PDA

View Full Version : Công dụng và món ăn thuốc từ khoai sọ



sophienguyen
03-19-2015, 02:19 AM
Công dụng và món ăn thuốc từ khoai sọ



Củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có tác dụng tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện, thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết....


Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, lipid, đường, chất xơ, sinh tố và khoáng chất (Fe, Ca, P) và nhiều acid amin. Các chất xơ trong khoai giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol máu.

Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.
Công dụng bất ngờ của khoai sọ

Theo Báo Phụ nữ TP.HCM, với nhiều dưỡng chất thiết yếu, khoai sọ có thể giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp, tim mạch, chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

1. Hạ huyết áp

Do có chứa một lượng kali khá lớn nên ăn nhiều khoai sọ sẽ giúp kiểm soát mức huyết áp tốt hơn đồng thời hạn chế nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Khoai sọ cũng nằm trong nhóm những thực phẩm có chỉ số glycemic thấp (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết), giúp hạn chế lượng glucose hấp thu vào gan, có tác dụng giảm cân cho cơ thể.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Vì chỉ chứa một lượng chất béo rất ít và không có cholesterol nên loại củ này làm giảm khả năng mắc bệnh về tim mạch. Thông thường, bệnh về tim mạch bắt nguồn từ tình trạng tắc nghẽn ở các động mạch cũng như những trở ngại trong quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau tim. Những người ăn khoai sọ thường xuyên sẽ ít có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này.

http://www.suckhoenhi.vn/files/trami/2014/12/20/cong-dung-va-mon-an-thuoc-tu-khoai-so-suckhoenhivn-1839.jpg

3. Không chứa gluten

Khoai sọ không có gluten (một loại protein cónhiều trong lúa mì và ngũ cốc, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của ruột) và còn nằm trong danh sách những loại thực vật giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa nhất. Nếu mắc chứng nhạy cảm với gluten, bạn có thể gặp phải một số rắc rối khi tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất này như đau dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, ngứa, nhức đầu, mất ngủ, đau nhức… Cách duy nhất để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu này đó là kiêng thực phẩm có chứa gluten.

4. Tăng sức đề kháng

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong khoai sọ là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm thông thường như cảm, cúm hay sốt. Khoai sọ còn cung cấp nhiều vitamin B6, có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

5. Chứa ít natri

Với những người đang cố gắng cắt giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể, khoai sọ là lựa chọn thích hợp vì loại rau củ này chỉ cung cấp chưa tới 1% lượng muối cơ thể cần mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều natri gây ra nhiều rắc rối cho thận, cao huyết áp và có thể gây hại cho các tế bào máu trong cơ thể.

6. Hạn chế tăng cân

Những người đang ăn kiêng nên bổ sung thêm khoai sọ vào khẩu phần ăn hàng ngày vì loại củ này không cung cấp chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân khá hiệu quả.

7. Giàu chất xơ

Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, ngăn ngừa các rắc rối của ruột và còn làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

8. Cung cấp các amino axit và chất béo omega-3

Trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại amino axit khác nhau, rất cần để hỗ trợ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Thêm vào đó, loại khoai này còn bổ sung các loại chất béo omega-3 và 6 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.

9. Xua tan mệt mỏi

Do có chứa chỉ số glycemic thấp nên khoai sọ là thực phẩm lý tưởng dành cho những vận động viên thể thao. Nguồn năng lượng ổn định từ khoai sọ giúp họ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và có đủ sức để hoạt động trong thời gian dài.

10. Chống lão hóa

Khoai sọ được người Nhật Bản đưa vào danh sách những thực phẩm chứa nhiều axit hyaluronic, một hợp chất thiết yếu đối với sự tái tạo của tế bào. Do đó, họ vẫn thường gọi khoai sọ là loại thực phẩm “cội nguồn của tuổi trẻ từ thiên nhiên”, giúp duy trì sự tươi trẻ.
Món ăn thuốc từ khoai sọ

BS Tiểu Lan chia sẻ trên Sức khỏe & đới sống mách bạn một số món ăn thuốc chữa được một số bệnh từ khoai sọ:

Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 - 3 ngày.

Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.

http://www.suckhoenhi.vn/files/trami/2014/12/20/cong-dung-va-mon-an-thuoc-tu-khoai-so-suckhoenhivn2-1839.jpg

Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp.

Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.

Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15 - 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.

Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.

Chữa mụn nhọt, đầu đinh: củ khoai tươi và giấm, liều lượng bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát, đắp vào chỗ đau.

Chữa vết thương kín sưng nề: khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng: hoạt huyết tiêu viêm.

Trà Mi