PDA

View Full Version : Lịch sử Văn minh Ấn Độ



Mặc Vũ
11-10-2010, 05:47 PM
Tác giả: Will Durant
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

Vài lời thưa trước

Trước đây tôi đă đăng bài Tựa của người dịch[1], tôi cũng trích đăng Ấn Độ và Phật Thích Ca[2] gồm trọn chương I, trọn chương II và tiết 1 của chương V. Dưới đây, tôi sẽ tiếp tục đăng phần c̣n lại của cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ này.

Để các bạn tiện theo dơi, tôi xin được nhắc lại là tác phẩm Lịch sử văn minh Ấn Độ nằm trong tập

I: Di sản phương Đông, bộ Lịch sử văn minh của Will Durant, mà tập này xuất bản trước đệ nhị thế chiến, Ấn Độ lúc đó gồm cả các nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh ngày nay. Cụ Nguyễn Hiến Lê dịch cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ từ bản Pháp dịch do nhà Rencontre ở Lausanne (Thuỵ Sĩ) xuất bản; ở đây, tôi tham khảo bản tiếng Anh The Story of Civilization, Volume I: Our Oriental Heritage[3], Book two: India and Her Neighbors, từ trang 422 đến trang 683, để nếu cần, tôi sẽ hoặc sửa lỗi hoặc chú thích, hoặc cả hai.

GF.




Chân lí cao cả nhất là chân lí này: Thượng
Đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn
h́nh vạn trang của Thượng Đế. Không nên
t́m một đấng thần linh nào khác… Chúng ta
cần một tôn giáo tạo những con người cho ra
con người… Bạn nên bỏ những tôn giáo thần bí
làm cho bạn suy nhược đi, và bạn nên cương
cường… Trong năm chục năm sắp tới đây…
chúng ta nên từ bỏ hết các thần linh khác
trong trí óc ta đi. Chỉ có mỗi một đấng Thượng
Đế có ư thức, là ṇi giống của chúng ta, đâu đâu
cũng có bàn tay của Ngài, bàn chân của Ngài,
cặp tai của Ngài; Ngài bao trùm hết thảy… Sự
sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn
vật chung quanh ta… Chỉ người nào giúp đỡ
vạn vật mới thực sự là thờ phụng Thượng Đế.
-VIVEKANADA

NIÊN BIỂU LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
Trước Công nguyên

… ..…..4000….Văn minh tân thạch khí ở Mysore.
….. …..2900….Văn minh Mohenjo-daro.
… . …..1600….Dân tộc Aryen xâm chiếm Ấn Độ.
1000 – 500….Các kinh Veda (Phệ Đà) xuất hiện.
..800 – 500….Upanishad (Các bài thuyết giáo).
..599 – 527….Mahavira, giáo tổ đạo Jainisme (Ḱ Na giáo).
..563 – 483….Phật Thích Ca
……... …500….Sushruta, y sĩ.
… …...…500….Kapila và triết lí Sankhya.
… ...……500….Các Purana đầu tiên
… ...……329….Hi Lạp xâm chiếm Ấn Độ.
… ...……325….Vua Hi Lạp Alexandre rời Ấn Độ.
..322 – 298….Triều đại Maurya.
..302 – 185….Chandragupta Maurya.
..302 – 298….Mégasthènes ở Pataliputra.
..273 – 232….Açoka (A Dục).

Sau Công nguyên
….… . ....120….Kanishka, vua xứ Kushan.
….…... …120….Charaka, y sĩ.
...320 – 530….Triều đại Gupta.
...320 – 330….Chandragupta I.
...330 – 380….Chamudragupta.
...380 – 413….Vikamaditya.
...399 – 414….Pháp Hiển qua Ấn Độ.
...100 – 700….Các đền chùa và bích hoạ ở Ajanta.
….…... …400….Kalidasa, thi sĩ và kịch tác gia.
...455 – 500….Hung Nô xâm chiếm Ấn Độ.
.……... …499….Aryabhata, toán học gia.
...505 – 587….Vaharamihira, thiên văn gia.
...598 – 660….Brhamagupta, thiên văn gia.
...606 – 648….Vua Harsha-Vardhana.
...608 – 642….Pulakeshin II, vua Chalukyan.
...629 – 645….Huyền Trang qua Ấn Độ.
...629 – 650….Srong-tsan Gampo, vua Tây Tạng.
...630 – 800….Hoàng kim thời đại ở Tây Tạng.
….… .. …639….Srong-tsan Gampo dựng kinh đô Lhasa.
….… ...…712….Dân tộc Ả Rập xăm chiếm xứ Sindh.
….… .. …..75….Vương quốc Pallava thành lập.
….750 – 780….Xây dựng các đền chùa Borobudur ở Java.
.…….....…760….Đền Kailasha.
....788 – 820….Shankara, triết gia phái Vedanta.
....800 -1300….Hoàng kim thời đại ở Cao Miên.
....800 -1400….Hoàng kim thời đại ở Rajputana.
….….....…900….Vương quốc Chola thành lập.
..973 – 1048….Alberuni, nhà bác học Ả Rập.
………......993….Dựng thành Delhi.
..997 – 1031….Vua Hồi giáo[1] Mahmoud tỉnh Ghazni.
………....1008….Mahmoud xăm lăng Ấn Độ.
1076 – 1126….Vikramaditya Chalukya.
……....…1114….Bhaskara, toán học gia.
……....…1150….Xây dựng đền Angkor Vat (Đế Thiên) ở Cao Miên.
……....…1186….Dân tộc Thổ Nhĩ Ḱ xâm chiếm Ấn Độ.
1206 – 1526….Triều đại các vua Hồi giáo ở Delhi.
1206 – 1210….Vua Hồi giáo Kutbu-d Din Aibak.
1288 – 1293….Marco Polo ở Ấn Độ.
1296 – 1315….Vua Hồi giáo Alau-d Din.
……....…1303….Alau-d Din chiếm Chitor.
1325 – 1351….Vua Hồi giáo Muhammad bin Tughlak.
……....…1336….Thành lập vương quốc Vijayanagar.
1336 – 1405….Timur (Tamerlan).
1351 – 1388….Vua Hồi giáo Firoz Shah.
………....1398….Timur xâm chiếm Ấn Độ.
1440 – 1518….Kabir, thi sĩ.
1469 – 1538….Baba Nanak, người thành lập các môn phái Sikh.
1483 – 1530….Babur thành lập triều đại Mông Cổ.
1483 – 1573….Sur Das, thi sĩ.
………....1498….Vasco de Gama tới Ấn Độ.
1509 – 1529….Kishna deva Raya trị v́ vương quốc Vijayanagar.
……....…1550….Người Bồ Đào Nha chiếm thành Goa.
1530 – 1542….Humayun.
1532 – 1624….Tusi, thi sĩ.
1524 – 1545….Sher Shah.
1555 – 1556….Humayun vừa phục hưng th́ băng.
1560 – 1605.…Akbar (A Cách Bá).
……....…1565….Vương quốc Vijiyanagar sụp đổ ở Talikota.
……....…1600….Công ty Đông Ấn thành lập.
1605 – 1627….Jehangir.
1628 – 1658….Shah Jehan.
……....…1631….Hoàng hậu Mumtaz Mahal chết.
1658 – 1707….Aurang Zeb.
……....…1674….Người Pháp thành lập Pondichery.
1674 – 1680….Raja Shivaji.
……....…1690….Người Anh thành lập Calcuta.
1756 – 1763….Chiến tranh Anh-Pháp ở Ấn Độ.
……....…1757….Trận Plassey.
1765 – 1767….Robert Clive, thống đốc Bengale.
1772 – 1774….Warren Hastings, thống đốc Bengale.
1786 – 1793….Huân tước Cornwallis, thống đốc Bengale.
1788 – 1795….Vụ xử tội Warren Hastings.
1798 – 1805….Hầu tước Wellesley, thống đốc Bengale.
1828 – 1835….Huân tước Cavendish-Bentick, toàn quyền thống đốc Ấn Độ.
………....1828….Ram Mohun Roy thành lập giáo phái Brahma-Somaj.
……....…1829….Băi bỏ tục suttee (hoả thiểu quả phụ).
1836 – 1886….Ramakrisna.
…....……1857….Các cipaye nổi loạn.
…....……1858….Ấn Độ thuộc về Hoàng gia Anh.
……....…1861….Rabindranath Tagore sanh.
1863 – 1902….Vivekananda (Narendranath Dutt).
……....…1869….Mohandas Raramchand Gandhi sanh.
……....…1875….Dayananda thành lập giáo phái Arya Somaj.
1880 – 1884….Hầu tước Ripon, phó vương Ấn Độ.
1899 – 1905….Huân tước Curzon, phó vương.
1816 – 1921….Huân tước Chelmsford, phó vương.
……....…1919….Amritsar.
1921 – 1926….Huân tước Reading, phó vương.
1926 – 1931….Huân tước Irwin, phó vương.
……....…1931….Huân tước Willingdon, phó vương[2].
……....…1935….Sắc lệnh Chính phủ Ấn Độ (thành lập Liên bang Ấn).
1945 – 1946….Hội nghị Simla và hội nghị New Delhi.
…....……1947….Ấn Độ tách ra thành Hindoustan (Ấn) và Pakistan (Hồi)[3].
…....……1948….Ấn Độ độc lập – Gandhi bị ám sát.

