PDA

View Full Version : Hitler Tội Phạm Chiến Tranh - Vụ Án Nuremberg



giavui
09-13-2018, 03:26 PM
Hitler Tội Phạm Chiến Tranh - Vụ Án Nuremberg

http://strangematterspodcast.com/wp-content/uploads/2016/01/Hitler.jpg (http://strangematterspodcast.com/wp-content/uploads/2016/01/Hitler.jpg)
MỤC LỤC [−]

I. Cuộc Săn Đuổi Khổng Lồ

Tên nguyên bản: Le Proces de Nuremberg

Người dịch: Võ Lang

Số hóa: Giang Tvx & Huytop


LỜI GIỚI THIỆU


Đệ-Nhị Thế-Chiến có 50 triệu người chết và 55 triệu người tàn tật. Ba phần tư các nạn nhơn đều là dân sự.


Vụ án ở Nuremberg là một vụ án vĩ dại nhẩt trong lịch sử nhân loại !

Từ tháng 11 năm 1945 đẽn tháng 10 năm 1946, một Tòa-án Quốc-tể đã họp để nghe và xét xử tất cả những người, trong mười hai năm liền đã làm rung động hoàn cầu : Goering, Hesse, Ribbenlrop, Streicher, Keitel, Jodl, Doenitz...


Cuốn sách này làm cho tất cả những người ấy sống lại không những là do những câu trả lời của họ trước phiên tòa, nhưng cũng do các lời chứng của những người đã quen biết họ từ năm 1935 đến 1945.

Nhưng qua các Tổng-trưởng và các Thống-chế của triều đại Quổc-Xã, trước hết chính là Hitler, nhà độc tài áo nâu và công cuộc yêu ma quỷ quái của y bị tố cáo nặng nề.


Hết thảy những điều nói trong cuốn sách này đều chính xác. Chính hai tác giả Heydecker và Leeb đã từng tham dự vụ án không tiền khoáng hậu này. Các tài liệu nêu trong sách đều chánh thức. Và cũng chánh thức tất cả những lời tường thuật về việc truy tầm và giam giữ các tội nhơn chiến tranh tại đây...



LỜI NÓI ĐẦU

"Chúng tôi tưởng cần nhấn mạnh rằng chúng tôi không hề có ý muốn buộc tội toàn thể dân tộc Đức. Nếu thực là quảng đại quần chúng Đức đã nồng nhiệt tán thành chương trình của đảng Quốc-Xã thì các dân quân áo nâu, các trại tập trung và sở Mật-vụ (Gestapo không còn lý do tồn tại nữa.

"Nền kỹ thuật tân tiến đã đặt thuộc quyền sử dụng của nhân loại, các võ khí có mãnh lực hủy diệt thực sự vô bờ bến ! Hết thảy mọi sự nhờ cậy đến chiến tranh, bất kể loại chiến tranh nào, đều có nghĩa là một sự nhờ cậy đến những phương tiện phạm trọng tội theo định nghĩa. Không tài nào tránh khỏi, chiến tranh trở nên một liên hệ mạch lạc về những vụ giết người, võ trang tấn công mất tự do, hủy diệt tài sản...

"Luật pháp" để cho phù hợp với lương năng, lý trí, không nên hài lòng trừng phạt các trọng tội bé nhỏ do các người thừa hành vi phạm. Luật phép cần phải trừng phạt những kẻ dã chiếm đoạt lấy một uy quyền lớn lao, cương quyết sử dụng uy quyền ấy và đồng lòng với nhau để gây nên một tai nạn thảm khốc cho hoàn cầu. Chính sự thiếu thốn một pháp chế quốc sẽ làm cho chiến tranh thường xảy ra từng thời kỳ. Vậy trong tương lai những người lãnh đạo các Quốc-Gia sẽ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đúng là ngày hôm nay, luật pháp ấy sẽ kết án nặng nề những người Đức gây hấn. Nhưng ngày mai luật pháp ấy có thể kết án bất cứ một gây hấn của một quốc gia nào kể cả những người đang hiện diện ở đây với địa vị thẩm phán quan !"

(Trích bài diễn văn trong phiên khai mạc Tòa-án Quốc-tế Nuremberg ở Đức của Robert Jackson, đại diện Công-tố viên Mỹ .


PHẦN I.

CUỘC SĂN ĐUỔI KHỔNG LỒ

Hồi tháng ba năm 1945, Âu-Châu trước đây bị cực hình, gương mặt hốc hác, tiều tụy, dữ dằn, đói rách, đang sửa soạn tham dự buổi hoàng hôn của những thánh thần giả tạo ! Đồng thời với nền hòa bình, cũng gần đến lúc các tay đại bự chịu trách nhiệm về cơn ác mộng kia, sẽ phải thanh toán nợ nần. Bảng danh sách của họ đã được thiết lập từ lâu do một ủy ban Liên-minh đóng trụ sở tại Luân-Đôn (Anh . Lẽ dĩ nhiên, đứng đầu danh sách là Adolf Hitler kẻ trọng tội ghê tởm, kinh khủng nhất, quỷ khốc thần sầu nhất trong lịch sử. Chắc chắn là y sẽ biết rõ phương thức để thoát ly khỏi nanh vuốt của pháp luật... nhưng còn những con người ở đằng sau y đã có một hồ sơ không mấy nhẹ nhàng, ít tội lỗi !

Dưới bầu trời xanh tái của mùa xuân 1945 vừa ló dạng, nước Đức đã trông thấy những giờ phút cuối cùng của mình, nếu không muốn nói là những giây phút cuối cùng ! Các lực lượng hùng hậu của Anh, Mỹ, Pháp, Nga đang rầm rộ tiến như vũ bão, không tài nào chống cự nổi, vào giữa trái tim Đức Quốc-Xã. Cùng đi đến với các quân đội Đồng-Minh là những chuyên viên các sở Tình-báo có nhiệm vụ khám phá ra những tay "Đảng-viên Quốc-xã" cỡ gộc và bắt giữ chúng.

Bảng danh sách những người bị lùng bắt về tội nhơn chiến tranh gồm có một triệu tên ! Như thế có nghĩa là phải lục soát rất tỉ mỉ mỗi nơi hoang tàn, mỗi nông trại, mỗi căn cứ tù binh và cho đến cả những đoàn người tị nạn rất đáng thương xót !


° °
°

Anthony Eden, thủ tướng Anh, báo cáo trước Quốc-Hội :

- Đồng-Minh đã tổ chức từ Na-Uy đến dẫy núi Alpcs ở Bavière, một cuộc săn đuổi người vô cùng vĩ đại và đồ sộ nhất trong lịch sử.

Đấy không phải là một điều phóng đại quá đáng ! Chưa hề bao giờ người ta lại đồng thời săn đuổi, truy nã một triệu người. Tuy nhiên, hiện tại trong lúc này các bị cáo tương lai của án Nuremberg đều biến mất, chưa thể nào tìm ra tung tích. Trong thời kỳ hỗn độn khôn tả xiết về sự điêu tàn, sụp đổ của nước Đức, dù ngay cả đến các nhà tội phạm học chuyên nghiệp biệt phái vào các bộ Tham-mưu của hai đại tướng Eisenhower và Montgomery cũng không nhìn được sáng suốt hơn. Bọn Hitler, Goebbels, Ribbentrop, Bormann,,Goering... đang lẩn trốn ở đâu ? Thực cả là một sự bí hiểm dường như không tài nào hiểu nổi !

Các sĩ quan của Đệ Thất Sư đoàn Mỹ đã may mắn "nhặt" được Wilheim Frick, nguyên Tổng-trưởng Nội-Vụ Đức Quốc-Xã trong lúc y đang ẩn náu ở vùng ngoại ô Munich. Nhưng còn những tay chức sắc khác của chế độ đã biến mất, không hề để lại dấu vết.

Tình trạng thủ đô Bá-Linh ra sao ?

Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 21-4-1945 - kinh thành run rẩy, rùng mình dưới một nền trời dầy đặc và thấp, do bụi gạch cát và khói của những đám cháy hòa lẫn với lớp sương mù lầy nhầy, dẻo quánh. Trên các đường phố ; những con người tuyệt vọng đi lang thang, thất thểu, kể có hàng chục, có khi đến hàng trăm ngàn người. Đó là dân tị nạn do các nhát chổi đẫm máu của Hồng-quân Nga càn quét, xua đuổi họ về hướng Tây.

Các chú lõi tì, nhãi ranh trong đoàn Thanh-niên Quốc-Xã do những phụ nữ và ông già tăng cường thêm, đang dựng chướng ngại vật. Tiếng ầm ì, gào thét của đại bác vọng lên báo hiệu ở sát ngay mặt trận. Các đám khói dầy đặc như mây, bay lả tả trên các phế tích đổ vỡ trong những khu phố đã bị hàng tràng bom phá hủy tan tành. Mùi chiến bại nồng nặc hăng sè, ăn hao mòn da, bay lan tràn khắp thủ đô...

Trong phòng khách riêng của Goebbels, Tổng- trưởng Thông-tin Tuyên - truyền, ở đường phố Hermann Goering, một làn gió lành lạnh lùa qua những khe tấm ván thay thế mặt kính. Do những rung chuyển vì bom dội ở vùng lân cận, hồ vữa giả cẩm thạch trên các bức tường và trần nhà đã tróc vẩy, lởm chởm. Các ghế bành xinh đẹp dường như bụi bậm bám đầy, mòn nhẵn, tồi tàn.

Độ 25 người đang hội họp trong căn phòng điêu tàn, trống trải. Những ngọn nến hiếm hoi phản chiếu ánh sáng chập chờn trên các gương mặt căng thẳng. Từ nhiều ngày nay, cả khu vực của Chánh-phủ cũng không có điện.


http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-2.jpg
NUREMBERG 1933 THỜI KỲ CỰC THỊNH CỦA TRIỀU ĐẠI HITLER

Đó là quang cảnh sắp diễn ra cuộc hội nghị cuối cùng giữa Joseph Goebbels và những cộng-sự-viên của y. Nhờ có một nhân chứng đã mục kích cuộc họp là Hans Fritzsche, một bình-luận gia chánh thức của đài Phát-thanh Bá-Linh, bị cáo tương lai của tòa án Nuremberg, nên người ta đã biết rõ ràng mỗi chi tiết, cả đến mỗi lời nói liên hệ tới cuộc họp lịch sử này.

Tổng-trưởng Goebbels mặc một bộ đồ lớn, màu sậm, rất thanh nhã, đúng thời trang - và do lời khai sau này của Fritzsche, bộ đồ ấy có vẻ chướng phè, gai mắt trong căn phòng thê lương ảm đạm này ! Chiếc cổ cồn cứng nhắc, trắng phau như tuyết, lấp loáng dịu dàng trong bóng sáng mờ ảo. Goebbels ngồi trong một ghế bành, rất điềm đạm, bắt chân chữ ngữ một cách hờ hững và ra hiệu xin mọi người yên lặng....

Sự kiện ngộ nghĩnh là y không hề đề cập tới một vấn đề nào thường lệ trong một cuộc hội nghị tương tự. Y cũng không ngỏ lời với cử tọa. Đó là y đọc một bài diễn văn, hay nói cho đúng hơn là một bản cáo trạng :

- Dân tộc Đức đã không tỏ ra đủ tư cách làm tròn nhiệm vụ của mình. Ở phía Đông, họ vội vàng chạy trốn ; ở phía Tây, họ ngăn cản quân sĩ của chúng ta chiến đấu rồi kéo cờ trắng... (Giọng nói của y phồng lên, vênh váo, trở nên hăng say, bồng bột, dường như lúc y còn đang nói trên diễn đàn ở Lâu đài Thể-thao : Tôi có thể làm chi được với một dân tộc mà những người đàn ông không chịu đấu tranh nữa, dù người ta đang hiếp vợ con mình ?... (Rồi y lại nói giọng bí mật : Vậy thì cái số phận ấy, dân tộc Đức đã muốn như vậy, vắn tắt có thế thôi ! Xin các bạn hãy nhớ lại cuộc trưng cầu dân-ý hồi tháng 11 năm 1933 khi chúng ta hỏi nhân dân có tán thành việc chứng ta rời bỏ Hội Quốc-Liên không ? Ngày hôm đó, một đa số khổng lồ đã tự ý tuyên bố chống đối lại đường lối chánh trị đầu hàng và tán thành một công cuộc táo bạo... (Y nhún vai : Không may mắn !...Công cuộc táo bạo ấy đã thất bại !...

