PDA

View Full Version : Vụ 5 công an dùng nhục hình: Mẹ bị hại lâm bệnh vì mòn mỏi đợi xử án



duyanh
06-22-2016, 11:47 AM
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Mẹ bị hại lâm bệnh vì mòn mỏi đợi xử án




http://xmedia-nguoiduatin.cdn.vccloud.vn/thumb_x500x/2016/6/22/231/vu-cong-an-dung-nhuc-hinh-1466581740.jpg

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Mẹ bị hại lâm bệnh vì mòn mỏi đợi xử án

Bà Bùi Thị Phương, mẹ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều đang bị bệnh nặng. Nguyện vọng của bà và gia đình mong muốn vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm đảm bảo tính công khai, nghiêm minh của pháp luật.
Vụ án 5 công an dùng nhục hình xảy ra tại trụ sở Công an TP.Tuy Hòa (Phú Yên), Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã hai lần ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, kể từ ngày hoãn phiên tòa lần hai (27/11/2015) đến nay đã 8 tháng nhưng tòa vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử.

Bà Bùi Thị Phương, mẹ của bị hại Ngô Thanh Kiều (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) - nghi can trong vụ trộm cắp tài sản đang bị bệnh nặng. Nguyện vọng của bà và gia đình mong muốn vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm đảm bảo tính công khai, công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Mẹ bị hại lâm bệnh vì mòn mỏi đợi xử án - Ảnh 1
Gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều rất bức xúc về việc Tòa án chậm đưa ra xét xử phúc thẩm.

Liên quan đến vụ án, mới đây các Luật sư: Phạm Công Út, Nguyễn Hồng Hà, Lê Minh Nhân, Nguyễn Văn Quynh và Ngô Anh Tuấn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều cũng có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi tới Tòa án Nhân dân cấp cao và Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và nhiều cơ quan Trung ương.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định của luật này không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn.


http://xmedia-nguoiduatin.cdn.vccloud.vn/thumb_x500x/2016/6/22/231/5conganxnlj-1466583364.jpg
5 bị cáo trong một phiên xét xử.

Tính từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chính thức thụ lý vụ án phúc thẩm hình sự này (ngày 29/5/2015), tòa đã 2 lần mở phiên phúc thẩm lưu động nhưng các phiên xét xử đều bị hoãn vì nhiều lý do.

Theo đó, lần thứ nhất, vào ngày 22/9/2015, HĐXX phúc thẩm – TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã quyết định hoãn, với lý do một bị cáo tại ngoại, kháng cáo xin hưởng án treo, có đơn xin hoãn phiên tòa; đại diện hợp pháp bị hại, hai luật sư bảo vệ cho gia đình bị hại có đơn xin hoãn. Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (kháng cáo kêu oan) đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập đại diện Viện Pháp y Quốc gia khu vực 2…

Lần thứ hai, phiên tòa ngày 27/11/2015 tiếp tục vắng mặt bị cáo tại ngoại có kháng cáo xin được hưởng án treo, vắng mặt đại diện Phân viện Pháp y Quốc gia tại TP.HCM. Các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình người bị hại và luật sư bào chữa cho bị cáo đều yêu cầu phiên tòa phải có mặt đầy đủ các bị cáo, nhân chứng giám định viên, đại diện Viện Pháp y Quốc gia khu vực 2… Do đó, HĐXX phúc thẩm quyết định hoãn phiên tòa.

Theo cáo trạng, để phục vụ điều tra một vụ trộm cắp trên địa bàn diễn ra vào đầu tháng 3/2012, Công an TP. Tuy Hòa đã lập chuyên án điều tra do ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa làm Trưởng ban chuyên án.

Chiều ngày 12/5/2012, ông Hoàn chỉ đạo Nguyễn Trần Nguyên Phúc (thuộc cấp) phân công lực lượng, phối hợp Công an huyện Tây Hòa đến nhà mời anh Ngô Thanh Kiều đến Công an TP. Tuy Hòa làm việc. Lúc 3h sáng 13/5/2012, tổ công tác gồm 7 cán bộ công an đã đến nhà bắt, còng tay anh Kiều đưa đến Công an xã Hòa Đồng.

Đến 6h sáng cùng ngày, mặc dù không có lệnh bắt nhưng anh Kiều vẫn tiếp tục bị còng tay, đưa đến Công an TP. Tuy Hòa. Tại đây, ông Lê Đức Hoàn trực tiếp chỉ đạo, phân công việc xét hỏi anh Kiều.

Trong quá trình xét hỏi, các trinh sát, điều tra viên Mẫn, Quyền, Huy và Quang thay phiên nhau liên tục dùng dùi cui đánh anh Kiều (đang bị còng tay vào thành ghế). Trưa cùng ngày, trong khi được phân công canh giữ anh Kiều, Thành tiếp tục dùng dùi cui đánh bổ liên tiếp vào đầu anh Kiều.

Đến 14h cùng ngày, ông Lê Đức Hoàn chỉ đạo dẫn giải anh Kiều đến Phòng PC45 Công an tỉnh Phú Yên làm việc thì phát hiện Kiều có biểu hiện mệt mỏi nên đưa đến Bệnh xá Công an Phú Yên khám. Đến 17h40 cùng ngày, bệnh xá này chuyển Kiều đến Bệnh viện Đa khoa Phú Yên thì Kiều tử vong trên đường đi.

Kết quả giám định pháp y của Trung tâm pháp y Phú Yên kết luận, Kiều tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.

Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 7/4 đến 15/4/2015, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt Lê Đức Hoàn 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

5 bị cáo còn lại đều phạm tội “Dùng nhục hình”. Trong đó, Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45 Công an tỉnh Phú Yên) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá Công an TP Tuy Hòa) bị tuyên phạt 2 năm tù.

Bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy Công an TP Tuy Hòa) bị tuyên phạt 2 năm 3 tháng tù.

Bị cáo Đỗ Như Huy (nguyên trung úy Công an TP Tuy Hòa) bị tuyên phạt 1 năm tù cho hưởng án treo

Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy Công an TP Tuy Hòa) bị tuyên phạt với mức án cao nhất 8 năm tù. Trong suốt quá trình điều tra và các phiên tòa trước đó cũng như tại phiên tòa này, bị cáo Thành một mực cho rằng mình bị oan, không đánh Ngô Thanh Kiều.

Không đồng ý với bản án này, bà Ngô Thị Tuyết (chị Ngô Thanh Kiều) kháng cáo toàn bộ bản án. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng tiếp tục kháng cáo kêu oan.


Theo Người Đưa Tin