TVEB

Mặc Vũ
11-10-2010, 05:50 PM
CHƯƠNG III
TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB

I. CHANDRAGUPTA

Vua Alexandre vô Ấn Độ - Nhà giải phóng: Chandragupta – Dân chúng – Đại học Taxila – Cung điện – Một ngày của một ông vua – Một Machiavel thời cổ - Tổ chức hành chánh – Luật pháp – Y tế - Giao thông và chuyên chở, đường sá – Cơ quan hành chánh ở các thành thị


Năm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếm xong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trong một năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc, trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cung cấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầu năm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuống phương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi. Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh, 4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân của Porus. Porus đă anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông ta đầu hàng, Alexandre vừa phục sự cam đảm, vừa khen vóc dáng to lớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn được đối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đăi tôi vào hàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện của tôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn ǵ hơn cả”. Porus bảo Alexandre hỏi như vậy là đủ cho ḿnh măn nguyện rồi, không đ̣i ǵ nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre cho Porus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó, Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưng là đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biển đông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêm nữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượng bộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sông Hydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan. Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bất qui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiến đấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse th́ đạo quân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu năo.

Bảy năm sau Macédoine không c̣n giữ được chút quyền hành ǵ ở Ấn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn là nhờ hoạt động của một nhân vật lăng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kém Alexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao th́ vượt xa Alexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya, bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha. Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làm cố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồn quân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến về Pataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cách mạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại này làm chủ Hindoustan và A Phú Hăn[2] trong một trăm ba mươi bảy năm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo của Kautilya, Chandragupta làm cho triều đại ông thành mạnh nhất thời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của Seleuces Nicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấy một nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngây thơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớ văn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh.

Mégasthènes đă lưu lại nhiều trang ca tụng đời sống ở Ấn đương thời, có lẽ ông ta hơi tô điểm một chút. Trước hết ông lấy làm lạ rằng Ấn không có chế độ nô lệ[3], và dân chúng chia làm nhiều tập cấp tuỳ theo nghề nghiệp, ông cho sự phân chia xă hội như vậy rất tự nhiên, hợp lí, chấp nhận được. Vị sứ thần đó bảo dân chúng sống sung sướng.

V́ cách thức họ b́nh dị mà đời sống của họ đạm bạc. Không khi nào họ uống rượu, trừ trong các buổi lễ tế thần… Luật pháp và cách lập khế ước của họ rất giản dị, chứng cớ là gần như không bao giờ họ ra toà. Họ không kiện cáo nhau v́ các tờ hợp đồng hoặc ǵ cho vay mượn, họ không cần dùng con dấu hoặc người làm chứng v́ họ tin nhau… Họ trọng đạo đức và tính thành thực… Đa số đất đai đều cày cấy, mỗi năm hai mùa… V́ vậy người ta bảo Ấn Độ chưa hề biết nạn đói kém, chưa bao giờ thiếu thức ăn cho dân chúng.

Thời Chandragupta, Bắc Ấn có khoảng hai ngàn thị trấn, và thị trấn cổ nhất là Taxila, cách thị trấn Rawalpindi hiện nay khoảng ba chục cây số về phía Bắc. Arrien bảo thị trấn đó “lớn và thịnh vượng”, Strabon bảo nó rộng và có nhiều luật lệ rất tốt. Nó vừa là một quân khu vừa là một đất văn vật v́ nó có một địa vị rất quan trọng về phương diện chiến lược, ở trên con đường chính đưa sang Tây Á, mà lại có trường đại học lớn nhất đương thời Ấn Độ. Sinh viên mọi nơi đổ xô lại Taxila cũng như thời Trung Cộ họ đổ xô lại Paris, ở đó có những giáo sư giỏi nhất dạy đủ các môn nghệ thuật và khoa học, trường Y khoa Taxila nổi danh khắp phương Đông[4].

Mégasthène đă tả Pataliputra, kinh đô của Chandragupta như sau: kinh đô dài khoảng mười lăm cây số, rộng ba cây số, cung điện nhà vua tuy cất bằng cây nhưng Mégasthène cho là đẹp hơn các cung điện ở Suse và Ecbatane, và chỉ kém cung điện Persépalis thôi. Cột đều bọc một lớp vàng, vẽ những h́nh chim và lá cây, trong cung bày những đồ đạc vàng son rực rỡ. Nền văn minh đó vẫn có chút vẻ khoe khoang đặc biệt của phương Đông, chứng cớ là có những b́nh lớn bằng vàng trực kính một thước tám mươi, một sử gia Anh sau khi nghiên cứu các tài liệu văn học hoặc hội hoạ, các cổ vật c̣n lại, kết luận rằng thế kỉ IV và thứ III trước Công nguyên, nghệ thuật và kĩ nghệ của đế quốc Maurya không kém nghệ thuật và kĩ nghệ dưới thời các vua Mông Cổ mười tám thế thế kỉ sau.