Hai ba người toan đứng lên phản kháng. Cái nhìn lạnh lẽo của vị Tổng - Trưởng Thông Tin làm cho họ ngậm miệng...


http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-3.jpg
CHÁNH ÁN (MỸ JACKSON

Rồi Goebbels thao thao nói tiếp :

- Thực sự ra, đó là điểm bất ngờ nặng nề, kinh dị, dù đối ngay với cả những cộng-sự-viên của tôi. Xin các bạn nhớ cho là tôi đã không hề bó buộc ai phải cộng tác với tôi. Cũng như chúng ta không hề bó buộc dân tộc Đức phải theo chúng ta. Thưa các ông, chính các ông đã thấy rõ là có một thời kỳ do các ông đặc biệt thích thú hoạt động với tôi. Niềm đau khổ là các ông đã đặt tin tưởng vào một con ngựa tồi dở để đánh cá ! Ngày mai đây, sự thưởng thức nhầm lẫn ấy rất có thể sẽ hại đến tính mệnh !... Người ta sẽ chặt đầu các ông... Y đứng lên, mỉm cười, rõ ràng là vui thú khỉ thấy các thính giả của y tái xanh, tái xám ! Kéo lê bàn chân vòng kiềng, y tiến ra cửa. Trước khi bước qua ngưỡng cửa, y còn quay lại nói thêm, giọng phường tuồng :

- Nhưng nếu chúng ta phải rời bỏ sân khấu thời toàn thể trái đất sẽ rung chuyển !

Nhưng hiện trong lúc này, y chỉ mới làm rung chuyển cánh cửa thôi. Trong

phòng họp, những ánh mắt kinh hoàng, khiếp đảm trao đổi lẫn nhau. Lần này, không còn được phép hoài nghi nữa : đó là hồi kết liễu ! Dần dần, phòng họp trống trơn, không một bóng người...

Trọng pháo Sô-viết, tiếp tục triệt để nã theo hệ thống tính toán trước vào khu vực của chánh phủ. Cúi gập người làm đôi, Fritzsche chạy men theo các bức tường bị phá hủy đổ nát, trèo qua những đống gạch ngói vụn ngổn ngang, đi vòng quanh các hố bom... Y định tìm một sĩ quan cao cấp có thể cho y biết rõ sự diễn tiến những cuộc đụng độ, nhưng không thấy. Cuối cùng, không biết làm chi hơn, y đành đi về phía biệt thự của Goebbels.

Tòa nhà đầy nhóc các lính Phòng vệ SS (Schutr Staffel đang hò hét, chửi thề và những người đánh máy chữ cuống cuồng, hoảng hốt... Trước các tủ áo mở toang, rơi lăn lóc những ngăn kéo, giấy tờ, valy bỏ quên. Ngay ở lối vào, một chủ-sự nhân-viên, mặc áo ba-đờ-suy và đội mũ, đi lang thang như một linh hồn đau khổ...

Thoáng nhìn thấy Fritzsche đi tới, y nói một cách ngây ngô :

- À !... Ông đấy ư ? Ông tới chậm quá ! Goebbels đã đi gặp vị Thủ Lãnh ở hầm trú ẩn tại dinh Quốc-Trưởng rồi. Về phần tôi thời tôi sẽ cố gắng đi lén lút giữa các phòng tuyến để tới Hambourg. Tôi dẫn ông cùng đi nhé ! Còn một chỗ ngồi trong xe hơi.


http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-4.jpg
PHÁP ĐÌNH NUREMBERG PHÒNG XỬ ÁN

giavui
09-13-2018, 03:31 PM
Fritzsche từ chối. Y vẫn nỗ lực ở lại Bá-Linh. Y về nhà, lấy chiếc xe hơi nhỏ BMW, đi thăm tình hình xem quân Nga đã thực sự chọc thủng chiến tuyến để tiến tới Alexanderplats, ngay trung tâm điểm của thành phố cổ xưa.

Tới một ngã tư, y bị mắc kẹt do những lằn đạn trái phá bắn chéo cánh sẻ của rất nhiều xe thiết-giáp Nga và Đức, gần như đối diện với nhau. Bỏ dự định tham quan chiến trường, y chạy thẳng tới đài Phát- thanh. Một biên tập viên báo cho y biết là Hitler đã hạ lệnh tiếp tục cuộc bảo vệ thủ đô Bá^Linh.

Đúng sự thực là trung tâm thành phố hãy còn cầm cự được trong một vài ngày. Rồi Fritzsche, dán tai vào một máy thâu thanh mà bình điện đã gần cạn, nhận được tin của đài Phát-thanh Hambourg loan truyền về cái chết của vị Thủ-Lãnh.

http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-5.jpg (http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-5.jpg)
http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-6.jpg

PHÒNG XỬ ÁN CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ NUREMBERG

Cùng với bộ trưởng Werner Naumann, y vội vàng chạy đến dinh Quốc-Trưởng. Hiện nay y đã sẵn sàng có một kế hoạch : xin cho Bá-Linh đầu hàng ngay tức khắc ! Nhưng bây giờ, y hãy còn giữ kín, chưa hề tiết lộ với Martin Bormann, viên bí-thư tâm phúc và chắc có thể là người thừa hành di chúc của Hitler. Y chỉ giản dị yêu cầu Bormann hãy kiêng cữ mọi hành động thiếu suy nghĩ... Mặc dù dưới hình thức giả tạo như vậy, đề nghị của y rất có thể phải trả bằng một giá quá đắt ! Nhưng rồi mọi sự đều êm đẹp... Bormann nghe y nói và nhún vai ! Rồi trước sự hiện diện của Fritzsche, trong khu vườn, đằng trước cái hầm trú ẩn bất hủ, chung quanh có những bức tường sụp đồ, các thùng xăng, các hồ sơ mật dang cháy dở (ít nhất không phái là những hồ sơ mật, thời còn là thứ chi khác nữa ? , y hội họp một vài sĩ quan Phòng vệ SS :

- Hội bí mật Ma Sói (Loups-garous bị giải tán với hiệu lực ngay tức khắc ! Hơn nữa, tôi ra lệnh ngưng bặt những vụ hành quyết.

Fritzsche không thể nào hy vọng nhiều hơn nữa.

Y bèn trở về văn-phòng tại Bộ Thông-Tin. Đến 9 giờ tồi, những người cuối cùng còn lại trong hầm trú ẩn đều muốn trốn thoát ra ngoài. Kể từ lúc đó trở đi, Fritzsche sẽ là nhân viên cao cấp duy nhất còn lại ở nhiệm sở. Chính là với cương vị này, y sẽ đề nghị với Joukov, thống chế Nga về việc thủ-đô Bá-Linh xin đầu hàng. Để bắt đầu, y loan truyền ngay cho một vài quân- y-viện, các bộ chỉ huy, các đơn - vị trưởng biết rõ quyết định của y. Rồi y viết thư cho Thống chế Nga Sô. Thông-dịch viên Junius tại sở Báo-chí Đức sẽ phụ trách việc dịch thư này ra tiếng Nga.

Thình lình cánh cửa văn phòng bị đẩy tung ra. Tướng Burgdorf, sĩ quan hầu cận cuối cùng của vị Thủ-Lãnh, chạy ùa vào trong hầm và hỏi vẻ gay gắt, nổi xung, không tự chủ :

- Thế ra ông muốn đầu hàng ư ?

- Đúng thế !

- Trong trường hợp đó, tôi sẽ hạ ông như một con chó ghẻ !.,. Di chúc của Quốc-trưởng ngăn cấm hết thảy mọi sự đầu hàng. Cần phải tiếp tục chiến đấu cho tới người đàn ông cuối cùng !

- Dù cho cả đến người đàn bà cuối cùng nữa chứ ?

Burgdorf đã rút súng lục ra, nhưng Frizsche và một chuyên viên vô - tuyến - điện trẻ tuổi hiện có mặt ở đó lại mau lẹ hơn !... Viên đạn của Burgdorf bị lái chệch đi và nổ tung trên trần nhà. Rồi hai người đẩy kẻ điên khùng kia ra ngoài. Sau này họ biết là y cố gắng định trở về dinh Quốc-Trưởng, nhưng cuối cùng, y từ bỏ dự định ấy và nhồi một viên kẹo đồng vào đầu !...


CHƯỞNG LÝ (PHÁP - C.DUBOST

Do một phép mầu nhiệm nào đó, lá thư của Fritzsche vượt qua được các phòng tuyến và đến Đại Tổng-hành-dinh của Joukov. Sáng sớm tinh sương ngày 2-5-1945, các đặc sử Nga đến Bộ Thông-tin Đức : một Trung-tá Hồng-quân và nhiều sĩ quan khác do một đại tá Đức dẫn đường. Joukov mời Fritzsche đến văn phòng.

Toán người ít ỏi yên lặng đi trong một Bá-Linh điêu tàn, không thể nào nhận ra nữa. Dọc đường, toàn là những xác ngựa, xe bị cháy, dây điện thoại treo lơ lửng, súng ba-dô-ca và liên-thanh vứt bỏ, đồ gỗ bị phá hủy... Và xác chết, luôn luôn là những xác chết : lính Đức, dân sự, nhãi ranh trong đoàn Thanh- Niên Quốc-Xã... Tới ga Anhalt, họ rời bỏ các vị trí Đức. Ở bên kia đường phố, một xe díp Sô-viết đang chờ đón.

http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-7.jpg

PHIẾU LÝ LỊCH CÁC TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

Họ đã trông thấy cảnh tượng gì ở trong các khu vực do Hồng-quân vừa chiếm đóng ? Theo lời thuật của Fritzsche :

- Tôi đã từng trông thấy rất nhiều cảnh xấu xa, ghê tởm trong cả hai Thế-chiến. Tuy nhiên không hề điểm nào có thể so sánh được với những hình ảnh đã phơi bày ra trước mắt chúng tôi trong quãng đường ngắn ngủi đến Tempelhof và chúng tôi đã đi mất nhiều thì giờ. Tôi đã không được chứng kiến những thảm cảnh xảy ra lúc các hầm trú ẩn và những tòa nhà trơ trọi đầu hàng. Tôi cũng không thể nào diễn tả được bi kịch khủng khiếp của một vài người đàn bà đã muốn ôm con nhảy qua cửa sổ còn hơn là bị những bàn tay tham lam, thô bạo của quân chiến thắng bắt giữ... Nhưng sự chi đã do chính mắt tôi trông thấy : những cảnh điêu tàn và khói lửa, nhất là những nét kinh hoàng, khủng khiếp trên gương mặt một vài xác chết... đã chứng mỉnh rõ ràng sự chỉ đã xảy ra ở đây. Với cảnh tượng như thế, đã có lúc tôi muốn được giải thoát ngay khỏi cơn ác mộng đó bằng một trong nhiều viên đạn trái phá hãy còn tiếp tục rơi lả tả chung quanh chúng tôi.

Xe díp ngưng lại trước phi trường Tempelhof và Fritzsche được dẫn vào trong một biệt thự, nơi đặt bộ Tham-mưu Sô-viết. Ở đây, y được biết rằng y không phải là người thứ nhất xin cho thủ đô đầu hàng. Một trong các vị chỉ huy cuối cùng khu "Pháo-đài Bá-Linh" là tướng Weidling đã tới biệt thự này để cố gắng xin đầu hàng...

Trong bản hiệu - triệu quân - đội và các chỉ huy trưởng của họ, Weidling đã nói :

- " Ngày 30-4-1945, Thủ-Lãnh đã bỏ rơi chúng ta cho một số mệnh ! Tuy nhiên, thế mà theo mệnh lệnh của y, các bạn cứ tưởng là vẫn phải tiếp tục chiến đấu, nhưng sự tan vỡ đã có tính cách tổng quát. Dừ sao chăng nữa, sự thiếu thốn các trọng pháo và đạn dược làm cho cuộc kháng chiến anh dũng của các bạn trở thành vô nghĩa lý ! Mỗi giờ trôi qua càng tăng gia thêm những niềm đau khổ của dân chúng và những người bị thương của chúng ta... Vì vậy nên tôi thiết tha kính mời các bạn nên hoàn toàn thỏa thuận với bộ chỉ-huy tối cao các lực lượng Sô-viết để ngưng ngay tức khắc cuộc chiến đấu !".

Công cuộc vận động này của Weidling đã hủy bỏ nhiệm-vụ tình nguyện của Fritzsche. Vả lại người Nga lại muốn nhờ y làm tròn một sứ-mạng có tính cách đặt biệt hơn! Ngày 4-5-1945 họ dẫn y đi xe hơi đến một thị trấn nhỏ, cách Bá-Linh độ 50 cây số.

Họ dẫn y xuống một hầm rượu ẩm thấp và nói :

- Ông hãy trông đây. Ông có nhận ra họ không ?

Fritzsche không khỏi rùng mình ! Một xác chết gần như trần truồng ở trên mặt đất nện : sọ đã bị cháy thành than, nhưng trái lại, thân thể chưa bị lửa thiêu rụi. Về quần áo, chỉ còn sót lại một cồ cồn quân phục bằng nhung màu nâu và một ve áo có gắn huy hiệu vàng bóng loáng của Đảng.

Gần xác chết, năm thây con nít mặc áo ngủ, xếp thành hàng. Thi thể chúng vẫn nguyên vẹn hình như còn đang ngủ...

Fritzsche, không cần cúi xuống cũng nhận biết ngay là xác Goebbels. Quá bất mãn vì thấy cấp chỉ huy của mình đã chọn lựa một lối thoát ly dễ dàng nhứt, y không kịp để ý tới một thây ma thứ bảy : một người đàn bà, có lẽ là Magda Goebbels !

