PDA

View Full Version : Bầu cử Mỹ: Điều gì sẽ xảy ra với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?



duyanh
11-08-2016, 01:30 PM
Bầu cử Mỹ: Điều gì sẽ xảy ra với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?




http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/FCBC/production/_92300746_gettyimages-615702154.jpg
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sau kỳ bầu cử tổng thống có lẽ sẽ vẫn tiếp tục xu hướng tránh tham gia vào các cuộc xung đột lớn ở hải ngoại nhằm tập trung giải quyết chuyện nội bộ - điều mà có lẽ khó có thể đoán được từ cách tiếp cận chính sách ngoại giao của hai ứng viên tổng thống.

Vì sao vậy?

Trước tiên, cố vấn thân cận của cả hai ứng viên dường như đều muốn nhấn mạnh rằng một số chính sách gây tranh cãi mà họ vận động - chẳng hạn như ông Trump nói sẽ tái thương lượng Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ, hay bà Hillary Clinton nói sẽ ủng hộ vùng cấm bay ở Syria - thực ra đều không đến mức cực đoan như người ta tưởng, mà có lẽ "vẫn vậy mà thôi" thay vì có bất kỳ thay đổi lớn nào.
Tuy phe Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Barack Obama là "bê trễ" vai trò lãnh đạo toàn cầu, và một số ý kiến cho rằng bà Hillary Clinton sẽ là người can thiệp nhiều hơn, nhưng trên thực tế, bất kỳ ai lên nắm quyền cũng sẽ tránh lặp lại những gì đã xảy ra ở Iraq và Afghanistan.


Đó là những cam kết quân sự trường kỳ quá đắt đỏ khiến nhiều người Mỹ cảm thấy khó có thể cam nổi.
"Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn rất thú vị," vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Trung tâm Tình báo Leon Panetta nói với BBC, "và không có nghi ngờ gì trước việc người ta đã cảm thấy mệt mỏi khi phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn đó cùng với cái giá mà chúng ta đã phải trả. Điều này phản ảnh không chỉ trong đảng Dân chủ mà ở cả đảng Cộng hòa.
"
'Nhân vật Trump'

Về thương mại tự do, sự lựa chọn này giữa bà Clinton và ông Trump cũng không đến mức quá cực đoan như người ta nghĩ.

Mặc dù bà Clinton là một trong những người ủng hộ nhiệt tình thỏa thuận tự do, phe tả trong đảng của bà đã nhập hội cùng phía Cộng hòa tranh luận rằng thỏa thuận mới được ký kết hồi đầu năm nay (Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP) không nên được thông qua, và họ cũng nghi ngờ nhu cầu cần có một thỏa thuận tương tự với châu Âu trong tương lai.

"Nếu ta tách biệt các dự luật cụ thể khỏi nhân vật Trump," bà Danielle Pletka từ viện American Enterprise Institute nói về thương mại tự do, gánh nặng khi là đồng minh khối Nato và cắt giảm quân sự, "thực tế là, những kiến nghị này hợp lý và Quốc hội có pháp quyền và sức mạnh chính trị để có thể làm được điều gì đó về vấn đề này."



http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/11FE4/production/_92300737_gettyimages-503831438.jpg
Liệu Hoa Kỳ có thay đổi chính sách của mình ở Trung Đông?

Khả năng không ứng viên nào có được chiến thắng tuyệt đối ở tòa Bạch ốc, Thượng viện và Hạ viện, có nghĩa là họ sẽ bị hạn chế khả năng làm hết mức những gì đã hứa từ vị trí của mình.

Nếu xét theo các cuộc thăm dò dân ý, bà Clinton có thể thắng ghế tổng thống, nhưng phe Cộng hòa sẽ chiếm đa số ở Hạ viện, thì có rất nhiều dự đoán cho rằng chia rẽ và bế tắc sẽ còn gay gắt hơn những gì đã xảy ra ở nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama.

Thế nên có lẽ chính sách của bất kỳ ứng viên nào cũng sẽ gặp phải cản trở ở Quốc hội.


Bình luận về chính sách thương mại của ông Trump, thành viên đảng Cộng hòa Carlos Gimenez, và là Thị trưởng Miami - thành phố chủ yếu dựa vào thương mại nước ngoài, nói với tôi: "Cái hay của nước Mỹ là chúng tôi không có vua... chúng tôi có sự chia sẻ quyền lực," và nhấn mạnh rằng các thượng nghị sỹ Florida và thành viên hạ viện sẽ bảo vệ lợi ích của họ ở Washington.
Với đề xuất của chính ứng viên tổng thống từ đảng của ông, rằng Hoa Kỳ có thể sẽ phải tăng thuế đối với một số sản phẩm và hàng hóa rẻ tiền của nước ngoài, nơi việc làm của người Mỹ bị đưa ra hải ngoại, ông Gimenez nói việc dựng lên những hàng rào như vậy "thực sự không hiệu quả", và nói thêm, "chúng tôi cần thương mại tự do".

