PDA

View Full Version : 44% người dân phải hối lộ khi làm sổ đỏ



duyanh
04-12-2016, 01:16 PM
44% người dân phải hối lộ khi làm sổ đỏ




http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/maithu/2016_04_12/hanh-chinh-trongbai_eonb_XEPK.jpg?w=665&encoder=wic&subsampling=444 (http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/maithu/2016_04_12/hanh-chinh-trongbai_eonb_XEPK.jpg?width=1600&encoder=wic&subsampling=444)


Tỷ lệ người dân phải "lót tay" khi sử dụng các dịch vụ công vẫn tăng mạnh - Ảnh minh họa: T.N

Theo các chuyên gia UNDP, tham nhũng tiếp tục là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Người dân sống ở đô thị chịu tác động của tham nhũng lớn hơn, bởi hơn 9% số người dân đô thị cho rằng tham nhũng là một trong những vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam.

Cụ thể, theo khảo sát năm 2015, có tới 51,29% người dân phải đưa “lót tay” để xin được việc trong cơ quan nhà nước, tăng cao hơn so với năm 2011 là 45,78%… Tham nhũng cũng có xu hướng gia tăng ở các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, giấy phép xây dựng, cán bộ dùng tiền công quỹ chi cho mục đích riêng. Theo UNDP, người dân bi quan hơn về hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương, trong cung ứng dịch vụ công, trong tuyển dụng cán bộ, công chức viên chức.

Đáng chú ý, có sự gia tăng đột biến ở tỉ lệ người dân cho biết phải chi “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ước tính có khoảng 44% số người đã làm thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2015 phải đưa hối lộ mới làm xong được thủ tục, tăng gần gấp đôi so với tỉ lệ ước tính năm 2014. Số người lót tay để sử dụng dịch vụ y tế vẫn “ổn định” ở tỉ lệ 12% qua hai năm 2014 và 2015.

Cũng theo báo cáo PAPI, năm 2015 đã chứng kiến sự suy giảm về hiệu quả quản trị và hành chính công. Đặc biệt, điểm trung bình toàn quốc ở hai chỉ số nội dung “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” và “công khai, minh bạch” sụt giảm mạnh, lần lượt giảm 3% và 7% so với năm 2014. Điểm sáng của PAPI là chỉ số “cung ứng dịch vụ công” tăng điểm, dù ở mức khiêm tốn.

Chỉ số PAPI là một trong những công cụ độc lập đo lường hiệu quả của bộ máy công quyền, mức độ hài lòng của người dân với năng lực quản trị và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2015, PAPI được đo lường dựa trên khảo sát 14.000 người dân.

Theo Thanh Niên