Các sĩ quan Nga tỏ vẻ rất hài lòng ! Đối với họ, sự nhìn nhận căn cước vị cựu Bộ-trưởng Thông-Tin do một cộng sự viên trực tiếp, thế là quá đầy đủ ! Nhưng cũng không phải vì thế mà Fritzsche được tha ngay. Trong nhiều ngày sau, y nằm mốc meo trong một hầm rượu khác và nhủ thầm là người ta sẽ dành cho y số phận ra sao ?... Cuối cùng, y thấy một hạ sĩ quan Nga tới nơi, rút trong túi áo ra mặt tờ giấy đã nhầu nát, chăm chú đọc rõ ràng ba tiếng Đức : - Ông bị bắt !

Chi mãi sau này, Fritzsche mới được tha bổng sau khi đã trải qua quân lao Loubjanka ở Mạc Tư Khoa và ghế các bị cáo ở Tòa án Quốc-tế Nuremberg.

giavui
09-13-2018, 03:33 PM
Cuộc săn đuổi người, vô cùng đại quy mô, vẫn tiếp tục... Các điều tra viên Đồng-Minh tập trung nỗ lực chánh yếu của họ vào hai miền : phía Bắc, khoảng từ Hambourg đến Flensbourg ; phía Nam, miền Haute-Bavière, từ Munich đến Berchtesgaden. Người ta đã biết là khi Bá-Linh sụp đổ, một vài lãnh tụ Quốc-Xã định đi tiếp xúc với đại đô đốc Doenitz ở miền Slesvig, trong số ấy có Himmler, Ribbentrop, Rosenberg và Bormann. Còn các người khác có lẽ đang lẩn trốn ở nơi đồn lũy bất hủ trong "Mặt khu Bavière" (Thực sự mật khu này chỉ có trong óc tưởng tượng của Hitler .

Thế mà sáng ngày 9-5-1945, một đại tá Đức đến trình diện tại một tiền đồn Mỹ hẻo lánh của sư đoàn 36, thuộc quân đoàn 7. Thoạt mới đầu thời sự kiện này không có chi là kỳ dị cả. Rất nhiều đơn vị Đức vẫn còn chiếm đóng miền núi và đơn phương hành quân lẻ tẻ... để mãi sau này mới chắc chắn nhận thấy sự kháng chiến của họ là mơ hồ, ảo vọng ! Tuy nhiên, trường hợp này lại là một sự kiện khác biệt hẳn !

Viên đại tá Đức xưng danh :

- Bernd von Brauchitsch.

Rồi y điềm đạm nói thêm :

- Nhân danh Thống-chế Hermann Goering, tôi đến đây với tư cách đại biểu đàm phán.

Thế là các lỉnh Mỹ vội vàng rũ bỏ thái độ lạnh nhạt, phớt tỉnh của họ. Dù ngay cả đến các chú binh nhì này cũng hiểu rõ là rất hiếm hoi, đơn vị họ có hân hạnh đặc biệt chộp được một con mồi cỡ bự, một trong những tay tổ của chế độ Quốc-Xã,. Đại tá von Brauchitsch được mời ngay lên một xc díp và xe chạy như tên bắn về Bộ Chỉ huy Sư đoàn.

Đã được cấp báo bằng điện thoại, tham-mưu- trưởng John E. Dahlquist và viên phụ tá J. Stack tiếp đón ngay vị tân khách. Brauchitsch giải thích là thống chế Goering, hiện nay đang ở Radstad, gần Zell am See, trao phó nhiệm vụ cho y xin đầu hàng.

Ngay đến người Mỹ cũng không biết là con thú săn quý báu này đang nóng lòng chờ đợi họ, đầy vẻ sốt ruột ! Chính vì Goering lo sợ cho sinh mệnh y. Đã bị kết án tử hình theo di chúc của Hitler để lại sau khi chết, y vẫn thường tự hỏi, mặc dù sự sụp đổ toàn diện, ngộ nhỡ có một vài Vệ-binh SS cuồng tín muốn thi hành ngay bản án thời sao ?

Một vài ngày trước, qua làn sóng điện của đài bá âm, y đã gởi đến dinh Quốc Trưởng, bản đề nghị sau đây :

" Thưa Quốc Trưởng, vì ông đã quyết định ở lại nhiệm sở trong các pháo đài đang bị bao vây là Bá-Linh, vậy ông có đồng ý để cho tôi đảm nhiệm toàn thể những uy quyền của chánh phủ về quốc nội cũng như quốc ngoại, áp dụng đúng theo đạo luật ngày 19-6-1941 không ? Trong trường hợp tới mười giờ đêm mà tôi vẫn không nhận được trả lời chi cả, tôi sẽ suy đoán là ông không còn được hoàn toàn tự do hành động nữa. Và tôi sẽ ước định là những điều kiện áp dụng về luật pháp đã đầy đủ, trọn vẹn."

Câu trả lời đến ngay trước mười giờ đêm, tuy nhiên lại gởi thẳng cho một người khác :

"Goering bị tước đoạt, với hiệu lực tức khắc, hết thảy mọi chức vụ, kể cả việc thừa kế chức vụ tối cao. Ông bắt giam ngay y về trọng tội phản quốc. Nếu Quốc-Trưởng có mệnh hệ nào, thời ông cứ việc thanh toán y ngay, khỏi cần mọi hình thức tố tụng."

Sau này, tướng Koller, tham mưu trưởng cuối cùng của Không Lực Đức Quốc khai trước tòa án Nuremberg :

- Rất có thể là Vệ binh SS đã ngần ngại không muốn dùng bạo lực đối với vị Thống-chế của Đức Quốc-Xã.

Chính Goering, lúc bị hỏi cung trong lao xá Nuremberg, cũng đã khai :

- Người ta dẫn tôi vào một căn buồng, bên trong có một sĩ quan. Trước cửa buồng, có một vệ binh SS võ trang đứng gác. Rồi ngày 4 hay 5-5-1945 sau khi dinh Quốc Trưởng ở Berchtesgaden bị ném bom, người ta di chuyển tôi và gia đình tôi đến một tỉnh nhỏ là Mauterndorf ở Áo. Vừa đúng lúc một đơn vị Không quân đi qua thị trấn này, bèn giải phóng và bảo vệ an ninh cho tôi.

Còn về phần tướng Koller, sau này có nhiệm vụ canh giữ vị thống chế chắc chắn là y cũng biết rõ mệnh lệnh thủ tiêu, nhưng y từ chối sự áp dụng.

Sau này y đã nói với một trong các luật sư bào chữa cho Goering :

- "Luôn luôn tôi vẫn phản đối sự giết người. Vả lại tôi cũng không hề chấp nhận việc người ta thủ tiêu một đối lập chánh trị !"

Một cảnh tượng vừa lạ lùng, vừa phát giác bí mật sẽ diễn ra trước một lâu đài nhỏ bé ở Mauterndorf, nơi Goering với vợ và con gái đang bị giam lỏng cùng với một bồi buồng, thị nữ và người bếp...

Kohnic thượng sĩ không quân tường thuật :

"Khi trông thấy Thống chế xuất hiện, tôi bèn chào một cách đúng phép nhà binh và tự giới thiệu. Hơi ngạc nhiên, ông ngưng lại, ngắm kỹ tôi từ đầu tới chân, rồi vui vẻ, ông hỏi quê tôi ở miền nào ? Và bằng một giọng tâm tình, bí mật, ông giải thích cho tôi hiểu là các sự việc xảy ra sẽ khác biệt hẳn, nếu người ta chịu nghe theo lời ông. Sau khi tỏ ý cho tôi hiểu ngầm là Hitler mắc chứng tham lam danh vọng và quyền tước, ông la lớn :

"Bây giờ Quốc Trưởng đã biến mất, chiến tranh đã kết liễu. Chính ta Thống chế của Đức-Quốc- Xã sẽ lãnh-đạo Chánh phủ !"

Rồi ông đi nơi khác, không đợi câu trả lời của tôi. Thình lình, cách xa độ 20 bước, ông ngã vật xuống. Tôi bèn gọi các lính gác. Chúng con phải vất vả lắm mới dựng lên nổi con người khồng lồ này ! Có lẽ ông ngất xỉu vì từ hôm bị bắt tới nay, các Vệ- binh SS đã không cho ông hít bạch phiến ! Hết thảy mọi người đều biết rõ Thống-chế là một tay nghiện bạch phiến"..

Đó là sơ lược cuốn phim về việc bắt giam Goering do các Vệ-binh SS và cuộc giải phóng y do một đơn vị của Không-quân Đức. Cuộc phóng thích này chỉ có tính cách tùy thuộc điều kiện : y sẽ làm thế nào nếu các vệ binh SS tự trấn tĩnh lại, xông đến và dùng võ lực đề bắt y lần thưa hai ? Chắn chắn là y nạp mình cho Đồng-Minh thời hay hơn cả !

Và bây giờ thời cơ hội thuận lợi đã tới nơi !

Tướng Stack không muốn để cho các thuộc viên lãnh trách nhiệm thi hành vụ này. Y sẽ thân hành đi tới chỗ hẹn do Brauchitsch xếp đặt. Đúng giờ hẹn sẵn, xe díp của Stack và xe Mercedes bọc sắt của Goering gặp nhau tại một khúc quẹo trên đường cái. Hai xe ngừng cách nhau độ 50 thước. Viên tướng Mỹ nhanh nhẹn nhảy xuống đất. Goering điệu bộ ra khỏi xe một cách khá vất vả. Rồi giơ chiếc gậy thống-chế lên thay lời chào, y tiễn bước để gặp tướng Mỹ. Stack để tay lên mũ lưỡi trai và cũng tiến, lên vài bước. Mọi sự diễn tiến rất đứng đắn và lịch sự nhất hoàn cầu !

Đứng đối diện ở giữa đường, hai người xưng danh và bắt tay nhau. Cử chỉ này khiến viên tướng Mỹ sau đây sẽ hối hận ngàn đời ! Thực thế : tin tức vừa được loan truyền đi đã gây nên sự phản đối rùm beng.

Các báo đối lập, ác ôn nhất ở Mỹ và các báo lớn nhất ở Anh đều chạy tít cỡ lớn, suốt 8 cột ở trang nhất :

"BẮT TAY MỘT TÊN SÁT NHÂN !"

Nội vụ gây nhiều tai tiếng quá, nên chính đại tướng Eisenhower cũng bó buộc công khai tỏ ý không tán thành. Còn về phần nước Anh, chánh phủ đã ủy thác cho Lord Woolton, Bộ trưởng Kiến thiết tuyên bố tại Nguyên-Lão Nghị - Viện :

"Chiến-tranh không phải là một cuộc đấu giao - hữu để kết thúc bằng những cái bắt tay !"

Hiện tại trong lúc này, tướng Stack hãy còn chưa biết câu chuyện trên đây sẽ đầu độc đời sống của y tới mức nào ! Y chỉ giản dị tưởng rằng đã thỏa mãn sự lịch thiệp, nhã nhặn sơ đẳng nhất. Goering được dẫn ngay tới Bộ chỉ huy Sư đoàn do tham mưu trưởng Dahlquist sẽ đích thân săn sóc y. Lẽ dĩ nhiên là người ta đã cấp báo ngay Đại Tổng-hành-dinh Quân - đoàn 7 do tướng Quinn, trưởng phòng Nhì, tức khắc được phái lên đường để nhận lãnh con thú săn quý giá này.

Trong khi chờ đợi Quinn tới, Dahlquist bèn nói chuyện với tên tù binh. Là một binh sĩ chuyên nghiệp già đời nên về lãnh vực chánh trị Dahlquist ngây thơ một cách rất đáng cảm động !

Y khó lòng giấu nổi vẻ ngạc nhiên khi Goering, được vì nể, ba hoa chích-chòe thổ lộ cho y những niềm hy vọng chứa chan :

- Tưởng cần phải nói rõ rằng Quốc Trưởng là ngưòi khá thiển cận, không nhìn xa thấy rộng ! Rudolf Hess là con người kỳ cục, quái gở ! Ribbentrop là một tên tầm thường, bất lương ! Tại sao y lại được đột ngột đẩy lên chức Bộ-trưởng Ngoại-Giao ? Bí mật !...Người ta đã nhắc lại cho tôi nghe có lẽ Churchill đã nói một câu bất hủ : "Tại sao người ta cứ luôn luôn gợi đến cho tôi thằng cha đáng buồn Ribbentrop này, thay vì anh chàng cừ khôi Goering kia ?" Vậy thì hiện bây giờ tôi đang ở đây ! Chừng nào các ông mới đưa tôi đến yết kiến Eisenhower ?

Rõ ràng là viên thống-chế to béo này vẫn tin tưởng mãnh liệt là Đồng-Minh sẽ coi y như vị đại diện có thẩm quyền của Đức-quốc và sẽ chấp thuận thương thuyết với y. Con người mà uy quyền chỉ ở dưới uy quyền của Hitler, tuyệt đối không hề nhận thức rõ được thực trạng hiện tại !

