mẹ...không muốn con quen với...
- Con quen với ai cũng được, miễn con chín chắn, và quan hệ đúng đắn. Ba mẹ chỉ sợ con hào nhoáng đào hoa lại khổ cho người ta.
Ðông Trần có vẻ buồn, tuy trong nhà ba mẹ thương con cái rất đồng đều nhưng lúc nào Ðông Trần cũng có cảm giác Ðông Khang được ưu ái hơn, có lẽ bản tính trầm lặng của Ðông Khang và sự tận tụy với mọi việc đã khiến cho Ðông Khang luôn được nêu gương còn với anh lúc nào cũng bị xem là người không chín chắn, là ham chơi. Rất may anh cũng đã ra trường và làm việc nếu không sẽ bị chê đến mức nào.
Bữa ăn chiều trong gia đình lúc nào cũng xong khoảng tám giờ tối. Nói là cơm chiều nhưng mãi đến bảy, tám giờ cả nhà mới quay quần cùng ăn uống.
Lãm Vân vừa về phòng đã nghe tiếng chị người làm gọi :
- Lãm Vân ơi ! Có bạn kiếm.
Lãm Vân tung cửa phòng và chạy ra phòng khách, nhỏ Thúy Hân đang ngồi đợi trên chiếc ghế sa lông.
Lãm Vân cười nói :
- Ê ! Có gì không nhỏ ?
Thúy Hân nói ngay :
- Sửa soạn đi, ta có vé đi xem kịch ở sân khấu nhỏ nè.
- Ô ! Ở đâu mà có vậy ?
- Hỏi làm gì ? Thay đồ nhanh lên đi rồi đi.
- Nhưng mà... còn nhiều bài tập quá !
- Kệ... Ðâu phải dễ có vé mời như thế này, nào có đi không chứ ?
- Ði chứ sao không ? Ta mê nhất là sân khấu mà !...
Thúy Hân cười :
- Mày mê đủ thứ hết, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc... cải...
- Ê ! Cải lương thì không à nghe !
- Xì... hồi đó mày cũng thích cải lương lắm mà... Bây giờ nhỏ bảo lớn rồi mê cải lương "quê lắm"... Nói vậy ai mê cải lương cũng quê lắm sao ? Cải lương cũng là một lĩnh vực của nghệ thuật...cải lương cũng có cái hay riêng của nó chứ bộ.
- Ai mượn mày "ca" cải lương quá vậy ?
- Tại nhỏ hay chê nên tao ghét.
- Chớ không phải tại nhỏ có một người chị đang hát cải lương.
- Có sao không ? Ê ! Nói gì thì nói vào thay đồ lẹ lên đi nhỏ.
Lãm Vân biến nhanh vào phòng rồi trở ra với bộ đồ thun quần jean, thấy Ðông Trần đang trò chuyện với Thúy Hân, Lãm Vân lên tiếng :
- Anh có muốn đi xem kịch với bọn em không ?
- Anh rất muốn... nhưng anh cũng có cái hẹn.
- Vậy thì bọn em đi đây !
Thúy Hân nói với Lãm Vân :
- Nhỏ đi cùng xe với ta đi, khỏi đẩy xe ra.
Ra khỏi cổng, Lãm Vân hỏi :
- Có hai đứa mình đi phải không ?
- Còn có bọn của Minh - Bảo với Khải nữa... mấy bạn đó đến trước để tìm chỗ ngồi rồi.
- Mình có vé lo gì mất chỗ.
- Ðề phòng vậy mà !
...Xem kịch xong Hân, Lãm Vân còn đi ăn kem với các bạn.
Khái - Minh là bạn cũ đã học khác trường với Hân và Vân, còn Bảo đang học chung với Hân và Vân nên họ chơi rất thân.
Khải hỏi Vân và Hân :
- Năm nay Vân và Hân có định thi vào trường đại học nào không ?
Lãm Vân cười :
- Mới đầu năm học lo làm chi... chừng nào gần đến hẳng hay.
Khải nói :
- Lãm Vân không thích làm gì sao ?
Thúy Hân nháy nháy mắt với Lãm Vân rồi nói :
- Lãm Vân thích đủ thứ.
Bảo xen vào :
- Thích đủ thứ là thích gì ?
Minh đùa :
- Tức là Lãm Vân muốn vào chùa để làm nhà sư "Thích... Thích Ðủ Thứ" phải không ?
Lãm Vân chồm sang phía Minh và đánh vào vai Minh, Lãm Vân nói :
- Có Minh làm hòa thượng "Thích Ðủ Thứ" thì có.
Minh lắc đầu :
- Minh chỉ có thích ngành thúy tượng thủy văn, hoặc địa chất thôi. Ai thèm thích đủ thứ làm chi mắc công vô chùa tụng kinh.
- Hứ !... Minh vô chùa thì vô chứ Lãm Vân chẳng vô đâu đấy nhé !
Khải ngăn :
- Ôi ! Cho Khải xin đi... cho tới bây giờ mà hai bạn vẫn còn cãi với nhau hoài, giống cái hồi bọn mình còn học cấp hai ghê, lúc nào Minh, Vân cũng cãi lộn... Người xưa có câu "Thương nhau lắm, cắn nhau đau", phải không các bạn ?
- Hứ... hứ ! Bây giờ tới Khải phải không, Lãm Vân về đây !
Lãm Vân đứng lên, Khải ngồi gần đấy vội kéo tay Lãm Vân ngồi xuống rồi nói tiếp :
- Người xưa nói vậy... chớ người nay... đâu có dám.
- Vậy mà cũng nói.
Cả bọn vui vẻ trò chuyện rồi lại cãi vả, ồn ào đó rồi lại lắng dịu đó, đúng là "Nhất quỉ, nhì ma..."
Cuối cùng, Khải đèo Lãm Vân về nhà, một cuộc vui khác lại được hẹn hò... Buổi sáng đến trường Thúy Hân nói nhỏ vào tai Lãm Vân :
- Ê Vân ! Chắc là anh chàng Khải "cận" để ý đến mi đó.
Lãm Vân nói :
- Ôi ! Ðừng có nói bậy nghe... Khải là người chững chạc, chuẩn mực, còn ta là một con nhỏ lốc chốc, hai vế đối lập hoàn toàn làm gì cảm cho nổi chứ !
- Ừ ! Ðể rồi mi xem ta nói có sai đâu.
- Nhỏ chỉ tài đoán mò và suy diễn.
- Nhưng ta đâu có nói sai, mi có thừa nhận không ?
- Chẳng có gì để ta thừa nhận cả.
- Cuộc picnic sắp tới nghe lí thú quá. Bọn mình đi chơi ở địa đạo Củ Chi, ta thích nhất là mắc võng ở những cây trong rừng... Tao nôn nao quá Lãm Vân ơi !
- Mày có vẻ sôi nổi, lãng mạn quá ! Thảo nào mày học giỏi văn.
Thúy Hân cười nói :
- Thì ta làm bài điểm cao hơn nhỏ, vậy thôi chớ có gì đâu ?
- Mày đứng đầu lớp về bộ môn này mà !
- Ta có muốn vậy đâu, có điều thương cô giáo dạy quá...
- Ôi ! Mi còn nhân bản thế sao ?
- Còn mày, có cô giáo kèm, sao không cố gắng phát huy ?
- Thú thực... ta vẫn không tài nào làm tốt được, mặc dù nghe cô dạy rất mê và rất cảm, nhưng vẫn không tài nào làm hay hơn. Thôi bỏ việc đó qua đi.
Hai cô cứ rù rì nên bị phát hiện và bị kêu lên bảng. Cố gắng lắm Lãm Vân với Thúy Hân mới hoàn thành bài tập.
Trở về chỗ ngồi còn bị thầy khiển trách :
- Hai em này chắc phải đề nghị giáo viên chủ nhiệm thay đổi chỗ ngồi, ngồi như thế này không bảo đảm đâu.
Thúy Hân nói :
- Sao thầy lại nở tách hai đứa em ra...
- Ngồi học mà cứ nói chuyện mãi sẽ không bảo đảm chất lượng đâu.
Ông thầy dạy toán vốn là người khó tính, điều gì thầy nói nhất định thầy sẽ kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm.
Tan giờ học, Lãm Vân nói với Thúy Hân :
- Thế nào cuối tuần này sinh hoạt lớp cô cũng đổi chỗ hai đứa mình.
Thúy Hân lên tiếng:
_Hay mình đừng đi Lâm Vân nhé!
_Cô phê học bạ thì sao?
Có gì lớn lao đâu nào, cô phải biết lý do mới tách chúng mình ra được, mình phải cương quyết, chắc cô không nỡ đâu.
Thôi để rồi tính.
…Cuối cùng trong giờ sinh hoạt Thúy Hân và Lâm Vân cũng bị cô giáo chủ nghiệm thay đổi chỗ ngồi, đối với lớp đó là điều bị sỉ nhục nên chiều hôm ấy Lâm Vân buồn thật nhiều. Ăn cơm xong cô bé ra ngoài vườn ngồi chơi. Tự hồi nào đến giờ Lâm Vân với Thúy Hân luôn ngồi kế bên nhau, vậy mà lần nầy bị tách đôi, Lâm Vân uất ức lắm, chẳng biết tâm sự cùng ai, chẳng lẽ lại nói với anh Ðông Trần để anh ấy cười chọc quê. Không lẽ lại tâm sự với cô giáo dạy kèm ư. Thế nào Lâm Vân cũng sẽ bị cô ta “lên lớp” một trận cho mà xem. Buồn quá ! Lậm Vân chỉ biết gọi điện cho Diệp Quỳnh và Diệp hẹn sẽ đến chơi nên Lâm Vân nôn nao chờ đợi.
Vừa nghe tiếng chuông cổng Lâm Vân đã vội chạy ra rối rít mời Diệp Quỳnh vào nhà.
Diệp Quỳnh lên tiếng:
_Chị em mình ra vườn đi, chị định rủ em đi phố, có nhiều mặt hàng mới trưng bày trong siêu thị lắm. Cam đoan chỉ được ngắm thôi là em sẽ hết buồn ngay.
_Lâm Vân vui lên.
_Ngắm không thì buồn lắm, em thích được ngắm và đươc của luôn.
Diệp Quỳnh cười:
_Cô bé ơi !… Chẳng lẽ đi ra siêu thị rồi trở về tay không sao, chị cũng không chịu nữa. Nào ! Vào thay đồ đi, chị sẽ dẫn bé đi ăn món nào bé thích.
Lâm Vân cười sung sướng.
_Chị không hiểu em thì ai hiểu chứ !… Buồn chuyện gì chắc chắn sẽ không ăn cơm nhà nỗi đâu. Nuốt vào cảm thấy nghèn nghẹn làm sao, vậy mà ăn ngoài quán lại thích vô cùng. Chị quen kiểu nầy rồi.
_Chị thiệt tuyệt vời.
_Thật không đó, sao có lúc lại khen “cô giáo” dạy kèm nức nở vậy kìa.
_Ðó lại là chuyện khác rồi. Chị nè ! Chị có nhớ anh Khang không, mấy năm nay không có anh Khang chị có buồn không... Rồi những chiều thứ bảy chị có đi phố hay không ?
_Trời đất sao bữa nay em lại hỏi chị như vậy. Bộ định “dọ thám” chị phải không ? Nhỏ cứ nghĩ chị giống như nhỏ vậy đó, buồn là ăn hoặc ra siêu thị sắm đồ... Bởi vậy tủ đồ của chị... chị còn phát sợ luôn vậy đó.
_Nghe Diệp Quỳnh nói Lâm Vân cười ngặt nghẽo, Diệp Quỳnh nhìn Lâm Vân rồi nói:
Nào vào thay đồ đi...
Diệp Quỳnh mặc chiếc đầm ngắn sát tay trong rất trẻ trung, sôi nổi, Diệp Quỳnh cũng bắt Lâm Vân mặc chiếc váy ngắn trông dễ thương. Diệp Quỳnh nói như thế !
Diệp Quỳnh đèo Lâm Vân trên chiếc xe đời mới trông thật ngầu. Cô bé cứ nức nở khen:
_Dáng chị chạy xe trông đẹp mà ngầu ghê.
_“Ngầu” là sao ?
_Là… hay… là đẹp đấy.
Diệp Quỳnh vốn kiêu căng vì sự giàu sang và xinh đẹp của mình, thời gian qua Ðông Khang đi học, một mình cô đơn những chiều thứ bảy trên phố Diệp Quỳnh đã cảm nhận được nhiều điều, nhất là từ lúc đi dự sinh nhật của nhỏ bạn. Từ đấy, cô nghĩ mình không dạI gì “cứ nghĩ hoài” đến một người, bao giờ anh chàng về hãy hay, thế là Diệp Quỳnh luôn vui chơi cùng bạn bè, sinh nhật, khiêu vũ liên miên. Chính vì vậy, Quỳnh càng rút ra nhiều, nhiều điều thật hay. Ðàn ông, con trai thật lạ… Họ hay ca tụng và chiều chuộng phái đẹp, điều này Ðông Khang lại không bằng họ.
_Chị Quỳnh ơi !…
_Gì nhỏ…
_Chị đang nhớ hay sao mà trầm ngâm quá vậy.
_Ừ ! Bỗng dưng nhớ anh Ðông Khang ghê !
_Lâm Vân chợt nghe thương Diệp Quỳnh vô cùng, cô bé nó :
_Mai mốt anh Khang về… em sẽ cho anh ấy biết về “tấm lòng của chị”.
Diệp Quỳnh đề nghị :
_Mình đi ăn cái gì trước đã rồi hãy vào siêu thị. À ! Em có thích đi nghe nhạc không? chỗ này nhiều ca sĩ ngôi sao lắm.
_Vậy thì đi ăn rồi đi xem ca nhạc.
_Không đi mua sắm và ngắm đồ sao?
_Cái gì cũng hấp dẫn em hết… Bây giờ đi ăn đi, em thấy đói bụng quá, buổi chiều có ăn được tí cơm nào đâu.
_Bây giờ nhỏ muốn ăn gì?
_Cái gì ngon ngon chị nhỉ.
_Nhiều lắm… Nhưng thôi chúng ta ăn lẩu toàn hải sản không nhé ! Nào là tôm, cua, mực, chả cá, … Ôi ! Biết bao thứ ngon lắm. Chị thích lẩu hải sản.
_Em cũng thích đồ biển nữa. Mình đi ăn chị há !
_Diệp Quỳnh đưa Lâm Vân vào một hiệu ăn sang trọng.
_Lâm Vân nói :
_Có hai chị em mình ăn sao hết cái lẩu chị nhỉ.
_Hết chứ !… Chị cũng chưa ăn cơm mà !…
_Diệp Quỳnh chọn một góc bàn thật dễ chịu rồi kéo ghế Lâm Vân, Lâm Vân nói :
_Chị thường đến những chỗ sang trọng nầy để ăn lắm phải không ?
_Thành phố mình hiệu ăn như thế nầy thiếu gì, còn nhiều nơi còn cực kỳ hơn nữa đấy!
_Em ít được đi… Lâu lắm ba mẹ mới chiêu đãi một bữa ăn ngoài nhà hàng.
_Diệp Quỳnh cười nói :
_Mai mốt chị đưa nhỏ đi ăn những chỗ hơn thế nữa. Bao giờ anh Khang về, đi đâu vớI anh Khang chị sẽ cho bé đi theo, được không ?
_Thôi đi… Lâu lâu cho em bé một bữa thì được, chứ dẫn em đi theo làm kỳ đà, có gì “ông bà” chửi nhỏ nầy thì sao ?…
Diệp Quỳnh cười vui.
_Nhỏ nầy !
Cái lẩu được mang lên trông thật ngon, một đĩa đầy các món hải sản. Eo ui Lâm Vân thấy nước bọt muốn tiết ra.
_Diệp quỳnh gắm bỏ thức ăn vào lẩu nước đang nghi ngút khói rồi bỏ vào chén của Lâm Vân một ít bún miến.
Lâm Vân nói:
_Em thấy người ta ăn lẩu với mì hoặc bún mà chị.
Diệp Quỳnh ra vẻ sành điệu :
- Cái đó sắp xưa rồi đó... Cũng làm bằng bột gạo, nhưng miến lại dai và ngon hơn. Em ăn miến gà đó, có thích không ? Chị thích độ dai của miếng lắm.
- Nghe chị diễn tả đã thấy nước bọt trào dâng đây nè !
- Em ăn đi.
Lãm Vân nhìn chén thức ăn đặt trước mắt, cô bé hít hà rồi nhón ngay một con tôm vào miệng.
Chưa bao giờ Lãm Vân ăn món lẩu ngon như thế này, húp một miếng nước, ôi ! Hương vị mới ngọt ngào làm sao ! Những cọng rau xanh Ðà Lạt được nhận vào nước lèo, vẫn còn một màu xanh thật đẹp.
Diệp Quỳnh vừa gắp thức ăn cho Lãm Vân vừa hỏi :
- Em muốn ăn món gì nữa, chị gọi thêm nhé.
- Một món nhưng chất lượng thế này là quá tuyệt vời rồi. Em ăn cái gì ăn một món cho đã mới thôi !
- Ai lại vậy ! Ði ăn phải ăn nhiều món mới ngon. Ai lại cắm đầu cắm cổ hì hục có một món thế này, không sang trọng bé biết không ?
- Sao kỳ vậy chị ?
- Thì ă.. ăn một món giống "dân trùm", giống những kẻ đói.
Nghe Diệp Quỳnh lập luận, Lãm Vân tức cười quá :
- Thì cũng đúng thôi, chẳng hạn như mình vậy, em và chị cũng đang đói. Có đúng không ?
- Ðúng... Nhưng khi ra đường, nhất là vào hiệu ăn người ta thường muốn giữ sĩ diện.
Lãm Vân và Diệp Quỳnh ăn uống xong lại đi xem ca nhạc, về đến nhà khoảng mười một giờ, Lãm Vân vào phòng riêng là ngủ vùi, cô bé cảm thấy mệt mỏi sau một ngày học. Nghĩ đến ngày mai đến lớp học, không cùng ngồi với Thúy Hân và nhất là cảm thấy quê quê với các bạn trong lớp nên Lãm Vân lại rấm rứt buồn dù cô bé đã dặn lòng chẳng thèm để ý đến, vậy mà sao vẫn không quên được...

giavui
06-11-2014, 07:59 PM
- Bao giờ mjốn làm tốt bài văn em cũng phải đọc kỹ để tìm hiểu đề, xác định rõ thể loại của đề bài để mình làm cho chính xác rồi tìm hiểu nội dung đề bài, xác định tài liệu để làm. Có như vậy em mới lập dàn ý được. Dàn ý là một khâu rất quan trọng, có dàn ý rồi em sẽ làm thành bài văn thật tốt thật hay.
Lãm Vân nhăn nhó khi nghe Hải Quì giảng, đầu óc cô bé rỗng tuếch, dàn ý là cái quái gì sao mỗi lần đọc đề bài là Hải Quì bảo phải đi tìm dàn ý, dàn ý hiện ra trong đề bài vì ít nhiều gì tác phẩm đó mình cũng biết qua... Vậy mà ngồi hàng giờ trướOc một bài làm văn, Lãm Vân chịu thôi... Lãm Vân lên tiếng :
- Em không tài nào làm được một dàn ý, đọc đề bài là em cầm bút viết vào giấy ngay những gì mình suy nghĩ.
Hải Quì lắc đầu :
- Làm như vậy bài làm sẽ không mạch lạc, bố cục không rõ ràng đâu.
Mặc dù Hải Quì đã nói rất nhiều lần song Lãm Vân vẫn cứ trơ trơ, trông cô bé rất thông minh vậy mà về bộ môn này nói mãi vẫn không thông suốt. Vậy mà khía cạnh khác cô bé lại tỏ ra rất giỏi.