Chandragupta dùng vơ lực chiếm được ngôi rồi, sống trong cảnh vàng son rực rỡ của cung điện trong hai mươi bốn năm, đôi khi chỉ mới ra ngoài thành tiếp xúc với dân chúng, những lúc đó, bận bộ triều phục bằng lụa là thêu kim tuyến, ngồi trong một chiếc kiệu bằng vàng hoặc cưỡi một thớt tượng trang sức lộng lẫy. Trừ những buổi đi săn hoặc tiêu khiển, c̣n ông dùng hết th́ giờ vào việc cai trị một quốc gia đương phát triển mạnh. Mỗi ngày ông chia làm mười sáu khoảng, mỗi khoảng chín mươi phút. Khoảng thứ nhất, ông thức dậy, trầm tư, khoảng thứ nh́ ông đọc các bản điều trần của các đại thần rồi ban các mật lệnh, khoảng thứ ba ông họp với các nhà cố vấn trong một điện riêng, khoảng thứ tư, lo về tài chính và binh bị, khoảng thứ năm, đọc các sớ thỉnh cầu của dân và xử án, khoảng thứ sáu dùng để tắm và ăn, khoảng thứ bảy thu thuế và các cống phẩm, bổ dụng quan lại, khoảng thứ tám lại họp nội các, nghe các lời báo cáo của bọn mật vụ và bọn triều thần cũng do thám cho ông, khoảng thứ chín dùng để nghỉ ngơi, tụng niệm, khoảng thứ mười và mười một dùng để giải quyết các vấn đề vơ bị, khoảng thứ mười hai cũng nghe báo cáo mật, khoảng thứ mười ba để tắm và ăn bữa tối, ba khoảng cuối cùng, mười bốn, mười lăm và mười sáu để ngủ. Sự thực không chắc đă đúng như vậy, có lẽ đó chỉ là chương tŕnh lí tưởng mà sử gia mong cho Chandragupta theo được hoặc muốn cho dân chúng tưởng rằng Chandragupta theo được. Các tin tức trong cung điện đưa ra ít khi đúng sự thật lắm.

Sự thực mọi quyền hành do viên đại thần quỉ quyệt Kautilya nắm hết. Kautilya vốn là một tu sĩ Bà La Môn, biết rơ giá trị của tôn giáo về phương diện chính trị, nhưng trong cách hành động lại không theo các qui tắc đạo đức, như các nhà độc tài hiện thời, ông ta cho rằng phương tiện nào cũng tốt miễn là có lợi cho quốc gia. Con người đó vô sở bất vi, tráo trở, nhưng rất trung tín với vua, ông ta hầu hạ Chandragupta trong cảnh lưu đày, trong cơn thất bại, trong thời mạo hiểm, bày mưu lập kế cho chủ để giết người, thắng trận, và thủ đoạn khôn khéo, làm cho quốc gia của chủ hoá mạnh nhất Ấn Độ thời đó, các thời trước cũng không bằng. Như Machiavel ở Ư thời Trung cổ, tác giả cuốn Prince, Kautilya nghĩ nên chép lại những thuật ông ta dùng trong chiến tranh và ngoại giao, theo truyền thuyết ông ta là tác giả cuốn Arthshastra, cuốn sách cổ nhất viết bằng tiếng Sancrit. Bảng liệt kê các cách ông đề nghị để chiếm một đồn đủ cho ta thấy óc thực tế của ông “tế nhị” ra sao. Các cách đó là “gian kế, dùng gián điệp, hối lộ bên địch, bao vây, xung phong”. Rơ ràng ông ta muốn phí ít sức nhất. Cách trị dân của Chandragupta và viên tể tướng của ông không có tính cách dân chủ, nhưng triều đại đó vẫn là triều đại tốt nhất, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Ấn Độ. Akba, minh quân bậc nhứt Mông Cổ “không sao so sánh được với Chandragupta và người ta có thể tin rằng không một thành thị Hi Lạp nào thời cổ được tổ chức khéo hơn. Chính quyền rơ ràng là dựa trên sức mạnh của quân đội. Nếu lời của Mégasthène đáng tin (nhưng lời của ông cũng đáng ngờ như lời các phóng viên báo chí ngày nay ở ngoại quốc) th́ Chandragupta có một đạo quân gồm 60.000 bộ binh, 30.000 kị binh, 9.000 thớt voi, và vô số chiến xa không biết rơ bao nhiêu. Nông dân và tu sĩ Bà La Môn được miễn dịch, Strabon bảo nông dân được yên ổn cày ruộng trong thời chiến. Theo nguyên tắc, quyền của nhà vua không bị hạn chế, nhưng sự thực một phần quyền hành thuộc về một hội đồng – có khi do nhà vua chủ toạ, có khi không – nhiệm vụ là thảo luật, quyết đoán về tài chánh, lo việc ngoại giao và bổ nhiệm cả vài chức lớn trong triều đ́nh. Mégasthène nhấn mạnh vào “tư cách cao thượng và sáng suốt” của các vị cố vấn đó mà nhiệm vụ trong chính quyền thật là quan trọng.

Nội các gồm nhiều bộ có quyền hạn rơ rệt và một số công chức đủ các cấp: các bộ đó lo việc thu thuế, đánh thuế quan, cấp giấy thông hành, giải quyết các vấn đề biên giới, giao thông, thuế gián thu, mỏ, canh nông, mục súc, thương mại, lâm sản, thuyền bè, kho chứa hàng, xưởng đúc tiền, cả vấn đề du hí trong dân gian và măi dâm nữa. Chẳng hạn viên tổng giám đốc thuế gián thu kiểm soát việc buôn bán thuốc men, rượu, quyết định cho mở bao nhiêu quán rượu, ở đâu, mỗi quán bán bao nhiêu rượu. Viên tổng giám đốc mỏ định chu vi khai thác cho những người được phép, những người này phải nộp một số thuế nhất định là bao nhiêu đó cho triều đ́nh và nộp cho ông ta một số tính theo lợi tức, về canh nông cũng gần như vậy v́ theo nguyên tắc, đất thuộc về quốc gia hết. Viên tổng giám đốc du hí kiểm soát các ṣng bạc, cung cấp các con tḥ ḷ, các ṣng phải nộp thuế mới được dùng các con tḥ ḷ đó, ngoài ra c̣n nộp cho quốc khố 5% số lời. Viên tổng giám đốc măi dâm coi chừng các gái điếm, coi chừng sự chi tiêu của họ, bắt họ phải nộp mỗi tháng hai ngày tiền họ kiếm được, ông ta c̣n nuôi hai ả trong cung để họ “tiếp đăi” khách khứa của ông và cũng để làm gián điệp cho ông nữa. Làm nghề nào cũng phải đóng thuế, ngoài ra triều đ́nh thỉnh thoảng quyên tiền của bọn phú gia nữa. Triều đ́nh định giá cả các món hàng, đúng ḱ kiểm soát xem thước và cân có đúng cách thức không, lập các xưởng quốc gia để chế tạo một số hoá phẩm nào đó, chính quyền c̣n bán rau và giữ độc quyền về mỏ, muối, gỗ, tơ lụa, ngựa và voi.

Tại các làng, chính các hương trưởng hoặc các panchayat – hương hội gồm năm hương chức – lo việc xử kiện, tại các thành phố, quận hoặc tỉnh, có những toà án thuộc nhiều cấp, tại kinh đô, Nội các lănh nhiệm vụ của tối cao pháp viện, và nếu cần th́ nhà vua sẽ xử các vụ chống án cuối cùng. H́nh phạt rất nghiêm khắc: chặt tay, chặt chân, khổ h́nh và tử h́nh, thường thường là quyết định theo luật báo thù hoặc bồi thường. Nhưng chính quyền không phải chỉ lo trừng trị tội ác, mà c̣n săn sóc đến vệ sinh, y tế, mở nhiều dưỡng đường, nhiều cơ quan từ thiện, gặp những năm đói kém th́ lấy thóc gạo, thức ăn trong kho ra phát chẩn, bắt buộc người giàu bố thí cho kẻ nghèo, và những năm kinh tế khủng hoảng, tổ chức các đại công tác cho dân thất nghiệp có công ăn việc làm.