Mỗi lúc càng thêm hoảng hốt, kinh ngạc, Dahlquist nghe y đề cao và tán dương nhiệt liệt Bộ Không-Lực tuyệt hảo của y !... Thế mà cũng vào giờ này, người kế vị của y là Von Greim đã đầu hàng người Mỹ đang chiếm đóng Kitzbuhd với những lời nói đã trở thành bất hủ :

- Tôi là Tổng-chỉ-huy cuối cùng của Không- Lực Đức - tuy nhiên Không-Lực ấy không còn tồn tại nữa !

Nếu quả nhiên Goering không biết có sự kiện này thì còn có thể tha thứ được, nhưng ít nhất là y cũng phải nghi ngờ có điều ấy chứ ? Nhưng không... y vẫn tiếp tục khua môi, múa mép, để rồi cuối cùng nhắc lại câu hỏi :

- Chừng nào ông đưa tôi đến gặp Eisenhower ?

Dahlquist trả lời thoái thác :

- Tôi cũng không rõ. Người ta sẽ biết sau...

Goering không nhấn mạnh thêm. Một người hầu cận đem bữa ăn tới : gà, đậu, khoai nghiền. Tù binh ăn uống rất ngon lành khiến cho người Mỹ vô cùng sửng sốt : y thanh toán hết cả đĩa rau sà lách với trái cây và nhấm nháp, vẻ đam mê đầy khoái lạc, ly cà-phê đen !...

Thực đơn này đã gây hoang mang không ít trong dư luận quần chúng, nên một vài ngày sau, để trả lời những sự công kích chua chát, bộ Tổng Hành-Dinh của Eisenhower đã nhấn mạnh :

"Đó cũng là các món ăn của những lính Mỹ trong ngày hôm ấy."

Màn hài kịch này sẽ kết thúc thình lình với sự tới nơi của tướng Quinn, trưởng phòng Nhì, quân đoàn 7. Quinn ra lệnh giải tù binh về giam tại một tòa nhà riêng biệt ở gần Kitzbuhel. Đoàn quân áp tải gồm có 7 người gốc Texas : những tinh binh lão luyện đã từng tham dự cuộc đổ bộ miền Salerne và núi Gassin ! Ở dọc đường, Goering nói lớn với họ bằng tiếng Anh :

- Nhất là không được chểnh mảng ! Tôi rất có thể trốn đấy !

Câu pha trò nhạt phếch này rất xui xẻo : theo sự tiết lộ của một phóng-viên chiến tranh thì những câu trả lời của các lính áp tải "tuyệt đối không thể nào đăng tải được !"

Một đoàn ký giả đã bao vây tòa nhà ở Kitzbuhel. Tin chộp được vị thống-chế to béo lan tràn mau lẹ như một làn thuốc súng ! Hơn thế nữa, tướng Quinn vốn luôn luôn khả ái với báo chí, đã hứa hẹn là sẽ dành cho họ một cuộc phỏng vấn công cộng về Goering !

Hiện bây giờ, tù nhân đang bận rộn xem xét những căn buồng dành riêng cho y sử dụng. Gia đình y cũng đã đến nơi cùng với 17 xe cam - nhông hành lý ! Rất hài lòng, "Ngài" Thống-chế tắm khá lâu rồi mặc một bộ quân phục ưa thích nhất : màu xám nhạt với những nẹp vàng nặng nề hình như có vẻ vừa vặn, khít khao với thân hình đồ sộ !

Có sự khác biệt xiết bao giữa đời sống ở đại khách-sạn này với những trại giam công-cộng do những người Chiến-thắng dồn các tù nhân Đức - có hàng chục và hàng trăm ngàn người ! - dưới trời mưa, trong bùn lầy, không nước uống, không cả những phương-tiện vệ-sinh tối thiểu !...

Về phần Goering, y không hề có một ý tưởng nào về các người khốn nạn này ! Vừa cạo mặt xong, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, mùi nước hoa Cologne thơm ngát, y bước ra ngoài thềm nhà, mỉm cười dưới ánh mặt trời... Rồi với điệu bộ như ông Hoàng, y ra hiệu cho các phóng viên báo chí.

Những ký giả chiến tranh, họp thành hình bán nguyệt, bao vây chiếc ghế bành bọc vải dày do vị thống-chế vừa đặt khối thịt khổng lồ ngồi xuống...

Trên chiếc bàn nhỏ, một máy vi âm sẽ khuếch đại bất cứ lời nói nào của y. Các máy chụp hình đều sẵn sàng bấm lia-lịa... và các chú phó nhòm đang tíu tít yêu cầu :

- Này Thống-chế, mỉm cười đi !

- Xin Ngài quay đầu về phía này !

- Một kiểu nữa : xin ông đội mũ cát-két !

Goering, ngoan ngoãn, đội lên đầu chiếc mũ cát két, có huy-hiệu binh-chủng bằng vàng to tướng. Tuy nhiên y bắt đầu cảm thấy nổi đóa, phát sùng và nói lớn :

- Xin các ông lè-lẹ lên ! Tôi đang đói và khát... Thế là những câu hỏi từ bốn phía tới tấp bay đến. Trước hết là những câu vô hại nhất : Hiện nay Hitler ở đâu ? Ông thực sự tin là y chết rồi chăng ? Tại sao Đức lại không đổ bộ lên Anh ? Dần dần cuộc phỏng vấn có vẻ tháu cáy, xảo quyệt hơn...

Ví dụ :

- Là Chỉ-huy trưởng tối cao Không-Lực Đức, phải chăng chính ông đã ra lệnh oanh tạc Coventry ?

- Đúng thế ! Coventry là một trung tâm kỹ nghệ quan trọng và theo các tin tức tôi nhận được, ở đấy có nhiều cơ xưởng hàng-không.

- Và cả Canterbury nữa ?

- Canterbury bị oanh tạc theo những chỉ thị cao cấp hơn để trả đũa vụ người Anh tấn công một trong các thành phố có khu Đại-học của chúng tôi.

- À !... Thế ư ? Thành phố nào đấy ?

-Tôi không nhớ rõ.

Một ký giả khác đề cập tới một lãnh vực sống sượng hơn, hóc búa hơn :

- Vào khoảng thời gian nào thìi ông thấu triệt lần thứ nhất là Đức đã bại trận rồi ?

- Một vài ngày sau khi Đồng-Minh đổ bộ Normandie và Nga-Sô, sau khi chọc thủng phòng tuyến, tràn vào nội-địa như nước vỡ bờ...

- Vậy theo ý ông, yếu tố chánh đáng của sự thất trận ấy là gì ?

- Cuộc khởi thế công bằng phi cơ suốt ngày đêm 24 giờ trên 24.

- Có bao giờ người ta thử nói cho Hitler biết là sự tiếp tục chiến tranh sẽ trở nên vô ích không ?

- Có chứ ! Hơn một lần nữa là khác! Ít nhất là có ba hay bốn quân nhân cao cấp chứng minh cho Hitler biết là chúng tôi rất có thể bị thảm bại. Mỗi lần như vậy, phản ứng của y đều phủ-quyết, tiêu-cực. Y không hề muốn nghe nói đến sự bại trận. Rồi y cấm ngặt mọi cuộc đàm thoại về vấn đề này. Nói tóm lại, y từ khước, không hề chấp nhận sự tình cờ nào khác hơn là cuộc chiến thắng oanh liệt của chúng tôi.

- Ai chịu trách nhiệm về việc thiết lập các trại tập trung với một chế độ gớm ghê, kinh tởm ?

- Chánh yếu là cá nhân Hitler. Nhân viên quản trị các trại tập trung, từ cấp chỉ-huy cao trọng nhất đến thơ ký văn phòng và vệ binh SS đều trực thuộc y. Những cơ-cấu chánh thức của Quốc Gia đều riêng biệt ở ngoài, không ăn nhằm chi tới đó.

- Ông thấy tương lai của nước Đức ra sao ?

Trước sự vô cùng ngạc nhiên của các ký giả, Goering dường như đã sẵn sàng có câu trả lời :

- Đó là thuộc quyền các người chiến thắng để tìm ra những khả năng sinh tồn và phục sanh đối với dân tộc Đức. Nếu các nước Đồng-Minh tỏ ra bất lực thời tương lai Đức-Quốc và chắc chắn là cả hoàn cầu sẽ rất đen tối. Lẽ dĩ nhiên là hết thảy mọi người đều ưa thích hòa bình nhưng tất cả thiện chí ấy sẽ không thể nào đầy đủ.

- Thống-chế có điều chi nói thêm nữa không ? Có thể là một lời tuyên bố với tư cách cá nhân chẳng hạn ?

Goering ngồi thu hình lại, nói giọng hùng dũng :

- Tôi muốn hiệu triệu lương tâm thế giới : cần phải giúp đỡ dân tộc Đức để sanh tồn và trỗi dậy ! Tôi cũng thích tỏ lòng tri ân dân tộc can đảm ấy : họ vẫn tiếp tục đấu tranh dù đã biết là mọi sự đều tan vỡ !...

Các phóng viên chiến tranh gấp sổ lại, đứng lên rồi vội vàng chạy ra xe díp của họ. Ai nấy đều muốn mình là người thứ nhất đánh điện tín về tòa báo bài phỏng vấn giật gân này ! Than ôi !.. Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên ! Trong trường hợp này ! Thiên là Thiên-Thần Eisenhower ! Theo lệnh vị Tổng Chỉ huy- trưởng, ban Kiểm-duyệt của Tổng-Hành Dinh Đồng- Minh chặn lại hết thay các bức điện tín. Và mệnh lệnh này được duy trì triệt-để, vĩnh viễn !..

Chỉ mãi 9 năm sau, tháng 5 năm 1954, tướng Quinn mới đưa cho một tạp chí Mỹ tờ ghi nhận biên bản ghi bằng tốc-ký cuộc họp báo không tiền khoáng hậu này.

Tuy nhiên, vài phút trước cuộc phỏng vấn công- cộng, một câu hỏi riêng biệt đặt ra cho Goering đã qua mặt được Ban Kiểm-duyệt và bay sang tòa soạn ở bên kia bờ Đại-tây-dương:

Hỏi,- Ông có biết là tên ông đứng trong danh sách các tội nhân chiến tranh không ?

Đáp.- Tin tức mới nhất đấy ! Thực sự tôi không hiểu vì lý do nào họ lại ghi tên tôi trên danh sách đó ?

Bây giờ thời màn đêm đã buông xuống. Goering trở về phòng riêng. Lần cuối cùng, y còn được ngủ trên một cái giường êm ấm. Trước cửa phòng y, trung úy Jerome Shapiro, gốc Nữu-Ước có nhiệm vụ canh gác rất nghiêm ngặt!


° °
°

Hồi mười giờ rưỡi đêm 1-5-1945, đài phát-thanh Hambourg loan truyền một tin tức làm chấn động cả nước Đức và thế giới tựa như một tiếng sét lớn :

"Từ Tổng-hành-dinh Quốc-trưởng : buổi chiều nay, Adolf Hitler đã tìm cái chết trong Bộ Chỉ-huy ở dinh Quốc-trưởng do ông đã lãnh đạo đến hơi thở cuối cùng cuộc đấu tranh chống chế độ Cộng-Sản Bôn- xê-vích. Hôm trước, Quốc-Trưởng đã chỉ định Đại Đô-đốc Doenitz là người thừa kế của ông."

Như vậy, tấn thảm kịch quốc-xã vừa kết thúc bằng một vụ tự-tử, ngụy trang thành một cái chết oanh liệt dũng cảm ! Đồng thời, một vở kịch mới mẻ bắt đầu, luôn luôn vẫn ở trong những cảnh bài trí cổ xưa, đã dần dần rách nát tả tơi : vở hài kịch một màn do người ta đã thấy một thủy-thủ đóng vai trò Chủ-tịch Đức- quốc !

Bốn người sẽ thủ những vai chánh yếu : Đại Đô-đốc Doenitz, Tổng Tư-lệnh Hải-quân Đức; Thống chế Keitel, chỉ huy trưởng bộ tư-lệnh tối cao Bộ binh ; Thượng tướng Jodl, Tổng Tham mưu trưởng và một dân sự duy nhất là Speer, Bộ trưởng bộ Võ-trang.

Thời bấy giờ, sự lộn xộn, hỗn mang toàn diện ngự trị ở Đức. Các đạo quân Anh, Pháp, Mỹ, Nga vừa hoàn tất việc chiếm đóng nội địa. Trên các ngã đường, hàng triệu người chạy trốn trước Hồng quân. Trong các thành phố, hàng loạt bom trút xuống, trải dài như chiếc thảm đã bóp nghẹt hết thảy mọi đời sống có tổ chức... Quân đội Đức hoàn toàn tan rã, chạy dồn dập cả về phía Tây. Các biệt-đội Vệ-binh SS cuồng tín bắt giữ các lính đào ngũ lẻ tẻ để treo cổ lên cây. Những cầu cống nổ tung, các xưởng máy bốc cháy...

