PDA

View Full Version : Học chữ Hán trong nhà trường phổ thông?



duyanh
09-15-2016, 12:54 PM
Học chữ Hán trong nhà trường phổ thông?



http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/08/150608092814_van_mieu_ha_noi_640x360_getty_nocredi t.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/08/150608092814_van_mieu_ha_noi_640x360_getty_nocredi t.jpg)



Có nhất thiết dạy và học chữ Hán trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay hay không là đề tài của cuộc tọa đàm bàn tròn trực tuyến tuần này của BBC Việt ngữ.
Chương trình được phát vào lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam ngày thứ Năm, 15/9/2016, trên kênh YouTube (https://www.youtube.com/watch?v=LHj2ctW4mro&feature=youtu.be) của chúng tôi ở đường dẫn này.
Tọa đàm bàn tròn có sự tham gia của một số khách mời là nhà nghiên cứu Hán - Nôm, nghiên cứu giáo dục và giáo viên phổ thông.
Trước đó, hôm 14/9, một chuyên gia về ngôn ngữ học của Việt Nam từ Hà Nội nêu quan điểm về chủ đề này:

Chữ Hán là phức tạp, chữ Nôm còn phức tạp hơn rất nhiều, mà học sinh học xong, chỉ vài tháng là quên hết, thì mình dạy làm gì? Và chương trình hiện nay ở phổ thông cũng khá nặng

GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết

"Dĩ nhiên là một người Việt Nam mà biết chữ Hán, chữ Nôm thì rất quý," Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam nói với BBC.

"Thế nhưng nếu chúng ta đặt vấn đề là để cho học sinh Việt Nam sử dụng từ Việt Nam đúng thì họ chỉ cần hiểu nghĩa của từ, trong đó có từ Hán - Việt thôi, chứ không nhất thiết phải dạy chữ Hán và chữ Nôm.

"Thứ hai, tôi cũng phải nói là chữ Hán là phức tạp, chữ Nôm còn phức tạp hơn rất nhiều, mà học sinh học xong, chỉ vài tháng là quên hết, thì mình dạy làm gì?

"Và chương trình hiện nay ở phổ thông cũng khá nặng.

"Tôi cho rằng yêu cầu dạy chữ Hán, chữ Nôm cho học sinh là không cần thiết và nó không có tính khả thi," Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC.

Dạy - học thế nào?

Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.


Trước đó, hôm 4/9, PGS. TS. Đoàn Lê Giang trong bài viết trên Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/324668/pgs-doan-le-giang-tam-ket-tranh-luan-day-chu-han-trong-truong-pho-thong.html)với tựa đề " PGS Đoàn Lê Giang tạm kết tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông", nêu quan điểm về việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông thế nào, ông viết:

"Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh Trung học Cơ sở học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được.

"Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên Trung học Phổ thông thì học sinh chuyên ban Khoa học Xã hội có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học.

"Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở Đại học. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.

Về việc dạy chữ Hán, rất nhiều người đã làm tôi mệt mỏi, họ dọa nạt, chửi rủa tôi - trong đó có khá nhiều người từ nước ngoài
PGS. TS. Đoàn Lê Giang

"Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần."

Hôm 14/9, trong một thư điện tử gửi cho BBC, PGS. Đoàn Lê Giang chia sẻ ông đã chịu một số áp lực trong lúc nêu quan điểm của mình về chủ đề trên, ông viết:

"Về việc dạy chữ Hán, rất nhiều người đã làm tôi mệt mỏi, họ dọa nạt, chửi rủa tôi - trong đó có khá nhiều người từ nước ngoài."
Trước đó, cũng trên VietnamNet, chuyên gia này viết:


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2011/02/02/110202114708_cai_466x262_reuters_nocredit.jpg

"Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…

"Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn."
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ về chủ đề dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông.


BBC