khieman
04-06-2015, 04:42 PM
.
"Gián điệp" Trương Đình Hùng
qua đời
Trương Đình Hùng, hay David Trương - sinh viên phản chiến và là”gián điệp Hà Nội” đã bị Tòa án Mỹ phạt 15 năm tù vì tội làm gián điệp cho Hà Nội - đã qua đời ngày 26.6.2014 tại Penang (Malaysia) vì bệnh ung thư, thọ 69 tuổi.
Trương Đình Hùng là con trai luật sư Trương Đình Dzu, người từng ứng cử tổng thống năm 1967. Về việc này thì tài liệu wikipedia bằng Anh nghĩ đã ghi một cách sai lầm rằng Hùng là con trai của Trương Như Tảng. Điều éo le là trong khi Hùng bị Mỹ bỏ tù vì tội làm gián điệp cho Hà Nội thì bố của anh ta lại bị Hà Nội bắt đi cải tạo và quản thúc chặt chẽ vì tội”làm gián điệp cho CIA”.
Trương Đình Hùng được đề cập đến nhiều sau vụ án gián điệp năm 1978 tại Mỹ, đã bị kết án sau một điệp vụ liên quan đến bà Dung Krall, hay Đặng Mỹ Dung, một nhân viên của CIA biệt phái sang FBI mà câu chuyện được kể lại trong cuốn hồi ký “Ngàn giọt lệ rơi”.
Bà Dung là con gái ông Đặng Quang Minh, từng là tỉnh ủy Cần Thơ, trong chiến tranh là đại sứ MTDTGPMNVN tại Liên Xô và về sau là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô. Khi cha bà theo Việt Minh vào bưng rồi tập kết ra Bắc thì mẹ con bà dạt vào thành thị, sau bà làm việc cho sở Mỹ và lấy chồng là một sĩ quan Hải quân Mỹ.
Trương Đình Hùng sinh năm 1945 tại Sài Gòn, học trường tây Jean-Jacques Rousseau, năm 1965 sang Mỹ du học và tại đây đã tham gia phong trào phản chiến Mỹ.
Đầu năm 1978 Trương Đình Hùng bị FBI bắt với hai "tài liệu mật" của Bộ ngoại giao Mỹ, do một nhân viên ngoại giao tên Donald Humphrey trao tay để nhờ Hùng, nhờ vào mối quan hệ với Hà Nội, giúp anh ta đoàn tụ với người vợ người Việt bị kẹt ở Việt Nam từ 1975.Phần Trương Đình Hùng thì sau khi thọ án tù 7 năm 4 tháng đã được phóng thích với điều kiện ra khỏi nước Mỹ.Sau đó anh ta sang sống và làm việc ở Châu Âu (Amsterdam) và cùng người vợ Mỹ về Việt Nam đảm nhiệm việc nghiên cứu về kinh tế Á châu. Thời gian gần đây chuyển sang cư ngụ tại Malaysia.
Những nhân vật liên quan:
Trương Đình Dzu (1917-1991)
http://www.vietluan.com.au/images/uploads/tintuc%202014/2855/Truong%20Dinh%20Dzu.jpg (http://www.vietluan.com.au/images/uploads/tintuc%202014/2855/Truong%20Dinh%20Dzu.jpg)
Viên luật sư này đã nổi tiếng khi ra ứng cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967 và thất cử.
Trương Đình Dzu thuộc gia đình có máu mặt ở Bình Định và được ra Hà Nội học tại Lycée Albert Sarraut rồi học Luật tại Cao đẳng Đông Dương, từng làm tri huyện tại Cần Thơ trước khi hành nghề luật sư.Năm 1945 Pháp tái chiếm Nam Kỳ và Trương Đình Dzu lên Sài Gòn làm chánh văn phòng cho Jean Cédille, “Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương” (Commissioner for Republic of France in Indonchina).