Nhưng ở Flensbour, trong miền Slesvig-Holstein, hãy còn tự-do, chưa bị xâm lăng, người ta vẫn tiếp tục cai trị.

Một ốc-đảo cuối cùng và nhỏ xíu ở sa mạc do người ta chưa biết đến những sự điêu tàn và cả đến bầu không khí hoàng hôn đè nặng chĩu trên Đức-quốc. Một thành phố bình thản, sạch sẽ, ngăn nắp. Trước một toà nhà gạch đỏ, không mảy may giá trị về kiến trúc, do người ta sẽ tưởng là một ngôi trường làng hay hơn nữa là một trường trung học, có một tiểu đoàn an ninh thủy-quân trấn giữ thành hai vòng đai. Đây là trụ sở hiện tại của Chánh-phủ Đức, Bộ Tư-lệnh tối cao của quân-đội, vị Chủ-tịch cuối cùng của Đức- Quốc Xã.

Làm cách nào người ta có thể tiến tới giai đoạn cuối cùng này, vừa ngộ nghĩnh vừa buồn cười, gần như thô kệch ? Mọi sự đều diễn tiến trong khoảng thời gian mười lăm ngày :

Ngày 16-4-1945, Doenitz đang ở Bá-Linh. Sáng sớm tinh sương hôm ấy, một vụ nồ kinh khủng làm rung chuyển khắp thủ đô. Đồng thời, một giây sau, tất cả những trọng pháo Nga-sô đặt ở trước Kustrin và Francfort-sur-Oder đều khai hỏa : hơn 600 cỗ trọng pháo ở trên một cây số giới tuyến. Tiếng gầm thét đầu tiên của cuộc tấn công Sô-viết đã báo hiệu sự bế mạc của Bá-Linh...

Trong hầm trú ẩn ở dinh Quốc Trưởng, bàn tay run rẩy của Hitler lướt trên tấm bản đồ có những nét gạch bút chì màu về diễn tiến những báo cáo cuối cùng. Để tìm một lối thoát khỏi ngõ bí, y đang hành quân với những sư đoàn - cả đến những quân đoàn có trong trí tưởng tượng của y ! Người cận vệ của viên Đại Đô-đốc, có dịp quan sát Quốc-Trưởng trong những giờ phút ma quái này, đã ghi trong tập nhật-ký của y :

"Một người mệt mỏi, tàn tạ, mặt tấy phồng, đôi vai co rúm !... Một người đã kiệt lực và không còn kiểm soát được dây thần-kinh của mình !"

Thế có nghĩa là tình trạng đã vô cùng tuyệt vọng ! Sau khi bao vây miền Ruhr, Eisenhower đang diệt trừ hết các quân đoàn B.

Người Mỹ đã bắt được 525.000 tù binh. Các mũi dùi thiết-giáp của họ đang ở cửa ngõ các thành phố Magdebourg, Nuremberg, Stuttgart. Người Pháp vừa chiếm thành Ulm. Người Anh ở phía Bắc, đang tiến mạnh tới Brême và Lauenbourg. Hồng-quân đang khép chặt gọng kìm vào Bá-Linh.

Trong ba ngày liền, trọng pháo Nga-Sô khạc ra một biển lửa và thép, cày nát bấy từng mẫu đất nào hơi còn chút xíu kháng cự của quân đội Đức. Trong ba ngày liền, các đơn vị phòng không, pháo binh, sư đoàn dân quân, đơn vị thủy-quân và cảnh sát vẫn còn cầm cự... Ba ngày dài lê thê như vô cùng tận !...

Chính Hitler cũng đã lên tinh thần và lấy lại niềm hy vọng. Với một giọng gần như khinh miệt, y tỏ bày ý kiến :

- Người Nga không thể làm chi nổi nữa ! Các đoàn quân tinh nhuệ của họ đã bị hủy diệt rồi. Họ chỉ còn những toán quân ô-hợp, gồm các tù nhơn mới được phóng thích hay những người ở các vùng chiếm đóng bị cưỡng bách đi theo. Một bọn táp nham, những đồ bỏ rơi, kẻ cướp và đào ngũ ! Đợt tấn công cuối cùng sẽ tan vỡ trước những cuộc phòng thủ của chúng ta, cũng như cuối cùng, cuộc tấn công của bọn Anh-Mỹ sẽ tan vỡ !

Keitel bám ngay lấy ý kiến này, lại còn thêu dệt cho xinh đẹp thêm tính lạc quan tếu và cuồng nhiệt của nhà độc-tài:

- Thưa các ông, biết bao nhiêu lần lịch sử binh bị đã minh chứng rằng hết thảy mọi cuộc phản công sẽ bị sa lầy, mắc kẹt không tài nào cứu vãn nổi, nếu tới ngày thứ ba mà không chọc thủng nổi một phòng tuyến quyết định !

Về phần Doenitz chỉ có sự tin tưởng hạn chế vào "lịch sử binh bị" ! Y hạ lệnh di-chuyển "nội trong 60 phút !" Bộ tư-lệnh tối cao Hải-quân tới một thị- trấn an toàn hơn.

Sự diễn tiến của những biến cố vừa qua đã công nhận là y có lý. Hồng-quân không hề biết tới những lời tiên tri của Hitler, cũng như sự tham chiếu về lịch sử binh bị của Keitel. Ngày thứ tư, Hồng-quân xô đẩy hết cả mọi thứ chỉ còn sót lại trên các phòng tuyến Đức. Chiến tuyến cuối cùng của Quân-Lực Đức đã không còn tồn tại !

Hitler cũng đã dự phòng sự tình cờ này xảy ra. Nếu một khi quân Nga tiến ở phía đông, quân Anh-Mỹ ở phía tây và cắt nước Đức ra làm hai mảnh thời Doenitz sẽ có nhiệm vụ bảo vệ miền bắc. Chính do chỉ-thị của Hitler nên đoàn quân cơ giới của vị Đại đô-đốc rời khỏi Bá-Linh ! Dẫn đầu là chiếc xe hòm thiết-giáp của người "kế-vị" tương lai, xe Mercedes khổng lồ, nặng năm tấn ! Trong bầu trời ban đêm, các chùm ánh sáng đèn pha nhợt nhạt của đội Phòng-Không quét đi, quét lại. Ở phía chân trời, sáng ngời những ngọn lửa rực rỡ, dàn-giật không đều đặn từ các trọng-pháo Sô-viết bắn ra, trong tiếng gầm thét làm rung chuyển cả mặt đất.

Doenitz và Jodl, từng chặng đường một, có hàng đoàn vệ sĩ, bộ trưởng, thứ trưởng tháp tùng, tiến tới miền Slesvig-Holstein và đóng ở Flensbourg. Chính ở

đây sẽ diễn ra cảnh cuối cùng.

Ngày 30-4-1945, hồi 6 giờ rưỡi chiều, Doenitz nhận được tin tức sau đây, phát thanh từ dinh Quốc Trưởng :

"Kính gởi Đại đô-đốc : Quốc-Trưởng vừa chỉ định ông là người kế-vị Ngài, thay thế cựu Thống-chế Goering. Các giấy tờ liên hệ, ấn định rõ mọi quyền hành đã lên đường. Xin ông áp dụng ngay mọi biện pháp thích nghi do tình thế hiện tại đòi hỏi... Ký tên : Bormann".

Hai mươi bốn giờ sau, một tin tức mới có dấu hiệu : "Tối mật ! Dành riêng cho Bộ tư-lệnh tối cao. Sẽ chỉ do một sĩ quan chuyển giao" :

"Quốc Trưởng chết hồi ba giờ rưỡi chiều hôm qua. Di-chúc ngày 29-4-1945 đã bổ nhiệm ông là Tổng- thống Đức Quốc-Xã và quyết định các chức chưởng sau đây : Goebbels là thủ-tướng, Bormann, bộ-trưởng Đảng, Seyss-Inquart, bộ-trưởng Ngoại-giao, Ngay hôm nay, Bormann sẽ cố gắng thử đến gặp ông để báo cho ông biết về tình hình tổng quát. Vậy tùy ý ông lựa chọn hình thức nào để tin tức này sẽ được loan truyền cho dân chúng và quân-đội, cũng như sẽ được loan truyền vào lúc nào thuận tiện nhất".

Bản tin này do Goebbels và Bormann đồng ký.

Thế là Doenitz được vinh thăng lên một chức phẩm cao trọng nhất là Tổng-thống Đức Quốc-Xã ! Sự vinh thăng này khá ngộ nghĩnh vì chỉ giản dị loan truyền trên làn sóng điện của đài bá âm ! Trong khi chấp nhận trách nhiệm cao cả này, vị đại đô-đốc không hề nuôi ảo tưởng về lối thoát ly của sự phiêu lưu mạo hiểm. Tuy nhiên y vẫn hành động gấp rút ! Trước hết y hạ lệnh sẽ bắt giam Goebbels và Bormann ngay khi họ đến trình diện y tại Tổng Hành-dinh. Đây không phải lúc tự chuốc lấy họa vào thân với các vị chức sắc của Đảng ! Doenitz muốn chấm dứt chiến tranh và biết rõ là Đồng-Minh sẽ từ khước, không chịu thương thuyết với một chánh phủ sẽ còn có những đảng viên Quốc-Xã quan trọng nhất.

Sau nữa, y muốn củng cố địa vị của mình. Trong lãnh vực này, y sẽ không gặp nhiều trở ngại. Các nhà chức trách dân sự và quân sự đều vội vàng công nhận y như là vị lãnh đạo Quốc-Gia. Bộ tư-lệnh tối cao cũng như Himmler và các Vệ binh SS của hắn đều cúi đầu phục tùng y. Các nhân viên của Chánh phủ cũ - hay ít nhất các nhân viên nào đã có thể lẫn trốn tới miền Siesvig-Holstein - đều vui lòng từ chức để khỏi làm vướng mắc sự hoạt động của y. Trong bọn họ có những người rất quen biết như Ribbentrop, bộ-trưởng Ngoại-giao, Rosenberg, lý thuyết gia và triết gia lừng danh của Đảng, kiêm bộ trưởng các Đất đai mới sáp nhập ở miền Đông. Rõ ràng là luồng gió bại trận đã làm cúi đầu biết bao nhiêu người, kể cả những tay kiêu hãnh nhất !...

Doenitz lợi dụng mọi sự kiện đó để thành lập một Nội các mới. Y sẽ tạo cho Nội các này một sắc thái có vẻ rất chánh trị và càng thận trọng hơn nữa, sẽ trình diện như một "Chánh-phủ lâm thời" ! Nhân vật quan trọng nhất sẽ là bá tước Schwerin von Krosigk, cựu bộ trưởng Tài chánh. Còn y, có nhiệm vụ về đường hướng tổng quát, vừa chịu trách nhiệm về Tài chánh và Ngoại giao, sẽ đảm nhận chức vụ Thủ tướng, tuy nhiên vẫn không nêu danh nghĩa ấy. Albert Speer, bị cáo tương lai của tòa án Nuremberg, nhận bộ Kinh tế và Sản xuất kỹ nghệ. Nhưng về thực tế, hết thảy mọi chức vụ này đều không ăn nhằm chi cả : chỉ có trên giấy tờ thôi !... Ở trong một nơi nhỏ hẹp này, một mẩu đất bé xíu, liệu còn thoát khỏi được sự chiếm đóng của những quân chiến thắng... trong bao nhiêu ngày nữa ?... thì những sự bổ nhiệm rùm beng, to tát nhất đều thuộc một vở tiểu-nhạc-kịch, nếu không muốn nói là một vở hài-kịch : bộ trưởng Giao thông trong khi không còn chuyến tàu hỏa nào lăn bánh ; bộ trưởng Bưu-điện trong khi không còn thư từ, công văn để phân phối ; bộ trưởng Xã-hội trong khi các văn-phòng công-sở đều đóng kín mít !...

Những quyết định do Doenitz phải làm ngay đều có một tầm mức quan trọng đặc biệt. Hiện y có trong tay một tài liệu vô cùng tàn nhẫn, do một thiên tài của cơ quan Tình-báo Đức biết rõ, đó là bức phóng-ảnh một bản đồ nước Đức về một kế hoạch mật của Anh tên là Eclipse !

giavui
09-13-2018, 03:34 PM
Trên bản đồ này có gạch một đường phân giới giữa hai miền Đông và Tây, đúng như sự định nghĩa của Roosevelt, Churchill và Staline ở hội-nghị Yalta. Nói tóm lại, đó là bản lược đồ, theo đó các người chiến thắng sẽ phân chia khu vực chiếm đóng của họ. Ngay từ bây giờ, Doenitz đã biết đại khái, chênh lệch độ một cây số, các miền nào, thành phố nào, làng nào sẽ thuộc quyền người Nga. Chính tin tức vô cùng quý giá này sẽ vạch rõ cho y biết đường lối phải theo.

