PDA

View Full Version : Kinh nghiệm sống của nhà sư Matthieu Ricard, 67 tuổi



khieman
01-13-2016, 03:51 PM
.


Kinh nghiệm sống của nhà sư Matthieu Ricard, 67 tuổi



“Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói.

Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn, bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Đại Học Wisconsin – Mỹ đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói:

“Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”

Sau đây là câu chuyện đời của Ngài.

Mọi người đều có thể trở nên người hạnh phúc nhất thế giới nếu họ tầm cầu hạnh phúc đúng nơi. Vấn đề là chúng ta không muốn.

Hạnh phúc không phải là việc theo đuổi những kinh nghiệm vô tận. Hạnh phúc là sự biểu hiện của một trạng thái và điều khó khăn là để cho trạng thái đó làm chủ tất cả các tình cảm khác.

Khác với sự thỏa thích, sẽ tự mất đi ngay khi bạn kinh nghiệm được, hạnh phúc là một kỷ năng và được tu tập. Chúng ta đều có khả năng gặt hái hạnh phúc. Bạn phải xem xét điều gì làm khởi sắc cho cuộc đời của bạn. Theo Phật giáo chúng ta cho rằng nguồn gốc của sự đau khổ chính là vô minh.

Hạnh phúc là vạch ra một lằn ranh. Đó không phải là tìm kiếm những ngọn pháo bông hoặc những cảm nghiệm phấn chấn. Bước đầu là bạn phải nhận thức được bạn muốn cải thiện và chúng ta có thể kiểm soát phần nào những điều kiện nhất thời, viễn vông.

Để được hạnh phúc thực sự chúng ta phải từ bỏ các uế nhiễm của tâm chẳng hạn như oán ghét, dính mắc, kiêu mạn, khát khao, tham muốn và tự mãn. Toàn bộ của sự huấn luyện tâm hoặc thiền tập là loại bỏ những điều này và thành tựu các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha.

Bạn có thể tranh luận rằng một sự nóng giận hoặc một chút ít tiêu cực là cá tính của con người vậy điều đó không hẳn là xấu. Chúng ta thường có sự lẫn lộn giữa ánh sáng và bóng tối nhưng chúng ta chỉ dính mắc vào tư kiến đó và cho rằng nó là tối ưu. Bạn không cho rằng “Bản chất của con người là bệnh và chết vậy thì tại sao chúng ta phải đi bác sĩ” phải không?

Phương cách tâm hiểu biết thế giới là điều quan trọng trong cách định nghĩa phẩm chất của mỗi sát na xảy ra và chúng ta không để ý đến các điều kiện bên trong. Chúng ta phải học cách nhận ra rằng có những trạng thái tâm hoặc tình cảm có lợi cho sự phát triển và một số khác có tính cách hủy hoại. Tôi gọi đó là luyện thuốc giải độc.

Thông thường khi chúng ta vừa thoáng giận dữ tiếp theo sẽ là một giai đoạn chịu đựng thiêu đốt khi mà chúng ta không thể bắt đầu nhận ra các mặt tích cực của người mà chúng ta đang giận dữ. Liều thuốc giải độc trực tiếp là xem nó như nóng và lạnh. Có nghĩa là càng nhiều tư tưởng thiện hoặc vị tha bạn đem vào trong tâm, càng ít chỗ cho điều đối nghịch. Đây là luyện thuốc giải độc.

Do luôn ý thức rằng sự giận dữ không thể tự nuôi sống nó, nó sẽ ngưng được tiếp nhiên liệu và từ từ diệt đi. Nếu bạn trở nên thuần thục thì với sự tỉnh giác bạn có thể để cho những tình cảm buồn phiền đó qua đi mà không giữ chúng như một quả bom định giờ, hoặc cho chúng nổ tung từng lúc.

Dĩ nhiên tôi có tức tối. Nhưng thường là tôi nhanh chóng bật cười trước sự tức tối vì điều đó là dại dột.

