PDA

View Full Version : Nhiều sai phạm "tày trời" của ông Trịnh Xuyên, Giám đốc CA Thanh Hóa



duyanh
05-04-2018, 12:00 PM
Nhiều sai phạm "tày trời" của ông Trịnh Xuyên, Giám đốc CA Thanh Hóa



Kết luận số 03 ngày 14/4/2018 của Bộ công an về sai phạm của Thiếu tướng Trịnh Xuyên: Bảo kê cho hàng loạt sai phạm “tày trời”

Không chỉ sở hữu đến 3 năm sinh khác nhau, Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa còn cùng vợ vơ vét, nhận hối lộ, chạy chức tước, bảo kê tội phạm và hình thành nên chế độ “gia đình trị” khủng khiếp, gây phẫn uất, hoang mang, mất niềm tin trong lực lượng công an Thanh Hóa và gần 4 triệu dân tỉnh Thanh. Tuy nhiên, Bản kết luận số 03 ngày 14/4/2018 lại mang tính hình thức hay nói chính xác là “bảo kê” cho sai phạm?


https://lh4.googleusercontent.com/-_JwqrU-LbyE/WuhiYmMDAdI/AAAAAAAAamk/P7XsWrz8h0M3lqLOYfFjT5yDhlKBEZy6wCLcBGAs/s400/20161213102902135135_vlcsnap-2016-12-13-10h22m37s44.jpg

Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc CA tỉnh Thanh Hóa người có 3 năm sinh, sinh sau chị gái chỉ 3 tháng.

Sở hữu 3 năm sinh khác nhau

Tại kết luận kiểm tra số 03 được Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an công bố hôm 14/4/2018 về những sai phạm của Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, tại nội dung thứ 8 ghi rõ: Trong hồ sơ cán bộ thể hiện đ/c Trịnh Xuyên có 3 năm sinh khác nhau.

Cụ thể: - Thứ nhất: Sinh năm 1957. Các tài liệu thể hiện đ/c Trịnh Xuyên sinh ngày 7/2/1959 chủ yếu tài liệu do đ/c Xuyên mới vào ngành (giai đoạn 1975 -1994). Trong đó có một số tài liệu “không có dấu hiệu tẩy xóa” (như bản thẩm tra lý lịch ngày 4/5/1984, đề xuất cử cán bộ đi học của Ty Công an thanh Hóa ban hành ngày 15/2/1978, văn bản số 693, ngày 15/6/1999 của Tổng cục 3 báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Văn Tính, V/v: phê duyệt phương án quy hoạch Giám đốc, PGĐ Công án tỉnh 1999…

Tuy nhiên, có một số tài liệu “bị tẩy xóa” như: giấy khai sinh lập ngày 7/2/1975, bản sao học bạ cấp 3, ngày 4/2/1975 – Đơn tình nguyện vào học và làm việc trong ngành CA nhân dân lập ngày 20/3/1975, bản thẩm tra lý lịch vào ngành lập ngày 5/3/1975).

Thứ hai: Sinh năm 1958: Các tài liệu đều thể hiện đ/c Trịnh Xuyên, sinh ngày ngày 7/2/1958 có từ năm 1975, thể hiện trong bản khai lý lịch ngày 7/2/1975 nhưng có “dấu hiệu tẩy xóa” về năm sinh. Còn chủ yếu là các tài liệu có từ 1995 trở lại đây, nhưng có dấu hiệu “tẩy xóa” như bản sơ yếu lược lý lịch lập ngày 2/1/1975, bản sơ yếu lý lịch lập ngày 18/7/1980… Và có một số tài liệu “không có dấu hiệu tẩy xóa” như QĐ điều động từ Trưởng phòng PC 26 sang Trưởng phòng PC 15 ngày 13/6/1995; QĐ phong cấp bậc hàm từ Thiếu tá lên Trung tá ngày 20/8/1995; QĐ nâng hệ số lương và thăng cấp bậc hàm do Thứ trưởng Nguyễn Văn Tính ký ngày 18/8/1997; Hai tài liệu là văn bản (bản số 1 số 276, ngày 10/9/2010 của Đảng ủy CA Trung ương do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, PBT Đảng ủy ký gửi UBTV tỉnh ủy Thanh Hóa, V/v: “giới thiệu đ/c Trịnh Xuyên tham gia BCH Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2015 và văn bản số 833, ngày 8/4/2015 của Đảng ủy CATU do thứ Trưởng Bùi Văn Bền ký gửi Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa tiếp tục giới thiệu đ/c Xuyên tham gia BCH tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020”.