Do những cuộc tranh luận xảy ra tại trụ sở "Chánh phủ lâm thời", ta có thể suy diễn ra một vài sự Kiện ;

1 Ở phía Tây, dân chúng tiếp đón quân đội Anh, Pháp, Mỹ với sự khuây khỏa, thoải mái : sự hiện diện của họ có nghĩa là chiến tranh đã tàn lụi và nhất là ngưng oanh tạc !

2 Trái lại ở phía Đông, dân chúng kinh hoàng, khủng khiếp, ào ào chạy trốn trước Hồng quân. Cả quân đội cũng không muốn đầu hàng người Nga với bất cứ giá nào !

3 Quân đội Đức ở phía Tây cúi đầu phục tùng trước mệnh lệnh đầu hàng. Còn các đơn vị chiến đấu ờ phía Đông vẫn bất tuân lệnh đầu hàng và thử cố gắng, vừa chiến đấu vừa rút lui về đằng sau đường phân giới.

4 Dân chúng miền Tây tán thành sự đầu hàng, trong khi dân chúng miền Đông coi đó như là sự phản bội và như sự hy sinh hàng triệu người di cư lánh nạn trên khắp các nẻo đường với hai bàn tay trắng !...

Bốn điểm kê trên quyết định đường lối do Doenitz sẽ cố gắng phải theo. Một đằng, cầm cự một cách tuyệt vọng ở phía Đông, để cho đại đa số các dân sự và quân nhơn có thể rút lui về đằng sau đường ranh giới các khu vực và như thế trốn thoát khỏi bàn tay lông lá của người Nga ! Đằng khác, lập tức mở ngay ở phía Tây những cuộc thương thuyết đầu hàng đề chấm dứt cuộc tàn sát ở mặt trận này. Tại Flensbourg, người ta hy vọng là Eisenhower sẽ chấp thuận một giải pháp từng phần, lẻ tẻ, tuy nhiên Đồng Minh đã nhiều lần xác định, đòi hỏi một cuộc đầu hàng toàn diện và cùng ngay một lúc.

Mãi về sau này, Doenitz mới tiết lộ :

- Chúng tôi đã quyết định chống đối miền Đông thuộc khối Á-Châu và hỗ trợ miền Tây thuộc khối Công-giáo !

Hiện bây giờ, cần phải diễn tả sự quyết định ấy bằng các sự kiện. Vậy mà các biến cố dồn dập xảy ra rất mau lẹ...

Chỉ 24 giờ sau khi thành lập tân chánh-phủ, chiều ngày 2-5-1945, thiếu-tá hải-quân Ludde - Neurath, sĩ quan cận vệ của Đại Đô-đốc, gọi điện thoại cho một hãng buôn ở Lubeck.

Kẻ đối-thoại hét lên ở trong máy, yêu cầu y nói to hơn nữa :

- Tôi không nghe thấy chi cả ! Hiện có nhiều sự ồn ào, huyên náo ở dưới cửa sổ của tôi với tất cả những xe thiết-giáp kia đang ầm ầm chạy qua..

- Xe thiết-giáp !... Thiết-giáp nào ?

- Những người Anh, chắc chắn thế !... Đây... Ông nghe thử...

Và thương - gia thành Lubeck chìa ống nghe ra phía ngoài cửa sổ bỏ ngỏ... Chính vì thế mà Chánh- phủ lâm-thời Đức và bộ Tư-lệnh tối cao của Doenitz mới biết là quân Anh đã chọc thủng phòng tuyến !

° °
°

Không còn thì giờ đâu mà chần chừ nữa ! Một phái đoàn gồm có đô-đốc Von Friedeburg, tướng Kinzel và hải-quân thiếu tướng Wagner cấp tốc đến Lunebourg, nơi đặt Tổng Hành-dinh cua thống-chế Anh Montgomery, Vị Tổng tư lệnh Anh chấp thuận đề nghị xin đầu hàng, có thể nói là không bình luận chi cả. Hiệp định do Friedeburg ký, định cuộc ngưng bắn cho toàn thể khu vực B vào hồi 8 giờ sáng ngày 5-5-1945.

Friedeburg lại vội vã bay đi Reims (Pháp để tiếp xúc với bộ Tổng tham mưu của Eisenhower. Một lát sau, y gặp tướng Jodl cùng tới đây. Lúc chập choạng tối, một thiếu nữ đi qua trường học là trụ sở Tổng Hành dinh của Đồng Minh, được mục kích lúc Jodl và bọn tùy tùng đến nơi. Nàng vội vàng vừa chạy trốn, vừa kêu thét lên :

- Người Đức !... Ngưòi Đức !...

Tin tức này loan truyền ra mau lẹ như một làn thuốc súng !

Đúng là người Đức trở lại - tuy nhiên lần này sự trở lại của họ chỉ có thể có

một ý nghĩa duy nhất : ký kết sự thảm bại của họ !,.. Những tiếng gào thét kinh hoàng của một cô gái nhỏ vô danh báo hiệu, trước hết là những lời tuyên cáo chánh thức, sự chấm dứt một cơn ác mộng dài lê thê trong sáu năm liền !...

Trong khi đó, Jodl đến khu vực Mỹ xin đầu hàng hạn chế và bị Bedell Smith, tham mưu trưởng của Eisenhower từ chối, luôn luôn đòi hỏi một cuộc đầu hàng đồng thời và toàn diện trên tất cả mọi phòng tuyến.

Sau này Eisenhovver đã viết trong tập ký sự của ông.

"Hiển nhiên là người Đức đã tìm cớ tranh thủ thời gian để kịp rút vào bên trong và đằng sau phòng tuyến của chúng ta, một số tối đa binh sĩ hiện còn đang chiến đấu ở mặt trận phía Đông. Tôi đã bắt đầu chán ngấy, không tài nào chịu nổi !... Tôi bèn ủy quyền cho Smith khuyến cáo cho Jodl biết rằng nếu y không chịu từ khước ngay việc hoãn binh chi kế để kéo dài cuộc thương thuyết thời chúng tôi sẽ tiến tới cả đến việc dùng sức mạnh để ngăn cản những người di cư để lánh nạn !..."

Jodl chỉ có thể thỉnh thị ý kiến Doenitz và đến lượt ông này cũng chỉ có thể cúi đầu tuân lệnh ! Đêm 7-5-1945, chính ở trong một lớp học đơn giản, Jodl đã ký kết cuộc đầu hàng trọn vẹn và vô điều kiện. Ký-giả Mỹ Drew Middleton, một trong số hiếm hoi những người được ưu đãi đặc biệt để tham dự cuộc lễ nghi lịch sử này đã tường thuật như sau :

"Giữa buồng có một chiếc bàn dài gỗ trắng, chung quanh có bày ghế. Trên bàn, trước mỗi chỗ ngồi, có để một bút chì đã gọt cẩn thận và một chiếc gạt tàn, tuy không mấy ai nghĩ đến hút thuốc. Hiện diện về phía Đồng Minh có tướng Bedell Smith (đại diện Eissenhower , tướng Francois Sevez (đại diện Tổng tư lệnh Pháp Alphonse-Pierre Juin và tướng Ivan Susloparov (đại diện bộ Tổng tư lệnh Nga-Sô .

"Jodl ngồi trước mặt họ, đeo bội tinh hình chữ Vạn, một danh dự tối cao trong Quân lực Đức. Gương mặt y thản nhiên, không nao núng, dáng điệu kiêu hãnh, ánh mắt hơi lờ đờ. Trước khi ký tên, y đứng lên tuyên bố bằng tiếng Đức :

- "Do sự đầu hàng này, dân tộc và quân đội Đức sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn của những người chiến thắng. Trong lúc nghiêm trọng như thế này, tôi chỉ còn có thể biểu lộ hy vọng là những người chiến thắng sẽ chứng tỏ sự khoan dung, đại độ !"

"Không ai trả lời. Lần lượt người nọ đến người kia, bốn đại diện đều ký tên dưới văn kiện thảo bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp. Lúc ấy đúng 2 giờ 41 phút sáng ngày 8-5-1945".

Rồi một sĩ quan cận vệ dẫn Jodl đến văn phòng Eisenhovver. Do sự trung gian của một thông dịch viên, vị Đại tướng Tổng Tư lệnh Đồng Minh hỏi Jodl : - Ông có hiểu rõ tất cả những điểm trong bản tài liệu do ông vừa ký không.

- Có.

- Chúng tôi sẽ coi ông là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, về tư cách cá nhơn cũng như tư- lệnh quân đội Đức, tất cả những vi phạm về các điều khoản ấy. Điểm này cũng đồng thời áp dụng cho những đoạn liên hệ tới sự đầu hàng đối với quân đội Nga. Có thế thôi !

Jodl chào và quay gót trở ra. Chiến tranh đã chấm dứt.

Cuộc nghi lễ diễn ra ngày mai ở Tổng Hành-dinh Sô-viết tại Bá-linh-Karlshorst chỉ là một sự xác định lại. Chính thống chế Keitel đã bay đến Bá-Linh để ký bản tài liệu thứ hai về việc đầu hàng. Tháp tùng Keitel là tướng Stumpff, đại diện Không-quân và đô-đốc Friedeburg, đại diện cho Hải-quân.

Lúc 0 giờ 10 phút ngày 9-5-1945, các đại diện Đức được dẫn vào trong phòng họp. Đằng sau một cái bàn đồ sộ có : thống chế Joukov và bộ trưởng Ngoại-giao Andrej Vichynskv, đại diện Nga-Sô, thống chế Không quân Arthur Ted-der, đại diện Ạnh, tướng Spaatz đại diện Đại tướng Mỹ Eisenhower và tướng De Lattre de Tassigny, đại diện Pháp. Người ta hướng dẫn các đại diện Đức đến ngồi ở một chiếc bàn nhỏ, gần cửa ra vào.

Keitel đi vào, vẻ mạnh dạn, tự tin. Y mặc đại phục. Tất cả dáng điệu của y diễn tả thái độ kiêu hãnh của một người sĩ quan nước Phổ. Sau khi để một cách ồn ào chiếc gậy Thống chế ở trên bàn, y ngồi xuống và thản nhiên nhìn thẳng ra trước mặt, trong khi các nhiếp ảnh báo chí bấm lia lịa... Một hai lần, y lừa tay vào cổ cồn hay liếm môi...

Arthur Tedder dứng lên nói :

- Tôi xin hỏi ông: ông đã biết nguyên văn bản đầu hàng vô điều kiện chưa ? Ông có sẵn sàng để ký không ?

Keitel nghe thông ngôn dịch lại, cầm lấy bản tài liệu ở trên bàn và trả lời rất điềm đạm ;

- Có, tôi đã sẵn sàng.

Thống chế Joukov mời y đến chiếc bàn lớn để ký tên. Với những cử chỉ kiểu cách, gần như chăm chút, Keitel cầm lấy mũ lưỡi trai, gậy thống chế, đôi găng, gắn cẩn thận chiếc kính một mắt vào ổ mắt trái, tiến lên phía bàn, ngồi xuống và ký tên với một tuồng chữ vụng về.

Trong khi bản tài liệu đợi lấy các chữ ký khác Keitel một lần nữa thử cố gắng đạt được một sự triền hoãn cuối cùng đối với các người lánh nạn vẫn luôn luôn dồn dập tiến về phía Tây. Y nói với viên thông ngôn Nga và giải thích là mọi sự truyền tin đều hoàn toàn trục trặc, chắc chắn là mệnh lệnh ngưng bắn phải mất 24 tiếng đồng hồ mới đến những đơn vị ở khắp các mặt trận. Rõ ràng là có vẻ phân vân, khó xử, viên thông ngôn cúi xuống thì thầm bên tai một trong những sĩ quan Sô viết.Nhưng lời thỉnh cầu của Keitel không có câu trả lời.

Joukov, vẻ nóng nảy, đứng lên và nói giọng cương quyết :

- Bây giờ tôi cần phải mời phái đoàn Đức rút lui.

Mọi người đứng lên. Keitel gấp cặp hồ sơ, bên trong có một bản văn kiện lịch sử, cắp ở dưới nách, phác họa một động tác đập gót giầy và đi. Một vài ngày sau, khi trở về Flensbourg, y sẽ bị bắt.

Ở Flensbourg, chánh phủ Đoenitz vẫn còn tại chức, mặc dù sự đầu hàng vô điều kiện đã chấm dứt cả sự sanh tồn của Quốc-Gia Đức. Đồng Minh chỉ đặt phụ vào đấy một ủy ban Kiểm soát, có nhiệm vụ theo dõi, trên cấp bực bộ Tư-lệnh tối cao, sự diễn tiến những phương pháp đầu hàng. Còn ngoài ra, vùng Plensbourg dường như thoát khỏi sự bại trận. Ở bên trong và trước cửa các văn phòng, những sĩ quan mặc sắc phục, ngực lấp loáng đầy huy chương, hăng say hoạt động như không hề có chuyện chi xảy ra.

Nhưng cũng chẳng được lâu la gì !

