duyanh
07-14-2015, 11:58 AM
Báo Hoàn Cầu nói huỵch toẹt “Trung Quốc dùng giàn khoan dầu để tấn công Nhật Bản“
"Với giàn khoan đặt trên biển Hoa Đông, giờ đây quân giải phóng Trung Quốc có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu của Nhật gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku" - trang mạng Want China Times của Đài Loan dẫn lại thông tin huênh hoang của Hoàn Cầu thời báo, nói huỵch toẹt "Trung Quốc dùng giàn khoan dầu để tấn công Nhật Bản"
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/thienha/2015_07_14/oil-rig_MNTX.jpg?width=600&height=360&crop=auto&scale=both
Một dàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông
Gần đây, các quan chức cao cấp quân đội Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc triển khai các trạm radar giám sát trên những dàn khoan dầu mà nước này cắm tại Biển Hoa Đông, tờ Sankei Shimbun cho biết.
Khi thành lập vùng nhận dạng phòng không gây tranh cãi trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013, hệ thống radar dọc bờ biển của Trung Quốc không thể giám sát được các hoạt động trên không của Nhật Bản.
Nhưng nay, với việc triển khai những trạm radar lên trên các dàn khoan dầu ngoài khơi Biển Hoa Đông thì quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể theo dõi và khống chế vùng trời mà họ đưa ra yêu sách phi lý.
Trong tương lai, Trung Quốc định biến giàn khoan dầu thành siêu pháo đài trên biển khi mà họ có thể triển khai các máy bay không người lái và máy bay trực thăng từ các giàn khoan dầu ngoài khơi, giúp cho Bắc kinh có lợi thế lớn trong cuộc đối đầu trên biển với Nhật Bản.
Không chỉ như vậy, Bắc Kinh còn có thể biến những giàn khoan dầu thuần túy dân sự trở thành một căn cứ trên biển, nơi thực hiện công tác trinh sát vùng trời của Nhật Bản.
Chưa hết, nếu căng thẳng lãnh thổ dâng cao hơn, Bắc Kinh hoàn toàn có thể biến các giàn khoan trở thành một căn cứ quân sự tiền tuyến, là nơi đóng quân thuần túy chứ không đơn thuần là một trạm trinh sát, tờ Sankei Shimbun cho biết thêm.
Dưới áp lực trong thực tế từ những dàn khoan trên biển của Trung Quốc, Nhật Bản đã tìm cách đối phó bằng việc phát triển các vệ tinh giám sát mini.
Theo Nihon Keizai Shimbun cho biết, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Nhật Bản đã được chính phủ nước này mời tham gia vào một chương trình quốc gia để phát triển các vệ tinh giám sát mini. Sau khi được phóng lên quỹ đạo, các vệ tinh này sẽ thực hiện công việc theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Senkaku là điểm tranh chấp lãnh thổ chính của Nhật Bản và Trung Quốc, quần đảo này hiện đang được Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố đây là lãnh thổ của mình là nguồn cơ gây căng thẳng giữa hai nước.
Theo motthegioi.vn
"Với giàn khoan đặt trên biển Hoa Đông, giờ đây quân giải phóng Trung Quốc có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu của Nhật gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku" - trang mạng Want China Times của Đài Loan dẫn lại thông tin huênh hoang của Hoàn Cầu thời báo, nói huỵch toẹt "Trung Quốc dùng giàn khoan dầu để tấn công Nhật Bản"
http://images.motthegioi.vn/Uploaded/thienha/2015_07_14/oil-rig_MNTX.jpg?width=600&height=360&crop=auto&scale=both
Một dàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông
Gần đây, các quan chức cao cấp quân đội Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc triển khai các trạm radar giám sát trên những dàn khoan dầu mà nước này cắm tại Biển Hoa Đông, tờ Sankei Shimbun cho biết.
Khi thành lập vùng nhận dạng phòng không gây tranh cãi trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013, hệ thống radar dọc bờ biển của Trung Quốc không thể giám sát được các hoạt động trên không của Nhật Bản.
Nhưng nay, với việc triển khai những trạm radar lên trên các dàn khoan dầu ngoài khơi Biển Hoa Đông thì quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể theo dõi và khống chế vùng trời mà họ đưa ra yêu sách phi lý.
Trong tương lai, Trung Quốc định biến giàn khoan dầu thành siêu pháo đài trên biển khi mà họ có thể triển khai các máy bay không người lái và máy bay trực thăng từ các giàn khoan dầu ngoài khơi, giúp cho Bắc kinh có lợi thế lớn trong cuộc đối đầu trên biển với Nhật Bản.
Không chỉ như vậy, Bắc Kinh còn có thể biến những giàn khoan dầu thuần túy dân sự trở thành một căn cứ trên biển, nơi thực hiện công tác trinh sát vùng trời của Nhật Bản.
Chưa hết, nếu căng thẳng lãnh thổ dâng cao hơn, Bắc Kinh hoàn toàn có thể biến các giàn khoan trở thành một căn cứ quân sự tiền tuyến, là nơi đóng quân thuần túy chứ không đơn thuần là một trạm trinh sát, tờ Sankei Shimbun cho biết thêm.
Dưới áp lực trong thực tế từ những dàn khoan trên biển của Trung Quốc, Nhật Bản đã tìm cách đối phó bằng việc phát triển các vệ tinh giám sát mini.
Theo Nihon Keizai Shimbun cho biết, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Nhật Bản đã được chính phủ nước này mời tham gia vào một chương trình quốc gia để phát triển các vệ tinh giám sát mini. Sau khi được phóng lên quỹ đạo, các vệ tinh này sẽ thực hiện công việc theo dõi các động tĩnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Senkaku là điểm tranh chấp lãnh thổ chính của Nhật Bản và Trung Quốc, quần đảo này hiện đang được Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố đây là lãnh thổ của mình là nguồn cơ gây căng thẳng giữa hai nước.
Theo motthegioi.vn