Sau này Pháp rút thì Trương Đình Dzu mở văn phòng luật cùng Nguyễn Hữu Thọ, sau này là chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) do Hà Nội dựng lên và Trần Văn Khiêm, em trai của bà Trần Lệ Xuân.Năm 1967 Tương Đình Dzu tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong liên danh với Trần Văn Chiêu, lấy huy hiệu là "bồ câu” với lập trường của ông là ngưng chiến, chấm dứt oanh tạc miền Bắc và mở cuộc thương thuyết với MTDTGPMN.
Vì bị xem là thân cộng nên sau cuộc bầu cử bị nhà chức trách bắt giam đến năm 1975 mới được nguyên Tổng thống Trần Văn Hương ra lệnh thả. Tuy nhiên năm 1978, khi con mình là Trương Đình Hùng bị bắt thì Trương Đình Dzu bị cộng sán bắt cải tạo từ năm 1978 đến 1987 vì tội làm gián điệp cho CIA. Sau khi bị cho ra trại thì phải sống thời gian dài trong sự quản chế cho đếm khi mất vào năm 1991.
Jean Cédille
Jean Cédille (1908-1983) xuất thân là một viên chức dân sự và năm 1945 được chính phủ Pháp phong cho chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương”. Với cấp bậc giả định là”đại tá”, tháng Tám năm 1945 Cédille dẫn đầu một toán sĩ quan Pháp từ Caulcuta (Ấn Độ) bay đến Việt Nam nhảy dù xuống Tây Ninh nhưng bị Nhật bắt gọn rồi giải lên Sài Gòn.
Sau đó thì quân Anh tiến vào Sài Gòn giải giới quân Nhật và Cédille trở thành là đại diện cao nhất của Pháp, đứng ra tập hợp quân Pháp để đánh nhau với Việt Minh.
Bản thân Cédille đã tham gia thuyết với lãnh tụ cộng sản tại Nam Kỳ là Trần Văn Giàu, sau đó năm 1946 Cédille tham gia cuộc đàm phán với Việt Minh tại Đà Lạt, do Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Cédille rời Việt Nam năm 1947.
Đinh Bá Thi
Người liên quan thứ hai trong vụ án gián điệp của Trương Đình Hùng là Đinh Bá Thi, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Trương Đình Hùng bị kết án 15 năm tù còn là Đinh Bá Thi bị chính quyền Mỹ bị trục xuất vì "nhận tài liệu mật từ David Truong". Sau khi về Việt Nam, Đinh Bá Thi đã tử nạn một cách bất bình thường trong một tai nạn giao thông.
Đinh Bá Thi tên thật là Hồ Đản quê tại Quảng Nam, năm 1936 vào Sài Gòn làm công nhân hãng Bason. Theo cộng sản từ năm 1944, sau 1945 được chuyển về hoạt động tại Bình Định với vai trò “Chánh thư ký Công đoàn quân giới Liên khu 5”.Sau hiệp định Genève (1954) Đinh Bá Thi tập kết ra Bắc và đầu tiên chức Trưởng ban Tuyên huấn công đoàn Việt Nam, đến năm 1962 chuyển sang ngành ngoại giao, làm việc tại các tòa đại sứ ở Đông Âu.
Năm 1968 Đinh Bá Thi là đại sứ của MTDTGPMN tại Tiệp Khắc, Hungaria và sau trở thành Phó đoàn đàm phán của tổ chức này tại Hội nghị Paris, bên cạnh bà Nguyễn Thị Bình.
Sau năm 1975 Đinh Bá Thi trở thành đại sứ đầu tiên của Hà Nội tại Liên hiệp quốc để rồi bị trục xuất khỏi nước Mỹ trong vụ David Trương. Chỉ vài tuần sau khi bị trục xuất về Việt Nam thì Đinh Bá Thi bị chết do “tai nạn giao thông” giữa lúc trên đường từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
-http://www.vietluan.com.au/thong-tin-gian-diep-truong-dinh-hung-qua-doi
"Gián điệp" Trương Đình Hùng
qua đời
Trương Đình Hùng, hay David Trương - sinh viên phản chiến và là”gián điệp Hà Nội” đã bị Tòa án Mỹ phạt 15 năm tù vì tội làm gián điệp cho Hà Nội - đã qua đời ngày 26.6.2014 tại Penang (Malaysia) vì bệnh ung thư, thọ 69 tuổi.