Việc Keitel bị bắt chứng tỏ là những chuỗi ngày tàn của Chánh phủ lâm thời đã được đếm kỹ lưỡng.

Chắc chắn là Doenitz đã cố gắng thanh toán chế độ Quốc-Xã. Y hạ lệnh giải tán đoàn thể Ma-Sói (Werwolf: nhóm người quốc-xã cuồng tín, sau cuộc tan rã, vẫn tiếp tục đấu tranh với quân Đồng-Minh chiếm đóng và cả đảng Quốc-Xã nữa ! Nhưng rồi y cũng nhận thấy là các biện pháp ấy không thể nào theo kịp đà tiến triển của những biến cố đang dồn dập xảy ra...

Đúng sự thực là tại sao Keitel lại bị bắt ? Trưởng ủy ban Kiểm soát Liên Đồng minh là tướng Mỹ Roocks cũng không hề nêu rõ lý do và chỉ nói vắn tắt :

- Tôi chỉ giản dị thi hành mệnh lệnh của thượng cấp !

Nhưng chính Keitel thì biết rõ lắm ! Vả lại trước giây phút từ giã Doenitz, y đã thổ lộ tâm tình:

- Có lẽ đó là về vụ tháng Tư năm 1944. Hồi đó, bộ Tư lệnh tối cao Quân lực Đức đã hạ lệnh hành quyết 50 sĩ quan phi công Anh. Và tôi là người đứng đầu trong bộ Tư-lệnh tối cao...

Ngày 17-5-1945, các đại diện sinh viên đến Flensbourg để hợp vào Ủy ban Liên Đồng minh. Cách năm ngày nữa, "Chánh phủ Lâm thời Đức Quốc" được mời sáng hôm sau lên trên tàu thủy Đức Patricia đã giải giới rồi. Khi nhận được lệnh triệu này, Doenitz hiểu là mọi sự đã chấm dứt. Y hét bảo các bộ trưởng đang kinh hoàng, sửng sốt :

- Chúng ta đi sửa soạn va-ly !

Trong phòng rượu trên tầu Patricia đã diễn màn cuối cùng vở đại hài kịch có trò hề múa rối nhan đề : "Lịch sử nền đệ III Đức Quốc-Xã" !...

Tướng Rooks tuyên bố vắn tắt :

- Thưa các ông : đại tướng Eisenhower đã ủy nhiệm tôi triệu thỉnh các ông tới để báo cho các ông biết là chánh phủ lâm thời Đức, cũng như bộ Tư lệnh tối cao Quân Lực và tất cả các nhân viên, kể từ nay sẽ bị coi là tù nhân. Như vậy, kể từ giây phút này, mỗi người trong các ông phải nên tự coi như là đã bị giam cầm. Các ông sẽ rời phòng này dưới sự áp tải của một sĩ quan Đồng Minh. Trong mỗi phòng riêng biệt, các ông sẽ sửa soạn va-ly và giải quyết vắn tắt các vụ riêng tư cá nhân. (Rồi y quay lại phía Doenits : Ông có muốn nói thêm điều chi không ?

Viên đại đô-đốc lắc đầu và thì thầm :

- Mọi sự bình-luận sẽ thừa thãi, vô ích !

Ở gần y, đô-đốc Friedeburg ủ rũ, mệt mỏi, ngồi trên ghế. Y đã ký ba văn kiện đầu hàng rồi, bây giờ y lại tham dự cuộc đầu hàng thứ tư - của chính bản thân mình !

Trong thời gian đó, ở Flensbourg-Murwick, trụ sở của chánh-phủ Đức cuối cùng và bộ Tư-lệnh tối cao, sự thanh toán dứt khoát sẽ diễn tiến một cách kém nhã nhặn hơn nhiều ! Các xe thiết giáp rầm rộ tiến vào thành phố nhỏ bé này, dẫn đầu là Bộ binh và Quân cảnh Anh. Phần đất nhỏ bé này không còn lý do chánh đáng để tồn tại nữa !

Ở công trường tòa Đô chánh, tướng Anh Jack Churcher, chỉ huy Lữ đoàn 159 hét thiệt lớn :

- Những con heo mặc quân nẹp đỏ ở đâu ?

(Quần cổ nẹp đỏ lớn là quân phục sĩ quan bộ Tổng Tham mưu .

Lục quân, súng cắm lưỡi lê, tiến về phía trụ sở Chánh-phú. Nói cho đúng ra, sự xa xỉ của những biện pháp phòng ngừa quân sự có điểm chỉ hơi lố lăng, kỳ cục. Đối với người Đức, sự xâm lăng tàn bạo cái ốc đảo của họ tạo nên sự bất ngờ khủng khiếp, kinh hoàng ! Doenitz còn chưa dẫn hết các bộ trưởng của y lên tầu Patricia. Vừa đúng lúc những người còn lại trên mặt đất đang mở một cuộc họp nội các. Vị "phó chưởng ấn" Schwerin von Krosigk đang trình bày tình hình quốc nội và quổc ngoại !... mà y cũng chẳng có một ý kiến nào rõ rệt về tình trạng hiện tại !

Nhưng rồi y sẽ biết ngay tức khắc !.

Thình lình của phòng họp bị đạp tung ra : các lính Anh ùa vào, lựu đạn cầm tay và súng lục, liên thanh sẵn sàng lẩy cò...

- Giơ tay lên !... (Rồi vài giây sau, một mệnh lệnh kinh hoàng sửng sốt : - Cởi quần ra !.

Tiếp theo là một vài cú đấm phủ đầu để chứng tỏ là những anh chàng Tommies này không hề đùa dai ! Vô cùng kinh ngạc, các vị bộ trưởng khả kính răm rắp thi hành. Một cảnh tượng khôi hài, quái đản : hơn nửa tá quý ông đạo mạo, trang trọng để tụt quần xuống, ở giữa mật vòng tròn các anh lính chiến hung dữ, đang sờ nắn, bóp vuốt khắp người họ để hy vọng tìm thấy một ống thuốc độc nào chăng ? Ludde-Neurath, sĩ quan cận vệ của Đại đô đốc, với sự dè dặt thường lệ, đã ghi trong tập nhật ký :

"Khắp mọi nơi trong thân thể chúng tôi đều bị khám xét rất tỉ mỉ !"

Ngoài đường phố, họ tập hợp những người đàn ông mặc quần xà lỏn, áo sơ-mi vắt trên tay. Các thiếu nữ là thơ ký hay điện-thoại-viên, giơ tay lên trước những họng súng chĩa thẳng vào họ. Bên trong tòa nhà dùng làm trụ sở, binh sĩ đổ tung những ngăn kéo đựng quần áo, va-ly, xắc tay, rạch nát các đệm giường, lục lọi các tù nhơn, bắn chỉ thiên để thúc giục những người chậm chạp tiến

nhanh lên...

Thế là kết thúc đời tàn Chánh-phủ cuối cùng Đức Quốc-Xã !

Một vài xe thiết giáp Anh có gắn súng liên thanh đã bao vây Glucksbourg, thành phố ở bên cạnh, nơi có đặt những cơ sở của Albert Speer, bộ trưởng sản xuất kỹ nghệ. Chính y cũng có tên trong bảng danh sách tội nhơn chiến tranh. Trí óc lãnh đạm tính toán có hệ thống, Speer, trong những ngày sôi động này, có lẽ là nhân viên duy nhất trong chánh phủ vừa bị giải tán, còn giữ được sự minh mẫn, sáng suốt. Y tiếp đón những người Anh đến bắt y với một sự bình thản hoàn toàn và lại còn mỉm cười với họ nữa !

Y thì thầm :

- Trong thâm tâm, tôi không hề giận dữ chi cả ! Dù sao chăng nữa, sự kiện này cũng phải xảy ra. Chánh phủ trò hề như một tiểu nhạc kịch...

Viên đại tá Anh (người cù không cười hỏi móc:

- Chúng ta hãy nói là một vở đại hài kịch chứ !

Speer nhún vai, có vẻ đành cam phận...

Nhưng tất cả mọi người đều không có đủ can đảm của mình ! Đô đốc Friedeburg tự giam mình trong cầu tiêu và nuốt một ống thuốc độc cực mạnh. Khi viên hạ-sĩ Anh tông cửa vào thời đã quá muộn ! Viên thầy thuốc được cấp báo tới nơi chỉ còn việc làm giấy khai tử.

Đô-đốc đã thích chết do chính tự tay mình: một lối thoát ly minh bạch, mau lẹ, chắc chắn là xứng đáng hơn với một quân nhơn hơn là nhà pha và ghế các bị cáo !

giavui
09-13-2018, 03:35 PM
Cuộc "săn đuổi người vĩ đại nhất trong lịch sử" vẫn tiếp tục không ngừng... Và lại còn triển nở thêm một cách kỳ diệu : nếu lúc ban đầu ủy ban các Tội ác Chiến tranh "chỉ" lùng tìm có 1 triệu người Đức, thời nay con số ấy vọt lên gần 6 triệu !

Rủi thay ! Các chánh phạm đều biến mất, không hề để lại dấu vết nào. Họ lẩn tròn ở đâu ? Bọn Himmler, Ribbentrop, Rosanberg, Bormann, Frank, Streicher... hiện nay ẩn núp ở đâu ?...

Các người kể trên đã biết rõ là hộ đang bị săn đuổi... Vậy làm thế nào khám phá ra họ trong sự hỗn độn, đầy những đổ nát, điêu tàn, những đoàn người lánh nạn dài vô tận ? Việc yết thị hình ảnh họ và mô tả nhân dạng họ ở mỗi trại lính, mỗi đồn bót đều vô ích ! Sự thất bại trong cuộc lùng tìm suýt gây ra những tai tiếng bêu riếu về chánh trị ! Gần như hàng ngày, đài bá âm Mạc-Tư-Khoa kịch liệt đả kích sự châm chạp và nhu nhược trong công cuộc truy tầm do bọn Anh-Mỹ đảm nhiệm !... Cuối cùng, do một thông điệp chánh thức, điện Cẩm-Linh đòi hỏi là cuộc săn đuổi những tay "quốc-xã đại bự" cần phải xúc tiến và tăng cường mạnh mẽ với những biện pháp thích nghi, hữu-hiệu hơn !

Các điều-tra viên Anh-Mỹ đều vò đầu bứt tai ! Họ cũng không thể nào làm được những phép lạ ! Vả lại họ cũng không đến nỗi bất lực quá đáng vì họ đã xóa bỏ được một số tên quen biết ở trong danh sách của họ.

Ví vụ như Franz von Papen mà thiên hạ đều gọi là "Người coi hành cung cho Hitler !". Viên cựu thủ tướng này, phó chưởng-ấn, đại sứ ở Vienne (Áo và Ankara (Thổ vừa bị bắt ở Westphalie.

Vụ bắt giữ y xảy ra giữa lúc Quân-đoàn IX của Mỹ tiến như vũ bão vào miền Rhur. Papen và gia đình vẫn luôn luôn bị sở Mật vụ Đức theo dõi - vì Hitler còn hoài nghi vị Nam tước ngoại giao già nua này ! - đang lẩn trốn ở nhà con rể là Bá tước Max von Stockhausen : không phải là ở trong lâu đài nhưng ở một túp lều tồi tàn giữa rừng. Có những người võ trang bằng súng săn đứng canh gác nghiêm ngặt. Miền này đầy nhóc toàn lính đào ngũ và thợ thuyền ngoại quốc do cuộc sụp đổ toàn diện vừa phóng thích. May mắn thay, quân Mỹ đã tới nơi kịp thời !... Thế là Papen và gia đình có thể yên ổn trở về nhà riêng. Hay ít nhất là theo y suy nghĩ như vậy!...

Con cáo già này đã nhầm lẫn nặng nề, chỉ một lần thôi !... Binh sĩ Quân-đoàn IX, sau khi chiếm đóng thành phố nhỏ Stockhausen, đã khám ra túp lều. Một viên thượng sĩ, súng lục căm lăm lăm trong tay, đẩy cửa bước vào và tuyên bố là mọi người hiện diện đều bị bắt cầm tù. Một ông già, ngồi phía trong cùng, tiếp đón tin này với nụ cười có vẻ đầy tin tưởng vững vàng.

Viên thượng sĩ hơi ngạc nhiên và hỏi :

- Ông là ai ?

- Franz von Papen... Đây, giấy tờ của tôi...

- Khỏi cần ! Ồng cũng là tù nhơn như các người khác !

- Tuy nhiên, tôi không phải là quân nhơn. Tôi đã hơn 65 tuổi.

- Tôi cóc cần biết tới !

Papen đành chịu khuất phục. Rất đường bệ như một ông hoàng, y mời viên hạ sĩ quan ngồi chơi, xin phép ăn nốt món xúp, xếp vào trong một túi vải kiểu vùng Tyrol, vài thứ quần áo và các thứ vật dụng rửa mặt. Rồi cựu thủ tướng Đức Quốc Xã và các tù nhơn khác trèo lên chiếc xe díp chạy như bay, đưa họ về bộ Chỉ huy Sư đoàn.