Bộ giao thông trên thuỷ th́ qui định sự chuyên chở bằng đường thuỷ, che chở các hành khách trên sông hoặc trên biển, tu bổ các cầu, hải cảng, giang cảng, đặt những đ̣ đưa qua sông nhỏ, chỗ nào tư nhân không lập sẵn bến – lối tổ chức nửa công nửa tư đó rất tốt, một mặt tư nhân không bốc lột dân chúng được v́ c̣n có sự cạnh tranh của chính phủ, một mặt, nhờ có những tổ chức tư nhân mà tổ chức chính phủ không phung phí quá v́ không độc quyền mà phải cạnh tranh. Bộ giao thông trên bộ đắp và sửa tất cả các đường trong nước, từ những hương lộ dùng cho xe ḅ, nối làng nọ tới làng kia, tới những thương lộ (đường để giao thông buôn bán) rộng mười thước và vương lộ (tức như quốc lộ) rộng gần hai chục thước. Một trong những vương lộ đó dài gần hai ngàn cây số, đưa từ kinh đô Pataliputra tới biên giới Tây Bắc, nghĩa là bằng nửa đường băng ngang Hoa Ḱ từ Đông qua Tây. Mégasthène bảo bên bờ lộ, cứ cách ngàn rưỡi thước lại cấm một trụ ghi hướng đi về đâu và khoảng đường c̣n bao xa. Cùng cách khoảng gần đều đều, người ta trồng cây có bóng mát bên lề đường, đào giếng, dựng các nhà trạm và các lữ điếm. Chuyên chở th́ dùng xe ḅ, kiệu, xe trâu, ngựa, lạc đà, voi, lừa và phu phen. Đi bằng voi là cách thức sang nhất, chỉ hoàng tộc và các đại thần mới dùng, cách đó được dân rất ham mê và người ta cho rằng một con voi đáng quí hơn cái trinh tiết của người đàn bà[5].

Việc hành chánh trong các thị trấn cũng tổ chức theo qui tắc phân phối các dịch vụ thành nhiều ti riêng biệt. Chẳng hạn kinh đô Pataliputra gồm một hội đồng gồm ba mươi nhân viên chia làm sáu ti. Một ti điều khiển kĩ nghệ, một ti lo về ngoại kiều, kiếm chỗ ở cho họ, hướng dẫn họ mà cũng ḍ xét sự di chuyển của họ, một ti giữ sổ sinh và tử, một ti nữa cung cấp giấy phép cho thương nhân, qui định việc bán các sản phẩm tự nhiên, kiểm soát các đồ đo lường, một ti nữa kiểm soát việc bán hoá phẩm, một ti nữa đánh thuế 10% vào mọi việc giao dịch. Hawell bảo: “Tóm lại, ở thế kỉ thứ IV trước Công nguyên, Pataliputra có vẻ là một đô thị tổ chức và cai trị hoàn hảo nhất của môn xă hội học”. C̣n Vincent Smith th́ khen: “Sự tuyệt hảo của các biện pháp đó đáng làm cho ta ngạc nhiên dù ta chỉ mới xét các đại cương mà thôi, nếu đi sâu vô chi tiết th́ ta càng thán phục rằng ba trăm năm trước Công nguyên, làm sao Ấn Độ đă sáng lập và thực hành được một nền hành chánh như vậy”.

Chính quyền đó có một nhược điểm là chuyên chế, do đó luôn luôn phải dùng đến sức mạnh và mật vụ. Như mọi nhà cầm quyền chuyên chế, ngai vàng của vua Chandragupta rất lung lay, ông ta luôn luôn lo sợ một vụ nổi loạn, sợ bị ám sát. Đêm nào cũng phải đổi pḥng ngủ, không dám ngủ hoài một pḥng, và lúc nào cũng có vệ binh ở chung quanh. Theo truyền thuyết Ấn mà các sử gia châu Âu cho là đúng, có lần một nạn đói kém kéo dài quá (lời của Mégasthènes) làm cho nước điêu tàn, Chandragupta thất vọng v́ bất lực, không cứu nổi dân, thoái vị, sống cuộc đời khổ hạnh như các tín đồ Jaïn trong mười hai năm nữa rồi tuyệt thực để chết. Voltaire bảo: “Đành rằng xét cho cùng th́ đời sống của một gă đưa đ̣ có phần sướng hơn đời sống của một vị đại-thống-lănh, nhưng tôi nghĩ cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, nên chẳng cần phải phí công bàn”.

------------------------
[1] Nay là Patna.

[2] Tức Afghanistan. (Goldfish).

[3] Arrien cũng ngạc nhiên rằng mọi người dân Ấn đều tự do, không có một người nào là nô lệ.

[4] Nhà khảo cổ John Marshall đă cho đào đất ở chỗ nền cũ thị trấn Taxila và t́m được nhiều phiến đá chạm trổ tất khéo, những bức tượng rất đẹp, những đồng tiền có từ 600 năm trước Công nguyên và những đồ thuỷ tinh mà sau này Ấn Độ không thời nào chế tạo khéo hơn được. Vincent Smith bảo: “Hiển nhiên Ấn Độ thời đó đă đạt một tŕnh độ cao về văn minh vật chất v́ chúng ta tthấy ở đó có sản phẩm của đủ các nghệ thuật, các nghề nghiệp làm cho đời sống thêm phong nhă.

[5] Phụ nữ Ấn rất tiết hạnh, không chịu mất trinh tiết v́ một nguyên do ǵ khác, nhưng nếu người đàn ông nào tặng họ một con voi th́ khi họ nhận voi, họ chịu thất tiết với người đó để đáp lại. Đàn ông Ấn không cho cách thức măi dâm đó là xấu, c̣n đàn bà Ấn th́ lấy vậy làm vinh hạnh v́ sắc đẹp của ḿnh đáng giá một con voi: Theo Arrien trong cuốn Indica.

Tiếp theo.

TVEB

Mặc Vũ
11-12-2010, 02:57 AM
Lịch sử Văn minh Ấn Độ

Tác giả: Will Durant
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

II. ÔNG VUA TRIẾT NHÂN

Açoka – Sắc chỉ tự do tín ngưỡng – Các nhà truyền giáo của Açoka – Sự thất bại của ông – Sự thành công của ông


http://i54.tinypic.com/2mx0bxe.jpg

Bindusara, ông vua kế vị Chandragupta, chắc chắn là người có cảm t́nh với giới trí thức. V́ người ta kể chuyện rằng ông ta xin Antiochus, vua Syrie, tặng ông ta một triết gia Hi Lạp “chính hiệu”, giá cả bao nhiêu cũng không ngại. Đề nghị đó không có kết quả v́ Antiochus kiếm đâu ra một triết gia để bán, nhưng Trời cũng không phụ ḷng Bindusara, cho ông ta một người con trai triết nhân.



