PDA

View Full Version : Phản đối dựng tượng bố của lãnh đạo Myanmar



duyanh
07-23-2018, 02:24 PM
Phản đối dựng tượng bố của lãnh đạo Myanmar




https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/7CA1/production/_102650913_gettyimages-173986477.jpg

Myanmar đã có chừng 100 tượng của Tướng Aung San, cha bà Aung San Suu Kyi và con số này sẽ có thể còn tăng


Người dân một số vùng của Myanmar đang tiếp tục biểu tình phản đối xây nhiều tượng Tướng Aung San, cha của Cố vấn Aung San Suu Kyi.

Hôm 19/07 năm nay, một nhóm phản đối lại lên tiếng ở bang Kayah sau khi đã có phản đối tương tự ở bang Kachin.

Tuy thế, chính quyền Liên bang Myanmar vẫn muốn thực hiện kế hoạch dựng hàng trăm bức tượng Tướng Aung San trên cả nước.

Theo trang Myanmar Times, người lãnh đạo nhóm phản đối ở Kayin, ông Khun Bernars Bote nói lời hứa của Tướng Aung San lúc sinh thời với người Kayin "không bao giờ thành hiện thực".

Theo ông, những người phản đối muốn để chính quyền bang không thể cứ coi thường dư luận mãi được.

Tướng Aung San (mặc quân phục) sang Anh sau Thế chiến 2 để hội đàm nhằm giành độc lập cho Myanmar
Trong Hiến pháp 1947 bang này có tên là 'Bang Kayin Ni' nhưng sau đó bị đổi và ghép vào thành một phần của bang Kayah.

Phái phản đối cũng nói trong thời gian vận động giành độc lập từ tay thực dân Anh, Tướng Aung San đã đến bang này và hứa tôn trọng "quyền tự quyết" của họ.

Nhưng sau đó, lời hứa để người Kayin tự quyết đã bị các chính phủ Myanmar lờ đi.

Việc dựng tượng Tướng Aung San ở Loikaw sẽ chỉ gây thêm mâu thuẫn giữa chính phủ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và dân địa phương, theo phái phản đối.

Trước đây đã có phản đối việc chính quyền xây tượng ông Aung San ở Myitkyina, bang Kachin nhưng bị nhà nước bỏ ngoài tay.


Tướng Aung San là ai?


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/F11D/production/_102652716_gettyimages-537168219.jpg
Tướng Aung San (mặc quân phục) sang Anh sau Thế chiến 2 để hội đàm nhằm giành độc lập cho Myanmar


Sinh năm 1915, ông Aung San là nhà hoạt động chống thực dân Anh và là lãnh đạo một phong trào đòi độc lập hồi năm 1939.

Sau đó, ông được quân Nhật trợ giúp để lập ra Quân đội Miến Điện Độc lập (1942) nhằm giúp họ quản trị các vùng chiếm được từ tay người Anh.

Nhưng sau đó, Tướng Aung San thấy khó tin vào lời hứa trao trả độc lập của người Nhật nên chuyển sang ủng hộ Đồng minh vào tháng 3/1945.

Sau khi Nhật Bản thua trận, ông dự hội đàm với Thủ tướng Anh Clement Attlee ở London và được Anh cam kết trả độc lập.

Phái cộng sản Myanmar khi đó lên án ông Aung San là "làm tay sai đế quốc" và cho là ông đã nhượng bộ Anh quá nhiều.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/13F3D/production/_102652718_gettyimages-463333546.jpg


Bà Aung San Suu Kyi được chào đón

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/31B5/production/_102652721_gettyimages-452373998-1.jpg

Học sinh Myanmar cầm ảnh Tướng Aung San


Vào tháng 7/1947, khi làm thủ tướng chính phủ Miến Điện, ông và một số thành viên nội các bị giết trong một vụ đánh bom.

Một bình luận của Jared Downing viết di sản của ông Aung San khá phức tạp.

Ông từng là "cộng sản, phát xít, chống phát-xít", tùy lúc, và cũng từng chống người Anh, lại có lúc "chiến đấu bên cạnh quân Anh".

Ông được coi như nhân vật gần nhất với hình ảnh "cha già dân tộc" (founding father) ở Myanmar, theo tác giả này.

Con gái ông, bà Aung San Suu Kyi hiện là lãnh đạo NLD và người thực chất nắm quyền cao nhất tại Myanmar.

Hiện có vẻ như dù lên bằng lá phiếu dân chủ, bà Suu Kyi ngày càng có những biểu hiện dựa vào phe quân đội và thân Trung Quốc.

Việc đề cao cha bà tới mức sùng bái thần tượng được thúc đẩy mạnh như một chính sách quốc gia.

Theo Myanmar Times, chính quyền đã cho xây trên 100 tượng của ông Aung San và còn tiếp tục tiến hành để trên 330 thị trấn trên cả nước đều có tượng ông.




BBC
23-7-2018