Thế nhưng, đó là quan điểm của một đô thị đặc biệt và có vẻ như điều đang xảy ra và là xu hướng lâu dài, là Hoa Kỳ ngày càng ít quan tâm tới vai trò dẫn dắt toàn cầu cũng như trong việc xúc tiến các thỏa thuận thương mại tự do, mà còn mải bận rộn với các chính sách trong nước và sự chia rẽ nội bộ.

Kiềm tỏa nội bộ

Ông Panetta nói với tôi về những lo lắng đối với việc Hoa Kỳ lùi khỏi vai trò dẫn dắt trên toàn cầu.
"Hoa Kỳ hy vọng rằng những người khác sẽ đảm nhận vai trò này," ông nhắc tới những năm tháng nhiệm kỳ Obama, nhưng "nó đã không xảy ra và kết quả là an ninh quốc gia chúng tôi bị thách thức.@

"Đây là điều mà người Mỹ giờ đã hiểu rằng, nếu Hoa Kỳ không lãnh trách nhiệm lãnh đạo ấy thì rất tiếc là không ai khác sẽ gánh vác."
Cuộc điều tra FBI và bầu cử Mỹ

Liệu Trump có tạo ra bất ngờ phút chót?

Tuy ông Panetta và nhiều nhà làm chính sách ngoại giao ở Washington coi bà Clinton là lựa chọn tốt hơn, về khía cạnh đảm nhiệm vai trò tích cực trên trường quốc tế, sự tự do hành động của bà sẽ bị hạn chế bởi các sức mạnh mới cũng như sự kiềm tỏa từ chính trị nội bộ.
Trong những tháng gần đây, Nga đã can thiệp vào Syria trong lúc đẩy mạnh quan hệ với nhiều quốc gia Trung Đông khác.

Trung Quốc cũng vậy. Quốc gia này không chỉ nhanh chóng đuổi kịp Hoa Kỳ về kinh tế, mà còn đang chuẩn bị sẵn sàng về ngoại giao và quân sự để khép cánh cửa với Mỹ ở những khu vực nhạy cảm như Biển Đông.

Cảm giác lo ngại Hoa Kỳ đang trượt khỏi chính trị của đại cường đã khiến ông Trump gợi ý sẽ tăng cường chi tiêu cho quốc phòng và siết chặt chính sách thương mại với Trung Quốc.


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/AE9C/production/_92300744_gettyimages-583824546.jpg


Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta lo ngại trước việc Hoa Kỳ lùi khỏi vai trò dẫn dắt trên toàn cầu
Cả hai ứng viên đều đưa ra những nghịch lý đáng chú ý - ông Trump đề xuất chi tiêu nhiều hơn cho lực lượng quân sự mà ông sẽ dùng đến ít hơn, trong khi đó bà Clinton đề nghị có vai trò năng động hơn đối với các lực lượng đang bị giảm sút theo kế hoạch hiện nay.

Nhưng không một ứng viên nào có thể chỉ ra một cách thẳng thắn rằng sự thay đổi của trật tự quốc tế dẫn tới kết quả của việc các quốc gia như Trung Quốc và Nga phóng tay chi tiêu cho lực lượng của mình và cũng có ý định sẵn sàng dùng tới quân sự.

Đúng là trong một kỳ bầu cử tổng thống, và với ý nghĩa là khải hoàn ca về sự vĩ đại của một đất nước, thì đây có lẽ thời khắc tệ nhất để bàn tới những hạn chế ngày càng lớn về mặt sức mạnh của nó ở thế giới, mà các chuyên gia về chính sách ngoại giao mô tả là ngày càng "đa cực".

Nếu nhìn theo cách này, việc ông Trump khăng khăng rằng ông sẽ không cam kết đưa đất nước vào cuộc chiến ở nước ngoài, hay những gợi ý từ các cố vấn của bà Clinton rằng chính sách Syria sẽ không gồm các hành động leo thang lớn nào, có thể được coi là sự tiếp tục của chính sách trước.

Tổng thống Obama tự hào, như ông nói, khi đưa những người lính Mỹ về nhà từ hai cuộc chiến và đã đề ra những giới hạn nghiêm ngặt về sự tham gia của Hoa Kỳ ở Libya và Syria.


BBC
Mark Urban là biên tập viên mảng ngoại giao và quốc phòng của chương trình BBC Newsnight. Quý vị có thể đọc thêm trên Twitter và blog