PDA

View Full Version : Khởi tố cựu lãnh đạo PVN ‘vì đồng phạm'



duyanh
07-22-2015, 11:29 AM
Khởi tố cựu lãnh đạo PVN ‘vì đồng phạm'



http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/07/21/150721065416_nguyen_xuan_son_624x351_tuoitre_nocre dit.jpg
Ông Nguyễn Xuân Sơn làm Chủ tịch PVN chỉ khoảng một năm

Bộ Công an Việt Nam nói họ "xác định ông Nguyễn Xuân Sơn đồng phạm” với một cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Dương.

Một chuyên gia kinh tế trong nước nhận định vụ bắt giữ ông Sơn làm dấy lên câu hỏi lớn về vấn đề thể chế và xét duyệt nhân sự.
Thông báo trên trang web Bộ Công an (http://www.mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/2005/2102/32947) nói “Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định: Nguyễn Xuân Sơn- nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank đã đồng phạm với Hà Văn Thắm- nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank trong thời gian là Tổng Giám đốc Oceanbank, đã phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281- Bộ luật hình sự và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165- Bộ luật hình sự.
“Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét; Quyết định và các Lệnh bắt, khám xét trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn," bản tin nói thêm.
Như vậy với việc qui cho ông Sơn là "đồng phạm với ông Thắm", Bộ Công an Việt Nam trong một chừng mực nào đó đã mặc nhiên cho rằng ông Thắm là người có tội mặc dù ông Thắm chưa hề bị xét xử.
Truyền thông tại Việt Nam đưa tin ông Sơn được bổ nhiệm và nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Oceanbank từ tháng 12/2008 đến 14/1/2011.
Bộ Công thương ngày 15/11/2010 bổ nhiệm ông làm Phó Tổng giám đốc PVN, đại cổ đông đóng góp đến 20% vốn cổ phần của OceanBank, nơi mà chính ông Sơn được lựa chọn làm người đại diện.
Như vậy ông Sơn đã có thời gian làm lãnh đạo tại cả PVN lẫn OceanBank.
Ông Sơn được Thủ tướng Dũng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch PVN vào 08/07/2014.
Được biết ông Sơn đã có hơn 30 năm làm việc trong ngành dầu khí Việt Nam, bao gồm thời gian làm cán bộ tại Vụ Tài chính - Kế toán của Tổng cục Dầu khí, (sau này là PVN), Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) rồi Tổng giám đốc PVFC đến tháng 5/2007.
Lệnh khởi tố trong đó có tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đặt ra câu hỏi về sự liên hệ giữa tập đoàn dầu khí khổng lồ của nhà nước với một ngân hàng thương mại tư nhân mà nay nhà nước mua lại “với giá 0 đồng”.
Báo Thanh Niên mô tả ông Sơn “được cho là có trách nhiệm liên quan đến việc làm mất vốn góp (khoảng 800 tỉ đồng) của PVN tại ngân hàng này" trong khi một số báo khác nói 800 tỉ đồng của PVN tại đây đã “mất trắng”.
Báo Lao động ngày 21/07 có bài ' Nguyên Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn nhận trách nhiệm gì? (http://laodong.com.vn/kinh-doanh/nguyen-chu-tich-pvn-nguyen-xuan-son-chiu-trach-nhiem-gi-355532.bld)'
Bài viết có đoạn mô tả "PetroVietnam là doanh nghiệp nhà nước, việc hạch toán khoản mất vốn này ra sao, hiện chưa ai rõ vì PVN không phải là doanh nghiệp niêm yết.
Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính phân tích được báo này dẫn lời cho rằng "Nếu thuần tuý về giá trị thì số tiền 800 tỉ đồng với PVN là không lớn, song vấn đề nằm ở chỗ vì sao một “ông lớn” có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến tăng trưởng GDP của cả nước như PVN lại đem tiền mua cổ phần ngân hàng?"
Trang web của PetroVietnam mãi tới trưa ngày 22/07 mới đưa tin về vụ bắt và khởi tố ông Sơn trong khi tờ Petrotimes, vốn hay đăng các phóng sự điều tra, tới trưa cùng ngày mới có một bài khá ngắn dường như cùng nội dung với bài trên PetroVietnam.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2012/12/04/121204061715_petrovietnam_464x261_afp.jpg

"Cho thôi chức"

