PDA

View Full Version : Tập Cận Bình được tiếp nồng hậu ở Anh là vì ...



duyanh
10-25-2015, 01:11 PM
Tập Cận Bình được tiếp nồng hậu ở Anh là vì ...



Thật là bây giờ mới hiểu tại sao ông Tập lại được đón tiếp nồng hậu ở Anh Quốc. Dù rằng châu Âu nổi tiếng ghét cái hội Tàu đến vậy. Thì ra cũng chỉ vì tiền. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã ký kết một thoả thuận trị giá hàng tỷ Mỹ Kim để tài trợ cho các nhà máy điện hạt nhân ở Anh Quốc. Đây được xem là một dấu hiệu tốt đối với mong muốn mở ra một làn sóng đầu tư từ nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới của Thủ tướng Anh, David Cameron.



http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=821902&stc=1&d=1445730913
Thay vì trừng phạt, Anh đã chọn trải thảm đỏ đón tiếp Trung Quốc. photo courtesy: Suzanne Plunkett/ Reuters

Cali Today News - Một ngày sau khi được đón tiếp long trọng bởi Hoàng gia và chính quyền Anh, để đáp lại tấm chân tình này, Chủ tịch Trung Quốc đã tham gia thảo luận về một hợp đồng trị giá 62 tỷ Mỹ Kim với ông Cameron. Được biết, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đầu tư một khoản khổng lồ vào một quốc gia Tây phương. Trong lần đầu tư này, tập đoàn năng lượng hạt nhân của Trung Quốc, General Nuclear Corporation CGN, sẽ chung vào 1/3 cổ phần (28 tỷ Mỹ Kim). Dự án nhà máy điện hạt nhân mới này có tên gọi Hinkley Point và được quản lý bởi tập đoàn EDF của Pháp.

Tập đoàn quốc doanh CGN cũng sẽ nắm giữ 2/3 cổ phần của nhà máy điện hạt nhân Bradwell ở phía đông London. Tại đây, Trung Quốc sẽ xây dựng một lò phản ứng theo thiết kế của Trung Quốc. Ngoài ra, CGN còn nắm giữ 1/5 cổ phần trong dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Sizewell. Trong buổi họp báo với các phóng viên tại Anh, Tập Cận Bình đã nói rằng:

"Chúng ta sẽ xây dựng một mối quan hệ mang tính chiến lược toàn cầu giữa Trung Quốc và Anh. Hai quốc gia sẽ cùng nhau mở ra một kỷ nguyên vàng mới trong thế kỷ 21."

Ông Cameron đã tự gọi Anh Quốc là cánh cửa dẫn đến phương Tây đối với đầu tư từ Trung Quốc, mặc dù sự tiếp đón Tập Cận Bình quá long trọng của Anh đã làm dấy lên sự bất bình trong những đồng minh của Anh cũng như thu hút sự chỉ trích rằng London đã nhắm mắt cho qua những vi phạm về nhân quyền của Bắc Kinh.

Các nhà hoạt động xã hội chỉ trích ông Cameron đã mê tiền của Trung Quốc mà nhắm mắt việc chính phủ nước này đã đàn áp quyền tự do dân chủ của người dân, đặc biệt từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo vào năm 2012. Tuy nhiên trên thực tế, số người biểu tình trên đường phố phản đối chuyến thăm của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến nay vẫn rất ít. Các quan chức và lãnh đạo kinh tế của Anh cho rằng sự nổi lên của Trung Quốc là hoàn toàn không thể xem thường hay bỏ qua: nền kinh tế của Trung Quốc hiện gấp bốn lần kinh tế của Anh. Còn ông Cameron vốn vẫn đang nuôi mộng sẽ biến London trở thành trung tâm chi giao thương của đồng Nhân dân tệ tại khu vực châu Âu. Hiện nay London đang được xem là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất toàn cầu.

Khi một phóng viên của BBC hỏi trong buổi họp báo rằng liệu Anh có thấy hài lòng khi giao thương với một quốc gia vốn đang có nhiều rắc rối về nhân quyền, ông Cameron đã lập tức trả lời rằng quan trọng nhất vẫn là một mối quan hệ thương mại mạnh mẽ:

"Một khi mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ có nhiều khả năng để thảo luận thẳng thắn về những vấn đề cần thiết khác."

Ông Cameron cũng cho biết đã đề cập đến tình trạng thừa cung thép của Trung Quốc khiến hơn 4000 người tại Anh bị rơi vào tình trạng có thể bị mất việc làm tại những nhà máy thép trên toàn nước Anh trong những tuần gần đây. Để đáp lại, ông Tập cho hay Trung Quốc đã có những bưới đầu tiên để cắt giảm bớt lượng sắt thép, và rằng Trung Quốc cũng rất chú trọng đến quyền con người:

"Luôn luôn có chỗ cho những thay đổi, những cải tiến."

Tập Cận Bình còn khẳng định rằng:

"Nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì sức mạnh của nó và sẽ không có chuyện kinh tế Trung Quốc tụt dốc như nhiều người đồn đoán."

Việc Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Anh đã làm dấy lên những lo ngại về vấn đề an ninh, đặc biệt là an ninh mạng. Theo Steve Hilton, một cựu cố vấn chính trị của ông Cameron, nói với BBC rằng Anh nên áp đặt những lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vì những vụ tấn công mạng của nó gần đây, thay vì trải thảm đỏ đón rước long trọng như vậy:

"Đây là một trong những sự sỉ nhục lớn nhất của đất nước kể từ sau cuộc khủng hoảng 1976 khiến Anh phải vay một khoản nợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Sự thật, Trung Quốc cũng thuộc thành phần bất hảo như Nga và Iran. Nhưng tôi không hiểu vì sao chính phủ Anh lại chọn cách xum xuê Trung Quốc thay vì đứng lên phản đối nó."

Mặc dù ông Cameron cho hay đã ký kết một thoả thuận ngăn chặn hoạt động gián điệp không gian mạng với Trung Quốc, nhưng điều đó vẫn không đủ để xoá bỏ "quá khứ" nhiều vết nhơ của Trung Quốc.

Linh Lan (Theo Reuters)