Hầu như chiều nào Hải Quì có giờ dạy cho Lãm Vân cũng đều có sự xuất hiện của Diệp Quỳnh. Thế là hai người lại đi chơi...
Mặc dù Ðông Trần đã nhắc nhở Hải Quì :
- Cô phải chủ động làm chủ giờ dạy của cô chứ !
Nhưung xem ra thì lời nói của Diệp Quỳnh có giá trị hơn. Hải Quì rất lo, dù sao dạy cho Lãm Vân thuộc trách nhiệm của Hải Quì, nếu Lãm Vân thi trượt... Hải Quì biết làm sao đây ? Trình bày chuyện này với Ðông Trần chắc chắn không được rồi, còn gặp ông bà Vĩnh Ðông để trình bày thì Hải Quì lại không dám. Chẳng lẽ lại tìm gặp Diệp Quỳnh, Hải Quì không muốn tiếp xúc với một con người đầy cao ngạo như thế nhưng biết phải làm sao đây ?
Dạy cho Lãm Vân kiểu này mất công mang tiếng. Hải Quì vô cùng lo sợ. Về đến nhà, Hải Quì đã tìm dì Hiền Lương kể ngay cho dì nghe những điều này.
Dì Hiền Lương cười :
- Có phải tại con ác cảm với cô gái kia hay không ?
Hải Quì cười :
- Tại sao con phải ác cảm với cô ta chứ ?
- Hay là cô ta ác cảm với con.
- Càng không thể...
- Vậy thì con nên gặp cô gái ấy và có đề nghị như thế.
- Liệu cô ta có chấp nhận hay không chứ !
- Trừ khi cô gái này thù nghịch với con nên muốn làm cho con mất uy tín.
Hải Quì lắc đầu :
- Con với cô ta chẳng có liên quan gì, vậy mà sao cô ta lại tỏ thái độ ghét con đến thế.
Dì Hiền Lương suy nghĩ rồi nói :
- Trước khi trao đổi với cô gì đó, con nên trò chuyện và thuyết phục cô học trò của con.
- Con cũng dự định như thế. Con sẽ nói thẳng ý định nếu không học tốt con sẽ không dạy kèm nữa.
- Không được nói như vậy con à ! Không khéo người ta cho con là cao ngạo, vì việc kiếm sinh viên nói chung làm thầy dạy kèm rất dễ... Mình cần người ta chớ người ta đa6u cần mình.
- Bởi vậy, cần kiếm tiền mới phải đi dạy kèm, chớ có sướng ích gì đâu.
Dì Hiền Lương nói :
- Dì vô thành phố là muốn sống với mẹ cháu và các cháu chớ thật ra dạy ở quê có tình cảm hơn.
- Dì lại bắt đầu nhớ dòng Bến Hải nước chảy xuôi dòng và cầu Hiền Lương muôn thuở hiền hòa.
- Ừ ! Dì lúc nào cũng nhớ quê. Cháu xem nè Hải Quì.
Dì Hiền Lương đưa quyển tạp chí trẻ cho Hải Quì xem, eo ui dì viết báo và bài dì đã được đăng...
Hải Quì nói :
- Dì hay ghê, viết báo cũng đem lại niềm vui đó dì.
- Ừ ! Những chuyện dì gửi đi hy vọng sẽ đăng hết lên báo, tâm huyết của dì đó...
- Nói chung có nơi để gởi gắm tâm sự của mình là vui rồi.
- Nhỏ Quý Ðông bạn con cũng là một người đam mê văn chương dì nè ! Hay dì viết truyện đi.
Ai in cho mình chứ!
Hải Quì nghĩ dì có nhiều thiên tình sử để viết thành những quyển tiểu thuyết truyện hay. Nhỏ Quý Ðông nói cuộc đờ mỗi người cũng giống như một quyển tiểu thuyết có đúng không dì.
Dì Hiền Lương trầm ngâm một chút rồi nói:
Cũng khá đúng đấy cháu. Cháu thử nghiệm lại cuộc đời của mình xem sao!
Cuộc đời của cháu ư… chẳng thấy gì cả.
Dì cười hóm hỉnh.
Chắc tại cháu chưa có một mản tình vất vai…
Dì cứ trêu con…
Sinh viên năm ba rồi, ủa năm tư, sắp ra trường mà chưa có một thiên tình sử kể ra buồn lắm đó. Ðâu nào dì ngắm xem cháu của dì rất xinh đẹp kia mà !
Chắc tại cháu vô duyên…
Không phải đâu… có thể cháu có vẻ hơi lạnh lùng một chút đấy… À ! Anh chàng “công tử” anh của cô học trò vẫn theo cháu chứ !
Nghe dì Hiền Lương nói, Hải Quì mới giật mình vì chiều qua anh chàng chận Hải Quì ở ngoài cổng và nói:
_Tối mai tôi đến đón cô đi phố nhé !
Hải Quì lắc đầu nói :
_Không được… tôi bận.
_Tối cô cũng bận sao ? Hải Quì… tôi xin cô mà !
Hải Quì đã nói một câu, giờ nghĩ lại thấy mình thật vô duyên.
_“Sao anh không đưa các cô bạn của anh đi chơi. Họ mong anh lắm, còn tôi…”
_Ðông Trần nhăn mặt rồi biến mất. Hải Quì không dám kể chuyện nầy cho dì Hiền Lương nghe. Thế nào dì cũng nói:
_“Cháu là con nhỏ có máu lạnh đó Hải Quì”.
Hai dì cháu đang chuyện trò, Hải Ðăng đi học về nói vớI Hải Quì:
_Có ai kiếm chị ở ngoài cổng rào kìa.
Hải Quì hỏi:
_Có quen không ?
_Quen với chị làm sao em biết được.
Hải Quì hơi giật mình nhưng rồi lại hỏi:
Không phải chị Quý Ðông hở Hải Ðăng.
Ðăng cười:
Chị này ! Chị có hẹn ai không ? Nếu là chị Quý Ðông em đâu có nói “ai” kiếm chị làm chi. Nhìn dì Hiền Lương, Hải Ðăng cười nói:
_Dì ơi !… Có anh chàng nào trông bảnh bao lắm kiếm chị Hải Quì… chắc là chị không ăn tối với dì và cháu rồi. Thôi lên nhà trên lẹ lên đi chị, em mời người ta vào nhà rồi.
Dì Hiền Lương nhìn Hải Quì.
_Chắc là chàng “công tử” rồi ! Thôi lên đó rồi lên đi Hải Quì.
Hải Quì nhìn bộ đồ đang mặc - bộ đồ của mình có gì dơ đâu nè, chẳng lẽ lại diện vào bộ đồ đi phố để tiếp hắn ư ? Không khéo hắn sẽ hiểu lầm đó.
Hải Quì đi lên phòng khách – phòng khách nhà cô nhỏ nhắn không trưng bày gì nhiều ngoài chiếc tủ ly và một cái kệ đựng nhiều đồ linh tinh, chiếc bàn mặt “en-lip”, từ khi có dì Hiền Lương trên bàn luôn có bình hoa và mấy chú cá thủy tinh trồng lá “trầu bà” trong nước treo trên vách tường. Nhỏ Quý Ðông thích lắm, con nhỏ nói hoài:
_Chị điểm vài bông hoa mà căn nhà bỗng sáng đẹp và lãng mạng hẳn lên.
_Kỳ tích của dì Hiền Lương đó, tao chẳng có khiếu gì đâu?…
Hải Quì mỉm cười rồi lên tiếng, khi thấy Ðông Trần đang ngồi trên ghế, mắt dán vào lọ hoa thạch thảo màu tim tím, anh chàng lên tiếng:
_Hải Quì… thật là lãng mạn… Tôi ít thấy ai chưng hoa nầy lắm, thường người ta hay chưng hoa hồng, hoa cúc,… Hoa nầy là hoa gì vậy Hải Quì.
Hải Quì cười:
_Hoa thạch thảo… Hoa nầy cũng như các loại hoa dại, nó mong manh lắm và nhất là không có giá… nhưng dì tôi rất thích, dì trồng mấy bụi hoa thạch thảo trước nhà.
_Hải Quì thích loại hoa gì nhỉ ?
_Hoa gì đẹp là thích… Nhưng nói chung Hải Quì thích hao dại, hoa có hương thơm nhiều hơn. Anh biết hoa lài, hoa nguyệt quế không, thơm lắm – Ông ngoại của Hải Quì thích trà ướp hoa lài, hoa ngâu và cả nguyệt quế nữa.
_Tôi chỉ biết trà hoa cúc.
_Trà hoa cúc là tuyệt hảo rồi.
_Hải Quì nầy !…
_Có chi không anh ?…
Ðông Trần ngập ngừng nói:
_Tôi… cố tình đến sớm để mời cô đi phố, cô có đi ăn tối với tôi nhé ! Tôi có chút chuyện định nhờ vả cô nữa đó.
_Anh cần nhờ chuyện gì… cứ nói đi, nếu trong khả năng, Hải Quì sẽ làm… nhưng đừng bắt Hải Quì phải làm sẵn bài văn cho Lâm Vân mang vào lớp để nộp cho cô giáo nhé !
Ðông Trần cười…
_Ồ !… Tôi cũng phản đối Lâm Vân chuyện này mà …
_Vậy là chuyện gì ?…
_Tôi … chưa thể vào đền ngay… Hải Quì ăn tối với tôi nhé ! Tôi trân trọng mời cô đấy !
Hải Quì suy nghĩ rồi nói :
_Tôi … không thể… vả lại
_Cô định từ chối sao ?…
_Tôi rất tiếc… Tối nay tui bận.
Gương mặt của Ðông Trần “xìu” thấy rõ. Ngồi một lúc, không mời được Hải Quì, Ðông Trần buồn so xin phép về. Ra đến cổng rào anh còn nói:
_Thế hôm nào tôi có thể mời được Hải Quì… Hôm này Hải Quì rỗi..
Hải Quì lắc đầu…
_Anh cũng biết đó…Với Hải Quì tìm chút thời gian rỗi rất khó…
_Tôi vẫn cứ chờ…
Tiếng xe của Ðông Trần nổ máy rất êm, khi thấy Hải Quì trở ra sau nhà ăn, dì Hiền Lương cười nói:
_Lại bỏ mất dịp nữa rồi…
_Dịp gì hở dì…
_Biết đâu người ta có chuyện gì định nói với cháu. Nè ! Hải Quì ơi ! Cháu phải biết nhạy cảm với mọi thứ ở trên đời chứ !
Hải Quì nhóm một miếng thức ăn bỏ vào miệng rồi nói:
_Bộ cháu là kẻ lạnh lùng, vô cảm lắm hở dì.
_Thử kiểm điểm lại xem mình thế nào.
_Nếu cháu vô cảm làm sao cháu làm văn, hiểu văn hay đến nổi đi họclà được khen.
_Cái đó lại là chuyện khác rồi nhỏ ơi !
_Nghe có tiếng, Hải Ðănng chạy ra nhà trên, mẹ đi làm về. Ðănng vui sướng nói:
_Mẹ vào rửa mặt cho khoẻ rồi ăn cơm luôn mẹ nhé !
_Ừ ! Ðể mẹ tắm cái đã, nóng nực và mệt mỏi, tắm xong sẽ thấy dễ chịu mẹ sẽ ăn cơm thật ngon. Bữa nay dì Hiền Lương cho mẹ con mình ăn món gì nhỉ ?
Hải Quì thấy Hải Ðăng lè kè bên mẹ, cô cười nói :
_Ôi ! Bộ còn bé lắm sao bám áo mẹ vậy cậu bé.
Hải Ðăng bị “quê” nhăn mặt nói :
_Người ta mừng mẹ không được sao ?
Ðưa mắt nhìn dì Hiền Lương, Hải Ðăng nói tiếp:
_Như vậy là không lạnh lùng phải không dì.
Ðến phiên Hải Quì bị Hải Ðăng chọc quê lại cô đành cười vả lả, thế nào dì Hiền Lương củng hỏi Hải Quì về sự hiện diện cũng như sự ra về thật nhanh chóng của gã “công tử”, dì gọi là Ðông trần như thế.
Bà Hiền Thục tắm xong ngồi vào bàn ăn, bà nhìn thức ăn rồi nói với dì Hiền Lương.
_Sao chị cứ phải thêm vào khẩu phần ăn của chúng ta nhiều vậy, chị cũng nên để dành tiền cho bản thân nhé !
Dì Hiền Lương cười :
_Ðương nhiên rồi với lại chị cũng phải ăn chứ ! À ! Cả nhà đừng lo lúc nầy dì có thêm khoảng thu nhập cho nhỏ nữa, đủ để thỉnh thoảng làm cho cả nha một vài món ăn ngon.
Hải Ðăng cuốn một cuốn chả giò với rau sống chấm nước mắm rồi bỏ vào miệng, cậu bé hít hà nói:
_Có dì vào được ăn ngon ghê, hồi trước.. có những khi mẹ làm ca đêm, con ăn toàn cơm có hương vị đặc biệt, đã vậy lại thêm những món canh hết sức đặc biệt…
Hải Qui trừng mắt nhìn Hải Ðăng.
Ê ! Bữa nay ăn nhiều ớt hay sao mà lột lưỡi nói nhiều vậy chú nhóc.
_Dạ… tại hà… muốn nói…
Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ, bà Hiền Thục nói với Hải Quì :
_Con có học được nhiều món ăn ngon từ “đôi bàn tay” vàng của dì Hiền Lương hay không ?
Bà Hiền Lương góp lời vào :
_Gì mà cường điệu tôi lên thế.
_Ðối với dì như vậy chỉ là để ca tụng đôi chút chớ có phải tán dương gì nhiều đâu nè !
_Mỗi người một câu, không khí bữa ăn tối ở gia đình Hải Quì rất ấm cúng và vui. Hải Quì vừa ăn xong lại có tiếng gọi cửa, Quý Ðông, Hải Quì vui sướng nói :
_Bữa nay hên ghê ! Ðang mong gặp Quý Ðông, tức thì Quý Ðông xuất hiện.
Hải Ðăng lại chọc quê Hải Quì.
_Vậy sáng mai chị nên mua vé số nghe.
_Ối ! Cái thằng nầy… Hay là em mua tặng chị sẽ có ý nghĩa hơn - Biết đâu lại hên nữa.
Hải Quì chạy nhanh ra phòng khách, vừa mở cửa, Quý Ðông đã tươi cười nói :
_Mi xem cái gì nè !…
_Quý Ðông đưa ra, một bó hoa tươi màu tím, hoa thơm tỏa ngào ngạt.
_Ê ! Hoa gì đẹp và thơm thế này !
_Mi không biết hoa gì à ! Vào nha đi rồi biết, nhưng ta mang hoa tặng cho dì Hiền Lương cơ, chứ không phải cho nhỏ đâu à nha.
_Xì… Làm như ta không biết thưởng thức vậy …
_Nhưng dì Hiền Lương lại dễ cảm hơn mi.
_Từ hồi có dì… mi thiên vị đấy nhé !
_Ðể tao vào gặp dì.
Quý Ðông gặp dì Hiền Lương ở sau nhà bếp, dì đang dọn dẹp chén bát. Có lẽ mới ăn cơm xong. Quý Ðông nắm tay dì rồi nói :
_Dì lên đây, cháu có cái nầy hay lắm dành cho dì nè.
Dì Hiền Lương ồ lên khi thấy bó hoa nhung nhớ
Ôi !… Nhớ nhung tím ngát một màu.
Quý Ðông nhìn Hải Quì nói :
_Ðó… mầy thấy không ! Tao tặng đâu có nhầm người, thấy hoa dì đã “xuất khẩu” thành thơ ngay.
Ba dì cháu cười. Dì Hiền Lương hỏi:
_Ở đâu mà hoa tươi thế này Quý Ðông.
Quý Ðông nói :
_Dì đem bình vào đi… Hoa từ Ðà Lạt chị Quý Hà của cháu mới mang từ Ðà Lạt về đó… cháu mang ngay đến cho dì đấy !
_Ối ! Dì cảm ơn Quý Ðông nghe.
Dì Hiền Lương bước vào trong, Quý Ðông đặt túi nilong trước mặt Hải Quì rồi nói :
_Còn đây là phần của nhỏ… Có món khoai lang mật dẻo ngon lắm nè !
Hải Quì cười.
Hình như ta chỉ biết ă.. là thượng sách hở mi.
Quý Ðông đắc ý.
_Còn phải hỏi nữa.
_Buồn vậy sao ?
_Thôi đi con khỉ. Bữa nay sao vậy.
Dì Hiền Lương ra tới, dì xen vào.
_Hải Quì đang tự vấn xem có phải mình mang trong người dòng máu lạnh hay không ?
Quý Ðông nháy mắt cười :
_Có phải mày không Hải Quì
Hải Quì dậm chân nói :
_Dì… cứ trêu cháu… chẳng lẽ cháu “nước đá” đến thế sao ?
_Không nước đá thì tảng băng đó… Mới đây thôi có… người bị từ chối lời mời đó Quý Ðông.
Biết dì Hiền Lương trêu mình, Hải Quì cứ nhăn nhó mãi. Quý Ðông nói :
_Thôi nè !… Lấy món khoái khẩu ra dùng đi, ắt sẽ ngọt ngào trở lại ngay.
Quý Ðông lấy khoai dẻo Ðà Lạt, loại khoai mật được gọt từng lát rồi phơi như thế nào đấy mà nó không khô như chuối khó mà lại dẻo ăn rất ngon, mật cứ tươm ra ngọt lịm.
Hải Quì nhón một miếng cho vào miệng rồi nói :
_Ồ ! Ngon thiệt. Lâu ghê mới được ăn lại. Dì ơi ! Dì ăn khoai đi, để con mang vào cho mẹ với Hải Ðăng ăn.
Quý Ðông nói:
_Ðể ta mang vào cho… Nho thay đồ rồi đi xem chương trình “Nhịp cầu âm nhạc” với ta, ta có hai vé thứ hạng đây nè ! Thay đồ nhanh lên.
_Mua vé hồi nào sao không nói với tao chứ !
_Ta chẳng mua bao giờ đâu. Nhanh lên mi gần tới rồi đó. Ðêm nay có ca sĩ mà mình thích nên ta mới khoái chí đó.
Hải Quì nói:
_Ừ !… Ðể ta vào thay đồ !…
Quý Ðông nói với dì Hiền Lương.
_Cháu chỉ có hai vé biếu, hôm nào cháu đặt mau nhiều vé, dì đi xem luôn nhé !
Dì Hiền Lương vừa ngắm bình hoa mới chưng vừa nói:
_Cám ơn Quý Ðông thật nhiều về bình hoa và thành ý của cháu, nhưng dì xem ca nhạc ở ti vi cũng được rồi… Những bài tình ca dì thích nó buồn bã chứ không sôi nổi như tuổi trẻ bây giờ… chắc dì đi xem với các cháu không hợp đâu ?
_Có gì không hợp chứ ! Nhạc Trịnh Công Sơn là số một đó…
_Nhưng dì lại thích mấy bài xa xưa kia…
_Cháu biết rồi bài “Diễm Xưa” một thuở huy hoàng nè, bài “Hạ Trắng” một thiên tình ca đầy chất thơ nè, bài…
_Xem ra cháu cũng biết nhiều về nhạc Trịnh đấy chứ !
_Nhưng dì có thích bài “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…” hay không. Bài đó cũng dễ thương dì há !
_Ừ !…
Hải Quì thay nhanh bộ đồ rồi đi cùng xe với Quý Ðông, Quý Ðông nói:
_Cháu chào dì nhé, bữa khác cháu ghé chơi lâu hơn. Tí nữa cháu sẽ đưa Hải Quì về.