Trương Đình Hùng là con trai luật sư Trương Đình Dzu, người từng ứng cử tổng thống năm 1967. Về việc này thì tài liệu wikipedia bằng Anh nghĩ đã ghi một cách sai lầm rằng Hùng là con trai của Trương Như Tảng. Điều éo le là trong khi Hùng bị Mỹ bỏ tù vì tội làm gián điệp cho Hà Nội thì bố của anh ta lại bị Hà Nội bắt đi cải tạo và quản thúc chặt chẽ vì tội”làm gián điệp cho CIA”.
Trương Đình Hùng được đề cập đến nhiều sau vụ án gián điệp năm 1978 tại Mỹ, đã bị kết án sau một điệp vụ liên quan đến bà Dung Krall, hay Đặng Mỹ Dung, một nhân viên của CIA biệt phái sang FBI mà câu chuyện được kể lại trong cuốn hồi ký “Ngàn giọt lệ rơi”.
Bà Dung là con gái ông Đặng Quang Minh, từng là tỉnh ủy Cần Thơ, trong chiến tranh là đại sứ MTDTGPMNVN tại Liên Xô và về sau là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô. Khi cha bà theo Việt Minh vào bưng rồi tập kết ra Bắc thì mẹ con bà dạt vào thành thị, sau bà làm việc cho sở Mỹ và lấy chồng là một sĩ quan Hải quân Mỹ.
Trương Đình Hùng sinh năm 1945 tại Sài Gòn, học trường tây Jean-Jacques Rousseau, năm 1965 sang Mỹ du học và tại đây đã tham gia phong trào phản chiến Mỹ.
Đầu năm 1978 Trương Đình Hùng bị FBI bắt với hai "tài liệu mật" của Bộ ngoại giao Mỹ, do một nhân viên ngoại giao tên Donald Humphrey trao tay để nhờ Hùng, nhờ vào mối quan hệ với Hà Nội, giúp anh ta đoàn tụ với người vợ người Việt bị kẹt ở Việt Nam từ 1975.Phần Trương Đình Hùng thì sau khi thọ án tù 7 năm 4 tháng đã được phóng thích với điều kiện ra khỏi nước Mỹ.Sau đó anh ta sang sống và làm việc ở Châu Âu (Amsterdam) và cùng người vợ Mỹ về Việt Nam đảm nhiệm việc nghiên cứu về kinh tế Á châu. Thời gian gần đây chuyển sang cư ngụ tại Malaysia.
Những nhân vật liên quan:
Trương Đình Dzu (1917-1991)
http://www.vietluan.com.au/images/uploads/tintuc%202014/2855/Truong%20Dinh%20Dzu.jpg (http://www.vietluan.com.au/images/uploads/tintuc%202014/2855/Truong%20Dinh%20Dzu.jpg)
Viên luật sư này đã nổi tiếng khi ra ứng cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967 và thất cử.
Trương Đình Dzu thuộc gia đình có máu mặt ở Bình Định và được ra Hà Nội học tại Lycée Albert Sarraut rồi học Luật tại Cao đẳng Đông Dương, từng làm tri huyện tại Cần Thơ trước khi hành nghề luật sư.Năm 1945 Pháp tái chiếm Nam Kỳ và Trương Đình Dzu lên Sài Gòn làm chánh văn phòng cho Jean Cédille, “Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương” (Commissioner for Republic of France in Indonchina).