Bộ Công an nói vào hồi 17 giờ ngày 21/7/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt ông và khám xét nơi ở tại Hà Nội.
Cùng ngày 21/7, hãng tin Reuters đưa tin PetroVietnam Gas, bộ phận sản xuất và phân phối khí đốt của Tập đoàn Dầu khí quốc gia, ghi nhận lợi nhuận gộp dự kiến cho 2015 giảm 21.2%%, xuống còn 649 triệu USD, và doanh số giảm 5.4%.
Ông Sơn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nhưng đã bị Thủ tướng "cho thôi chức" hôm 19/7 và ngay sau đó ông “bị tăng huyết áp và phải vào Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu”, theo truyền thông trong nước.
Mới gần đây báo chí Việt Nam và quốc tế còn đưa tin về chuyến xuất ngoại cuối cùng của ông Nguyễn Xuân Sơn sang Hoa Kỳ trước khi bị bắt vào hôm nay 21/7.
Trong bài trên trang của Viện Dầu khí Việt Nam có ảnh ông Sơn ký hợp thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hoa Kỳ Murphy Oil hôm 8/7 có sự chứng kiến của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Mỹ Ted Osius.
Báo chuyên ngành tiếng Anh ( Rigzone.com) (http://www.rigzone.com/news/oil_gas/a/139575/PetroVietnam_to_Work_with_Murphy_ExxonMobil_on_Oil _Gas_Projects#) hôm 13/07 cũng đưa tin về chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Sơn và dự án Cá Voi Xanh.
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm đã bị khởi tố, bắt tạm giam từ năm ngoái vào tháng 10 năm ngoái vì tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Sau khi ông Thắm bị bắt, trên mạng internet xuất hiện một số đoạn băng ghi âm.
Những người tung clip ghi âm lên một trang mạng có tên "Chân dung quyền lực" đã mô tả đây là những cuộc hội thoại của ông Thắm khi ông trao đổi việc làm ăn với các "nhóm lợi ích".
Người bị ghi âm, trong các đoạn băng, đã đề cập tới tên của một số vị lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam.
Trang "chân dung quyền lực", vốn có nhiều thông tin nhạy cảm về chính trị, đã không cập nhật thông tin từ giữa tháng Một năm 2015 và không bị chặn tại Việt Nam.

Câu hỏi về thể chế

Trả lời BBC ngày 22/7, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng vụ bắt giữ ông Nguyễn Xuân Sơn làm dấy lên câu hỏi lớn về vấn đề thể chế và xét duyệt nhân sự.
"Việc các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các ngân hàng được thực hiện theo một nghị quyết cho phép các tập đoàn đa dạng hóa đầu tư và đa dạng hóa kinh doanh", ông nói.
"Khái niệm đó không được xác định rõ ràng nên có nhiều tập đoàn nhà nước đầu tư vào ngân hàng, khách sạn, bất động sản và chứng khoán và thua lỗ nặng."
"Đã có chủ trương thoái vốn nhưng chủ trương này được thực hiện rất chậm, cho nên để lại thiệt hại rất đáng kể."
"Việc đa dạng hóa đầu tư như vậy, nhất là những lĩnh vực xa lạ, như khách sạn dầu khí, taxi dầu khí, là những việc làm không phù hợp với chuyên môn chính của tập đoàn đó, và người ta nghĩ rằng việc thu xếp, lập ra các doanh nghiệp để tạo ra sân sau cho người quen là nhằm phục vụ lợi ích nhóm hoặc con cái trong gia đình."
"Việc ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt là do trách nhiệm gây mất vốn như vậy."
Nhận định về số vốn 800 tỷ đồng của PVN tại OceanBank, ông Doanh cho rằng "việc các tập đoàn trở thành cổ đông thì họ có thể sử dụng quyền của mình để huy động vốn. Tôi không rõ quan hệ giữa PVN với các ngân hàng về mặt nợ nần và tín dụng thế nào, nhưng về nguyên tắc thì khi anh đã ngồi trong hội đồng quản trị thì có thể dùng vị trí của mình để gây ảnh hưởng về mặt tín dụng và các mặt khác".
Ông cũng nói vụ việc cho thấy vấn đề lớn về mặt bổ nhiệm nhân sự tại Việt Nam.
"Về mặt thủ tục bổ nhiệm, Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị từ các bộ và có thủ tục về mặt xét duyệt về phía Đảng và các hội đồng quản trị", ông nói.
"Vụ việc như thế này là câu hỏi lớn về thể chế và sự xét duyệt và cho thấy rõ thiếu một cơ quan giám sát độc lập, nên các thủ tục, các việc xét duyệt làm không được chặt chẽ, dẫn đến những việc bổ nhiệm như trong trường hợp của ông Xuân Sơn này."
"Tôi nghĩ rằng phải thay đổi thể chế, tách cơ quan giám sát khỏi cơ quan quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu để cơ quan này thực sự độc lập và làm việc theo pháp luật."