Quý Ðông là con gái nhà giàu nhưng tính tình rất tốt, hoà đồng và nhất là không có vẻ khinh người. Hải Quì chợt so sánh Quý Ðông với Diệp Quỳnh chưa chắc Diệp Quỳnh giàu hơn gia đình Quý Ðông, vậy mà lại cao ngạo, kiêu căng đáng ghét quá !
Thoắt một chốc Quý Ðông đã chở Hải Quì đến nơi, cả hai cùng bước vào và tìm chỗ ngồi. Ðêm nhạc bắt đầu, giọng dẫn chương trình quen thuộc vừa vang lên, tiếng vỗ tay lại ròn rã từng bài ca được yêu cầu thật hay, nhỏ Quý Ðông cũng “máu mê” ghi giấy chuyển đến người dẫn chương trình để yêu cầu bài ca ruột, còn Hải Quì nghe ké sự yêu cầu của người khác để tìm thấy cái chung của tất cả mọi người. Như thế là quá tuyệt vời rồi.
… Ra về rồi Quý Ðông còn tiếc rẻ nói :
_Những ca sĩ hải ngoại về nước lúc nầy cũng góp lời ca trong những chương trình nhạc như thế này tuyệt hay. Bao giờ có ca sĩ K.L về nhất định phải mời dì Hiền Lương đi xem.
Hải Quì gật đầu.
Ứ ! Tuy ca sĩ hải ngoại đa số đều có tuổi nhưng chất giọng vẫn còn tuyệt làm sao.
_Chắc tại nỗi niềm hoài vọng cố hương càng thôi thúc họ, nên giọng ca của họ như có âm vang từ trái tim.
Hải Quì cười.
_Trái tim của người con tha hương trên đất khách luôn hướng về cố hương phải không ?
_Hôm nay mầy cũng ăn nhiều ớt quá !
Cứ mãi trò chuyện với Quý Ðông, Hải Quì quên kể cho bạn nge, buổi chiều chàng “công tử” ghé và mời Hải Quì đi ăn tối rồi đi phố, Hải Quì tự thấy mình thật sáng suốt vì lúc nãy khi ra về cô chợt thấy bóng anh chàng sánh vai với một cô gái ăn mặc thật là “mode”, họ cũng đi xem ca nhạc và trở về… Nếu như anh chàng gặp Hải Quì, anh chàng sẽ ra sao nhĩ ? Ôi ! Những kẻ “mặt dày” như hắn thì làm gì biết e ngại hay xấu hổ chứ ! Hắn có hàng tá bạn gái… không đi phố với người nầy thì đi với người khác… chớ hắn có biết buồn bã hay thất vọng là gì đâu nào ?… Lạy chúa. Bất giác Hải Quì tự thốt như vậy ở trong lòng.
_Còn sớm ! Ði ăn tô miến gà nóng Nghe Hải Quì.
_Ta không ăn nổi đâu ?
_Sao lại không ? Ðừng từ chối. Mi thích món nầy mà ! Hy vọng chúng mình đến ăn sẽ còn những con gà đầy ắp trứng, những quả trứng non như thế ăn mới tuyệt làm sao.
Quán ăn thật đông khách nhưng Quý Ðông cũng tìm được một chiếc bàn trống.
Nhìn hai tô miến bốc khói nghi ngút, nhất là nhìn đĩa rau, Hải Quì đã cảm giác tê tê ở đầu lưỡi.
Quý Ðông còn gọi cho mỗi đứa một ly sữa đậu nành. Ôi ! cái bụng mới no nê làm sao ! Tối nay về nhà nhất định không sao ngủ được vì “đầy bụng”.
Ngồi sau xe của Quý Ðông, Hải Quì rên rỉ :
_Ðêm nay tao không sao chợp mắt được.
_Ối ! “Tương tư chiều” hở.
Tương tư khỉ gì… Tao đang bị đầy bụng đấy, mai mốt có định đi đâu nhớ báo ta hay hoặc ghé sớm để ăn chuẩn bị cái bụng…Buổi chiều ăn cơm no, bây giờ thêm một tô bún măng nữa.
_Con khỉ nè !… Làm gì thấy ghê quá vậy… tao nhớ bao tử của mi có độ giãn nở mà. Mi từng nói như vậy đấy !
Hải Quì đánh vào vai bạn.
_Thôi ở đó mà đùa với ta… Cho ta về nhanh lên… Ta đầy bụng quá.
Quý Ðông lại trêu bạn.
_Có cần ta ghé vào W.C công cộng hay không ?
_Ðồ quỉ nè !…
Quý Ðông vừa trêu bạn nhưng cũng phóng xe thật nhanh về nha Hải Quì.
Dì Hiền Lương vẫn còn ngồi ngoài sân, nghe tiếng xe dì vội mở cửa, Quý Ðông chào dì rồi nói :
_Dì ơi !… Coi chừng kẻo nhỏ Hải Quì…ị… đó….
_Con quỉ… nhỏ cứ chọc quê ta….Tiếng cười của Quý Ðông cùng tiếng xe vang xa…

giavui
06-11-2014, 07:59 PM
Thu hết can đảm. Hải Quì mới nói với Lâm Vân trong buổi học chiều nay.
Lâm Vân nè…
Có chi không chị.
Chị có ý kiến như thế này… em nên cố tập trung trung để học nhé !… Tập trung và siêng năng đọc sách báo em sẽ làm văn tố đó, không khéo mai mốt thi lại không đủ điểm để đỗ tốt nghiệp đó…
Lâm Vân nhăn mặt nói:
_Em chỉ mong bài làm có điểm để không bị liệt. Em sẽ kéo điểm môn khác cho môn văn.
_Em học lệch như thế không được đâu, dễ hỏng lắm.
Lâm Vân cãi bướng.
_Chị Quỳnh cũng bảo em như thế !
Hải Quì lắc đầu.
Em không nên học thiên lệch như thế ! À ! Nhân thể chị mong em tập trung vào giờ học của chị, nếu chị Quỳnh có đến em nên bớt đi trong giờ học. Diệp Quỳnh có biết thời khóa biểu học của em hay không ? Em ghi lại để chị ấy biết mà tránh giờ học của chúng ta. Kéo dài tình trạng như thế chị không sao chỉ bài được cho em, chị đâu thể làm sẵn bài văn cho em được.
_Cứ xem như chị làm văn là để kiếm thêm đi, em sẽ gởi… thêm…
Hải Quì nổi giận trong lòng, cô cảm thấy nóng ra hai bên má. Trời ạ ! Lâm Vân là một cô học trò bé nhỏ mà lại có tư tưởng của kẻ có tiền như thế sao ? Thật đau lòng, chẳng lẽ từ chối không dạy nữa, nếu như tình trạng như thế này vẫn còn tiếp diễn, nhất định Hải Quì sẽ không dạy cho Lâm Vân. Tiền thì Hải Quì vẫn cần đấy ! Nhưng cô sẽ tìm chỗ dạy kèm khác, hay làm thêm một việc gì đấy, chớ dạy cho con cái nhà giàu kiểu như thế nâầ thật tự ái làm sao !… Có lẽ đấy cũng là luận điệu mà Diệp Quỳnh đã nói và bày vẽ cho Lâm Vân.
Chưa nói được điều gì có liên quan đến Diệp Quỳnh nhiều thì cô ta lại xuất hiện, Hải Quì nhìn đồng hồ đeo tay của mình, hơn năm giờ chiều, chắc cô ta đi làm về là ghé sang đây ngay. Quả là sung sướng, cô ta chẳng có việc gì làm để phụ giúp cho gia đình, đi làm về là nghêu ngao ngoài đường phố, đối với những kẻ giàu có thời giờ nhân rỗi của họ thật uổng phí, trong khi những người nghèo khó như Hải Quì, quả thật thời giờ là vàng bạc.
Lâm Vân thấy Diệp Quỳnh, vừa định rời khỏi phòng ra ngoài. Hải Quì nói :
_Lâm Vân, em còn đang trong giờ học, hãy cố gắng làm hoàn thành dàn ý cho bài văn, em chưa làm được một dàn ý thì làm sao làm tốt bài văn được, sau giờ học em muốn đi đâu thì đi, còn trong giờ học em nên cố gắng, đừng để chị phải khó xử.
Diệp Quỳnh đẩy cửa phòng bước vào và lên tiếng :
_Xin lỗi, tôi hơi đường đột, nhưng đã lỡ nghe cô bạn nói với Lâm Vân, những lời đó ngụ ý điều gì chứ ! Có phải muốn nói về tôi bởi vì tôi thường đến đây ! Cô cũng nên biết mối quan hệ của chúng tôi chứ !
Nghe giọng nói hách dịch của Diệp Quỳnh, Hải Quì giận run, cô nói :
_Nếu chị đã nghe rồi thì tôi cũng xin nói thẳng, tôi có trách nhiệm dạy kèm cho Lâm Vân nên giờ học của Lâm Vân phải thuộc về tôi. Lâm Vân không thể bỏ đi chơi trong giờ học kèm như thế nầy, tôi biết nói sao với gia đình của ông bà Vinh Ðông đây !
Nghĩ cũng tức cười cho cô, chỉ là người dạy kèm mà sao cô lại khó khăn đến thế, Lâm Vân nghĩ học nhưng chúng tôi vẫn sòng phẳng tiền bạc với cô kia mà !
Chúng tôi có trừ tiền ngày nào không ?
_Vấn đề không phải là tiền bạc.
Diệp Quỳnh cười mỉa.
_Nếu không vì tiền, cô dạy kèm để làm gì.
_Chuyện đó tôi không nhất thiết phải trình bày với chị.
_Cô đừng nghĩ chỉ có mỗi mình cô là “gia sư dạy kèm”. Ối ! Thiếu gì người dạy…
_Nhưng quan trọng là có chịu học hay không ? Thôi tôi không nói nhiều, xin chị tạo điều kiện để Lâm Vân học tốt.
_Ðó là chuyện của cô,còn chuyện của tôi lại khác… Tôi muốn dẫn Lâm Vân đi phố.
_Ði phố, đi phố… Tại sao cứ vào giờ học của Lâm Vân chị lại đến dẫn con bé đi phố chớ, tôi sẽ trình bày với hai bác về việc này !
Lâm Vân nhìn Diệp Quỳnh rồi nhìn Hải Quì, rõ ràng thấy chị Hải Quì cũng tội nghiệp nhưng đi phố mua sắm và ăn quà lại thú hơn. Biết làm sao bây giờ. Lâm Vân nói :
_Chị đợi em làm bài xong đã nhé !
Diệp Quỳnh nhăn mặt nói :
_Làm xong rồi đợi em sửa bài nữa. Thôi chị về vậy. Tại chị lỡ hứa với em dẫn em đi siêu thị… mà thôi để khi khác vậy… Cũng chưa chắc chị rỗi rãnh đâu…
Một chút thôi…
Hải Quì bỏ ra ngoài phòng, cô không muốn nghe cuộc trao đổi giữa Lâm Vân với Diệp Quỳnh - một cô gái mà Hải Quì ghét cay, ghét đắng dù cô ta với Hải Quì chẳng hề mâu thuẩn gì cả.
Cuối cùng Lâm Vân cũng xiêu lòng, cô bé trở ra và nói với Hải Quì.
_Chị ơi ! …. Bữa nay học một chút thôi nhé ! Tối nay em sẽ làm cho xong dàn bài nầy, ngày kia chị sửa nghe. À !… Hay chị cho thêm vài đề nữa để em làm.
Hải Quì xếp sách vở bỏ vào giỏ rồi nói :
_Tuỳ em, tôi chỉ vì gia đình đến để dạy kèm cho em học tốt hơn, em học hành như thế nầy đến cuối năm thi tốt nghiệp xem ra… chưa đủ tự tin đâu… Mà thôi, nếu được thì tiếp tục, không thì chúng ta nên giải quyết cho rõ ràng.
Vẫn giọng đầy cao ngạo, Diệp Quỳnh chao mày.
_Sao cô lại quan trọng thế ! Rất may cô chỉ là giáo viên dạy kèm, nếu thật sự là giáo viên dạy học trò, chẳng biết ai học cho được, thôi xin phép cô nhé !
Hải Quì đi về mà trong lòng vô cùng uất ức, giá như có Ðông Trần, cô sẽ nói rõ cho anh chàng nghe để xin ý kiến. Sao chiều nay lại không gặp hắn nhỉ.
Chị người làm vừa định đóng cổng lại khi Hải Quì định đạp xe đi thì Ðông Trần lù lù xuất hiện. Hắn chặn ngay xe Hải Quì rồi nói :
_Cô trở vào tôi có chuyện hỏi thăm. Ðông Trần nói với chị người làm :
_Chị Lài nhớ mang nước ra vườn cho tôi nhé !
Ðông Trần nói với Hải Quì khi cả hai cùng dừng ở chiếc băng đá cạnh đấy.
_Có phải Lâm Vân lại bỏ học đi chơi với Diệp Quỳnh không ?
Hải Quì trả lời nhát gừng.
Thì anh đã biết rồi đấy !
_Sao cô không cản Lâm Vân, cô đang dạy nó học mà !
_Nhưng…giữa tôi với cô chị tương lai của anh thì tôi không thể sánh được. Anh xem tôi phải làm sao đây ! Tôi định gặp ông bà để trình bày cho rõ mọi việc, có thể tôi phải thôi dạy, nếu không…tôi cũng không dám bảo đảm cho Lâm Vân.
_Con nhỏ nầy nhất định phải thi đỗ tốt nghiệp, ba mẹ tôi đã chọn cô là người dạy cho con bè mấy môn rất khó, tôi hy vọng cô vì Lâm Vân mà hết mình dạy nó.
_Tôi rất muốn…nhưng rất tiếc…chẳng lẽ tôi với chị Diệp Quỳnh kiếp trước có mối thù hay sao mà kiếp này hai người không quen nhau lại… Mà thôi, anh hỏi tôi việc của Lâm Vân chứ gì, tôi cũng xin anh để ý đến việc nầy cho tôi, anh có thể khuyên Lâm Vân dùm, dù sao Lâm Vân cũng là em gái của anh.
Em gái mới khó nói, cô với tư cách người dạy kèm cho Lâm Vân, nó sẽ nghe cô.
_Nhưng sự quyến rũ của người khác có giá trị hơn. May quá tôi gặp anh, anh có cách nào nói với Lâm Vân cả Diệp Quỳnh nữa.
_Nói vời Diệp Quỳnh cái gì ?…Việc nầy tôi nghĩ lỗi là do Lâm Vân ham chơi hơn ham học.
Hải Quì lắc đầu.
_Nhưng nếu không có Diệp Quỳnh, Lâm Vân là đứa chịu học.
_Cô nghĩ thế à ! Như vậy thì rắc rối thật.
_Tốt nhất anh nên giúp tôi nói với gia đình để gia đình nhắc nhở Lâm Vân.
_Cô không nói sao ?
_Tôi e rằng không tiện…
Ðông Trần cầm ly nước đưa Hải Quì.
_Cô uống nước đi.
_Cảm ơn anh… Tôi phải về.
_Ơ hay…chẳng lẽ cô chỉ nói về Lâm Vân thôi sao ?
_Tôi không vì dạy cho Lâm Vân học thì vì việc gì chứ !
_Tôi nghĩ cô cũng phải uyển chuyển chứ !
_Việc học tập là do bản thân của mỗi người, đâu có ai có thể học thay cho mình được, nếu anh quan tâm đến việc học của Lâm Vân thì nên giúp đỡ con bé.
_Học, đương nhiên là quan trọng rồi nhưng… Hải Quì cũng phải nghĩ đến chính mình chứ ! Tại sao lúc nào cô cũng nghĩ đến việc học…phụ nữ không nên đầu tư nhiều cho việc nầy, cô có nghe bọn đàn ông nói sao không “sợ nhất là phụ nữ hơn họ cái đầu”. Nếu vậy…cô khó có bạn lắm đó.
_Anh nói… chuyện thật lạ đời…Tôi không muốn nghe chuyện “vớ vẩn như thế!”
_Cô sợ…đối diện với sự thật à !… Tôi chỉ mong một điều là cô để ý đến chính mình một chút, tôi sẽ tạo cho cô dịp may tốt đó.
Hải Quì giận run lên trước luận điệu sằng bậy và gàn dỡ của Ðông Trần. Chẳng lẽ vì giận Hải Quì từ chối lời mời khi anh đã thân chinh đến nhà của cô sao ? Thật là vô ý, không ra làm sao cả. Mặc kệ hắn đi, Hải Quì đứng lên cáo từ đi về.
Ðông Trần gọi với theo nhưng Hải Quì vẫn đẩy xe đạp ra cổng…
Ngoài phố nắng đã tắt từ lâu, trên đường tấp nập người qua lại.
Nhất định Hải Quì sẽ xin nghỉ dạy cho Lâm Vân. Vào nha giàu thật khó chịu, một Diệp Quỳnh đáng ghét nay lại thêm một Ðông Trần, gã là cái gì mà dám lên mặt dạy đời cho Hải Quì chứ ! Bọn nhà giàu đều giống như thế cả sao ?

giavui
06-11-2014, 08:00 PM
Diệp Quỳnh dừng xe trước cổng nhà của Nhật Mai, bạn thân của Quỳnh. Ðêm nay sinh nhật của Nhật Mai, Diệp Quỳnh nôn nao thật nhiều, lâu lắm rồi không có gặp lại bạn bè. Hy vọng đêm nay sẽ gặp thật đông đủ bạn cũ thời đi học.
Chị người làm mở cổng và mời Diệp Quỳnh vào. Quỳnh hỏi :
_Bạn bè của Mai đã đến đông chưa chị ?
Chị người làm vui vẻ nói :
_Dạ…cũng khá đông cô ạ ! Cô vào nhà đi.
Nhật Mai đã chạy ra tới, nắm tay Diệp Quỳnh, ríu rít.
_Sao tới giờ mới tới vậy bồ, mọi người đã đến khá đông đủ rồi đó.
_Tức là ta vẫn còn sớm hơn một vài người phải không ?
_Ừ !… Nhưng mấy người nầy là bạn mới có thể chưa quen với quí vị.
_Vậy sao ? Bữa nay có bạn mới nữa à !
Diệp Quỳnh biết rõ cá tính của Nhật Mai, Nhật Mai có nhiều bạn. Thậm chí bạn bè qua trung gian nhỏ Mai cũng chơi rất thân, Nhật Mai ít khi hờn dỗi ai, con bé được cái vui tính, tốt bụng nên bạn mới hay cũ đều rất thích.
Qua sân rộng, Diệp Quỳnh trông thấy hai chiếc xe hơi, một chiếc màu xám trắng và một chiếc xe hơi mui trần sơn màu đỏ chói, bên cạnh là những chiếc xe Dream mới bóng cáu cạnh, Diệp Quỳnh từng đi dự sinh nhật và từng tổ chức sinh nhật như thế này nên cô rất nôn nao để bước vào trong. Biệt thự của gia đình Nhật Mai sang trọng không thua gì của gia đình Diệp Quỳnh, có điều kiến trúc ngôi biệt thự được thiết kế rất lạ, có lẽ do tập hợp nhiều kiểu xưa, nay…nên càng rực rõ hơn, nhất là dưới ánh đèn mờ ảo, ngôi biệt thự càng lung linh kỳ diệu như một toà lâu đài.
Cả một dãy bạn đứng lố nhố đơi Diệp Quỳnh ở hàng hiên. Các cô ăn mặc như đi dạ hội. Áo đủ màu, giấy mới, trông cô nào cũng rực rở hẳn ra. Riêng Nhật Mai xinh như con búp bê trong bộ váy đầm thật mode, ôi chiếc áo mới lộng lẫy làm sao !
