PDA

View Full Version : Khủng hoảng lương thực và y tế ở Bắc Triều Tiên



duyanh
12-30-2015, 01:11 PM
Khủng hoảng lương thực và y tế ở Bắc Triều Tiên



http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/12/20/GettyImages-56036560-676x450.jpg

Trong ảnh, các em bé đang được cho ăn thực phẩm đặc biệt trong một nhà trẻ thuộc chương trình cung cấp bởi Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Program – WFP) tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 18 tháng 10 năm 2005. (Gerald Bourke/WFP via Getty Images)

Trong tháng 6 năm 2015, Bắc Triều Tiên đã bị báo cáo là đang phải hứng chịu “đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong 100 năm qua.” Quả vậy, nước này đã phải chịu đựng tình trạng khan hiếm lương thực phổ biến trên diện rộng từ những năm đầu thập niên 1990, khi khoảng 5 phần trăm dân chết vì nạn đói và bị các bệnh tật có liên quan.

Tình hình hiện nay vẫn thảm khốc như vậy. Theo Các Chỉ số Phát triển Thế giới, trong năm 2012 có 15,2 phần trăm trẻ em Bắc Triều Tiên dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Văn phòng Liên Hợp Quốc (LHQ) điều phối các vấn đề nhân đạo báo cáo vào năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em dưới 5 tuổi là 28%.

Tình trạng thiếu lương thực dài hạn đã gây ảnh hưởng trầm trọng đối với điều kiện sức khỏe của người dân. Dinh dưỡng không đầy đủ khiến hệ thống miễn dịch dễ suy yếu, làm cho người dân Bắc Triều Tiên dễ bị những bệnh nhiễm trùng, như bệnh lao (tuberculosis hay TB). Theo Báo cáo năm 2015 về Nhu cầu ưu tiên viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên, bệnh lao được xem là một vấn đề y tế công cộng.

Có đến 2500 người Bắc Triều Tiên tử vong mỗi năm bởi các bệnh truyền nhiễm chết người. Trong năm 2011, tỷ lệ bị bệnh và tỷ lệ nhiễm lao ở Bắc Triều Tiên lớn hơn khoảng ba lần so với ở Hàn Quốc.


Tệ hơn, người ta ước tính rằng sự lây lan của bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB), vốn khó điều trị hơn bệnh lao truyền thống, trở nên tinh vi hơn nhiều so với giả định trước đây. Bắc Triều Tiên không được trang bị hệ thống y tế để có thể điều trị các bệnh như bệnh lao đa kháng thuốc MDR-TB. Trước đó, Bắc Triều Tiên từng có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tổng quát miễn phí từ cuối những năm 1960 cho đến khi hệ thống này giải thể trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 90.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận mức thiếu hụt nguồn cung các loại thuốc thiết yếu cho người dân có nguy cơ bị bệnh đã lên đến khoảng 60%. Người ta ước tính rằng chỉ có 1 phần trăm của dân số ở Bắc Triều Tiên nhận được dịch vụ y tế miễn phí thích hợp.

Bắc Triều Tiên đã có thói quen đổ lỗi cho mẹ thiên nhiên trong sự bất lực của mình khi xử lý các vấn đề an sinh cho người dân. Thực tế là hệ thống kinh tế thảm họa của quốc gia này cũng như ưu tiên chi tiêu quân sự trên cả các nhu cầu của người dân mới chính là nguyên nhân chính.

Theo Ủy ban Điều tra của Liên Hợp Quốc (COI) về vấn đề nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, chế độ này đã chi tiêu một lượng lớn nguồn lực vào quân sự, hàng hóa xa xỉ, và phục vụ đơn độc cho chế độ cai trị kiểu giáo phái của nhà họ Kim, thay vì diệt nạn đói.

Báo cáo COI của Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng ngay trong khi con số người dân chết đói hàng loạt ở mức rất cao, chế độ này vẫn cản trở các hoạt động viện trợ lương thực quốc tế bằng cách áp đặt các điều kiện mà không được dựa trên các nguyên tắc nhân đạo. Báo cáo kết luận rằng ban lãnh đạo của Bắc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng thực phẩm như một phương tiện để duy trì chế độ.

Trong năm 2012, Bắc Triều Tiên đã chi 645 triệu USD mặt hàng xa xỉ, trong khi trong năm 2013, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã yêu cầu các quốc gia tài trợ 150 triệu Đô la Mỹ để hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, LHQ ước tính rằng trong khoảng thời gian nạn đói tồi tệ nhất, số lượng tài nguyên cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực là khoảng từ 100 triệu Đô la Mỹ cho đến 200 triệu USD.

Việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo của Bắc Triều Tiên một cách triệt để và có hiệu quả trở nên bất khả thi nếu không có một cuộc cải cách toàn diện và thay thế hàng ngũ lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.

Jongtae Kim là một thành viên của chương trình Young Leaders thuộc tổ chức nghiên cứu The Heritage Foundation. Bản quyền thuộc về DailySignal.com. Bài viết này trước đó đã được đăng trên DailySignal.com.