PDA

View Full Version : Chiến dịch Cành Ô liu: 'Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria'



duyanh
01-30-2018, 01:26 PM
Chiến dịch Cành Ô liu: 'Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria'




Thổ Nhĩ Kỳ phản bác cáo buộc chiến dịch ‘Cành Ô liu’ của nước này là hành động lược Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ mở Chiến dịch ‘Cành Ô liu’ vì mục đích nhân đạo?

Ngày 29/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố chiến dịch 'Cành Ô liu" mang những mục tiêu hết sức tốt đẹp.

Ông khẳng định nhiệm vụ của 'Cành Ô liu' không hè có chiếm giữ lãnh thổ của Syria, mà thực sự nước này muốn giúp 3,5 triệu người tị nạn Syria đang ở Thổ Nhĩ Kỳ về quê hương của mình" - hãng tin Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan.


http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1168750&stc=1&d=1517317334

Ông Erdogan cho biết rằng, chiến dịch ở Afrin nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của dân thường của Syria. Những người phản đối chiến dịch "Cành Ô liu" làm ngơ trước hoạt động khủng bố trong khu vực, do đó, các cư dân địa phương đã cảm ơn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vì sau khi họ đến, khu vực lại trở nên an toàn.

Trước đó, giới chức lãnh đạo quân đội nước này cũng thông báo bắt đầu chiến dịch ‘Cành Ô liu’ (Operation Olive Branch) vào ngày 20 tháng 1, nhằm chống lại các lực lượng của người Kurd ở Afrin, loại bỏ các phần tử khủng bố thân PKK (Đảng Công nhân người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ), bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn biên giới phía Nam của nước này.

Mặc dù nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố “cư dân địa phương đã cảm ơn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ” nhưng thông báo của Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo người Kurd đã cho thấy những điều ngược lại: Dân chúng phải sơ tán, khu vực lâm vào khủng hoảng nhân đạo.

Ngày 29/01, Thư ký báo chí của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Stefan Dujarrik nói rằng, theo thông tin mà Liên Hiệp Quốc nhận được, tổng dân số của thành phố là 324.000 người và sau khi chiến dịch “Operation Olive Branch” của Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra, 126.000 dân trở thành những người tị nạn".

Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch ‘Cành Ô liu’ (Operation Olive Branch) đánh người Kurd Syria là hành động trái với Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Vị quan chức Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên tham chiến ở Khu tự trị (tự xưng) Afrin của người Kurd cần phải tham gia giải quyết vấn đề này.

Theo tin đưa trên trang Kurdistan.ru ngày 24 tháng 01, trên thực tế là 60% dân số thành phố cần được hỗ trợ nhân đạo. Người đứng đầu hội đồng điều hành thành phố Afrin Heifi Mustafa nói rằng, tình hình nhân đạo ở khu vực Afrin đang ngày càng xấu đi.

Dân thường, bao gồm cả trẻ em từ các trại trẻ mồ côi, đang bị tấn công, họ bị bắn cả từ mặt đất và trên không. Hàng ngàn người tị nạn từ các khu vực khác của Syria, những người trước đây đã tìm thấy nơi ẩn náu ở Afrin, hiện nay lại tiếp tục rơi vào dưới làn đạn.

Operation Olive Branch: Chiến dịch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

Bình luận về việc chính quyền của ông Erdogan mở chiến dịch quân sự mang tên ‘Cành Ô liu’ (Operation Olive Branch), giảng viên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ Samir Salehah nói với Sputnik rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lý do để tiến hành chiến dịch ở Afrin.

"Trước hết, do một báo cáo của Mỹ về việc thành lập lực lượng nhiều chục ngàn người ở phía bắc Syria gọi là ‘lực lượng an ninh biên giới’. Ankara đã phản ứng lại và tấn công vào Afrin… Như vậy, Ankara muốn nói với Washington rằng: người Mỹ đã nhầm lẫn khi ủng hộ người Kurd".

Vị chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có sự hợp tác trong cuộc khủng hoảng Syria, và cả hai bên hỗ trợ các bước để giải quyết tình hình thông qua đàm phán tại Geneva, Astana và Sochi. Ankara kêu gọi Hoa Kỳ thay đổi chính sách của họ về cuộc khủng hoảng Syria và không nên cản trở trong việc giải quyết tình hình.

Salehah cho biết, tính hợp pháp của chiến dịch ở Syria là ‘sự cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trước chính sách thù địch của người Kurd’.

Hành động của Ankara nằm trong khuôn khổ Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và các nước châu Âu đã hiểu điều này.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Bashar al-Assad khẳng định rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự trong lãnh thổ Syria, nhằm vào một dân tộc của đất nước Syria là hành động xâm lược, xâm phạm trắng trợn độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Syria.

Còn người đứng đầu hội đồng điều hành thành phố Afrin Heifi Mustafa khẳng định rằng, Chiến dịch ‘Cành Ô liu’ của Thổ Nhĩ Kỳ là hành động xâm lược, nhằm mục đích đưa những tên lính đánh thuê mới xâm nhập vào lãnh thổ Syria, bắt đầu một vòng xoáy chiến tranh mới trên mảnh đất này.

Bình luận về tính pháp lý của việc chính quyền Erdogan mở chiến dịch ‘Operation Olive Branch’ nhằm vào người Kurd ở Afrin, trong lãnh thổ Syria; Luật gia Anne Peters, Giám đốc Viện Max Planck về luật công cộng nước ngoài và luật quốc tế cho rằng, cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là vi phạm luật pháp quốc tế, vì Ankara hành động mà không có sự chấp thuận của chính phủ Syria hay được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép.

Vị luật gia nổi tiếng này nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể dựa vào quyền tự vệ của mình theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc, vì người Kurd Syria không tiến hành bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào vào Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, chiến dịch ‘Cành Ô liu’ (Operation Olive Branch) không phù hợp với ý nghĩa trong điều khoản đó.




Báo Mới
30/01/2018