Nhật Mai xoa hai tay vào nhau rồi nói:
_Khá đông đủ rồi, chỉ thiếu có hai bạn mới quen. Các bạn ngồi nói chuyện với nhau để Nhật Mai vô kiểm duyệt bàn ăn.
Mười phút sau cả bọn kéo vào phòng ăn, phòng ăn của nhà Nhật Mai rộng và trang hoàng thật đẹp. Những bình hoa cắm rất khéo được chưng rải rác khắp nơi.
Nhật Mai nói với các bạn.
_Nhân tiện ông anh của Nhật Mai với papa về nước nên nhân sinh nhật của Nhật Mai, papa có vài lời với các bạn và mừng Nhật Mai.
Vừa lúc papa của Nhật Mai xuất hiện thì chị người làm cũng đưa vào phòng hai cô gái.
Diệp Quỳnh giật mình. Trời ạ ! Là con nhỏ dạy kèm cho Lâm Vân, nó đi cùng một nhỏ bạn khác, ăn diện trông cũng đẹp ra phết đấy chứ ! Nhỏ Mai nầy kỳ ghê ! Không biết làm sao lại quen con nhỏ dễ ghét nầy. Thôi mặc kệ nó đi.
Nhật Mai kéo hai cô bạn lại bàn ngồi rồi nói:
_Xin lỗi các bạn, Mai xin giới thiệu đây là hai cô bạn mới của Mai, đây là Quý Ðông và đây là Hải Quì.
Mọi người vỗ tay và vui cười gật đầu chào.
Ðông đúc quá, sang trọng quá nên Hải Quì chẳng dám ngước nhìn chung quanh. Quý Ðông thì tự tin hơn, cô nói nhỏ vào tai bạn.
_Ðừng e dè gì cả… Mình được Nhật Mai mời mà.
Nhật Mai lại nói tiếp.
_Xin mời papa.
Papa của Nhật Mai xuất hiện, người ông tầm thước, gương mặt cương nghị, trán cao. Ông xưng bác thật ngọt khi nói chuyện. Ông nói rất vui sướng khi thấy các bạn của Nhật Mai tới dự sinh nhật đông đủ. Ðã bao lần sinh nhật của Nhật Mai ông chỉ gởi quà về cho con gái, lần nầy được nhìn thấy con trưởng thành, ông rất vui.
Papa của Nhật Mai nói thật nhiều khiến cho mama của Nhật Mai cũng xúc động.
Nhật Mai là con út nên được cưng chiều, ba Mai và ông anh đang ở Pháp, anh Nhật Mai du học và làm việc luôn ở bên Pháp, còn bà chị Nhật Mai vừa có chồng, nhưng vẫn ở trong nhà. Mẹ của Nhật Mai bảo nhà chẳng còn ai với lại mai nầy bà với Nhật Mai cũng sẽ đi, bà muốn con gái giữ lại tòa biệt thự. Hồi đi học bạn bè hay tổ chức tiệc tùng ở nhà Mai vì nơi đây rộng, có nhiều sân chơi.
Bạn bè của Nhật Mai đã quá quen với không khí sinh nhật như thế nầy, khi chiếc bánh sinh nhật được mang ra, mọi người ai cũng trầm trồ, một chiếc bánh to, đẹp và lạ so với những chiếc bánh mà họ thường thấy.
Mama và anh trai của Nhật Mai cùng trao đổi với bạn bè của Nhật Mai một lúc, sau khi ăn tiệc mặn xong, papa của Nhật Mai mang quà tặng con gái, một chiếc đàn pi-a-nô tuyệt đẹp. Niềm khao khát của nhiều người nhưng với Nhật Mai chỉ là chuyện thường, cô bé đã từng có chiếc đàn organ, đàn mandolin…Nhật Mai đàn và hát rất hay.
Ăn uốn xong tiếng nhạc lại du dương nổi lên.
Chủ nhân được mời lên vừa đánh đàn, vừa hát. Mỗi lời ca mỗi tiếng đàn của Nhật Mai cất lên mới réo rắt làm sao ! Anh Nhật Ðăng của Nhật Mai cũng được nhóm bạn mời lên.
Nhật Ðăng ca tặng em gái và mọi người bài ca của một thời đi học mà anh vẫn luôn nhớ mãi, khắc ghi mãi, anh bảo bài ca của một người bạn. Lâu rồi bỗng dưng anh quên tựa bài.
Giọng Nhật Ðăng trầm ấm, thu hút mọi người chăm chú nghe :

... "Tôi biết rằng tôi sắp mến thương.
Áo xanh đuôi mắt ai mắt đường
Chiều nay, lớp học khô như gỗ
Bàn ghế mòn hao nhớ núi rừng
Ngồi im bỗng nổi hồn thơ loạn
Bỗng khóc tình ai cùng gió mây
Mực tím vu vơ dòng chữ nhỏ
Tên ai mờ mịt như sông dài.
Ai hẹn mà trao nhau ước hẹn
Hạ về hoa phượng đỏ rưng rưng
Áo xanh đã trắng màu thương nhớ
Chưa chút yêu thương sưởi ấm lòng.
Chiều mới vừa ngơ ngẩn gót hài
Hồn ra cửa lớp dõi theo ai
Ngày mai bài vở không còn nhớ
Bảng phấn tường vôi biết thở dài..."
Tiếng ca của Nhật Ðăng vừa dứt, giọng các cô gái lại nhao nhao.
- Người ấy bây giờ ở đâu ?
Nhật Ðăng cười vui :
- Tất cả đã đi vào hư ảo.
- Còn hiện tại thì sao ?
Hải Quì ngẩng mặt lên nhìn người nói câu đó... Trời ạ ! Thì ra là cô ta.
Hải Quì bặm môi, có lẽ họ là bạn bè nên cô ta thân mật đến ngay chỗ của Nhật Ðăng và cùng nâng ly khi mà không gian bỗng dưng du dương trầm bổng, những bước chân của tuổi trẻ như nao nao chờ đợi.
Nhật Mai tuyên bố :
- Chúng mình ra ngoài vườn, Nhật Mai đã chuẩn bị các thứ... chúng ta sẽ có một đêm khiêu vũ thật tuyệt vời.
Mấy dã thanh niên bạn của Nhật Mai nhốn nháo huýt sáo, các cậu các cô tay nắm tay cùng bước ra ngoài sân.
Ôi ! Một khoảng không gian tuyệt đẹp bởi những ánh đèn màu dìu dịu được treo lủng lẳng trên những cành cây trong vườn. Dường như ai cũng đã có đôi có cặp. Hả Quì kéo Quý Ðông ra gốc cây hoàng hạ lủng lẳng những chùm hoa như những chiếc lồng đèn xinh. Hải Quì nói nhỏ vào tai bạn.
- Ai biết được Nhật Mai giàu như thế này, ta ít khi dự sinh nhật sang trọng như thế này, làm sao bây giờ.
Quý Ðông cười :
- Cái gì mà sợ cuống lên vậy. Thường khi mi tỉnh táo lắm mà. Cứ nhảy đại có sao đâu ?
- Nhưng mà...
- Ê ! Ðừng nói với ta là mi không biết nhảy chứ !
Quý Ðông và Hải Quì đang rù rì thì Nhật Mai xuất hiện, cô kéo hai bạn vào rồi nói với mấy người bạn trai còn đang tìm người để nhảy.
- Xin các đấng mày râu làm những nghĩa cử đẹp dùm. Ðây là hai cô bạn mới, có lẽ rất lạ đối với chúng ta.
Một gã thanh niên chìa tay ra mời Hải Quì.
- Nào xin mời cô...
Hải Quì và Quý Ðông cùng được dìu ra "sàn nhảy". Hải Quì không biết mình nhảy ra sao, cứ bước theo hắn và tiếng đàn du dương.
Vi không thường xuyên nhảy như thế nên chỉ một thoáng là Hải Quì cảm thấy khó chịu, cô buông gã thanh niên ra và lại chỗ chiếc băng đá ngồi một mình.
Ðằng kia mọi người vẫn say sưa... Hải Quì đưa mắt nhìn Diệp Quỳnh. Chẳng hiểu hai người có kết nhau hay không nhưng có vẻ say sưa quá, anh chàng Nhật Ðăng và Diệp Quỳnh nhảy có vẻ khớp vô cùng. Xem kìa ! Cô ta còn tựa vào anh ta nữa chứ ! Xí ! Người đâu mà thấy ghét. Hải Quì muốn lại chỗ cô ta và nói...
..."Nhật Ðăng chớ không phải Ðông Khang đâu ?". Xem ra cô ta thích anh chàng con nhà giàu, hơn thế nữa anh chàng là Việt kiều ở Pháp mới oai làm sao ! Thôi mặc kệ họ đi, không liên quan đến cô, để ý đến họ làm gì ?
Hải Quì ngồi một lúc rồi một mình thơ thẩn quanh vườn. Sống giữa lòng thành phố à có những ngôi nhà như nhà Nhật Mai, Lãm Vân và cả Diệp Quỳnh, Quý Ðông...nữa, chẳng khác nào ở chốn thiên đàng, chẳng biết cuộc đời cơ cực của những người dân quê như quê ngoại Quảng Bình - Ðồng Hới của Hải Quì bao giờ họ có được cuộc sống tốt hơn. Càng nghĩ càng thương những người dân quê lam lũ vô cùng. Dì Hiền Lương là người giàu tình cảm, dì thường nói :
- Mọi nơi đều có những nét đẹp riêng, nếp sống riêng, nếu như ai cũng đổ dồn về nơi thị thành thì sự phân bố dân cư sẽ ra sao đây.
hải Quì cười :
- Vậy sao dì lại về thành thị.
- Trường hợp của dì lại khác rồi.
- Giá như dì dạy địa lý chắc dì sẽ thuyết phục được mọi người sống theo sự phân bố dân cư rất hợp lý.
- Nhỏ này khéo tưởng ghê !
- Ê ! Làm gì ở đây vậy nhỏ, vào nhảy với mọi người đi.
Nghe Nhật Mai nói, Hải Quì giật mình nói :
- Hải Quì nhảy không quen nên nghĩ một chút đã, đêm đầy sao đẹp quá, Hải Quì muốn dược ngắm sao đêm từ góc độ của một biệt thự sang trọng như thế này.
- Vậy thì nhỏ cứ tự nhiên, nhưng một mình có buồn không đó ?
- Sao lại buồn chứ !... Hôm nay Hải Quì rất vui vì được đến nhà Nhật Mai. Cứ ngỡ như đang ở một lâu đài nào vậy đó !
Nhỏ khéo tưởng tượng ghê ! À ! Hải Quỳ này, Mai tính hôm nào rủ nhóm bạn đi Vũng Tàu chơi, Hải Quì với Quý Ðông cùng đi nghe.
Hải Quì lắc đầu :
- Chắc Hải Quì không đi đâu.
- Ðừng từ chối sớm, Nhật Mai sẽ chọn thời điểm thuận lợi cho các bạn.
- Ðể Hải Quì xem lại.
- Hy vọng bạn sẽ không nỡ chối từ.
- Sẽ cố gắng.
Nhật Mai trò chuyện với Hải Quì một chút rồi lại cùng nhảy với bạn. Hải Quì cũng không thoát khỏi lời mời của một gã đàn ông. Có lẽ Nhật Mai đã gợi ý cho anh ta.
Hải Quì biết nhảy là do Quý Ðông dạy lại, rồi Quý Ðông lại dẫn Hải Quì đi câu lạc bộ, thời gian của Hải Quì chẳng chút trống trải, nhỏ Quý Ðông cứ ca cẩm Hải Quì mãi :
- Cũng may còn chút thời gian để tao dẫn mày đi sinh hoạt ca nhạc, thơ văn cho mi nếu không chắc mày thành bà cụ non quá.
- Bảo ta là người có máu lạnh, rồi lại là bà cụ non nữa. Ê ! Nhỏ không còn từ nào đồng nghĩa để chỉ nữa phải không ?
Quý Ðông cười :
- Còn, còn hàng loạt nè... này nhé, bà già háp...
Mỗi lần như thế hai đứa lại cầu cứu dì Hiền Lương, có khi thật tội nghiệp cho dì, đang vui đùa dì bỗng chạnh lòng nhớ chuyện xưa, vết thương lòng lại khơi dậy, dì chợt buồn buồn nói :
- Nói cho vui vậy chứ, người giàu tình cảm quá biết đâu lại khổ vì cuối cùng lại là kẻ cô đơn.
Thế là Quý Ðông và Hải Quì nín lặng, sau này chỉ khi nào dì lên tiếng trước hai đứa mới dám đề cập đến vấn đề đó.
Quý Ðông và Hải Quì đùa chơi một chốc rồi lại xin phép ra về khi tiệc vẫn chưa tàn.
Chỉ cần thoát khỏi ngôi biệt thự đó, tâm trạng Hải Quì sẽ thư thả hơn, cô không hoang mang, không đau buồn và nhất là không mặc cảm về chính mình... Ðược ngắm nhìn phố đêm và bầu trời đầy trăng sao còn thú vị hơn thật nhiều...

giavui
06-11-2014, 08:00 PM
Từ sau đêm sinh nhật của Nhật Mai, thỉnh thoảng Hải Quì lại gặp Diệp Quỳnh đi chơi với anh trai của Nhật Mai, trời ạ ! Chẳng lẽ cô ta đã quên rằng mình đã có bạn trai rồi hay sao ?
Chiều nay hy vọng cô ta sẽ không quấy rầy Hải Quì và Lãm Vân.
Hải Quì bước vào khi chị người làm vừa mở cổng, cô thấy Lãm Vân ở trong vườn, Hải Quì ngạc nhiên vô cùng. Vì Lãm Vân chẳng bao giờ là đứa siêng năng chờ học như thế.
Thấy Hải Quì, Lãm Vân vui vẻ kéo tay cô và nói :
- Chị Hải Quì ơi ! Anh Khang em đã về. Anh ấy kia kìa.
Lãm Vân chỉ một thanh niên đang đứng trước mấy giò phong lan tuyệt đẹp. Cô bé gọi lớn :
- Anh Ðông Khang lại đây em giới thiệu cho.
- Về biệt tài này thì Lãm Vân thật khéo, cô bé tỏ ra tế nhị và dạn dĩ hơn cả Hải Quì.
Lãm Vân nói với Hải Quì.
- Chị ơi ! Bữa nay... nghỉ học nghe chị.
- Sao lại nghỉ chớ.
Ðông Khang đến gần, vỗ nhẹ lên đầu Lãm Vân rồi nói :
- Chẳng có việc gì phải nghỉ, giờ nào việc đó. Nè ! Ðừng có đổ tội cho anh nghe.
Lãm Vân cong môi cãi :
- Em đổ tội cho anh làm chi chớ.
- Ai biết được, nào là anh Khang mới về, em muốn nghỉ học để...
Ðông Khang nhìn Hải Quì rồi nói :
- "Cô giáo" cứ dạy cho Lãm Vân.
Quay sang Lãm Vân, anh nói :
- Ðừng có mà ơ hờ, lệch lạc về bộ môn học, đối với nước ngoài dù khoa học kỹ thuật người ta tiến bộ nhưng cái nhân bản về sự hiểu biết tình hình văn học của nước nhà là điều khá quan trọng đấy nhỏ à ! Thôi hai cô trò về phòng học đi.
Nghe Ðông Khang nói điều này, Hải Quì cảm động hết sức. Thật ra Hải Quì dạy kèm môn văn và sinh ngữ cho Lãm Vân nhưng Hải Quì lại học ngành khác. Mặc dù vậy đối với Hải Quì bộ môn văn là sản phẩm tinh thần vô giá. Những lời của Ðông Khang khiến cho Hải Quì thấy hưng phấn trong suốt buổi chiều dạy cho Lãm Vân học.
Vừa rời khỏi phòng Lãm Vân, Hải Quì gặp Ðông Khang với Diệp Quỳnh ở vườn hoa, thảo nào chiều nay cô ta mới không lên phòng Lãm Vân, vả lại có anh Ðông Khang.
...Không ngờ chứng nào tật nấy, mặc dù Ðông Khang đã về, khi Diệp Quỳnh đến chơi cô cũng cố tình lên phòng của Lãm Vân khi Ðông Khang không có nhà.
Vẫn thói quen của kẻ giàu có, hống hách, Diệp Quỳnh đã trò chuyện với Hải Quì và tỏ vẻ ta đây gần như là người nhà của gia đình nên đã ngầm dọa Hải Quì về việc "bép xép" những chuyện vừa xảy ra chung quanh cô. Hải Quì cóc cần những chuyện gì khác ngoài chuyện dạy cho xong nhiệm vụ của mình...
... Chiều thứ bảy Hải Quì đến nhà để dạy Lãm Vân, Lãm Vân cũng tư thế chuẩn bị đế học như thường. Hơn năm giờ chiều, Diệp Quỳnh lại xuất hiện và kéo Lãm Vân đi phố. Lần này Hải Quì lên tiếng :
- Không được đâu Lãm Vân, gần đến thi giữa học kỳ rồi em vẫn chưa làm được gì cả. Phải cố gắng làm bài văn để sáng thứ hai nộp cho cô giáo trên lớp.
Vẫn giọng hách dịch, Diệp Quỳnh nói :
- Ngày mai nhà chúng tôi có tiệc, cô phải thông cảm để Lãm Vân đi mua sắm chớ, cô là gia sư thì cô phải tuân thủ theo những gì chúng tôi yêu cầu. Mong cô thông cảm.
- Tôi thông cảm là điều đương nhiên rồi. Nhưng vấn đề ở đây không phải thế, làm như thế nầy là phản ngược lại. Lâm Vân em phải nghe chị, ngồi làm cho xong dàn bài văn rồi làm thành bài văn. Tôi không thể nhân nhượng được nữa.
Diệp Quỳnh gân cổ cố cãi lại.
_Cô bảo cô không nhân nhượng với chúng tôi à ! Nói hay thế nhỉ. Ở đây cô chỉ là người chúng tôi “mướn” để dạy kèm. Cô chẳng có quyền gì cả. Nhiệm vụ của cô là phải làm bài văn cho Lâm Vân, Lâm Vân sẽ chép lại và nộp cho cô giáo. Nếu cô không đồng ý thì cứ trình bày với gia đình. Thiếu gì người xin dạy và họ còn thành tâm hơn cô nữa kì. Cô đừng có mà lên mặt – chúng tôi đi đây.
_Tôi không thể tiếp tục dạy, tôi đến để dạy, chớ có phải đến đây để làm bài đâu ?
_Tuỳ…cô vậy……..
Diệp Quỳnh kéo tay Lâm Vân.
Diệp Quỳnh dặn dò chị người làm rồi lại đẩy xe ra cổng.
Hải Quì cương quyết sẽ không làm bài văn, cô sẽ đợi ông bà Vĩnh Ðông về, cô sẽ trả khoảng tiền mà ông bà trả trước, chẳng thà không dạy, dạy kiểu này Hải Quì không chấp nhận.
Hải Quì đi dạo quanh vườn sau khi đã nói rõ ý định của cô là sẽ chờ gặp một trong những người lớn của gia đình Lâm Vân để bàn bạc về việc học của Lâm Vân. Chị người làm nói :
_Cô cứ đợi ở ngoài vườn, để tôi vào làm cho cô một ly nước.
_Không cần đâu chị.
_Không sao đâu cô… Thấy cô đến dạy cho cô Vân học mà cứ phải như thế này…
Hải Quì gạt ngang.
_Thôi… chị đừng nói gì, em cảm ơn chị đã quan tâm, chị cứ làm công việc của chị, em ngồi đây chút xíu sẽ về.
_Cô cứ tự nhiên.