Thứ 3. Sinh năm 1959: Các tài liệu thể hiện đ/c Trịnh Xuyên, sinh năm 1959 có từ 1977, trong đó có 2 tài liệu “có dấu hiệu tẩy xóa, sửa năm sinh”. Đó là, Bản nhận xét công tác cán bộ tự khai năm 2009; Bản chứng thực Bằng tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, cấp ngày 27/8/2010 và các tài liệu không có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa năm sinh là bằng tốt nghiệp cấp 3, hệ bổ túc văn hóa, lập ngày 1/9/1977 sao lục ngày 6/3/1978; Chứng thực bằng tiến sỹ ngày 3/5/2011…

Cắt dán, tẩy xỏa cả hồ sơ Đảng viên

Theo kết luận kiểm tra số 03, trong hồ sơ Đảng viên của Thiếu tướng Xuyên thể hiện có “cắt dán, tẩy xóa”. Điều này thể hiện tại Kết quả giám định số 3177/ngày 20/11/1977 của Cục C45 kết luận Quyển lý lịch đảng viên (bản gốc), lập ngày 9/1/1983. Đồng thời các tài liệu bản gốc, photo đều thể hiện sinh năm 1959. Trong đó tài liệu bản gốc có dấu đỏ chủ yếu là bản mới.

Kết quả xác minh tại UBND xã Định Tân, huyện Yên Định, nới sinh Thiếu tường Xuyên chỉ còn lưu giữ được sổ hộ tịch của công dân sinh từ 1993 trở lại đây, không xác định được năm sinh đ/c Trịnh Xuyên. Trong Văn bản số 953 ngày 10/11/2017 của Đảng ủy Học viện CSND thể hiện: Khóa DD4 có một học viên tên Trịnh Xuyên, sinh ngày 7/2/1957, quê quán xã Định Tân, huyện Thiệu Yên, Thanh Hóa.

Sinh sau chị ruột 3 tháng

Cũng theo kết luận của Bộ công án, Thiếu tướng Trịnh Xuyên có chị ruột liền kề là bà Trịnh Thị Xuân, sinh ngày 15/11/1956, có nghĩa chỉ cách 3 tháng rồi đến đ/c Trịnh Xuyên, sinh ngày 7/2/1957, các tài liệu thu thập được đều không có dấu hiệu tẩy xóa.

Trong khi đó, tại liệu tài Sở GDDT Thanh Hóa còn lưu sổ gốc danh sách thí sinh tham dự thi trúng tuyển tốt nghiệp Cấp 3 hệ BTVH, khóa thi ngày 7 và 8/6/1977 của HĐ thi Thị xã Thanh Hóa, thể hiện đ/c Trịnh Xuyên sinh ngày 7/2/1959.

Các đ/c lãnh đạo PX 13, PX 16, các đ/c cán bộ được phân công quản lý hồ sơ đảng viên đều cam đoan và khẳng định từ trước đến nay không có ai kể cả đ/c Trịnh Xuyên mượn đọc, nghiên cứu hồ sơ đảng viên của đ/c Trịnh Xuyên. Đ/c Trịnh Xuyên báo cáo hồ sơ cán bộ của đ/c do Vụ tổ chức cán bộ quản lý, đ/c Xuyên không nhớ rõ các tài liệu sinh như thế nào, nhưng từ lâu được sử dụng ngày tháng năm sinh là năm 1958. Riêng hồ sơ đảng viên khai tuổi sinh 1959 – theo đ/c Xuyên đó là tuổi thật – Bản kết luận nêu.

Như vậy, với những nội dung kết luận trên đây của bộ công an thì có thể thấy “ngày sinh, tháng đẻ” của Thiếu tướng Trịnh Xuyên chẳng khác nào là một “ma trận” mà đến lực lượng của Bộ CA cũng phải ngán ngẫm, bó tay trước sự trung thực, tư chất của một vị Giám đốc, đứng đầu hơn 5000 cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Thanh Hóa.

Kết luận mang tính “bảo kê”

Qua đơn thư của cán bộ công an Thanh Hóa gửi đến Bộ công an và các cơ quan chức năng, Thiếu tướng Trịnh Xuyên vi phạm rất nhiều khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, với 7 tội danh rõ như ban ngày: Khai gian tuổi; bảo kê tội phạm; tuyển dụng thừa hơn 1000 nhân sự vào ngành công an; vợ tác quai tác quá, thao túng ngành công an; bổ nhiệm, sắp xếp con cháu vào các vị trí “ngon” trọng yếu “nhiều màu mè”….

Tuy nhiên, có điều là là bản kết luận số 03, ngày 14/4/2018 chỉ nêu ra được 3 tội danh và còn đề nghị hình thức kỷ luật “bảo kê” khiến cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng hoang mang, bức xúc.

Với tội danh nghiêm trọng nêu trên mà Bộ công an lại kết luận và giao cho đ/c Trịnh Xuyên, với vai trò là Bí thư Đảng ủy, giám đốc Công án tỉnh có trách nhiệm khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại sai phạm thiếu sót nêu trong KL hoặc tổ chức Ban GĐ, lãnh đạo các đơn vị liên quan kiểm điểm nghiêm túc, đề xuất hình thức xử lý kỷ luật đ/c Trịnh Xuyên về những sai phạm nêu trên là việc làm không minh bạch, mờ ám, gây phẫn uất cho cán bộ, nhân dân Thanh Hóa- một cán bộ công an Thanh Hóa bức xúc.