BBC

duyanh
07-22-2015, 11:32 AM
Chả ra làm sao
Nguyễn Thông : – Mình ngồi xó bếp nói chuyện trên lầu:
– Ông Nguyễn Xuân Sơn, nhân vật số 1 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), hàm tương đương thứ trưởng, bị bắt lúc chiều tối nay. Ngành dầu khí xứ này quá đế vương, hút tài nguyên quốc gia lên làm giàu cho một thiểu số, tiền như nước nên chỗ ngồi cũng khó mà an toàn, bị bắt không có gì lạ.

https://phamtayson.files.wordpress.com/2015/07/4d843-xs2b2.jpg?w=450 (https://phamtayson.files.wordpress.com/2015/07/4d843-xs2b2.jpg?w=450)

https://anhbasam.files.wordpress.com/2015/07/h1166.jpg?w=450 (https://anhbasam.files.wordpress.com/2015/07/h1166.jpg?w=450)
– Nhưng lạ ở chỗ, ông này mới được theo hầu ông Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ, còn ký kiếc văn kiện hợp tác này nọ với sự chứng kiến của ông Trọng (ảnh kèm theo làm bằng chứng). Có thể công an “điều” ông này qua Mỹ để ở nhà dễ lục lọi điều tra (hồi trước trong vụ Năm Cam, ông thứ trưởng công an Bùi Quốc Huy cũng được điều đi theo đoàn của ông Nông Đức Mạnh trong chuyến làm việc 3 ngày ở các tỉnh Tây Bắc, về HN thì bị khởi tố) trước khi bắt ông. Nếu ông Trọng biết tay Sơn sắp toi mà vẫn cho nó đi theo đoàn, vẫn tươi cười chứng kiến nó thay mặt quốc gia ký kiếc thì quả là giả dối; còn không biết gì thì đúng là đám ở nhà chả coi ông ấy ra gì.
– Ông Sơn ký với tập đoàn Murphy (Mỹ) nhiều văn kiện, chưa ráo mực thì bị tóm, liệu bọn Mỹ có thấy bị coi thường, bị lừa, những văn kiện ấy có còn giá trị (theo luật phổ biến trên thế giới thì còn, nhưng rồi cũng chả tin nhau được nữa).
– Xứ này, từ ngày hút được dầu khí lên, lúc đầu bàn dân thiên hạ phấn khởi, hy vọng cuộc sống sớm đổi thay. Cứ nhìn ra những nước khai thác dầu, gần thì như Brunei, xa thì Kuwait mà khao khát chờ đợi. Nhưng rồi mong mỏi lụi dần, bởi tiền bán dầu chỉ chảy vào túi đám quan quyền và những người trong ngành dầu khí (không phải ai cũng chen vào được, dù tài giỏi). Tài nguyên quốc gia dành riêng cho một số người thôi. Một nước lúc nào cũng tự hào giàu có tiềm năng dầu khí, khai thác đến nay đã hơn 30 năm nhưng giá xăng thì cứ năm sau cao hơn năm trước, dân chúng phải è cổ ra mua xăng đắt hơn rất nhiều nước trong khu vực. Đó là bi kịch, là bất hợp lý của xứ này.
Thôi chán, chả viết nữa.
https://nhatvanguyet.files.wordpress.com/2014/11/confused.gif?w=614 (https://nhatvanguyet.files.wordpress.com/2014/11/confused.gif?w=614) Cận cảnh biệt thự tiền tỷ của cựu Chủ tịch PetroVietnam (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/can-canh-biet-thu-tien-ty-cua-cuu-chu-tich-petrovietnam-886568.tpo) (TPO) – Ngày 21/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam). Tối cùng ngày, CQĐT thực hiện khám xét nhà riêng ông Sơn tại biệt thự tại khu D2 thuộc khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ (Hà Nội).

https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son1_xtuk.jpg (https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son1_xtuk.jpg)
Tối 21/7, phóng viên đã có mặt tại nhà riêng ông Nguyễn Xuân Sơn ở Khu đô thị Ciputra (Hà Nội)

https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son3_unrh.jpg (https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son3_unrh.jpg)
Quan sát bên ngoài, căn biệt thự có diện tích khoảng hơn 200m,
xây 3 tầng, không có sân vườn tiểu cảnh như một số biệt thự khác.

https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son5_ugjz.jpg (https://i0.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son5_ugjz.jpg)
Theo giá thị trường hiện nay, mỗi mét vuông biệt thự tại đây khoảng 135 – 140 triệu đồng/m2,
tùy theo vị trí và hướng, cũng như thiết kế nội thất.

https://i1.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son8_lcdr.jpg (https://i1.wp.com/images.tienphong.vn/uploaded/baodang/2015_07_21/nha_rieng_ong_son8_lcdr.jpg)
Do tọa lạc ở vị trí đắc địa, gần khu trung tâm nên giá biệt thự Ciputra
đắt đỏ thuộc diện bậc nhất Hà Nội.