Hải Quì nhìn những tia nắng chiều vương đọng trên những nhành liễu rũ. Trông mới buồn làm sao ! Thảo nào mà Xuân Diệu có những câu thơ thật tuyệt : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Cuộc sống quá đầy đủ như thế nầy là niềm hạnh phúc của biết bao nhiêu người. Vậy mà những người được sống Trong nhung lụa, mấy ai biết được những khát khao của những người chung quanh mình. Ôi ! Ðể ý đến những người đó để làm gì - Hải Quì vừa định đứng lên để đi về cô đã nghe tiếng hỏi mình.
_Ủa sao Hải Quì lại ở đây, con bé Lâm Vân đâu rồi !
_Giọng nói có vẻ quan tâm của Ðông Khang khiến cho Hải Quì thấy yên tâm hơn. Nhất định cô sẽ nói với Ðông Khang về suy nghĩ của cô.
Hải Quì cười buồn rồi nói :
_Em… rất ngại không sao tiếp tục dạy Lâm Vân được.
Ðông Khanh nhăn mặt :
_Sao ? Giờ nầy là giờ học phải không ? Lâm Vân đâu ?
_Cô bé ấy đi phố rồi…
_Ði phố… đi phố trong giờ học như thế nầy sao ? Nó xin phét Hải Quì à ! Hải Quì không nên chìu con bé.
_Thật ra em không muốn Lâm Vân đi chơi đâu… Anh Ðông Khang à ! Nhờ anh hỏi lại Lâm Vân, nếu tiếp tục học em sẽ dạy còn không em nghỉ, không có gì phiền cả…
Ðông Khang nói :
_Sao lại nghỉ học chứ ! Con bé yếu lắm, có chuyện gì xảy ra phải không ? Ðể anh nói lại với con bé, nhất định Hải Quì phải dạy Lâm Vân học nhé !
_Nhưng Lâm Vân cứ đi hoài, em không biết phải làm sao !
_Nó đi hoài, trời đất. Con nhỏ nầy không được rồi, nhất định anh về sẽ la cho nó một trận.
_Không được la Lâm Vân… Em nghĩ… Mà thôi anh nên hỏi Lâm Vân nhiều khi Vân không muốn học.
_Nhất định có chuyện gì đây ?
_Hải Quì không muốn đem Diệp Quỳnh ra để nói, dù sao giữa hai người cũng đã thân nhau, làm như thế mình là kẻ “nhỏ mọn, tiểu nhân, hẹp hòi…”. Việc gì rồi mọi người cũng sẽ biết, Hải Quì vốn không phải là người hay nói.
Ðông Khang nhìn Hải Quì rồi nói :
_Hình như Hải Quì muốn giấu điều gì phải không ?
_Dạ… đâu có !
_Thôi được nếu Hải Quì không nói thì tôi, tôi sẽ tìm hiểu vậy. Chúng ta nói chuyện khác nhé.
Ðông Khang có vẻ nghiêm chỉnh trong mọi vấn đề, tuy nhiên nói chuyện cùng khá tự nhiên nên Hải Quì thấy dễ chịu hơn.
Ðông Khang hỏi:
_Hải Quì còn đang là sinh viên sao ?
_Dạ.
_Năm thứ mấy.
_Năm cuối.
_Hải Quì… thấy Lâm Vân có tiến bộ hơn lúc mới học hay không ?
Hải Quì nhăn mặt nói:
_Anh đã nói là không đề cập đến vấn đề nầy kia mà !
Ðông Khanh cười :
_Không đề cập tới vấn đề đang học mà anh hỏi vấn đề đã học của Lâm Vân, có khác không bé.
_Anh nghĩ là khác sao ?
_Ðương nhiên rồi.
_Hải Quì không chấp nhận bởi vì điều anh hỏi liên quan đến việc học của Lãm Vân, mà Hải Quì muốn anh tự tìm hiểu.
- Tức cười thật, thường thường đi họp phụ huynh, cô giáo rất thích phụ huynh hỏi thăm về việc học của học sinh kia mà. Anh nghĩ cô bé cũng không ngoại lệ.
Hải Quì lắc đầu :
- Nhưng rất tiếc em không phải là cô giáo chính thức.
- Hải Quì không nghe người ta có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay sao, huống chi Lãm Vân được Hải Quì dạy cách làm người.
Hải Quì rụt cổ nói :
- Dạ... Hải Quì không dám nhận danh dự cao quí đó đâu.
- "Văn là người", như vậy Hải Quì dạy văn tức là dạy người không đúng sao ?
- Cho Hải Quì xin hai chữ bình yên.
- Cô bé khiêm nhượng quá.
- Khiêm nhượng là một đức tính tốt, đâu phải ai cũng có đức tính tốt đó đâu. Cho nên anh khen khiêm nhường Hải Quì rất vui.
- Thật chứ ?
- Vâng ! À, Hải Quì xin phép đi về.
- Còn sớm mà.
- Chẳng lẽ lại ngồi nói chuyện phiếm ư ?
- Có được không ?
- Hải Quì không dám vì sợ nói bậy...
- Hải Quì mà nói bậy thì... tôi sẽ chuyển đề tài cùng một hướng.
- Cám ơn anh... Hải Quì sợ lắm.
- Sợ gì ?
- Sợ đủ thứ !
- Cụ thể...
Hải Quì thấy thoải mái nên cũng pha trò :
- Thí dụ... bạn anh đến chẳng hạn.
- Cô sợ người ta hiểu lầm cô à ! Ðừng lo anh biết cách mà !
Biết Ðông Khang đùa nhưng Hải Quì cũng khinh khỉnh cái mặt lên cãi :
- Xì... Tôi...mà sợ hiểu lầm vì anh à... Ðừng tưởng bở...
- Bở là rời, vậy đối với rời là cứng, là đặc phải không ?
- Hải Quì không phải chuyên gia "nghiên cứu sinh" về một lĩnh vực nào cả.
Ðông Khang nhìn Hải Quì, anh thấy thích thú khi trò chuyện với cô, cô không tỏ hết bản chất phụ nữ vốn có của bản thân như cá tính của bao phụ nữ khác. Chẳng hạn như Diệp Quỳnh, mỗi lúc Ðông Khang thấy dường như Diệp Quỳnh cũng rất bình thường như bao cô gái bình thường khác, Diệp Quỳnh trách anh :
Bây giờ em mới thấy, chẳng thà ở lại làm hoặc chuyển sang một công ty nào đó để làm biết đâu lại hay hơn làm cán bộ nghiên cứu ở phân viện khoa học và xã hội, cái gì gắn với chữ nghiên cứu là nghèo... Mà thôi, em không nói chuyện giàu nghèo, tự dưng anh đi học về em cảm thấy anh có vẻ đạo mạo hơn, đàn ông đạo mạo em sợ lắm...
- Em suy nghĩ lạ đời vậy Quỳnh.
- Có gì lạ đâu ? Em thường thấy như vậy đó !
- Anh không hiểu ý em.
- Thí dụ như... tự dưng em có cảm giác anh lạnh lùng, khô khan hơn. Từ lúc anh về đến giờ, anh lại đến ngay cơ quan để tiếp tục công việc nên anh và Diệp Quỳnh cũng ít có điều kiện vui chơi như bao "đôi" bạn trẻ khác. Diệp Quỳnh cứ nhắc anh mãi về việc này, thậm chí cô còn gợi ý cả đi chơi.
- Ơ... - Hải Quì đứng lên nói.
- Tôi xin phép về, giờ này dì Hiền Lương chắc đang mong.
- Dì Hiền Lương, tên dì cô hay và có ý nghĩa vô cùng. Rồi Ðông Khang lập lại :
- Hiền Lương, Hiền Lương... Nhất định cái tên này phải có ý nghĩa ghê gớm lắm đây.
- Thôi anh đừng có "chuyển hệ" nhé !
- Một chút suy nghĩ vậy mà. Hôm nào cho tôi diện kiến dì Hiền Lương của cô được không ?
- Cho Hải Quì nói một câu có được không ?
- Câu gì ?
- Anh hoàn toàn lạc đề rồi. Thôi, xin chào !
Hải Quì rời khỏi nhà của Lãm Vân.
Ðông Khang nhìn sự vội vã của Hải Quì và mỉm cười vu vơ...

giavui
06-11-2014, 08:01 PM
Trong bữa cơm gia đình, Ðông Khang đã rầy cô bé Lãm Vân về việc bỏ học. Lãm Vân ức trong lòng, cô bé cảm thấy giận Hải Quì, nhất định là Hải Quì đã kể mọi việc cho anh Ðông Khang nghe.
Lãm Vân lẩm bẩm :
- Vậy mà cũng nói, tưởng tốt lắm. Thật đáng ghét.
Ðông Khang trừng mắt nhìn Lãm Vân. Ông bà Vĩnh Ðông cũng nhắc nhở con gái một cách nhẹ nhàng, còn Ðông Trần cứ thắc mắc, lẽ nào Hải Quì lại nói với Ðông Khang, cô cũng thừa biết Ðông Khang với Diệp Quỳnh kia mà ! Nếu Hải Quì nói với Ðông Khang thì thật là tệ, nhưng Ðông Trần cũng không dám tin điều đó. Nhưng chẳng lẽ lại hỏi thẳng cô ta. Mấy lần bị Hải Quì từ chối lời mời, Ðông Trần cảm thấy tự ái, nhiều lúc chẳng muốn cùng Hải Quì, nhưng sao càng muốn xem như không có gì là lúc Ðông Trần cảm thấy buồn vương. Ôi ! Một người hào hoa như anh mà cũng biết vương tình hay sao ?
Ðông Khang ghé phòng của Lãm Vân, anh nói :
- Em có vẻ lơ là trong việc học quá, sao lại nghe lời chị Diệp Quỳnh đế đi chơi. Học phải cho ra học chứ !
- Chỉ là học thêm, có gì quan trọng lắm đâu ?
- Vậy việc đi chơi quan trọng hơn phải không ?
- Chị ấy nói với anh như thế sao ?
- Chẳng hề có chuyện đó.
- Em không tin.
- Tuỳ em. Nhưng anh bắt em từ rày về sau phải tập trung học, nhất định không bỏ học để đi chơi nghe chưa ! Xem ra em còn quá yếu. Hãy nghe theo sự chỉ dẫn của cô giáo, anh thấy cô ta có khả năng tốt đó.
- Anh mới biết mà đã khen như vậy sao ?
- Anh không phải là người bừa bãi, muốn khen thì khen hay chê thì chê đâu ?
- Hèn gì chị Quỳnh chẳng bảo...anh cành nâng cao trình độ thì anh càng chẳng biết sống...
- Chị Quỳnh nói thế sao ? Từ trước đến giờ chị Quỳnh là "tiểu thư vốn được nuông chiều" mà ! Thảo nào... Thôi, em lo học bài đi.
Ðông Khang về phòng. Anh cảm thấy khó chịu khi cứ phải nhớ đến những nhận xét mà gần đây Diệp Quỳnh nói với anh. Dường như mỗi lúc anh càng cảm thấy Quỳnh và anh không thể hòa hợp với nhau, khoảng cách về lối sống, về tư tưởng ngày càng dãn nở... Thật là khó làm sao cho gần nhau hơn.
Ðông Khang nhìn đồng hồ rồi vội vã thay đồ và đến ngay nhà của Diệp Quỳnh.
Chào ông bà Hoàng Diệp xong, Ðông Khang nhờ chị người làm gọi Diệp Quỳnh.
Bà Hoàng Diệp nói :
- Cháu cứ lên gặp nó ở trên lầu, hai bác có công việc phải đi một chút.
Ðợi ông bà Hoàng Diệp đi rồi, Ðông Khang ra ngoài vườn ngồi chờ Diệp Quỳnh.
Thật lâu Diệp Quỳnh mới xuống phòng khách, không thấy anh, cô ra vườn.
Diệp Quỳnh mặc chiếc đầm ngắn vừa định đi chơi nhưng khi gặp Ðông Khang cô sà xuống ngồi bên anh, giọng nũng nịu :
- Dữ không ?... Hôm nay anh mới đến, chúng mình đi chơi nghe anh.
Ðông Khang nói :
- Ðể khi khác đi, hôm nay anh không rảnh.
- Không rảnh sao đến đây.
- Anh có chuyện muốn hỏi em.
Diệp Quỳnh ngồi thẳng người lên và nói mà không thèm nhìn Ðông Khang :
- Rồi có chuyện gì, anh hỏi đi.
Ðông Khang nhìn Diệp Quỳnh một lúc rồi nói :
- Anh chỉ muốn biết vì sao em cứ đưa Lãm Vân đi chơi mãi trong giờ học của con nhỏ. Có muốn đi đâu phải đợi học xong đã chứ !
Diệp Quỳnh đứng lên nói :
- A... Con nhỏ đó nói lại với anh à ! Vâng ! Em thường xuyên đưa Lãm Vân đi chơi trong giờ học.
- Em làm thế đế làm gì ?
- Ðơn giản thôi vì con nhỏ đó chỉ là người dạy kèm, vả lại...
- Em nghĩ như thế thì bình thường quá ! Người ta đi dạy chứ có phải làm điều gì không tốt đâu.
Diệp Quỳnh khinh khỉnh bộ mặt, cô nói :
- Sao bữa nay anh lại chịu khó nghe lời con nhỏ quá vậy. Không hiểu vì sao em lại ghét bộ mặt... đạo mạo của nó vô cùng.
- Em xử sự như vậy là sai rồi...Em còn bắt người ta làm bài. Ðâu phải sẵn có tiền là muốn làm gì thì làm ?
- Anh làm sao vậy ! Ðến đây để chỉ trích em à ! Em chỉ muốn kêu Lãm Vân thôi học cô gái đó. Em sẽ tìm người kèm đầy kinh nghiệm cho, đừng đế em thấy mặt một người mà em không thể nào chịu nổi.
- Người ta có làm gì mà em có vẻ đắng cay như thế !
- Ðã bảo là em không thích ! Thế thôi ! Em có lí do đế bắt cô ta trả lời xem vì sao lại đi nói xấu em với anh kia chứ ! Thật là đê tiện, vậy mà cũng làm ra vẻ đạo mạo. Nói cho anh biết, em không thích anh bênh cô gái đó một cách mù quáng như vậy đâu. Em là người yêu của anh sao anh không hỏi em đế biết rõ mọi việc chứ ! Em không muốn xen vào chuyện của gia đình anh nhưng nếu cứ đế cô ta dạy cho Lãm Vân mãi em sẽ...
Ðông Khang gạt ngang :
- Em sẽ "xù" anh phải không ?
- Em sẽ không đến nhà anh nữa. Muốn gì anh phải gặp em.
- Em phải thấy cái sai của mình trong việc này chứ !
- Em không làm gì sai trái cả. Người tốt không ai lại đi nói xâu người yêu của người khác như vậy. Phải chăng cô ta có ý đồ muốn chia rẽ chúng ta, cô ta muốn gì đây chứ !
Ðông Khang không ngờ Diệp Quỳnh mỗi lúc càng thể hiện bản chất tầm thường như thế. Chỉ mới hai năm thôi ! Chẳng lẽ cuộc sống vật chất quá đầy đủ đã tạo cho người ta có những cái xâu mà chính bản thân người ta cũng không ngờ tới được.
Ðông Khang nhìn Diệp Quỳnh - Diệp Quỳnh thật đẹp, nhìn vào đã thấy kiêu sa bởi lụa là, bởi Diệp Quỳnh được trang điểm rất đầy đủ, còn Hải Quì, cô gái có tên một loài hoa quì ở biển, cũng giống như ai biết trân trọng cái đẹp thì mới cảm nhận được. Ðông Khang phục sự chịu đựng của Hải Quì trước một đối tượng như Diệp Quỳnh. Ðâu phải Hải Quì sợ mất việc mà không dám nghĩ dạy. Thật ra Hải Quì vì trách nhiệm và sự trân trọng người khác. Diệp Quỳnh chẳng thể so sánh được với bản chất vững chãi của Hải Quì. Thật tiếc...
Diệp Quỳnh nói :
- Bây giờ anh có muốn nói gì với em nữa không ?
Ðông Khang đứng lên nói :
- Anh định nói nhiều điều lắm, nhưng có lẽ không cần thiết, tự anh cảm nhận được rồi.
Diệp Quỳnh giả nai hỏi :
- Có nghĩa là anh đã hiểu rõ ý đồ của cô gái đó phải không ? Anh phải tin em chứ !
Ðông Khang lắc đầu nói :
- Anh đang tự hỏi tại sao em lại thay đổi như thế ! Em phải hiểu rằng thiện ý của anh là muốn hỏi em để hiểu rõ mọi việc, không ngờ anh thất vọng quá. Em nên nhớ rằng Hải Quì không hề nói gì về việc này cả... Anh tự tìm hiểu đó. Cô ta chắc hẳn không có ý đồ gì cả, còn em sao cứ ngờ vực người khác, phải chăng vì em cho rằng họ nghèo hơn mình nên em sẵn sàng xem thường người khác. Em đánh giá người khác xấu xa là tự hạ thấp mình rồi đó !...
Diệp Quỳnh gạt ngang :
- A... anh bênh con nhỏ đó à !... Anh về đi, tôi cóc cần sự quan tâm của anh đâu... Không ngờ anh đến chỉ là để chỉ trích tôi, anh là đồ...
Ðông Khang giận run nói :
- Thôi được... anh về.
Anh bỏ về thẳng, mặc cho Diệp Quỳnh giậm chân giận dữ, đêm nay với cô thật xui xẻo ?...

giavui
06-11-2014, 08:01 PM
Hải Quì mở tung cửa sổ nhìn ra ngoài trời đêm. Gió ngập phòng. Trên tấm thảm nhung đen làm nền trời, có rất nhiều vì sao nhấp nhánh, những tháng qua thật là vất vả và khổ tâm khi đến dạy cho Lãm Vân, nếu không vì Ðông Khang, Hải Quì đã xin nghĩ rồi. Lãm Vân có chút hiểu lầm về Hải Quì, còn Diệp Quỳnh, ôi ! Không biết dùng ngôn từ nào để nói bởi cô đã dùng những từ ngữ quá nặng nề để đánh giá Hải Quì - Hải Quì cứ nghĩ đến một lúc nào đó chắc Lãm Vân sẽ hiểu vì Lãm Vân là một cô bé đâu đến nỗi tệ.
Thành phố đã bắt đầu vào mùa Noel. Mỗi chiều đi dạy về, Hải Quì cứ nhìn ngút mắt hai bên đường, người ta bày bán những món quà Noel tuyệt đẹp. Nhất là những cây thông mới đẹp làm sao, nhỏ Quý Ðông rủ Hải Quì ngày mai chủ nhật được rảnh rỗi sẽ đi một vòng thành phố mùa Giáng sinh. Quý Ðông rủ mỗi đứa mua một bộ đồ để mặc đi chơi đêm Noel, Hải Quì lắc đầu nói :
- Cũng vậy thôi, mình có đạo đâu mà đi diễu ngoài phố.
- Bộ ai có đạo mới được đi chơi sao ? Nghĩ lạc hậu quá bạn ơi ! Thế chúng ta không biết họp mặt vui chơi rồi tiệc tùng sao, nhưng trước khi họp lại vui chơi, nhảy nhót phải kéo nhau đi diễu ngoài phố nè... Mi đi với bọn tao nhé ?
- Thế... "hắn" của mày để đâu ?
- Cho đi theo.
- Vậy ta theo chỉ làm kỳ đà cản mũi cho mày.
- Mình tổ chức chơi nhóm mà, ngại gì Hải Quì. À ! Nghe dì Hiền Lương nói anh em nhà... đó cùng để ý đến mày.
Hải Quì cười nói :
- Người ta có người yêu rồi.
- Nhưng họ không hợp nhau nên đã xù nhau...