Bản đồ Béloutchistan
(Nguồn: http://media.artevod.com/4466_baloutchistan%2001.jpg)

Açoka Vardhana lên ngôi năm 273 trước Công nguyên, làm chủ một đế quốc rộng lớn nhất chưa hề có ở Ấn Độ v́ đế quốc đó gồm A Phú Hăn, Béloutchistan[1], toàn thể Ấn Độ ngày nay trừ miền Tamilakam, tức xứ của người Tamil, ở phía cực Nam bán đảo. Trong một thời gian, ông ta cai trị y như ông nội ông, Chandragupta, nghĩa là tàn ác đấy, nhưng đàng hoàng. Nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua thỉnh kinh, sống ở Ấn Độ nhiều năm (thế kỉ VII sau Công nguyên), chép rằng dân chúng c̣n nhớ khám đường Açoka cho xây cất ở phía Bắc kinh đô, mà truyền thuyết gọi là “Địa ngục của Açoka”. Dân chúng kể cho Huyền Trang rằng Açoka dùng đủ cực h́nh có thể tưởng tượng được để tra tấn, trừng trị tội nhân. Nhà vua lại c̣n ra lệnh kẻ nào đă vô trại đó th́ đừng để cho ra mà c̣n sống. Nhưng một hôm một vị thánh tăng lớ vớ vô cớ bước vô, bị liệng vào vạc dầu mà không chết. Viên cai ngục bèn báo cho Açoka, Açoka tới tức th́, thấy hiện tượng đó ḱ dị, tính quay ra th́ viên cai ngục tâu rằng theo lệnh của nhà vua, không một kẻ nào được ra khỏi ngục mà sống, như vậy mới tính làm sao bây giờ? Açoka nhận lời đó là đúng bèn bảo liệng chính viên cai ngục vào vạc dầu.

Người ta c̣n bảo khi về tới cung điện, Açoka đổi tính hẳn đi, ra lệnh phá khám đường và sửa lại h́nh luật cho nhân đạo hơn. Đúng lúc đó ông ta hay tin quân đội mới đại thắng bộ lạc nổi loạn Kalinga, giết được mấy ngàn quân phiến loạn và bắt được một số lớn nữa làm tù binh. Açoka hối hận “v́ cảnh cảnh chém giết tàn nhẫn đó mà làm cho bao nhiêu tù binh phải xa người thân của họ”. Ông bèn thả hết các tù binh, trả đất lại cho bộ lạc Kalinga, lại c̣n gởi một bức thư xin lỗi nữa. Thật là một hành động vô tiền trong lịch sử, mà cũng gần như khoáng hậu trong lịch sử nữa, v́ đời sau rất ít người bắt chước ông. Rồi ông ta xin qui y, bận áo vàng trong một thời gian, không đi săn, không ăn mặn nữa, và theo con đường Bát chánh. Ngày nay người ta khó biết được trong truyền thuyết đó phần nào hoang đường, phần nào đúng sự thực, chúng ta cũng không biết rơ được v́ những lí do nào mà ông hành động như vậy. Có lẽ ông thấy đạo Phật đă phát triển mạnh, và nghĩ rằng những lời Phật dạy phải từ bi, yêu hoà b́nh có thể ích lợi cho dân chúng lại giúp ông giảm được số cảnh sát, mật vụ đi chăng? Dù sao th́ trong năm thứ mười một triều đại của ông, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến ḱ dị nhất chưa chính quyền nào nghĩ ra, ông lại đục khắc lên núi đá, lên cột các sắc lệnh đó viết theo thổ ngữ từng miền để bất ḱ người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được. Người ta thấy nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn c̣n đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác. Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đă hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và rán áp dụng nó vào việc trị nước, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó ra thực hành nhất. Cũng như thể một quốc gia hiện đại (ở Tây Phương) nhất đán tuyên bố rằng sẽ đem đạo Ki Tô ra thức hành.

Những sắc lệnh đó rơ rằng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng h́nh như không có khuynh hướng tôn giáo. Trong các sắc lệnh có chỗ nói tới một đời sống vị lai đấy, và chỉ điểm đó cũng cho ta thấy rằng tư tưởng, tín ngưỡng của Phật tử đă khác xa chủ trương hoài nghi của Phật Tổ rồi. Nhưng không có đoạn nào trong các sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào cả, chẳng những vậy, ngay đến Phật, cũng không bắt dân thờ nữa. Rơ ràng là các sắc lệnh không quan tâm tới thần học: sắc lệnh ở Sarnath bảo phải giữ sự hoà thuận trong các đền chùa, tăng hội và kẻ nào đề xướng sự li giáo làm cho tăng hội suy nhược th́ sẽ bị tội, nhưng nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, trọng sự tự do tín ngưỡng. Phải bố thí cho các tu sĩ Bà La Môn cũng như các tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác. Nhà vua tuyên bố rằng tất cả các thần dân đều là con cưng của ngài chẳng cần biết người nào theo tôn giáo nào, đối đăi với mọi người như nhau cả. Sắc lệnh số XII, khắc trên tảng đá, có một giọng mà ta tưởng là giọng của thời đại của chúng ta:

Hoàng Thượng Chí Từ Chí Linh chào hết thảy các thần dân trong mọi giáo phái, dù là hạng tu khổ hạnh (ở trong hang) hay là hạng tu tại gia.

Hoàng Thượng không cho những tặng vật và những lời chào hỏi bề ngoài là quan trọng bằng cái bản chất chủ yếu của mọi giáo phái. Cái chủ yếu đó có thể tấn bộ theo nhiều h́nh thức, nhưng điều căn bản là phải giữ ǵn lời ăn tiếng nói, không nên vô cớ đề cao giáo phái của ḿnh, chê bai giáo phái của người. Muốn chê bai th́ phải có những lí do vững vàng v́ tất cả các giáo phái khác đều có một khía cạnh nào đó đáng cho ta kính trọng.

Nếu giữ được như vậy th́ vừa làm cho giáo phái của ḿnh phấn khởi, vừa giúp được các giáo phái khác. Trái lại là làm hại giáo phái của ḿnh và các giáo phái khác… Sự hoà thuận là điều đáng khen.

Cái “bản chất chủ yếu” đó đă được định nghĩa rơ hơn trong sắc lệnh người ta gọi là Sắc lệnh trên cột thứ nh́. “Đạo sùng kính là điều rất tốt, nhưng thế nào là sùng kính? Sùng kính là ít nghịch đạo, làm nhiều điều thiện, từ bi, khoan dung, thành thực và trong sạch”. Chẳng hạn Açoka ra lệnh cho các quan phải thương dân như con, dịu dàng kiên nhẫn với họ, không có lí do ǵ chắc chắn th́ không được bắt giam, tra khảo họ, ông c̣n ra lệnh cứ đều đều đúng ḱ hạn th́ phải đọc chỉ thị đó trước công chúng cho mọi người biết.

Những sắc lệnh có tính cách khuyên răn đó có ảnh hưởng ǵ tới thái độ và ngôn hành của đại chúng không? Có lẽ nhờ những sắc lệnh đó mà giới luật ahimsa (không làm tổn thương sinh vật) được truyền bá rộng trong giới thượng lưu, họ ít ăn thịt, ít uống rượu hơn. Dĩ nhiên, Açoka, như mọi nhà cải cách chân chính, rất tin rằng những lời răn của ḿnh khắc lên đá tất hiệu nghiện, trong Sắc lệnh số IV khắc trên tảng đá, ông cho biết rằng ông đă gặt được những kết quả ḱ diệu và đoạn trần thuật dưới đây cho ta hiểu nhiều thêm giáo lí của ông:

Bây giờ sự sùng đạo của Hoàng Thượng Chí Từ Chí Linh, tiếng vang của Đạo đă thay tiếng trống thúc quân… Một việc từ lâu đă không xảy ra, là ngày nay nhờ những cố gắng của Hoàng Thượng Chí Từ Chí Linh để truyền bá đạo, người ta nhận thấy số sinh vật bị hi sinh để tế thần mỗi ngày mỗi giảm hoài, số loài vật bị giết cũng giảm, dân chúng kính trọng cha mẹ và các tu sĩ Bà La Môn hơn, người ta nghe lời cha mẹ và ông già bà cả hơn. Cho nên có thể nói rằng về nhiều điểm, Đạo đă được tuân hành hơn, Hoàng Thượng Chí Từ Chí Linh sẽ gắng sức làm cho Đạo được tuân hành mỗi ngày mỗi nhiều hơn nữa.