Mọi người sẽ được hỗ trợ qua việc hành thiền nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Hành thiền là một từ rất mơ hồ và có nhiều sáo ngữ chẳng hạn như làm rỗng không tâm trí và thư giãn hoặc tất cả những điều như thế. Nhưng hành thiền có ý nghĩa thực sự là tu tập hoặc làm quen với sự hiểu biết về cách vận hành của tâm. Các sự nghiên cứu cho thấy hành thiền kết hợp với sự nhận thức liệu pháp có thể giúp những người chịu đựng sự trầm cảm nghiêm trọng và làm giảm nguy cơ tái phát đến 40 phần trăm.

Để được hoàn toàn tự do bạn không thể cùng một lúc gánh vác trách nhiệm với những người lệ thuộc vào bạn. Làm sao tôi có thể hạnh phúc khi tôi là một người độc thân trong suốt 30 năm? Nếu tôi có một mái gia đình tôi sẽ gây ra nhiều đau khổ và điều này bất khả thi. Như thế không có nghĩa là bạn không có một tình bằng hữu tuyệt diệu và mối quan hệ với phân nửa của nhân loại. Một khía cạnh có thể không hiện hữu nhưng nhiều khía cạnh khác lại hiện hữu.

Cuộc sống không chỉ là ngồi nơi ban công nhìn xuống dãy Hy Mã Lạp sơn. Bạn có thể nói điều này quá dễ dàng cho tôi, tôi sống trên núi và không cần phải trùm những chiếc áo có mủ trên đường về nhà mỗi đêm. Nhưng điều này không dễ. Tôi đã bay 70 chuyến từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 6 tháng 11. Tôi không hề có một ngày nghỉ.

Chuyện nhà khoa học Pháp thành nhà sư hạnh phúc

Các nhà thần kinh học Mỹ sau nhiều thử nghiệm đã tìm ra người hạnh phúc nhất thế giới. Đó chính là người đàn ông Pháp có tên Matthieu Ricard, một nhà nghiên cứu tế bào di truyền đã từ bỏ cuộc sống hiện đại, phù hoa để lên đường tới Tây Tạng, trở thành nhà tu hành Phật giáo và là thị giả của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm bàn về Phật giáo, trong đó có một cuốn sách về hạnh phúc mang tựa đề “Happiness: A Guide to Developing Life’s Most Important Skill” (Hạnh phúc: Hướng dẫn phát triển kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống).

Vậy hạnh phúc là gì? Và làm thế nào để tất cả chúng ta có được hạnh phúc? Từ một nhà sinh học trở thành tu sĩ Phật giáo, ông nói rằng chúng ta có thể huấn luyện tâm trí mình theo những thói quen đem lại hạnh phúc để có được cảm giác thanh thản và mãn nguyện thật sự.

Con đường từ một nhà khoa học tài ba trở thành một tỳ kheo thông tuệ

Matthieu Ricard sinh ngày 15.2.1945 tại AlexlesBains (Savoie, Pháp) là con trai của ông Jean Francois Revel, một triết gia Pháp nổi tiếng, và bà Yahne Le Toumelin, một nữ họa sĩ theo trường phái trừu tượng, đã đi theo tiếng gọi của Phật giáo từ năm 1968. Sinh trưởng trong một gia đình như vậy, ông đã sớm hình thành những tư tưởng triết học và Phật giáo và mang trong mình niềm đam mê về cuộc sống tu hành chốn thiền môn.

Bởi vậy, sau khi theo đuổi ngành sinh vật phân tử học tại trường đại học, làm việc tại Viện Pasteur và hoàn thành luận án tiến sĩ sinh vật học của đại học Sorbonne vào năm 1972, chàng trai này khi ấy mới 26 tuổi đã thông báo với cha mẹ, các thầy giáo và bạn bè về quyết định của mình, sẽ từ bỏ sự nghiệp khảo cứu khoa học, bỏ học bổng sang Mỹ nghiên cứu thêm về sinh vật học, bỏ cả tương lai của một nhà khoa học có hạng phía trước để xuống tóc đi tu, làm một tỳ kheo học đạo tại vùng đất Tây Tạng.



(https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard1.jpg)https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard1.jpg?w=646 (https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard1.jpg?w=646)

Matthieu Ricard, người hạnh phúc nhất thế giới.