... Họ có chia tay nhau hay không, Hải Quì cũng không rõ, có điều Hải Quì biết giữa họ đang có mâu thuẫn. Cô cũng không lợi dụng tình hình này để đến với anh chàng, vì họ giàu sang quá ! Ðông Khang tỏ thái độ rất quan tâm, và nhất là nói chuyện với anh, Hải Quì thấy dễ chịu hơn với Ðông Trần. Ðông Trần tỏ ra săn đón, chiều chuộng, ga lăng kiểu đàn ông nhưng cách tiếp xúc của anh thì đủ chứng tỏ anh con nhà giàu nên tỏ ra quyền uy và nhất là anh xem việc chọn bạn gái để đi chơi như là một thói quen sinh hoạt bình thường như hàng ngày chúng ta sống phải ăn, mặc. Ngay từ khi đến dạy cho Lãm Vân, Hải Quì đã nhận ra được điều đó.
Với Ðông Khang lại khác, chín chắn hơn, nghiêm túc hơn, trò chuyện với anh không hề cảm thấy sự cao thấp vì giàu nghèo, Ðông Khang trân trọng kiến thức và cách sống của mọi người. Ðiều này khiến cho Hải Quì tự tin khi tiếp xúc với anh.
Không biết giữa Diệp Quỳnh với Ðông Khang đã xảy ra chuyện gì nhưng điều thoải mái nhất đối với Hải Quì là Diệp Quỳnh không xuất hiện lúc Lãm Vân học nữa mà ngược lại, bao giờ đến giờ của Lãm Vân, Hải Quì cũng đều gặp Ðông Khang ở ngoài vườn, nơi Hải Quì để xe.
Mới chiều qua Hải Quì đã gặp anh đang ngồi ở đấy với nụ cười thật tươi khi thấy bóng cô xuất hiện.
Giọng Ðông Khang thật trầm ấm :
- Ðể anh đưa Hải Quì về nhé !
- Dạ thôi em đi về được mà.
Ngay từ đầu Hải Quì đã xưng hô với Ðông Khang thật tự nhiên, thân mật vì thấy anh lớn hơn mình, và cả Ðông Khang cũng xưng hô rất thân thiện với Hải Quì như thế.
- Vậy hôm khác nhé ! Hải Quì này, bây giờ anh hỏi về việc học của Lãm Vân có được không ?
Hải Quì cười và trả lời, cô biết Ðông Khang đang chọc quê mình.
- Hy vọng Lãm Vân học tập ở cô giáo nhiều điều tốt.
- Ý anh đừng nói như thế, quê Hải Quì lắm đó.
Chính vì thấy Ðông Khang quá tế nhị nên Hải Quì cũng không dám cư xử khiếm nhã. Có lần Diệp Quỳnh đến và sỉ vả Hải Quì thậm tệ, Hải Quì chẳng hề nói với Ðông Khang. Lần ấy cả Lãm Vân vẫn còn giận cô. Có tiếng chân người lên gác. Chẳng ai khác ngoài dì Hiền Lương. Dì vào phòng Hải Quì nói :
- Chưa ngủ sao Hải Quì.
- Dì cũng vậy mà !
- Có bao giờ dì ngủ trước mười một giờ đâu, còn cháu thì có khi đột ngột tám giờ đêm cũng khò khò như thường.
Hải Quì cười nói :
- Ðó là lúc đầu óc cháu mệt mỏi, căng thẳng chứ bộ, có bao giờ cháu ngủ đến sáng luôn đâu nào ?
- Thôi đi, cô cứ ngủ gà, ngủ gật như vậy mệt lắm !
- Thì giờ là vàng bạc, ngủ mãi cháu thấy tiếc lắm.
Dì Hiền Lương cốc lên đầu Hải Quì và nói :
- Nhưng mỗi người trong chúng ta tuỳ theo độ tuổi phải ngủ một ngày, một đêm bao nhiêu lâu cháu có biết không ?
Hải Quì cười :
- Cái đó... phải tìm báo Sức khỏe và gia đình mới biết...
- Ôi ! Con nhỏ này... mơ mộng gì đó ?
- Dì... tin rằng cháu biết mơ mộng sao ?
- Trời đất ! Chẳng lẽ con gỗ đá sao ?
- Con là tảng băng trôi mà !
Nụ cười dì Hiền Lương thật đẹp - Hải Quì chợt hỏi :
- Dì ơi , nếu như bây giờ có ai muốn cưới dì, dì nghĩ sao ?
- Nói khùng gì đây nhỏ.
- Cháu nói thật mà ! Tuy dì đã ngoài bốn mươi nhưng dì có sức cuốn hút đó...
- Thôi đi cô, để cho tôi sống với mẹ con cô một thời gian, bao giờ các cháu đủ lông, đủ cánh, lúc ấy dì sẽ trở về quê hương có dòng sông thơ mộng để sống phần đời còn lại của một kiếp người.
- Nói gì nghe bi đát quá vậy dì... Cháu sẽ không cho dì trở về quê đâu ! Dì vẫn ở lại đây hoài với tụi cháu.
- Ê ! Bộ định không đi lấy chồng sao ?
Hải Quì lắc đầu :
- Sống như dì sướng hơn.
- Thôi đi cô, đừng có nói trước...Nè ! Lúc này không than phiền gì đến cô gái tên Diệp Quỳnh sao ?
- Tốt rồi dì ạ ! Nhưng không phải cô ta tốt với Hải Quì đâu.
- Có phải một phép mầu đã làm cho mọi người tốt đẹp hơn phải không ?
Hải Quì chỉ cười rồi bỏ vào phòng.
Bên tai của Hải Quì, giọng hò của dì Hiền Lương vang vang. Dì hò giọng Huế cũng trữ tình không kém gì các cô gái Huế. Dạy văn, phải như dì mới cuốn hút học trò, nào hát hò, ngâm thơ..., chứ dạy văn mà khô khan không xúc cảm kiểu như Hải Quì chắc không hấp dẫn được học sinh đâu. Có lẽ vì vậy mà Lãm Vân chẳng tha thiết học... Mặc kệ, dầu sao Hải Quì cũng đâu phải là sinh viên sư phạm. Ra trường, cô sẽ kiếm việc ở một công ty nào đó để làm. Hy vọng sẽ giúp đỡ được phần nào cho gia đình...
...Buổi sáng đến giảng đường học mà đầu óc của Hải Quì cứ mơ màng đâu đâu. Hải Quì cứ nghĩ mãi về đêm chủ nhật vừa qua, không hiểu sao nàng lại nhận lời đi uống nước với Ðông Khang. Thật ra nàng không hề biết đến chuyện riêng của Ðông Khang và Diệp Quỳnh. Chỉ vì thấy anh là người tốt nên Hải Quì trân trọng thế thôi.
Nhỏ Quý Ðông cứ thúc cùi chỏ vào người Hải Quì :
- Sao bâng khuâng rồi phải không ?
- Khùng quá !
- Sao khùng chứ !
- Người ta đã có người yêu... Họ xứng đôi.
- Chuyện đó đâu quan trọng, biết đâu anh chàng thấy mày dễ thương hơn nên dự tính chọn lựa.
- Ta ghét loại người "bắt cá hai tay".
- Một tay sao bắt được cá ! Nè ! Tao nói cho mà biết hôm đi sinh nhật của Nhật Mai thấy bộ mặt của con người ấy là tao ghét cay ghét đắng rồi, bảo đảm cô ta đã phản bội chàng rồi. Mày không thấy hai người quấn quít với nhau suốt buổi tối đó sao ?
- Mi nói ai ?
- Thì anh trai của Nhật Mai với Diệp Quỳnh. Nó thấy ông anh của Nhật Mai ở nước ngoài nên mê hơn. Tao nghĩ anh chàng kia đã biết người yêu bội phản nên...
- Thôi đừng có nhảm nhí nữa mày ạ !
Suốt buổi hai cô cứ rù rì mãi đến giờ tan học. Quý Ðông hỏi :
- Chiều nay có giờ dạy phải không ?
- Có, nhưng nơi khác cơ.
- Có gặp rắc rối gì không ?
- Không.
- Ta biết nhỏ đang nôn nao để được... gặp chàng.
- Ôi ! Ðừng có nói bậy Quý Ðông ơi !
...Trưa nay Hải Quì về trước dì Hiền Lương nên cô vội vã thay đồ rồi đi vo gạo nấu cơm. Mẹ lại đi làm cả ngày mới về, tội nghiệp mẹ buổi trưa ăn cơm tại nhà máy, chiều mới về ăn cơm với gia đình.
Hải Quì loay hoay gọt bí xanh. Món bí dì Hiền Lương rất thích, dì bảo ăn bí tốt cho sức khỏe nên thỉnh thoảng dì mua để sẵn, đi dạy về dì có nấu canh ngay với tôm khô. Nếu không có món mặn thì chiên thêm vài trứng vịt là có ngay một bữa cơm.
Dì Hiền Lương để bọc lên bàn rồi nói :
- Dì có ghé mua một bịch cá hồi ngon lắm, để dì xuống sốt chua cay cho cháu ăn một bữa khóc luôn.
Nhìn các thứ gia vị được xào với cà chua, Hải Quì lo lắng vì sợ chẳng ai ăn nổi. Trong khi ướp cá đã có tiêu, rồi xào với cà chua có ớt, gừng. Trời ạ ! Chưa nếm thử Hải Quì đã có cảm giác cay xé, cô nhăn mặt nói :
- Món này lát nữa chắc dì độc quyền quá !
Dì cười thật bao dung :
- Dì cũng mong vậy, chỉ sợ không được.
Hải Quì còn cãi :
- Hải Ðăng chắc la làng quá ! Thằng nhóc, con trai gì mà sợ cay còn hơn sợ...
- Ê ! Em không có sợ thằn lằn đâu nhé !
Hải Ðăng đi học về cũng ra nhà ăn phụ dọn chén bát với chị và dì.
Ba dì cháu vừa ăn vừa trò chuyện thật vui. Món sốt chua cay của dì Hiền Lương thật hấp dẫn. Hải Quì và Hải Ðăng vừa hít hà, vừa khen đáo để, loáng một chốc đã hết nhẵn. Dì Hiền Lương nhìn hai chị em nói :
- Cũng may dì bỏ ớt, gừng, tiêu hơi nhiều chớ bỏ ít một chút chắc ế quá.
Hải Quì cười tươi.
- Dì có ma thuật gì trong cách nấu ăn phải không ? Sao món gì dì làm ăn cũng hết nhẵn, ấy chết quên đế phần cho mẹ nếm thử rồi.
- Con cái đời nay có hiếu ghê, ăn hết rồi mới nhớ đến mẹ.
- Con quên chứ bộ.
- Quên kiểu của cô chắc cha mẹ thành con tép xẹp quá. Cũng may là dì mua hai bọc cá, để chiều một bọc, nhất định món này mẹ hai cháu cũng thích vô cùng.
Hải Ðăng bây giờ mới lên tiếng :
- Món này tuyệt làm sao !
Hải Quì trêu Hải Ðăng :
- Nãy giờ em tối tăm mặt mũi vì dĩa cá sốt chua cay phải không ?
- Ơ hay, thì ngon em khen hay chớ có sợ gì mà không nói.
- Hỡi con người có tâm hồn ăn uống, cố gắng để có nhiều sức khỏe cho mùa thi sắp tới nhé !
Hải Quì dọn chén và đi rửa, xong xuôi cô mới lên gác. Trưa nay lớp cô có buổi thảo luận, Hải Quì lấy tập tư liệu ra đọc được chút là ngủ quên ngay. Ðến khi giật mình dậy, vội vàng thay đồ đến trường. Thời gian đối với Hải Quì đi qua thật nhanh và quá hiếm hoi, chiều nay lại có giờ dạy cho Lãm Vân. Bỗng dưng Hải Quì nghe nao nao trong lòng nhưng cũng ngài ngại không hiểu vì cớ gì ?...

giavui
06-11-2014, 08:01 PM
Nghe giọng của Diệp Quỳnh trong điện thoại, Ðông Khang vô cùng ngạc nhiên, tại sao Diệp Quỳnh lại gay gắt với anh như thế.
- Anh Khang, em muốn biết anh với con nhỏ đó... Tại sao anh lại làm như thế !
- Diệp Quỳnh...em bình tĩnh đã...Chuyện gì đã xảy ra ?
Giọng Diệp Quỳnh cáu gắt :
- Anh còn giả vờ nữa à. Hai người đã thân mật với nhau rồi à ! Em không muốn anh quen với con nhỏ đó, chiều nay em sẽ đến nhà anh, em sẽ gặp cô gái đó để...
- Ðể gây sự với người ta phải không ? Em đã lớn rồi, cư xử gì trẻ con quá vậy Quỳnh.
- Anh bênh vực cho nó à ! Có phải nó với anh đã...
- Em đừng ăn nói lung tung như vậy, Hải Quì cũng là người có học, anh tiếp xúc với cô ấy cũng là chuyện bình thường.
- Bình thường ư ? Bình thường mà anh và nó hẹn nhau đi chơi... Nó là con nhỏ mê giàu mà, anh hỏi Ðông Trần mà xem, có phải dạo trước nó định "câu" Ðông Trần nhưng rất may Ðông Trần sáng suốt hơn anh nên chọn bạn phù hợp với bản thân và gia đình, còn anh em thất vọng quá !
- Cô im đi, cô không được quyền sỉ nhục người khác, tại sao cô lại cư xử trẻ con như thế !
- Anh cứ bênh vực cho con nhỏ đó.
- Diệp Quỳnh, cô ăn nói khó nghe quá !
- Tôi sẽ đến gặp ngay cô gái đó...
- Em không nên đến để gây sự.
- Tôi gây sự hay tại cô ta chứ !...
Ðông Khang trầm ngâm, anh buông máy, biết không thể nào khuyên ngăn Diệp Quỳnh được nên Ðông Khang đành ở nhà, anh không dám bỏ đi làm, không biết Diệp Quỳnh sẽ giở trò gì đây. Từ khi trở về đến nay, khoảng cách giữa anh ngày càng xa dần, xa dần. Diệp Quỳnh đã thay đổi rất nhiều, có lẽ Quỳnh cũng thấy ở anh thái độ không đồng điệu trong hai tâm hồn. Vì sao Diệp Quỳnh trở nên cau có, chanh chua với tất cả mọi người, vì sao Diệp Quỳnh lại tỏ vẻ khó chịu với Hải Quì trong khi lần đầu gặp Hải Quì, Ðông Khang đã đặc biệt chú ý.
Ấn tượng ở Hải Quì đối với Ðông Khang là vẻ nghiêm túc, lạnh lùng có vẻ không màng đến mọi việc, ấy thế mà tâm hồn cô gái lại rất tính cách. Hải Quì là cô gái có trình độ nhưng khi nói chuyện rất khiêm tốn. Ðến nhà cô bé mới thấy nếp sống giản dị và ấm cúng của gia đình. Dì Hiền Lương của Hải Quì là một phụ nữ đẹp, có tâm hồn, Hải Quì có vẻ tự hào về dì của mình.
...Thế là cả buổi chiều Ðông Khang ở nhà chỉ vì sợ Diệp Quỳnh đến gây sự với Hải Quì nhưng cô lại không đến. Hay Diệp Quỳnh đợi khi Hải Quì ra về... Biết đâu đó lại là một chiến thuật, ai biết những cô gái họ thường nghĩ gì và hành động ra sao ?... Có trời mới biết được thái độ "bất chợt" đó của các cô...
Ðông Khang ở phònh khách suốt buổi chiều, Hải Quì chào anh rồi lên phòng của Lãm Vân. Gần đây đôi lúc Lãm Vân vui vẻ với Hải Quì hơn dạo Diệp Quỳnh thường đến.
Chiều nay Lãm Vân thật vui, vừa thấy Hải Quì, cô bé vội khoe ngay.
- Chị ơi ! Bài văn vừa rồi, em làm được dàn ý và viết thành bài văn khá tốt đó. Ðiểm 7 môn văn lần đầu tiên trong đời của em. Hy vọng em sẽ tiến bộ hoài hoài như thế này.
Hải Quì vui vẻ nói :
- Nhất định rồi bài làm của em còn khá hơn nữa. Chị tin em sẽ đạt được mà.
- Vậy thì bữa nay phải ăn mừng nghe chị. Em ăn mừng nhẹ thôi. Em không dám bầy biện sợ anh Khang phát hiện sẽ rầy. Nào mời chị dùng bánh nước. Chúng mình vẫn tiếp tục học bình thường nghe chị.
Một lon nước ướp lạnh và một đĩa trái cây thật ngon.
Buổi học hôm nay thật vui vậy mà thời gian lại vụt qua nhanh quá, Hải Quì cũng như Lãm Vân đều tiếc rẻ.
Lãm Vân đưa Hải Quì ra tận cổng nhưng gặp phải Ðông Khang, Lãm Vân hỏi :
- Bữa nay anh không đi làm sao ?
Ðông Khang lắc đầu :
- Anh có tí việc phải ở nhà hoàn thành cho xong.
Ðưa mắt nhìn Lãm Vân rồi nhìn Hải Quì, Ðông Khang hỏi :
- Em học hành thế nào rồi Vân ?
Lãm Vân nheo nheo mắt với Hải Quì rồi nói :
- Làm sao em đánh giá được chính mình, anh hỏi chị Hải Quì đi.
Thấy Ðông Khang quá quan tâm đến việc học của em gái và nhất là trước sự tiến bộ của Lãm Vân, Hải Quì vui vẻ nói :
- Lãm Vân đã khá hơn rồi anh Khang ạ !
- Khá là thế nào ?
Lãm Vân cong cớn nói :
- Bài văn em làm trên lớp được điểm 7. Từ trước đến giờ em chẳng đạt được thành tích như vậy đâu.
Ðông Khang cười :
- Vậy thì tốt rồi...Em cố gắng thêm sẽ đạt kết quả cao hơn. Hôm nào anh em mình ăn mừng, anh khao bé và cô giáo chịu không ?
Lãm Vân vỗ tay.
- Em chịu liền...Vậy hôm nào hở anh ?
- Em phải đạt thêm thành tích nữa mới được đấy nhé !
- Vâng !
Lãm Vân vui vẻ nói. Nhìn vẻ hồn nhiên của Lãm Vân, Hải Quì thích thú vô cùng, so với mấy tuần qua thật là khác. Lãm Vân còn nhỏ nên dễ bị tác động với những gì người lớn mang lại.
Lãm Vân hí hửng chào Hải Quì rồi trở vào nhà, còn lại Hải Quì, Ðông Khang lên tiếng :
- Anh rất vui khi thấy Lãm Vân đã chịu học, cám ơn Hải Quì nhiều nhé.
- Em chẳng làm gì đâu, do sự nổ lực của Lãm Vân là chủ yếu.
- Em là cô bé khiêm nhường nè !
- Xin phép anh, Hải Quì phải về.
- Lúc nào cô bé cũng vội vã cả...Ðược rồi, bữa nào chúng ta sẽ đi ăn cơm tối nhé !
Ra khỏi cổng mà Hải Quì vẫn còn bàng hoàng, trò chuyện cùng Ðông Khang thật thích thú làm sao, vừa thấy mình nhỏ bé vừa thấy mình người lớn. Anh không nghiêm khắc như Hải Quì tưởng.
Hải Quì đạp xe ra khỏi nhà Lãm Vân được một đoạn, cô bị một chiếc xe Dream chặn lại. Thì ra là Diệp Quỳnh, cô lên giọng xấc xược.
- Xin lỗi cô vừa từ nhà Lãm Vân về phải không ?
Hải Quì cười nói :
- Chuyện đó có liên quan gì đến chị, tôi dạy cho Lãm Vân thì ở nhà Lãm Vân về là phải rồi.