Trịnh Xuyên có iên quan gì đến vụ bắt doanh nhân Yamanka

Trên cương vị Giám đốc công an Thanh Hóa gần 10 năm nay, Thiếu tướng Trịnh Xuyên đã thể hiện là một vị lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán, tham quyền cố vị, ra sức vơ vét tài sản, bảo kê tội phạm. Đặc biệt để vợ mình là Vũ Thị Khanh thao túng trong công tác nhân sự từ đội phó cấp huyện cho đến cấp Trưởng, phó phòng trên tỉnh để vơ vét về túi riêng số tiền khổng lồ. Chỉ tính riêng 2 phi vụ đảo Trưởng công an của 27 huyện thị trên cương vị 2 khóa Giám đốc, vợ chồng Trịnh Xuyên đã bỏ túi cả trăm tỷ đồng. Vì giá cho mỗi Trưởng huyện giao động từ 3-15 tỷ đồng. Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa từng cay đắng: mặc dù phải nhờ chị Nhung vợ anh Rứa chạy từ ngoài Bộ, nhưng vẫn phải mất cho vợ chồng Trịnh Xuyên 10 tỷ mới được lên chức. Hoặc chức Đội trưởng giao thông cấp huyện cũng mang cục 1 tỷ cho giám đốc mới được chữ ký lên chức, cấp đội phó là 700 triệu đồng.

Nghiêm trọng nhất là việc Trịnh Xuyên cấu kết với xã hội đen hoành hành kéo dài, cấu kết với Trịnh Văn Chiến bí thư tỉnh ủy và Trịnh Xuân Nghiệm, TGD, TCty Anh Phát hình thành nên thế “độc quyền” về làm ăn trên lãnh địa xứ Thanh, “độc tôn” Khu KKT Nghi Sơn. Các đất công sản, đất doanh nghiệp nhà nước…. dưới sự “bảo kê” về cơ chế của Trịnh Văn Chiến và bảo kê về luật pháp của Trịnh Xuyên nên hầu hết đều nhanh chóng rơi vào tay Trịnh Xuân một cách dễ dàng, sau đó chuyển đổi mục đích, chiếm đoạt tài sản hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước rất trắng trợn.

Sự kiện bắt Tổng giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn YAMANAKA ngày 26/6/2017 là một minh chứng rõ nhất cho tập đoàn tội phạm họ Trịnh này.

Để thâu tóm các dự án, hợp đồng béo bở trong nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và toàn bộ KKT Nghi Sơn. Trịnh Xuân Nghiệm, Đinh Văn Ngọc –PTGD LHD NS cấu kết bỏ ma túy vào xe của ông YAMANAKA từ Hà Nội và điều hành Trịnh Xuyên chặn bắt tại QL 1A, đoạn khu vực huyện Quảng Xương và khám xét, giữ hành chính ông này và lái xe một ngày. Mục tiêu là dằn mặt YAMANAKA phải tuân thủ mọi sự sắp đặt của chúng trong nhà máy LHD nếu không phải chịu sự trừng phạt của pháp luật Thanh Hóa do Trịnh Xuyên, Trịnh Chiến vẽ ra.

Việc dùng thủ đoạn hèn hạ là cài ma túy để bắt giữ TGD YAMANAKA như một đòn giáng mạnh vào quan hệ ngoại giao giữa 2 đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, một cái tát ô nhục nhân kỷ niềm 45 năm Việt – Nhật thiệt lập quan hệ ngoại giao; vụ bắt nêu trên đã phá hoại môi trường đầu tư của Việt nam trong con mắt doanh nghiệp và nhà nước Nhật Bản; làm nhục quốc thể một nền kinh tế hùng mạnh của thế giới.

Trịnh Xuân Nghiệm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Anh Phát theo người dân Thanh Hóa dưới sự bảo kê về luật pháp của Thiếu Xuyên và bảo kê về “cơ chế” của Bí thư Trịnh Văn Chiến mức độ “lộng hành” còn gấp hàng chục lần “Vũ Nhôm” của Đà Nẵng. Một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập chưa lâu mà đã nhanh chóng thâu tóm được hàng trăm dự án bất động sản “vàng” tại TP Thanh Hóa, hàng chục mỏ quặng sắt, VLXD và đặc biệt là thâu tóm hầu hết Khu vực KKT Nghi Sơn… một cách dễ dàng và nhanh chóng, với giá bèo bọt. Một giám đốc tư nhân mà có thể gọi điện điều khiển Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến và Giám đốc Công an tỉnh Trịnh Xuyên bất cứ lúc nào, cho dù lúc đó đang diễn ra cuộc họp Ban Thường vụ tỉnh ủy hay Thường vụ công an tỉnh.

Có “điều lạ” là cho đến nay, những sai phạm của Tập đoàn họ Trịnh vẫn chưa bị phanh phui, chưa được cho “vào lò” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

P/s: Để có được nội dung bản KL số 03, ngày 14/4/2018, một cán bộ CA tỉnh Thanh Hóa phải bí mật bật máy ghi âm, vì khi tham dự cuộc họp do Bộ công an chủ trì không một ai được phép mang theo giấy bút.

* Bài của tác giả gửi đến TTHN

(Tin tức Hàng ngày)