Con, cháu của Hoàng Thượng Chí Từ Chí Linh sẽ gắng sức làm cho Đạo được tuân hành mỗi ngày mỗi nhiều hơn nữa, cho tới thời gian vô cùng.

Ông vua nhân từ đó quá tin ḷng mộ đạo của con người và sự hiếu thuận của các con ông. Riêng phần ông, ông hăng say làm việc cho tôn giáo mới, tự xưng là Giáo chủ, tặng Tăng hội vô số tiền, cho xây cất 84.000 ngôi chùa và dựng ở khắp nơi trong nước nhiều dưỡng đường cho bệnh nhân, cả cho loài vật nữa. Ông phái các cao tăng đi truyền bá đạo Phật ở khắp Ấn Độ, Tích Lan, Syrie, Ai Cập, tới cả Hi Lạp nữa (có lẽ những cao tăng đó đă giúp cho dân chúng phương Tây sau này dễ chấp nhận luân lí Ki Tô), khi ông vừa mới mất th́ nhiều phái đoàn khác đi truyền bá đạo Phật ở Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ và Nhật Bản. Ngoài những hoạt động đó ra về tôn giáo, Açoka rất siêng năng trị nước, ông làm việc suốt ngày và ai cũng có thể vô yết kiến ông bất ḱ lúc nào để bàn về việc nước.

Tật lớn nhất của ông là sự tự cao tự đại, một nhà cải cách khó mà khiêm tốn được. Tật đó hiện rơ trong các sắc lệnh của ông và ông đáng là người anh tinh thần của Marc Aurèle[2]. Ông không biết rằng các tu sĩ Bà La Môn ghét ông và t́m cách để hạ ông, cũng như các tu sĩ Thèbes (Ai Cập) đă hạ Ikhnaton ngàn năm trước. Không riêng các tu sĩ Bà La Môn bất b́nh, v́ cấm giết sinh vật để cúng tế th́ họ đâu c̣n được hưởng phần thịt nữa, mà các thợ săn, các người đánh cá cũng oán hận v́ phải bỏ nghề nếu không th́ có thể bị trừng trị nặng, ngay đến nông dân cũng bực tức v́ luật “cấm đốt cỏ khô v́ các sinh vật có thể có trong cỏ”. Thế là một nửa dân chúng chỉ mong cho Açoka chết phức đi.

Huyền Trang bảo rằng theo truyền thuyết Phật giáo, về già, Açoka bị cháu nội và quần thần truất ngôi. Họ rút lần các quyền hành của ông, ông đành phải thôi, không tặng ǵ cho Tăng hội nữa. Ngay cả về phần ăn người ta cũng rút xuống hoài, tới một ngày nọ chỉ cung cấp cho ông mỗi bữa nửa trái analaka. Nhà vua rầu rĩ nh́n phần ăn của ḿnh rồi sai đem tặng cho các đạo huynh, có cái ǵ ông cũng đă tặng hết cho họ rồi. Nhưng sự thực chúng ta không biết chút ǵ về những năm cuối trong đời ông, cũng chẳng biết ông mất năm nào nữa. Chỉ một thế hệ là đế quốc của ông đủ tan ră như đế quốc của Ikhnaton (vua Ai Cập) thời trước. Đế quốc Magadha sở dĩ duy tŕ được là do truyền thống hơn là do sức mạnh, cho nên lần lần các tiểu quốc không chịu phục ṭng “Vua của các v́ vua” ở Pataliputra nữa. Ḍng dơi Açoka vẫn c̣n làm vua Magadha cho tới cuối thế kỉ thứ VII sau công nguyên nhưng triều đại Maurya do Chandragupta khai sáng đă tắt từ khi Brihadratha bị ám sát. Quốc gia mà mạnh là nhờ tư cách, tinh thần của con người chớ không nhờ lí tưởng.

Chúng ta có thể bảo Açoka đă thất bại về phương diện chính trị, nhưng về phương diện khác ông đă thực hiện được một nhiệm vụ lớn nhất trong lịch sử. Trong khoảng ba trăm năm sau khi ông mất, đạo Phật lan tràn khắp Ấn Độ và bắt đầu xâm chiếm châu Á một cách hoà b́nh. Nếu cho tới ngày nay, từ Kady ở đảo Tích Lan, tới Kamakura ở Nhật Bản, nét mặt an tĩnh của Đức Thích Ca c̣n gợi cho người ta khoan hồng với người đồng loại và yêu mến hoà b́nh, th́ một phần là v́ một người mơ mộng – có thể là một vị thánh, chưa biết chừng – đă có thời làm vua Ấn Độ.

-------------------
[1] Béloutchistan: c̣n gọi là Baloutchistan, gồm một phần miền đông của Iran, một phần là miền Tây của Pakistan và một phần là miền Nam của Afghanistan ngày nay (xem bản đồ ở trên). (Goldfish).

[2] Hoàng đế và triết gia La Mă (121-181).
__________________

(c̣n tiếp)

TVEB

Mặc Vũ
11-15-2010, 06:11 PM
III. HOÀNG KIM THỜI ĐẠI

Các cuộc xâm lăng – Các vua Kushan – Đế quốc Gupta – Pháp Hiển qua Ấn Độ - Văn học phục hưng – Hung Nô vô Ấn Độ - Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh


Suốt một thời gian gần sáu trăm năm từ khi vua Açoka băng cho tới khi Đế quốc Gupta thành lập, các kí tái và tư liệu Ấn Độ rất hiếm, thành thử cả một đoạn sử ch́m trong bóng tối. Như vậy không có nghĩa rằng thời đó là các nhà cầm quyền theo chính sách ngu dân, nhiều trường Đại học như trường Taxila vẫn tiếp tục hoạt động, trong khi ở Tây Bắc Ấn Độ, ảnh hưởng của Ba Tư về kiến trúc, của Hi Lạp về điêu khắc, gây nên được một nền văn minh phồn thịnh theo dấu vết của vua Alexandre. Hai thế kỉ thứ II và thứ I trước Công nguyên các dân tộc Syrie, Hi Lạp, Scythe tràn vào miền Pendjab, làm chủ miền này và tạo nên nền văn minh Hi Lạp – Bactriane[1] tồn tại ba trăm năm. Ở thế kỉ I kỉ nguyên mà chúng ta có óc hẹp ḥi gọi là kỉ nguyên Ki Tô, một bộ lạc ở Trung Á, bộ lạc Kushan, cùng một huyết thống với dân tộc Thổ (Turc), xâm chiếm Kaboul, rồi từ đô thị đó, thống ngự lần lần tất cả miền Tây Bắc Ấn Độ và một phần lớn Trung Á. Dưới triều vua Kanishka, ông vua hùng cường nhất của họ, nghệ thuật và khoa học rất tấn bộ, ngành điêu khắc Hi lạp – Phật giáo sản xuất được vài công tŕnh đẹp nhất, ngành kiến trúc cũng tạo được những đền đài rực rỡ ở Peshawer, Talixa và Mathura. Charaka có công lớn với Y khoa, c̣n Nagarjuna và Ashvaghosha đặt cơ sở cho phái mahayama (Đại thặng hoặc Đại thừa), nhờ đó mà Phật giáo truyền bá mạnh ở Trung Hoa và Nhật Bản. Kanisha chấp nhận mọi tôn giáo, mới đầu thờ đủ các thứ thần, sau cùng theo một phái Tân Phật giáo có tính cách thần thoại, thờ Thích Ca như một vị thần tối cao, dưới Ngài có vô số Bodhisattwa (Phật Bồ Tát) và Arhat (La Hán); ông ta lập một đại hội nghị Phật giáo, triệu tập các nhà thần học Phật giáo tới để thảo luận và định những tín điều cho tân tín ngưỡng, rồi ông cho truyền bá tín ngưỡng này, có thể coi ông là Açoka thứ nh́ của Ấn Độ. Hội soạn 300.000 sutra (cách ngôn, lời kinh), hạ thấp triết lí Phật xuống cho b́nh dân hiểu được và tôn Đức Phật thành một vị thần.