- Tôi chỉ muốn cảnh cáo bạn. Anh Khang không dễ gì mà chinh phục được đâu. Tự xem lại bản thân mình trước đi. Tức cười thật, hay cô dự định... A ! Người ta dùng sắc đẹp để quyến rũ đàn ông, còn cô định dùng gì nhỉ ? Tài năng ư ? Cô cũng giống như bao cô sinh viên khác cần kiếm tiền nên dạy kèm. Còn cô, có phải cô định kiếm tiền bằng cách khác... Nhưng tôi nói cho ma1 biết anh Ðông Khang thì không như thế đâu, còn Ðông Trần, anh chàng đó thì khỏi nói rồi, có lúc cô định theo để thỏa mãn cho anh ta thôi. Không thấy Ðông Trần có khối cô gái xinh đẹp, hấp dẫn bên cạnh hay sao ? Còn Ðông Khang thì ngược lại đó...Cô tưởng họ muốn cô tiếp tục dạy cho Lãm Vân à ! Họ không biết phải nói thế nào với cô, tử tế, ân cần với cô một chút thôi chớ chẳng ai thiết tha gì đến cô đâu... Cô hãy liệu mà tính đó, tôi không dễ dàng để mất Ðông Khang đâu dù...
Diệp Quỳnh cười mỉa, rồi nói :
- Tôi cũng cóc cần anh ấy ! Khối người hơn anh ta nhiều, lúc nào cũng quì trước tôi đấy ! Nhưng anh ấy chẳng hề đếm xỉa đến cô đâu mà mơ tưởng.
Hải Quì giận lắm, cô nói :
- Vấn đề quan trọng là cô...đã phản bội anh Khang, yêu ai là quyền của anh ấy, cô không có quyền xen vào.
- Chuyện của chúng tôi, tự chúng tôi biết.
Hải Quì cũng biết cách đối đầu với Diệp Quỳnh.
- Vậy thì cô cũng không có quyền xen vào chuyện của tôi, xin để tôi đi.
Diệp Quỳnh không kịp kéo xe của Hải Quì, cô giận lắm, không ngờ bữa nay nó còn lên mặt với mình nữa, có lẽ nào nó và anh Ðông Khang...Mặc kệ họ đi... Diệp Quỳnh giận lắm, định đến nhà Ðông Khang nhưng không thể hãy đợi đến tối mai vì đến giờ này anh sẽ nhận ra thái độ đánh lừa của cô, anh sẽ giận cô... nhất định đánh giá về cô sẽ lệch lạc... Vì danh dự của mình, Diệp Quỳnh phải nghĩ cách để anh không phải hiểu lầm...
... Tối hôm ấy Ðông Khang đến nhà Hải Quì, thật bất ngờ cho cô bé.
Giọng anh hết sức tự nhiên và gần gũi, Hải Quì lên tiếng :
- Cám ơn anh đã quan tâm đến Hải Quì.
- Vậy thì... anh mời "cô giáo" đi chơi nhé !
- Có nên không anh ?
Hải Quì vô tình thốt ra câu ấy.
Ðông Khang nhìn cô bằng đôi mắt ngạc nhiên, anh hỏi dồn :
- Có phải vì anh... không có tư cách mời cô giáo hay không ?
- Ấy !... Em không hề có ý đó ! Anh đừng hiểu lầm.
- Em không đánh giá anh chứ ?
- Ðánh giá gì cơ ?
- Có thật là cô bé không biết hay không ?
Ðôi mắt Hải Quì tròn xoe :
- Biết gì hở anh ?
- "Cô giáo" không cho rành anh là loại đàn ông gì gì sao ?
- Lấy gì để đánh giá anh chứ ! Với Hải Quì anh có làm điều gì không hay đâu nào ?
- Vậy thì cám ơn cô bé. Hải Quì nghĩ như thế là anh yên tâm rồi, có những cái nó đến rồi đi thật bất ngờ mà chính mình cũng không hiểu vì sao nữa. Anh đang tự hỏi những gì tốt đẹp trong tình yêu thường được giữ ở trong tâm người phụ nữ như vậy. Ngược lại, đó là dấu hiệu của sự thay đổi....
- Xin anh đừng nói chuyện đó với Hải Quì, Hải Quì không biết gì để trả lời đâu.
- Anh thích sự thẳng thắn như thế lắm. Vậy chúng ta đi chơi cô bé nhé !
Hải Quì về phòng thay bộ đồ. Không hiểu sao càng lúc Hải Quì càng bị cuốn hút bởi cách nói chuyện khéo léo nhưng tự nhiên của Ðông Khang. Có lẽ vì điểm này mà Diệp Quỳnh đã thay đổi tình cảm đối với Ðông Khang chăng ?
... Một chút nắng còn vương đọng trên cành lá, một chút tin yêu trong cuộc sống, chút hương yêu biết rung động từ trái tim vốn phẳng lặng, phải chăng đó là dấu hiệu của một thứ tình cảm kỳ diệu trong tâm hồn mỗi người khi "bỗng một lúc ta nghe mình chợt lớn , bước vào đời với lứa tuổi đôi mươi ".
Mênh mang trong nỗi nhớ vu vơ, chút bâng khuâng nhẹ trong lòng không biết tự lúc nào đã khiến cho Hải Quì luôn nao trong lòng khi mỗi chiều có giờ dạy Lãm Vân. Thành phố vào đầu mùa, mỗi chiều tan trường nhìn dòng người trên phố, ngắm nhìn những cây thông, Hải Quì cứ xôn xao trong tâm hồn cứ mong cho đến đêm giáng sinh. Không nôn nao sao được vì đây là lần đầu tiên cô sẽ được đi bên cạnh anh đến nhà thờ, cô sẽ đếm bước cùng anh trên những con đường dầy chặt bong người. Ôi ! Thật tuyệt vời, chỉ nghĩ đến đã thấy biết bao điều kỳ diệu chung quanh rồi, bởi thế nên Quý Ðông và dì Hiền Lương cứ trêu cô mãi...
Dường như giữa Ðông Khang và Diệp Quỳnh chẳng hề hợp nhau nên ngay từ khi anh từ nước ngoài về, họ ít có dịp bên nhau, Hải Quì không muốn nghĩ đến điều này và ngay cả trong việc được anh quan tâm, cô cũng không màng... Thế nhưng điều kỳ diệu đã đến với nàng.
Hãy bình yên với những gì đang đến với chính mình, không nên chối bỏ. Quý Ðông đã nói như một kẻ dầy dạn kinh nghiệm :
- Ta biết mi e ngại vì anh chàng đã có một mối tình, nhưng biết đâu anh đã kịp nhận ra giữa họ không hợp nên ảnh đã tìm đến mi. Còn mi thì sao ? Tình cảm của chính mình lẽ nào mi không cảm nhận được sao Hải Quì. Không nên chối bỏ cả chính mình đấy nhé !
Biết bao nhiêu khó khăn đang vây quanh Hải Quì khi cô và Ðông Khang tiến xa hơn bình thường. Cuộc sống, gia đình và nhất là Diệp Quỳnh, liệu cô ta sẽ phản ứng ra sao ! Mặc dù chưa có gì nhưng đã bao lần Hải Quì bị đón đường và Diệp Quỳnh đã nặng lời với Hải Quì. Thật là mất lịch sự nhưng Hải Quì không hề nói với Ðông Khang. Cả Lãm Vân, mặc dù dạo gần đây Lãm Vân có phần chịu học hơn nhưng đâu có nghĩa là cô bé đồng tình với nàng và Ðông Khang. Dẫu sao giữa hai bên gia đình đã có sự thân mật từ bao lâu nay rồi.
Hải Quì mở tung cánh cửa sổ nhỏ của căn phòng nhìn xuống đường, đêm vẫn dầy đặc, một nỗi khắc khoải chao nghiêng trong lòng, Hải Quì chợt nhớ đến vần thơ của Puskine :
"Khi ánh trăng cô đơn
Rải trên đường sương lạnh
Trầm ngâm cô gái ngồi
Ðời chờ bên cửa sổ
Lòng chợt thấy bồi hồi
Nhìn xuống con đường nhỏ
Thăm thẳm dưới chân đồi.
Một tiếng thì thầm vội vã
"Em ơi !... Anh đến cùng em"
Cô gái rung tay mở cửa
Trăng vội khuất vào bóng đêm
Hỡi chàng con trai may mắn
Hạnh phúc đang chờ người
Biết đến bao giờ trong đêm tối
Một khung cửa sổ mở chờ tôi ?"

giavui
06-11-2014, 08:02 PM
Sinh nhật của Diệp Quỳnh tổ chức thật linh đình. Diệp Quỳnh tin chắc rằng dịp này cô và Ðông Khang sẽ làm hòa với nhau, mặc dù hiện thời Quỳnh cũng không biết cô đang muốn ai. Cả tháng nay quấn quít bên Nhật Ðăng, Diệp Quỳnh cảm thấy mình cũng xao động bởi lẽ từng sống ở bên Tây nên Nhật Ðăng thật ga lăng lịch sự, bên cạnh anh Diệp Quỳnh thấy giá trị của mình được nâng cao, bởi lúc nào Nhật Ðăng cũng chiều chuộng nàng. Mới gặp lần đầu mà "tiếng sét ái tình" thôi thúc anh cứ tìm đến với nàng và suốt tháng ngày qua nàng ngụp lặn trong tình yêu của Nhật Ðăng. Cuối cùng anh quyết định trở về Paris sớm để vào dịp Tết sẽ về Sài Gòn ăn Tết. Mấy ngày nay không có bóng dáng Nhật Ðăng, Diệp Quỳnh lại chợt nghĩ đến Ðông Khang, cô cứ so sánh mãi giữa hai người. Tình cảm mà cô dành cho Ðông Khang bao lâu nay rất nhiều, vậy mà bỗng chốc tan biến bởi lẽ muôn thuở anh cũng là một gã đàn ông chỉ biết phấn đấu cho công việc, anh quên cả cách sống cho chính mình. Mặc dù nghĩ thế nhưng Diệp Quỳnh vẫn không muốn chính Ðông Khang chia tay với cô. Cô vẫn quyết giữ Ðông Khang cho mình, nếu có chia taythì chính cô phải là người bỏ rơi anh ta. Diệp Quỳnh nghĩ như thế nên nhất định phải mời Ðông Khang dự trong đêm sinh nhật nầy. Tại sao anh lại đến với con nhỏ kia chứ! Diệp Quỳnh vốn ghét Hải Quì ngay từ lần đầu gặp tại nhà của Lãm Vân. Ðể rồi xem nó có dám đến với anh Khang hay không? Từ sau lần sỉ vả Hải Quì, Diệp Quỳnh không thấy phản ứng của Ðông Khang có nghĩa là cô ta không nói với Ðông Khang. Nếu có nói cũng chẳng sao? Diệp Quỳnh sẽ có cách đối phó khác.
Diệp Quỳnh nghe tiếng gọi của chị người làm nên vội nói lớn.
- Em xuống ngay đây !
Trang điểm xong rồi nhưng lựa mãi chẳng biết mặc bộ đồ nào nên Diệp Quỳnh cứ tần ngần mãi, có tiếng gõ cửa phòng, Diệp Quyên xuất hiện.
Quỳnh cầu cứu chị.
- Quyên ơi! Chọn giúp em bộ đồ đi, em chẳng biết phải mặc đồ nào?
Diệp Quyên cười.
- Vậy chứ bộ nào nhỏ may để mặc đêm sinh nhật.
- Nhưng em đã lỡ mặc trước khi sinh nhật rồi, em mặc hôm tiễn Nhật Ðăng ra phi trường.
- Thì mặc lại có sao đâu?
- Phải chi đây là một chiếc hoàn toàn mới nhỉ?
- Thôi nhanh lên bạn bè, khách khứa đến đông đủ cả rồi đó!
- Em xuống ngay, chị tiếp hộ em nhé!
Diệp Quyên ra khỏi phòng còn quay lại nói:
- Có gói quà sinh nhật được chuyển tới, em nhanh lên xuống nhận xem của ai.
- Vâng! Em xuống ngay.
Diệp Quỳnh mặc xong chiếc áo dài Thượng Hải may kiểu cách tân rất đẹp, những đường cong trên thân thể như được hiện rõ hơn bởi nền áo màu da người có đính vô số những hạt sao lấp lánh.
Diệp Quỳnh đầy tự tin bước xuống phòng khách, mọi người vây quanh, mấy cô bạn rối rít nói:
- Dữ không! Nhân vật chính mà mãi đến giờ mới chịu xuất hiện.
Diệp Quỳnh cười thật tươi rồi nói:
- Mời tất cả các bạn tự nhiên, chúng ta sẽ ra ngoài vườn ăn tiệc và vui chơi.
Mọi người kéo nhau ra ngoài, những chiếc bàn được đặt dưới những gốc cây treo lủng lẳng những chiếc đèn lồng rất đẹp. Phía trên một chiếc bánh thật to được đặt trên chiếc bàn cao, quà cáp của bạn bè xếp chung quanh như một cái tháp...
Tiếng vỗ tay, tiếng nói cười ồn ào. Những ngọn nến được thắp sáng, cùng lúc ánh đèn chung quanh phụt tắt, Diệp Quỳnh biết mọi người đang chờ đợi lời tuyên bố lý do của cô. Bạn bè đông đủ nhưng Diệp Quỳnh cứ dõi mắt tìm kiếm một bóng hình quen thuộc. Sao mãi vẫn không thấy Ðông Khang. Cả con bé Lãm Vân nữa, Diệp Quỳnh giả vờ vui với mọi người vì món quà được mang đến, một chiếc đàn pi-a-nô của Nhật Ðăng. Mọi người nhìn chiếc đàn rồi nhìn Diệp Quỳnh đầu vẻ ngưỡng mộ và thán phục, vậy mà ai biết được trong lòng cô đang đau khổ vô cùng.
Ðôi điều mở lời cho buổi sinh nhật xong, tiếng vỗ tay reo vui, những tiếng huýt sáo đầy hào hứng, tiếng máy ảnh bấm lia lịa.
Nhật Mai đến gần Diệp Quỳnh nói:
- Chúc mừng sinh nhật bạn. À! Món quà được gửi đến có làm bạn vui không?
Diệp Quỳnh ôm Nhật Mai rồi gật đầu, vui sướng nói:
- Cảm ơn Mai, món quà thật bất ngờ khiến cho mình xúc động không biết phải...
- Vậy thì nhỏ hãy hát một bài và tự đệm đàn đi...
- Mình không thể... À! Ðể mình giới thiệu với mọi người Nhật Mai sẽ đàn và hát tặng mình để mừng sinh nhật nghe.
Nhật Mai không thể từ chối được nên đành phải lên vừd đệm đàn, vừa ca.
Tiếng ca của Nhật Mai vừa dứt, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang vang, thế là cứ tuần tự các bạn lại thay phiên nhau ca.
Ðược một vài bản, Diệp Quỳnh vội vã mời bạn bè nhập tiệc vì sợ phần ca hát tự do kéo dài không sao dứt ra được.
Mặc dù chung quanh bạn bè nói cười, ăn uống vui vẻ nhưng Diệp Quỳnh như thiêu đốt trong lòng. Ðông Khang thật đáng trách. Anh bận gì mà lại không đến dự sinh nhật của nàng chứ! Chẳng lẽ anh đã muốn dứt tình với cô rồi sao? Cục tức như chặn ngang trước ngực khiến cho Diệp Quỳnh cứng cả miệng, không sao thốt được nên lời dù muốn nói đôi điều với bạn bè.
... Xong phần ăn uống đến phần khiêu vũ... từng cặp vui vẻ ra nhảy, Diệp Quỳnh cũng nhảy cùng bạn bè một lúc, rồi sau đó cô ngồi thừ người trên chiếc băng đá mà ngậm vị đắng trong lòng.
Không còn sức chịu đựng nữa, Diệp Quỳnh định đi gọi điện thoại cho Ðông Khang nhưng cô vẫn tự ái không muốn hạ mình, Diệp Quỳnh thơ thẩn ra ngoài cổng. Cô đứng một lúc chợt có tiếng xe dừng và tiếng chuông reo.
Không để cho chị bếp ra mở cổng Diệp Quỳnh vừa mở cổng, vừa vui mừng vì người xuất hiện trước mặt cô là Ðông Khang, Diệp Quỳnh vẫn không kiềm chế được "cục" tức, cô sẵn giọng.
- Em ngỡ anh không đến được chứ!
Ðông Khang cười.
- Xin lỗi... anh bận nên đến trễ.
- Vậy đến làm gì? Tôi nghĩ tốt nhất anh đừng đến có lẻ hay hơn.
- Anh xin lỗi Quỳnh ạ!... Ai lại không đến dự sinh nhật em được chứ, dù bận anh cũng phải tranh thủ đó.
Diệp Quỳnh hài lòng vì thái độ giận dỗi của cô ít ra Ðông Khang vẫn biết mà luôn chiều chuộng, mở cổng cho anh vào nhưng cô vẫn tìm cách dỗi hờn mãi.
- Anh đã đến trễ... em phạt anh đêm nay phải ở lại đây suốt, bọn em sẽ tổ chức vui chơi suốt đêm. Ngày mai chủ nhật không phải đi làm. Anh đồng ý chứ!
Ðông Khang lắc đầu.
- Không được Quỳnh ạ! Anh đến mừng sinh nhật em... một lúc anh về ngay...
Ðông Khang nói xong không ngờ Diệp Quỳnh đổi ngay thái độ lạnh lùng.
- Ðã đến dự sinh nhật của tôi thì xem như đã chuẩn bị mọi thứ, đằng nầy anh bận thì tôi không ép. Ai lại ép buộc người khác làm những điều mà người ta không thích chứ!
- Em... thông cảm... À! Anh vào một chút được không.
- Anh không ở lại ư!
- Anh vào chào bạn bè rồi nhảy một bài với em nữa chứ! Ðược không Quỳnh.
- Tôi không muốn cái "một chút" đó bao giờ... Anh cứ về nếu như anh bận. Có phải vì con nhỏ kia không? Thú thật tôi không chịu nổi. Anh có biết hay không? Tại vì nó mà anh không đến dự sinh nhật của tôi chứ gì! Nó chỉ là một con bé bình thường. Tôi cứ nghĩ anh đi học ở nước ngoài về, anh sẽ tiến bộ hơn, đằng nầy anh vẫn mãi là một gã "cù lần, cù lần" anh nghe chưa.
... Diệp Quỳnh trút bao nhiêu bực tức bằng những lời vô cùng khiếm nhã, Ðông Khang không nhịn nổi. Anh nói:
- Diẹp Quỳnh không bằng lòng anh về đây xin chúc mừng...
Ðông Khang để gói quà trên chiếc băng đá rồi quày quả đi ra khi thấp thoáng một vài bạn của Diệp Quỳnh ra tới. Có lẽ họ đang đi tìm cô, Ðông Khang không muốn quay trở lại, thế là anh lại đi một mạch về nhà...
... Diệp Quỳnh đã khiến cho Ðông Khang cứ suy nghĩ mãi tính nết kiêu căng, và quá khứ vòi vĩng của cô chẳng chàng trai nào chịu nổi. Với Ðông Khang từ lâu rồi anh thấy Diệp Quỳnh không thích hợp nên anh cũng không tha thiết vì anh biết anh cũng không là đối tượng duy nhất của Diệp Quỳnh, Ðông Khang lại càng không muốn nghe bất cứ một lời nào của Quỳnh khi nói đến Hải Quì, tại sao có một cô gái thiếu tế nhị như thế khi đánh giá về một cô gái khác trước bạn trai của mình chứ! Chính Diệp Quỳnh đã tự đánh mất mình bởi thái độ cao ngạo, kiêu căng của cô tiểu thư con nhà giàu... Ðông Khang sẽ chẳng buồn nghĩ đến nữa.