Đây quả là một tin quá bất ngờ khiến tất cả mọi người đều vô cùng ngạc nhiên, nhất là đối với cha mẹ của ông – những người đã đặt biết bao kỳ vọng vào cậu con trai tài giỏi của mình.

Matthieu Ricard đã thực hiện chuyến đi đầu tiên của mình tới Ấn Độ vào năm 1967 khi 21 tuổi. Trong chuyến đi định mệnh ấy, ông đã có duyên gặp gỡ với một vị lạt ma tên là Kangyur Rinpoche đầy lòng nhân ái và từ bi, được thầy chỉ dạy về tâm linh, nhưng chưa bao giờ được học một lớp học liên tục về Phật giáo nào cả.

Ông kể lại với cha mình:

'‘Thầy con nói rằng, Phật giáo có rất nhiều điều hay để hoc, nhưng điều quan trọng là chớ bao giờ chuyên chú quá vào sách vở lý thuyết mà quên mất thực hành bởi thực hành mới là trọng tâm của tu tập đạo pháp. Học với thầy, con tự khám phá ra điều căn bản của quan hệ thầy – trò là tâm mình phải hòa đồng được với tâm của thầy. Có thế mới học được phép quán tưởng để đi đến sự hiểu biết giác ngộ”.'

“Về đến Paris thì mệt nhoài nhưng con thấy chuyến đi đó là một mặc khải đã chi phối ý nghĩ và hướng đi của đời con, mà con không biết nói ra thế nào. Sau khi ở Ấn Độ về, học năm đầu tiên tại Viện Pasteur, con mới thấy rõ phải gặp lại thầy con là một điều quan trọng nhường nào. Lúc nào con cũng nghĩ đến điều ấy’’.

Vì thế mà đên năm 1972, ông quyết tâm từ bỏ cuộc sống hiện đại và sự nghiệp đầy hứa hẹn của một nhà khoa học để lên đường sang Tây Tạng, tập trung vào việc thực hành Phật pháp. Ông sống ở dãy Himalaya, học tập với vị đại sư Kangyur Rinpoche và một số bậc thầy vĩ đại khác. Năm 1979, ông chính thức trở thành tu sĩ, là người học trò gần gũi và thân thiết nhất của đại sư Dilgo Khyentse Rinpoche.

Năm 1980, cũng nhờ có vị đại sư này, ông đã có cơ hội lần đầu tiên gặp đức Đạt Lai Lạt Ma mà sau này ông đã trở thành phiên dịch viên tiếng Pháp cho ngài bắt đầu từ năm 1989. Sau khi người thầy của ông qua đời vào năm 1991, ông đã dành mọi tâm huyết và hoạt động của mình để thực hiện tư tưởng đã được thầy truyền dạy.

Bàn về những bí quyết của hạnh phúc

Matthieu đã sống trên rặng núi Himalaya từ hơn bốn chục năm nay bên những vị thầy tâm linh lớn. Ông ở lại tự viện Shechen (Nepal), cống hiến cuộc đời cho tu hành, bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng và cho những dự án nhân đạo ở Tây Tạng. Ngoài thời gian tu tập và phiên dịch tiếng Pháp cho đức Đạt Lai Lạt Ma, ông còn có nhiều hoạt động khác trong vai trò của một nhà nhiếp ảnh, dịch giả và đã xuất bản những tác phẩm bàn về triết lý cuộc sống của nhà Phật cũng như mối tương quan giữa Phật giáo và khoa học.



(https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard-02.jpg)https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard-02.jpg?w=646 (https://thienphatgiao.files.wordpress.com/2014/08/matthieu-ricard-02.jpg?w=646)

Matthieu Ricard và đức Đạt Lai Lạt Ma.



Tiêu biểu trong số các tác phẩm của ông là cuốn “Tu sĩ và triết gia” ghi lại cuộc trò chuyện giữ hai cha con ông được dịch ra 21 thứ tiếng hay cuốn “Vô tận trong lòng bàn tay” với đồng tác giả là giáo sư Trịnh Xuân Thuận – một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng người Việt mang quốc tịch Mỹ …

Bàn về chân hạnh phúc, ông đã bày tỏ quan điểm của mình như sau:

‘‘Thực ra hạnh phúc là một khái niệm mơ hồ và người ta thường bị lẫn lộn giữa hạnh phúc đích thực và những cảm giác thích thú. Khi thích thú, chúng ta nhảy cẫng lên, làm động tác này, động tác nọ, rồi chúng ta ngã xuống, mệt nhoài và chán nản. Sự thích thú thì tùy thuộc vào hoàn cảnh.