Sau này Pháp rút thì Trương Đình Dzu mở văn phòng luật cùng Nguyễn Hữu Thọ, sau này là chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) do Hà Nội dựng lên và Trần Văn Khiêm, em trai của bà Trần Lệ Xuân.Năm 1967 Tương Đình Dzu tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong liên danh với Trần Văn Chiêu, lấy huy hiệu là "bồ câu” với lập trường của ông là ngưng chiến, chấm dứt oanh tạc miền Bắc và mở cuộc thương thuyết với MTDTGPMN.
Vì bị xem là thân cộng nên sau cuộc bầu cử bị nhà chức trách bắt giam đến năm 1975 mới được nguyên Tổng thống Trần Văn Hương ra lệnh thả. Tuy nhiên năm 1978, khi con mình là Trương Đình Hùng bị bắt thì Trương Đình Dzu bị cộng sán bắt cải tạo từ năm 1978 đến 1987 vì tội làm gián điệp cho CIA. Sau khi bị cho ra trại thì phải sống thời gian dài trong sự quản chế cho đếm khi mất vào năm 1991.
Jean Cédille
Jean Cédille (1908-1983) xuất thân là một viên chức dân sự và năm 1945 được chính phủ Pháp phong cho chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương”. Với cấp bậc giả định là”đại tá”, tháng Tám năm 1945 Cédille dẫn đầu một toán sĩ quan Pháp từ Caulcuta (Ấn Độ) bay đến Việt Nam nhảy dù xuống Tây Ninh nhưng bị Nhật bắt gọn rồi giải lên Sài Gòn.
Sau đó thì quân Anh tiến vào Sài Gòn giải giới quân Nhật và Cédille trở thành là đại diện cao nhất của Pháp, đứng ra tập hợp quân Pháp để đánh nhau với Việt Minh.
Bản thân Cédille đã tham gia thuyết với lãnh tụ cộng sản tại Nam Kỳ là Trần Văn Giàu, sau đó năm 1946 Cédille tham gia cuộc đàm phán với Việt Minh tại Đà Lạt, do Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Cédille rời Việt Nam năm 1947.
Đinh Bá Thi
Người liên quan thứ hai trong vụ án gián điệp của Trương Đình Hùng là Đinh Bá Thi, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Trương Đình Hùng bị kết án 15 năm tù còn là Đinh Bá Thi bị chính quyền Mỹ bị trục xuất vì "nhận tài liệu mật từ David Truong". Sau khi về Việt Nam, Đinh Bá Thi đã tử nạn một cách bất bình thường trong một tai nạn giao thông.
Đinh Bá Thi tên thật là Hồ Đản quê tại Quảng Nam, năm 1936 vào Sài Gòn làm công nhân hãng Bason. Theo cộng sản từ năm 1944, sau 1945 được chuyển về hoạt động tại Bình Định với vai trò “Chánh thư ký Công đoàn quân giới Liên khu 5”.Sau hiệp định Genève (1954) Đinh Bá Thi tập kết ra Bắc và đầu tiên chức Trưởng ban Tuyên huấn công đoàn Việt Nam, đến năm 1962 chuyển sang ngành ngoại giao, làm việc tại các tòa đại sứ ở Đông Âu.
Năm 1968 Đinh Bá Thi là đại sứ của MTDTGPMN tại Tiệp Khắc, Hungaria và sau trở thành Phó đoàn đàm phán của tổ chức này tại Hội nghị Paris, bên cạnh bà Nguyễn Thị Bình.
Sau năm 1975 Đinh Bá Thi trở thành đại sứ đầu tiên của Hà Nội tại Liên hiệp quốc để rồi bị trục xuất khỏi nước Mỹ trong vụ David Trương. Chỉ vài tuần sau khi bị trục xuất về Việt Nam thì Đinh Bá Thi bị chết do “tai nạn giao thông” giữa lúc trên đường từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
-http://www.vietluan.com.au/thong-tin-gian-diep-truong-dinh-hung-qua-doi