giavui
06-11-2014, 08:02 PM
Suốt đêm qua Diệp Quỳnh cùng bạn bè vui chơi. Cô uống cả rượu, sáng nay mãi cũng không dậy nổi. Ðầu óc Diệp Quỳnh đau buốt nhưng trong lòng cô vẫn không nguôi cơn tức giận, nhất định phải gặp mặt họ để ba mặt một lời cho rõ ràng. Cô sẽ chửi thẳng vào mặt Hải Quì, một cô giáo giả nhân, giả nghĩa, cô ta chẳng xứng đáng với Ðông Khang, cho dù Diệp Quỳnh chẳng còn tha thiết với Ðông Khang nhưng cô muốn anh vẫn là của mình... Nàng thích bắt những gã đàn ông phải lụy vì nàng, chiều chuộng nàng hết mực. Con gái mà, ai chẳng ích kỷ chứ!
Có tiếng chân quen thuộc của Diệp Quyên, Diệp Quỳnh giả vờ nhắm mắt, Diệp Quyên đẩy cửa phòng rồi lại chỗ Quỳnh nằm, cô lẩm bẩm.
- Giờ vẫn còn ngủ sao Quỳnh. Dậy đi trưa lắm rồi.
Diệp Quỳnh dụi dụi mắt một lúc rồi nói nhừa nhựa.
- Có chuyện gì mà kêu em vậy... Người ta thèm ngủ quá! Ðể em ngủ một chút nữa đi chị.
- Vậy thì đừng có hối hận nghe cưng...
Diệp Quỳnh nghe thế vội lên tiếng:
- Cái gì mà em phải hối hận chứ!...
- Vậy mà có kẻ hối hận đó, thôi để lát nữa chị nghe điện thoại, chị sẽ nói với người ta là em vẫn khoẻ nhưng dậy không nổi. Vì suốt đêm thức trắng...
Diệp Quỳnh tung chăn ngồi dậy hỏi:
- Ai gọi điện cho em vậy chị?
Diệp Quyên cười úp mở.
- Thì... tự em biết ai gọi rồi mà hỏi làm gì? Sao có chịu dậy đánh răng rồi làm cái gì đó cho tỉnh táo đi kẻo nói chuyện người ta nghe có mùi rượu đó...
Thấy Diệp Quyên định bỏ đi, Diệp Quỳnh kêu lên:
- Ơ... chị... sao chị không cho em biết ai gọi điện.
- Ðã bảo... kẻ trong cuộc phải biết chứ!
- Em không đoán được mà!
Diệp Quyên cười nói nhỏ vào tai Quỳnh.
- Nhiều người quá... không biết ai gọi hả... Vậy thì ráng chịu cưng ạ! Khi Diệp Quyên rời khỏi phòng, Diệp Quỳnh vội vả làm vệ sinh cá nhân, nếu như nổi tức giận không còn trong lòng Quỳnh khi cô nghĩ đến Ðông Khang, có lẽ cô sẽ vui thật nhiều khi biết người phương xa hết mực quan tâm đến mình.
Diệp Quỳnh mở tung cửa sổ, nắng chiếu vào vàng cả nơi góc bàn mà nàng ngồi trang điểm. Ngước nhìn đồng hồ... chín giờ sáng. Trời ạ! Nếu Diệp Quyên không vào phòng lay gọi, có lẻ Diệp Quỳnh vẫn còn nằm nướng cho đến bữa cơm trưa. Diệp Quỳnh chạy xuống lầu và đến bên chiếc tủ lạnh xem có chút gì bỏ bụng được không, khoanh chả lụa và đĩa chả giò trông mới ngon làm sao! Nhón ngay cuốn chả giò cho vào miệng. Ôi! Ngon tuyệt.
Diệp Quyên từ phòng khách đi ra thấy Quỳnh, cô cười.
- Ðói bụng rồi hở. Thôi nhanh về phòng nghe điện đi cô nương.
Diệp Quỳnh mang đĩa thức ăn chạy vù lên phòng, nhấc chiếc máy lên cô đã nghe giọng Nhật Ðăng đầy âu yếm!
- Sao sinh nhật vui chứ bé!
- Cảm ơn anh đã quan tâm. Món quà của anh bất ngờ quá. Em cảm động đến phát khóc luôn, giá như có anh bên cạnh, em sẽ...
- Khóc thật nhiều phải không, có anh rồi, có muốn khóc thì cứ khóc đi cô bé!
- Hứ! Anh chọc quê em phải không?
- Cho anh biết... buổi tiệc vui lắm và bạn bè có đông không và nhất là... có chàng... nào không?
- Em mà có chàng nào chứ! Giá như có anh trong đêm sinh nhật em sẽ là người hạnh phúc nhất.
- Anh rất tiếc... nhưng anh không tin chẳng có một anh chàng nào mang một bó hoa đến tặng cho em.
- Ơ... hoa à!... Nhiều nhiều lắm, nhưng của tất cả mọi người đến dự sinh nhật.
- Còn anh bạn ngày xưa thì sao?
- Bạn ngày xưa nào? Sao tự dưng anh lại hỏi em.
- Có đúng không? Hãy trả lời anh đi.
Diệp Quỳnh vờ giận dỗi... cô im lặng không thèm trả lời.
Bên kia giọng Nhật Ðăng chùng xuống.
- Thôi chứ cô bé!... Nếu không có thì thôi, cho anh xin vậy. Nè... chẳng bao lâu nữa anh sẽ về quê ăn Tết... Tết nầy chúng ta tha hồ vuui chơi. Em hãy lên kế hoạch cho anh nhé!
Diệp Quỳnh vui sướng nói:
- Vậy thì Tết này mình đi Hà Nội, Huế và trở về Sài Gòn anh nhé!
- Xin vâng, cho anh dừng nghen. Gởi gió mang về cho em nghìn nụ hồng... đấy!
- Em muốn nói với anh...
- Anh đang bận đây... Ðể lúc khác anh gọi về cho em nhé. Chúc bé vui.
Diệp Quỳnh thẩn thờ bên chiếc điện thoại... Nhật Ðăng xa nghìn dặm mà vẫn gởi quà và gọi cho cô để chúc mừng sinh nhật, còn người ở bên nầy thật gần mà sao lại xa mờ... xa mờ thật sự chăng ?...

giavui
06-11-2014, 08:03 PM
Chiếc cần câu trong tay Lãm Vân đọng đậy, cô bé vui sướng kêu lên, chẳng thấy con cá nào ăn mồi mà miếng mồi thì đâu mất tiêu. Từ lúc đi câu đến giờ anh Ðông Khang đã câu được hai con và cả chị Hải Quì cũng được một chú.
Lãm Vân phụng phịu nói:
- Sao em câu mãi mà không có chú cá nào đến đớp mồi cả.
Ðông Khang nói:
- Không đớp sao miếng mồi đâu mất tiêu vậy bé.
Lãm Vân ngây ngô.
- Vậy con cá của em đâu?
- Nó lội mất rồi...
- Như vậy là em yếu bóng vía lắm phải không?
- Ai nói vậy?
- Em nghe người ta nói những người yếu bóng vía không câu được cá.
Ðông Khang phì cười.
Hải Quì cũng góp lời.
- Vậy yếu bóng vía là sao Lãm Vân.
Lãm Vân nhìn Ðông Khang rồi nhìn Hải Quì giọng ấp úng:
- Em chẳng biết nữa... yếu... bóng vía là cái gì vậy anh... chị.
Hải Quì nhìn Lãm Vân. Dạo gần đây Lãm Vân rất dễ thương, chịu học, thỉng thoảng Ðông Khang đưa Lãm Vân đi chơi đều có cả Hải Quì, anh hay đùa.
- Cho Lãm Vân thâm nhập thực tế để làm văn tốt hơn.
Lãm Vân cười nói:
- Em sẽ cố gắng tìm hiểu xem "bóng vía" là cái gì.
Hải Quì nói tiếp:
- Bóng vía theo tự điển có nghĩa là: Sự sống vô hình tồn tại trong con người, người ta hay nói người yếu bóng vía hay sợ ma, hoặc không câu được cá.
- Ối! Gì mà lại quá, em không hiểu, nói vậy bóng vía là cái gì đó rất trừu tượng phải không chị?
- Ừ!
Ðông Khang nhìn hai cô gái rồi nói:
- Nói cho dễ nhớ, bóng vía có thể hiểu là một phần bản chất tâm hồn của một cá nhân nào đó, có phải không? Người yếu bóng vía có phải là người có cá tính hơi yếu, không bản lĩnh hay sợ trước bất cứ một việc gì đúng không hai cô bé.
Lãm Vân cười.
- Em... thì được rồi, nhưng với chị Hải Quì... anh kêu cô bé... không biết người ta có chịu không?
Hải Quì phì cười trước lời nói của Lãm Vân, trò chuyện vu vơ một lúc mỗi người lại một góc với chiếc cần câu. Cuối cùng Lãm Vân cũng câu được một con cá.
Lần đầu tiên Lãm Vân được ăn món cá nướng, cô bé vô cùng thích thú mặc dù lúc đầu cũng ghê ghê, sờ sợ...
... Ðây là một điểm vui chơi lý thú vì được sống chan hòa với thiên nhiên nên ngày nghỉ người ta thường đến vui chơi thật đông.
Lãm Vân có vẻ thích thú với công việc câu cá, trèo cây, nằm vắt vẻo trên chiếc võng thật thích thú. Cô bé nghêu ngao ca những bài tình ca nhẹ nhàng...
Ðến xế chiều Ðông Khang bảo Vân chuẩn bị về để thứ hai đi học.
Sau một ngày đi chơi, Lãm Vân cảm thấy vui thật nhiều vì cô bé được sống với thiên nhiên trong lành, có bao giờ Ðông Trần cho cô bé đi chơi như thế nầy đâu? Anh Ðông Khang có vẻ quan tâm đến những người thân trong gia đình hơn, Lãm Vân cũng tội nghiệp anh Ðông Trần, bởi lẽ trước đây khi anh Ðông Khang chưa trở về, Ðông Trần rất thích Hải Quì, có điều chẳng hiểu sao Hải Quì lại không dành cho Ðông Trần chút tình cảm nào trong khi với Ðông Khang dù thời gian biết nhau rất ít, vậy mà họ có vẻ hiểu nhau và ngày càng gần nhau hơn trong cách sống, trong suy nghĩ. Lãm Vân hiểu vì sao anh Ðông Khang với chị Diệp Quỳnh ngày càng xa dần. Cái mà người ta gọi là "quan điểm", là "lập trường", là nhân cách gì đó, có lẽ đã được thể hiện rất rõ ở anh Ðông Khang và chị Diệp Quỳnh. Xem ra chị Diệp Quỳnh không muốn buông anh Ðông Khang mặc dù chị vẫn có khối người theo làm vệ sĩ.
Ðể xem rồi chuyện tình của họ sẽ đi đến đâu?
Lãm Vân nhìn lên bầu trời, một làn khói quyện mái nhà tranh... Bây giờ thì cô bé hiểu thật sự về những rung động trong văn học, tất cả xuất phát từ hiện thực, nếu như không có hiện thực làm sao thêu dệt được những tác phẩm tuyệt đẹp được. Lãm Vân thật sự hiểu được ý nghĩa của câu nói mà chị Hải Quì đã cho trong một đề luận: Có ý kiến cho rằng: "Mỗi giờ văn học, có thể làm cho các em rung động, các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn lên them một chút."
Vâng! Bây giờ thì Lãm Vân đã lớn lên thêm một chút để yêu đời, yêu cuộc sống và nhất là yêu thiên nhiên như lời thơ của Xuân Diệu: "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây - Hay rả rích như ve sầu tháng hạ".

giavui
06-11-2014, 08:03 PM
Diệp Quỳnh giận dữ, cô không nói được nên lời khi đối diện với Hải Quì.
- Không ngờ... cô đã lôi kéo được cả anh Khang và Lãm Vân... Có phải cô nhằm vào cái gia tài của họ không?
Hải Quì nhìn Diệp Quỳnh cười cười, cô nói:
- Tại sao tôi phải nhằm vào cái gia tài đó chứ! Nếu như đó là ý nghĩ của chị thì chỉ có chị mới nghĩ thế chớ tôi chẳng bao giờ...
- Cô là... đồ...
- Xin lỗi chúng ta là người có văn hóa không nên ăn nói thô lỗ như thế được...
- Nói thế nào là thô lỗ, cô xem cô có xứng với gia đình của Ðông Khang hay không?
- Xã hội ngày nay không phân biệt sang hèn như thế!...
- Sao lại không, cũng còn khối người đó... cô nên nhớ giữa chúng tôi, hai bên gia đình rất là thân, anh Khang nhất thời mà để ý tới cô chỉ vì thương hại mà thôi...
Cách nói năng kênh kiệu của Diệp Quỳnh rất khó nghe nên Hải Quì không muốn trò chuyện. Hải Quì nói:
- Tôi thấy chị không lịch sự khi chận đường tôi, đã bao lần như thế rồi chị biết không? Nếu cần chúng ta cũng nên hẹn gặp nhau được chứ!
- Tôi không rỗi rảnh để hẹn hò với kẻ không cùng quan điểm với mình. Nhưng tôi cảnh cáo cô... côn không được tiếp tục với Ðông Khang.
Hải Quì cười.
- Chị nên về mà nói với anh Ðông Khang, vả lại tôi cũng được biết chị đang có dự định đi Pari kia mà!...
- Tôi cấm cô...
- Chuyện đó tự nhiên như vậy, ai dám đặt điều. Chị tưởng mình là ai chứ!...
- Ðồ khốn...
Diệp Quỳnh giơ tay định đánh Hải Quì đã bị một bàn tay nắm lại. Diệp Quỳnh nhìn Ðông Khang trân trân, Ðông Khang nói:
- Chúng ta nên về nhà, hay ghé vào một quán nước nào mà nói chuyện không khéo lại biến thành một tiêu khiển để mọi người hiếu kỳ vây quanh xem thì chẳng khác nào bọn làm xiếc.
Diệp Quỳnh... lên xe và nói:
- Tôi... không thể...
Cô ta lên xe và vọt thẳng.
Hải Quì nhìn theo Diệp Quỳnh, cô lắc đầu nói:
- Không sao hiểu nổi...
Ðông Khang nói:
- Em không hiểu sao? Vì cô ấy là con nhà giàu được chiều chuộng và không muốn thua ai, giờ lại phải thua một người, nên cô ta rất buồn...
- Ơ... hay... cô ta mà thua ai chứ!
Ðông Khang đẩy xe đạp của Hải Quì, cả hai cùng song song đếm bước trên con đường nhỏ. Ðông Khang nói tiếp:
- Em nghĩ sao về Diệp Quỳnh?
- Cho em xin... miễn có ý kiến về một người khác khi họ vắng mặt, vả lại dù cho không vắng mặt cũng vậy, em không thích bình phẩm về người khác.
- Thế càng hay... Ðó là điều mà cô gái giàu sang kia thua em đấy!
- Em mà anh đem so với Diệp Quỳnh sao? Hai người hai quan điểm, hai lối sống kia mà!...
- Gì mà gay gắt về điều đó mãi thế. Anh nghĩ trong cuộc sống ngày nay dù giàu hay nghèo ai cũng phải có tri thức, tri thức thì đâu phân biệt đẳng cấp, vả lại em cũng hiểu chuyện giữa anh và Quỳnh, có lẽ vì Quỳnh đã không giữ được tính cách của người có văn hóa, một cô gái như thế mà lại cư xử như người thiếu học, quê mùa thì thật là đáng tiếc, điều đó khiến cho anh cảm thấy thanh thản khi biết mình không mắc sai lầm nếu như cứ vương vấn một tình yêu không ra gì cả.
- Nhưng người ta vẫn yêu anh kia mà!...
- Anh không tin điều đó... Chỉ tại ích kỷ mà Diệp Quỳnh không muốn anh dành tình yêu cho người khác ngoài cô ấy.
- Anh thấy như vậy mình có tàn nhẫn lắm không?
- Cái gì tàn nhẫn chứ! Tình yêu tàn nhẫn ư?... Anh hay em tàn nhẫn. Chính Diệp Quỳnh đã tự tạo ra những gì mà cô ấy cho là có lợi cho chính cô ấy nhưng tình yêu và nhân cách sống của mỗi người không cho phép cô ta làm điều đó...
- Anh nói y như một nhà tâm lý học...
- Còn em là cô bé học trò chăm chỉ nghe thầy tâm lý dạy có phải không?
- Em sẵn sàng... đó.
Nắng đã nhạt dần trên phố. Ðông Khang vẫn đếm bước bên cạnh Hải Quì, đường phố đông đúc hơn, nhưng riêng Hải Quì với Ðông Khang con đường bỗng dưng đẹp hơn, dễ thương hơn và gần hơn. Hai người cứ đi mãi, đi mãi...
Ðông Khang bảo:
- Anh sẽ đưa em về nhà.
- Anh đi bộ như thế nầy...
- Anh và em cùng đi thì cho dầu có đi đâu anh cũng thấy con đường thật gần, và con đường đến nhà em mới...
- Ðáng sợ làm sao! Vì nó dài lê thê.
- Có thế chúng ta mới được đi bên nhau như thế nầy...
Hải Quì ngạc nhiên hỏi:
- Có phải tình cờ anh đến nơi mà em và Diệp Quỳnh gặp nhau...
- Làm sao tình cờ được chứ cô bé! Em có nhớ có lần anh không đi làm suốt buổi trưa hay không?... Anh đợi cô ấy đến nhà để nói chuyện nhưng rồi cô ấy không đến, Diệp Quỳnh đã đón đường em, đe dọa em, nói những lời khiếm nhã... Sao em không nói cho anh hay chứ! Có phải em còn ngờ vực anh nên mới thử thách anh hay không?... Thế là... anh phải để ý những buổi chiều em rời khỏi nhà sau khi dạy Lãm Vân về... Biết đâu Diệp Quỳnh... lại toan tính điều gì đó... Cũng rất may là cô ta chưa thực hiện.
- Anh muốn nói Diệp Quỳnh chưa thực hiện điều gì?
- Biết đâu... cô ấy dự định cho du đảng...
- Hứ!... Hứ! Anh nói nghe ghê quá!
- Sài Gòn đầy cạm bẫy và cũng lắm trò xấu xa nào trộm cướp, nào tệ nạn, nào lưu manh...
Hải Quì rụt cổ nói:
- Thôi anh đừng nói nữa, anh tưởng tượng những điều thật kinh khủng...
- Ðó là sự thật, anh chẳng tưởng tượng đâu?... Có điều đó chỉ là một phần nhỏ... Anh tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp, khi ai cũng có ý thức sống tốt đẹp...
- Và tình yêu cũng vậy... phải không anh?
Hải Quì dừng lại nói tiếp:
- Trời đã nhá nhem tối rồi, anh đó xích lô trở về đi, không nên đi bộ mãi, nhà em còn xa lắm mà.
Ðông Khang nói: "... Yêu nha mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội. Mấy đèo cũng qua" mà, phải không em?
Hải Quì cười giơ tay vẫy một chiếc xích lô và nói với Ðông Khang.
- Anh về đi... chiều mốt em có giờ dạy cho Lãm Vân, chúng mình sẽ gặp lại...
Hải Quì mỉm cười nhìn theo bóng chiếc xích lô khuất dần trên con đường cô mới đạp xe thong thả trở về nhà...
Ðèn phố đã giăng màu khắp nơi trông đáng yêu làm sao! Bất giác Hải Quì ngước lên bầu trời, cô hy vọng tìm gặp sợi tơ trời của chính mình.
Hết