“Còn hạnh phúc, đó là nhận thức bẩm sinh của chúng ta. Chúng ta đi trên tuyết, đi dưới bầu trời đầy sao và cảm thấy rất thích thú, không có một xung đột nội tâm nào cả. Khi bạn có một cử chỉ thân thương với một đứa bé, không có ràng buộc gì cả, không đòi hỏi khen hay thưởng gì cả, bạn sẽ cảm thấy được tình yêu thuần túy”.

“Có một hình ảnh rất hay trong giáo lý nhà Phật. Tâm trạng của chúng ta giống như bề mặt của tấm gương soi. Tính chất của tấm gương là phản chiếu tất cả mọi hình ảnh: những nét mặt giận dữ hoặc tươi cười hay những nét mặt buồn bã, trầm tư. Nhưng những hình ảnh này không thâm nhập vào trong tấm gương. Chúng không phải là một phần của tấm gương. Nếu chúng là một phần của tấm gương thì chúng sẽ ngăn cản những hình ảnh khác. Nét mặt giận dữ sẽ vẫn nằm lại trong gương và nét mặt tươi vui sẽ không bao giờ hiện lên được”.

“Tương tự như vậy, có một sự tỉnh giác thuần khiết, từ đó mọi ý niệm khởi phát. Nếu quả thực đúng như vậy thì những cảm xúc gây đau khổ được gắn kết với những nguyên nhân và những điều kiện. Bằng cách luyện tâm, sử dụng đúng thuốc trị, thay thế sự căm ghét bằng lòng yêu thương, thay lòng tham lam bằng tự do nội tâm, bạn có thể thay đổi được cảnh quan của tâm hồn. Đấy là thiền. Thiền là một từ rất xa lạ, nhưng thật sự, thiền chỉ có nghĩa là làm quen với hiện hữu, nuôi dưỡng những phẩm chất nội tâm của mình’’.

Bài tập thiền định đơn giản giúp con người cảm nhận niềm hạnh phúc

Theo Matthieu, điều quan trọng nhất của việc luyện tâm và thiền định không phải chỉ để có được sự thư giãn, thoải mái trong vài khoảnh khắc và một ngày dễ chịu hơn. Điều chủ yếu là phải thay đổi cái vạch xuất phát ấy bình yên hơn, vị tha hơn và cân bằng hơn về mặt cảm xúc. Vì không có gì tự nhiên bằng hơi thở, chúng ta có thể nối kết một thiền quán về từ bi với hơi thở của chúng ta. Bạn hãy tự nhủ: mong sao hết thảy chúng sinh đều thoát khổ. Mong sao nỗi khổ của tôi thay thế cho nỗi khổ của mọi chúng sinh.

Khi bạn hít vào hãy tập hợp khổ đau của mọi người và thẩy nó vào cho chính bạn. Đừng để nó trở thành một gánh nặng không cần thiết. Hãy hòa tan nó trong tim bạn trong một khối ánh sáng rực rỡ. Khi bạn thở ra hãy nói: Mong sao tất cả hạnh phúc mà tôi đã trải qua, tất cả những việc làm tích cực mà tôi đã thực hiện được hiến dâng cho mọi chúng sinh.

Hãy cứ lặp đi lặp lại như thế. Bằng cách thay đổi thái độ của bạn, bạn sẽ dần dần thay đổi hoàn cảnh quanh bạn. Không những bạn đạt được sự tịnh lạc, lòng từ bi của bạn còn lớn dần lên khi bạn tương tác với người khác. Nếu chúng ta cứ làm đi làm lại như thế, nó sẽ trở thành cái bản chất thứ hai và chúng ta sẽ khám phá theo một thể cách hoàn toàn mới để hiện hữu với những người khác.


_https://thienphatgiao.wordpress.com