Trong khoảng thời gian đó, Chandragupta I (không nên lộn với Chadragupta Maurya, cũng gọi là Chandragupta I), đă sáng lập triều đại các vua bản thổ Gupta. Người kế vị ông, Samudragupta, trị v́ năm chục năm, nổi danh là một trong những minh quân bậc nhất suốt trong mấy ngàn năm lịch sử Ấn Độ. Ông thiên đô từ Pataliputra tới Ayodhya, chỗ xưa kia của Rama[2], trong thần thoại, xua quân và phái các quan thu thuế vô miền Bengale, miền Assam, miền Népal và miền Nam Ấn, ông dùng số tiền các nước chư hầu nộp cống để phát triển văn học, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. C̣n trai ông, Vikamaditya (Mặt trời của Uy quyền) tiến xa hơn nữa về vơ bị cũng như về văn hóa, nâng đỡ kịch tác gia danh tiếng Kalidasa và qui tụ được ở kinh đô Ujjaïn một đám đông thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, bác học, học giả ưu tú. Dưới hai triều vua đó, Ấn Độ đạt tới một tŕnh độ văn minh chưa hề có từ thời Phật Thích Ca và một sự thống nhất chính trị ngang với các triều đại Açoka và Akbar.

Trong tập kí sự về lần qua Ấn thỉnh kinh ở đầu thế kỉ thứ V sau Công nguyên, nhà sư Pháp Hiển đă ghi lại ít nét về văn minh Gupta. Ông là một trong số nhiều nhà sư Trung Hoa qua Ấn Độ trong thời đại hoàng kim đó, mà số người hành hương đó c̣n ít hơn số thương nhân, sứ thần từ đông hoặc từ tây vượt các dăy núi cao để vô Ấn Độ, có người từ La Mă tới, làm cho Ấn được cái lợi tiếp xúc với các phong tục và tư tưởng ngoại quốc. Sau khi liều mạng vượt qua được các tỉnh phía Tây Trung Hoa, nhà sư Pháp Hiển ngạc nhiên rằng ở Ấn Độ, người ta yên ổn đi khắp nơi được, không gặp một tên trộm cướp, không bị ngăn cản, ức hiếp. Ông cho chép trong tập nhật kí rằng ông mất sáu năm mới tới Ấn Độ, ở Ấn sáu năm nữa, rồi mất ba năm nữa để trở về Trung Hoa theo đường biển, đi ngang qua Tích Lan và Java. Ông thán phục sự giàu có, thịnh vượng, đức hạnh và hạnh phúc của dân Ấn, thán phục sự tự do mà họ được hưởng về phương diện xă hội và tôn giáo. Ông ngạc nhiên về sự rộng lớn, đông đúc của các đô thị, nhất là đâu đâu cũng có những nhà thương thí và mọi cơ quan từ thiện[3].[4] Bức tranh ông lưu lại về Ấn Độ thực là nên thơ, trừ chuyện chặt bàn tay mặt:

Dân trong xứ đông và sung sướng, không phải theo một nghi thức hành chánh nào cả mà cũng chẳng phải tuân một vị phán quan nào, chỉ những người cày cấy đất của nhà vua là phải nộp cho Quốc gia một phần lợi tức thôi. Muốn đi đâu th́ đi, muốn ở đâu th́ ở. Nhà vua trị dân mà không bao giờ xử trảm ai, cũng không phải dùng đến thể h́nh. Tội nhân chỉ phải đóng một số tiền phạt, ngay như tái phạm tội phản nghịch mà cũng chỉ bị chặt bàn tay mặt thôi… Trong khắp nước, không một người nào giết một sinh vật nào, và họ không ăn tỏi, ăn hành. Chỉ trừ những người Chadala… Xứ đó không nuôi heo, gà mái, cũng không nuôi gia súc, ở chợ không thấy bán thịt, quầy rượu.

Pháp Hiển c̣n nhận thấy rằng các tu sĩ Bà La Môn, từ thời Açoka không c̣n các vua triều đại Maurya hậu đăi nữa, lại bắt đầu giàu có, hống hách trở lại dưới triều đại Gupta. Họ phục hồi lại truyền thống văn học thời tiền - Thích Ca và đương làm cho tiếng Sanscrit thành một thứ “thế giới ngữ” cho khắp các nhà trí thức Ấn Độ. Nhờ ảnh hưởng của họ và nhờ sự khuyến khích, bảo trợ của Triều đ́nh, mà các anh hùng ca Mahabharata và Ramayana được viết được h́nh thức lưu lại hiện nay. Cũng ở dưới triều đại đó, nghệ thuật Phật giáo đạt tới mức cao nhất nhờ các bích hoạ trong các hang Ajanta. Theo ư kiến một học giả Ấn hiện đại th́ “nội những tên Kalidasa và Varahamihira, Gunavarman và Vashubandu cũng đủ làm cho thời đại đó thành hoàng kim thời đại của văn minh Ấn Độ rồi”. Havell bảo: “Một sử gia vô tư, không thể nào không nghĩ rằng sự cai trị của người Anh nếu làm cho Ấn Độ được hưởng lại những lợi ích tổ tiên họ đă hưởng ở thế kỉ thứ V sau Công nguyên, chỉ làm được bấy nhiêu thôi th́ cũng thành công nhất rồi”.

Kỉ nguyên rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đó bị cuộc xâm lăng của Hung Nô làm gián đoạn, dân tộc này thời đó tàn phá châu Á và châu Âu, diệt trong một thời gian Đế quốc Ấn Độ và Đế quốc La Mă. Trong khi Attila (A-Đề-Lạp) tàn phá châu Âu th́ Toramana chiếm Malwa, và Mihiragula tàn nhẫn kinh khủng, cướp ngôi của các vua Gupta. Ấn Độ phải chịu cảnh nô lệ và hỗn loạn trong một thế kỉ. Rồi một hậu vệ của gịng Gupta, vua Harsha-Vardhana giành lại được Bắc Ấn, dựng kinh đô ở Kanauj và trong bốn mươi hai năm lập lại được cảnh thanh b́nh trong một vương quốc rộng lớn, văn học và nghệ thuật lại bắt đầu đơm bông. Theo truyền thuyết th́ khi bọn xâm lăng Hồi giáo chiếm Ấn Độ vào năm 1018 sau Công nguyên, chúng tàn phá một vạn ngôi đền ở Kanauj, như vậy th́ kinh đô Kanauj rất rộng răi, thịnh vượng và rực rỡ biết bao – nhưng truyền thuyết đó khó tin được. Những công viên đẹp đẽ, những hồ tắm miễn phí chỉ là một phần những ân huệ của triều đại mới. Chính Harsha là một trong số rất hiếm minh quân làm cho người ta nghĩ rằng chế độ quân chủ là chế độ hoàn hảo nhất – trong một thời gian. Ông là một người đủ tài đức, đẹp trai, làm những bài thơ, soạn những vở kịch mà hiện nay người Ấn vẫn c̣n đọc. Nhưng tài văn thơ đó không làm hại tài trị nước của ông. Huyền Trang bảo: “Ngài làm việc không biết mệt, thấy ngày ngắn quá, Ngài tận tuỵ với việc nước tới nỗi quên ngủ”. Mới đầu ông theo giáo phái Shiva, sau cải giáo, theo đạo Phật, thành một Açoka, cũng mộ đạo và có công với đạo như Açoka. Ông cấm dân chúng ăn thịt, dựng trong lănh thổ của ông những tha-la cho khách bộ hành nghỉ chân, và cất trên bờ sông Gange mấy ngàn điện Phật nhỏ gọi là “tope”.

Huyền Trang, nhà sư đi thỉnh kinh nổi tiếng nhất của Trung Hoa, bảo rằng Harsha cứ năm năm lại tổ chức một đại lễ để bố thí. Ông mời đại diện tất cả các tôn giáo, gọi tất cả những người nghèo khổ trong nước lại. Ông có thói quen, trong quốc khố c̣n chứa bao nhiêu tiền thuế dành dụm từ đại lễ trước (nghĩa là năm năm trước), lần này đem ra bố thí hết. Huyền Trang ngạc nhiên thấy biết bao nhiên vàng bạc, tiền và nữ trang, tơ lụa gấm vóc chất đống trong một khoảng rộng, chung quanh có cả trăm cái lều chứa cả ngàn người. Ba ngày đầu cúng bái, tụng kinh, ngày thứ tư bắt đầu bố thí. Theo lời vị cao tăng đó – có vẻ không tưởng tượng nổi – hàng vạn tăng được cấp thức ăn thức uống, rồi được tặng mỗi người một viên ngọc trai, y phục, hoa, dầu thơm và trăm đồng tiền. Các tu sĩ Bà La Môn cũng được hậu tặng gần như vậy, rồi tới các tu sĩ Jaïn, rồi tới các tu sĩ khác, sau cùng tới các người nghèo không theo một tôn giáo nào, những trẻ mồ côi trong nước. Có khi bố thí tới ba bốn tháng mới xong. Sau cùng chính nhà vua cởi hết y phục rực rỡ, lột hết vàng bạc châu báo đeo trong ḿnh để phân phát.

Theo kí sự của Huyền Trang th́ dân Ấn thời đó mộ đạo một cách hoan hỉ, ai thấy cũng thích. Danh tiếng Ấn Độ thời đó vang lừng ở ngoại quốc, chẳng vậy mà một nhà vọng tộc Trung Hoa từ bỏ cảnh phú quí, mạo hiểm qua các tỉnh miền Tây Trung Hoa, thời đó c̣n bán khai, qua Tachkent và Samarcande (một thành phố rất phồn thịnh), vượt núi Hymalaya để tới Ấn Độ siêng năng học trong ba năm ở tu viện Nalanda (Na-Lan-Đà). Ông vừa là một nhà quí phái, vừa nổi danh học rộng biết nhiều, tới đâu cũng được các vua chúa tiếp rước long trọng.

Khi Harsha hay tin Huyền Trang đương ở triều đ́nh Kumara, quốc vương xứ Assam, ông ra lệnh cho Kumara cùng với Huyền Trang lại yết kiến ông ở Kanauj. Mới đầu Kamura từ chối, bảo Harsha có thể chặt đầu ḿnh chứ không thể cướp vị quí khách của ḿnh được. Harsha đáp: “Tôi muốn cái thủ cấp của nhà vua đấy”. Thế là Kamura phải tới. Thấy cử chỉ, ngôn ngữ cao nhă, sức hiểu biết siêu quần của Huyền Tranh, Harsha kính trọng liền, tập hợp một đám cao tăng Ấn để nghe Huyền Trang thuyết pháp về Đại thặng. Huyền Trang viết luận đề rồi treo ở cửa đền, chỗ sẽ có cuộc tranh biện, và theo thói thời đó, thêm một câu rằng: “Ai thấy trong luận đề có chỗ nào không vững, và bác được th́ tôi xin đưa đầu cho mà chặt”. Cuộc tranh biện kéo dài mười tám ngày, và theo lời Huyền Trang, ông thắng được mọi người, làm cho những kẻ theo tà giáo phải luống cuống. (Theo một thuyết khác th́ các người tranh biện với ông thấy thắng không được, nổi lửa đốt ngôi đền). Sau biết bao gian nan nữa, ông trở về tới Trung Hoa[5], được một minh quân của Trung Hoa [vua Đường Thái Tôn] tiếp đón long trọng, các kinh Phật mà vị thánh kiêm Marco Polo đó, được chứa trong một ngôi chùa đẹp đẽ và ngày đêm, một nhóm Cao tăng bác học được nhà vua phái tới, giúp ông cùng dịch[6].

Nhưng danh vọng của triều đại Harsha phù du và giả tạo v́ chỉ dựa vào sự khôn khéo và đức độ của một ông vua, mà vua chẳng phải chết? Harsha băng rồi, một kẻ tiếm ngôi, và cái bề trái của chế độ quân chủ lại hiện rơ. Ấn Độ phải trải qua gần một ngàn năm hỗn loạn. Ấn Độ cũng có thời Trung cổ suy đồi như châu Âu, cũng bị rợ xâm lăng, chia cắt, tàn phá. Phải đợi khi đại vương Akbar xuất hiện, cảnh thái b́nh và thống nhất mới được phục hồi.


----------------
[1] Nước Bactrane ở miền Tây Vực xưa.

[2] Theo truyền thuyết Ấn Độ, Rama là hậu thân của thần Vichnou.

[3] Như vậy là các tổ chức từ thiện ở Ấn Độ xuất hiện ba trăm năm trước nhà thương thí đầu tiên thành lập ở Âu, tức nhà thương Maison-Dieu xây cất ở Paris thế kỉ thứ VII sau Công nguyên.

[4] Câu này, bản tiếng Anh c̣n có đoạn sau: “at the number of students in the universities and monasteries, and at the imposing scale and splendor of the imperial palaces”. Tạm dịch: về số sinh viên trong các trường đại học và tu viện, và ở qui mô hoành tráng và lộng lẫy của các cung điện hoàng gia. (Goldfish).

[5] Bản tiếng Anh chép là: back to Chang-an, nghĩa là trở về Trường An. Đời Đường, Trường An là kinh đô của Trung Hoa. (Goldfish).

[6] Theo Văn học sử Trung Quốc, ông chỡ ở Ấn Độ về 657 bộ kinh, trong 18 năm (645-663) măi miết dịch được 73 bộ, gồm 1330 quyển. (ND).
__________________

TVEB