Chắc chắn là các sĩ quan Mỹ đối đãi với y đầy vẻ lịch sự, nhã nhặn tối đa, nhưng không hề nuôi cho y một tia hy vọng nào cả. Việc phóng thích y chăng ? Còn khuya ! Vấn đề cũng không được đặt ra ngay bây giờ. Cần phải kiểm soát xem y có tên ở bản danh sách các tội nhơn chiến tranh không - tại Tổng Hành- dinh của đại tướng Eisenhower, người ta đang tha thiết muốn gặp mặt tên tù nhơn có hạng nay ! Nói vắn tắt, việc trả tự đo cho y không phải là câu chuyện ngày mai, cũng không phải là câu chuyện ngày kia : Papen sẽ còn nằm nhà đá rất lâu nữa, sau vụ án Nuremberg !

Một thành quả khác cũng được ghi vào chiến công Quân-đoàn VII của Mỹ, ngày 6-5-1945, đơn vị này bắt ở Berchtesgađen hơn hai ngàn tù nhơn : một bọn người dị hình, dị dạng, hốc hác, tàn tạ, cam phận... Người ta lục soát, ghi tên tuổi và nhốt họ vào các lều trại. Công việc đơn giản theo lối cổ hủ...

Ngay đêm ấy, chuông điện thoại reo vang trong buồng đại úy Broadhead, trưởng ban quân vụ ở Berchtesgaden. Đại úy vừa nhắc ống nghe vừa cố nén một câu chửi thề... Tiếng nói ở đầu dây bên kia :

- Đây là sĩ quan trực ở trại tù binh. Rất ân hận, thưa đại úy... Một khách hàng của tôi toan tự vẫn. Tôi có cảm tưởng đó là một tên đại bự của chế độ. Hình như vì ăn năn, hối hận...

- Chà !.. Người ta đã biết quá rõ sự hối hận của chúng rồi! Thế là cái linh hồn tốt lành, thánh thiện ấy tên chi ?

- Frank ! Hans Frank !

Viên đại úy thình lình thôi ngáp và hỏi dồn dập:

- Ông nói chi ? Frank à? Ông hãy cố gắng, bằng đủ mọi cách, làm cho y hồi tỉnh lại. Ông nghe rõ chưa ? Với bất cứ giá nào ! Tôi đến ngay bây giờ !

Mười phút sau, trong phòng phát thuốc sơ sài của trại giam, Broadhead cúi xuống thân hình bấc dộng của viên cựu toàn quyền Ba Lan. Cánh tay trái y bó băng từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay. Gương mặt trước hồng hào, béo tốt bây giờ tái xám, thiếu sinh khí. Hơi thở chậm chạp, chỉ thoáng nhận thấy...

Người thầy thuốc nói :

- Y dùng lưỡi dao cạo cắt đứt mạch máu. Nhưng tôi ngờ là chúng ta có thể cứu sống y.

Đúng sự thực là Frank sẽ được cứu sống nhưng bàn tay trái bị tê liệt : lưỡi dao cạo đã cất đứt nhiều đường gân !

Tin bắt được Frank bay lan tràn khắp hoàn cầu rất mau lẹ. Trong gần 5 năm trời, con người này đã ngự trị trên toàn thế nước Ba Lan với đầy rẫy khủng bố và tội ác, đến nỗi tên y đã trở thành biểu tượng của sự kinh hồn, bở vía với tàn bạo, dã man và ám sát tập thể ! "Tên đao phủ nước Ba Lan !" hoặc "Tên đồ tể miền Cracovie !", những hình dung từ vô cùng ghê tởm và kinh khủng nhưng đầy đủ ý nghĩa và sự thực! Tuy nhiên, khi ở tòa án Nuremberg, Frank sẽ là một trong số hiếm hoi các bị cáo đã biện minh nhận tội, không hề tìm kiếm nêu ra

các mệnh lệnh của thượng cấp hoặc những sáng kiến thừa hành của người dưới.

Chính y đã vui lòng tự nguyện trỏ cho người Mỹ biết rõ các nơi cất giấu những tác phẩm mỹ thuật đánh cắp ở Ba Lan. Theo sự định giá đầu tiên của các chuyên viên thời những công trình nghệ thuật này là cả một kho tàng vô cùng quý báu, trị giá lên tới nhiều triệu mỹ kim ! Chính cũng do thiện chí của y nên y đã giao cho họ tập Nhật ký - gồm 58 cuốn, bên trong căng trái, phô trương ra những lời buộc tội ghê gớm, kinh khủng nhất do một người lại viết để kết án chính bản thân mình !

Đại khái như hai ví dụ điển hình sau đây :

- "Chúng ta hãy tưởng tượng là tôi đến trình diện Hitler để báo cáo : "Kính thưa Quốc Trưởng, tôi vừa tiêu diệt thêm được 150.000 người Ba Lan nữa !". Chắc chắn là ông ấy sẽ trả lời tôi : "Tốt lắm, giữa lúc đang cần thiết ! Dù sao chăng nữa, một khi chúng ta chiến thắng, người ta sẽ có thể làm xúc-xích bằng thịt người bọn Ba-Lan Uy-ken và tất cả bọn hạ cấp, cặn bã ấy ! Tôi sẽ không thấy có chi bất tiện trong việc đó".

Hoặc là :

- "Ở đây, tại Ba-Lan, chúng ta đã có thể tóm bắt được ba triệu rưỡi người Do-Thái. Trong số tổng cộng ấy, hãy còn một vài công ty tuyển mộ nhân công : người ta sử dụng họ về việc đào đất. Còn những người khác thì... tôi sẽ nói thế nào... ? Thôi chúng ta cứ nói là họ đã di-cư..."

Thiệt là hiển nhiên, không còn hoài nghi gì nữa ! Frank đã biết quá rõ việc mình làm nên ngay trong đêm bị bắt, y bèn cắt đứt mạch máu !...

Việc bắt giữ một bị cáo tương lai khác của tòa án Nuremberg lại xảy ra một cách nhã nhặn, lịch sự hơn nhiều. Thoạt kỳ thủy, vụ này dường như có vẻ là một cuộc giải phóng : hồi tháng 5 năm 1945, Hjalmar Schacht, cựu chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Quốc-Xã bị sở Mật-vụ cầm tù theo lệnh của Hitler. Y cũng đã được nếm mùi một vài nhà giam và trại tập trung. Sau cuộc mưu sát hụt ngày 20-7-1944, y bị bắt trong cuộc đàn áp và lần lượt an trí ở trại Ravensbruck, trong nhà pha cổ xưa ở Bá-linh Moabit và cuối cùng là trại tiêu diệt ở Flossenburg... Theo nguyên tắc, đây là một trại đặc biệt do người ta chỉ có thể thoát ly được với "hai chân ra trước !" Giảo- hình-đài (hay là cây cột treo cổ tội nhơn dựng ngay ở giữa sân để cho mọi người đều trông thấy rõ. Mỗi đêm, Schacht đều nghe thấy rõ các tiếng kêu la, súng nổ, rên rỉ... Buổi sáng, trong lúc "đi dạo", đôi lúc y đếm tới ba mươi xác chết.....

Mãi nhiều năm sau, y mới biết rõ là viên trưởng trại Flossenburg đã nhận được mật lệnh phải bắn chết y ngay, một khi quân đội Đồng-Minh tiến tới gần trại giam... Nhưng định-mệnh lại an bài một cách khác hẳn ! Trước sự tan rã cấp bách, các Vệ binh SS bèn mở lượng khoan hồng, nhân ái để hy vọng cứu thoát lấy sinh mạng của mình.

Trước hết Schacht được di tản đến Dachau rồỉ sang Áo... Trên một bờ hồ nhỏ ở miền núi, Quân- đoàn IX của Mỹ bắt đuợc một vụ chuyên chở gồm có nhiều tù nhơn danh tiếng : Schuschnigg, thủ tướng Áo cuối cùng ; mục sư Niemoller, có lẽ là người Đức ngay thẳng nhất, can đảm nhất của thời đại hỗn mang, kinh khủng này, một lãnh tụ chánh thức của giáo phái Tin-Lành chống đối, kỹ-nghệ-gia Fritz Thyssen ; đô- đốc Horthy, cựu nhiếp-chánh nước Hung ; người Nga Alex Kokosine, cháu Molotov và một nhóm người Pháp, trong số có Léon Blum, Edouard Daladier, Paul Reynaud, Maurice Gamelin...

Các người Mỹ hỏi Schacht :

- Vì lý do nào Hitler bắt giữ ông ?

- Tôi không có ý kiến chi cả.

Cũng như y không có ý kiến chi về những lý do mà người Mỹ từ khước trả tự do cho y. Người ta đối xử với y rất tốt : thực phẩm ngon lành và y có thể đi dạo thong thả. Cho mãi tới ngày, đi từng chặng đường ngắn ngủi, người ta lại chở y đến gởi ở vùng Naples. Chính ở đây, trong một trại giam tầm thường với những căn nhà lụp xụp đấy nhóc người, y sẽ đợi ngày ra trước tòa án Nuremberg...

Trong thời gian đó, ngay ở nội địa nước Đức, những vụ bắt bớ vẫn tiếp tục theo một phạm vi đại quy mô. Ngoại trừ hàng ngàn người thừa hành cấp dưới, thỉnh thoảng cũng chộp được một bị cáo tương lai của vụ án lớn lao này.

Ngày 6-5-1945, người Pháp khám phá thấy trong khu vực hành quân của họ nam tước Von Neurath, cựu "Toàn quyền Bảo-hộ" xứ Bohême-Moravie.

Ngày 11-5-1945, người ta tóm được ở Bá-Linh tên tiểu tốt vô danh và kỳ cục Walter Funk, người kế vị Schacht ở bộ Kinh-tế Quốc-Xã.

Ngày 15-5-1945, người Mỹ đã bắt được Kaltenbrunner, cấp chỉ huy ghê gớm nhất của một cơ sở đáng sợ là "An-Ninh Trung-Ương !"

Về phía các người Gia Nã-Đại, họ bắt được một trinh sát hạm của hãng Kriegsmarine. Kết quả vô cùng tốt đẹp vì ở trên tầu có Seyss-Inquart, cao ủy quốc- xã ở Hòa-Lan. Khi nhắc nhở đến vai trò của y trong vụ xâm lăng Áo năm 1938, một đại nhật báo ở Nữu- ước đã đặt cho y biệt hiệu : "Con ngựa gỗ thành Troie của bọn Quốc-Xã" ! Sự kiện ngộ nghĩnh khòng phải là Seyss-Inquart đi trên trinh-sát-hạm này để trốn tránh. Một vài hôm trước kia, ngày 3-5-1945, đô đốc Doenitz, với tư cách là Chủ-tịch Chánh Phủ Lâm-thời đã triệu hồi về Flensbourg tất cả những người chịu trách nhiệm về quân sự và dân sự trong các vùng do Đức hãy còn chiếm đóng : Hòa Lan, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Na-Uy... Y muốn tìm kiếm với họ những biện pháp thích nghi để đạt được ở trong các xứ đó một cuộc đầu hàng mau lẹ. Khi cuộc hội nghị kết thúc, Seyss -Inquart muổn trở về Hòa-Lan. Vậy đường giao-thông duy nhất còn tự do là đường biển và một cơn bão thình lình làm cho cuộc hành trình không thực hiện được. Y chỉ có thể khởi hành ngày 7-5-1945 để rồi bị các tầu tuần tiễu Gia Nã Đại bắt giữ.

Người Anh bắt được Von Krupp, chủ nhân ông thế lực nhất của các xưởng chế tạo võ khí vô cùng quan trọng ở Đức. Nói cho đúng hơn, họ bắt được Krupp tại nhà riêng ông. Sự thực là Krupp đã già lắm rồi, què quặt, gần hấp hối. Tuy nhiên, ông cũng phải rời khỏi tòa lâu đài đồ sộ và kiêu hãnh của gia đình để ra ở tại một căn nhà nhỏ (hãy còn đầy đủ tiện nghi dành riêng cho người làm vườn của ông. Vả lại người ta cũng tự hỏi liệu sức khỏe của ông có cho phép ông ra trước tòa án Nuremberg chăng ?

Vụ bắt giữ Sauckel, cựu chỉ huy Sở lao động gần như không mấy ai biết tới... vì đã bắt bớ quá nhiều !

Trái lại, trường hợp của Robert Ley sẽ làm chảy rất nhiều mực ! Vì hình như Ley là người sáng lập V2 cổ xúy một đoàn thể bí mật trứ danh lấy tên là Ma-Sói (Werwolf hay Loupsgarous, chưa hề bao giờ hoạt động . Thực ra, mặc dù y có tước vị, rất kêu nhưng rỗng tuếch, là Lãnh tụ Mặt trận Xã hội Đức (tên của những liên hiệp nghiệp đoàn dưới chế độ Quốc Xã , nhưng trong ngôi Thánh miếu Quốc-Xã y chỉ là một vật trang trí bày trên lò sưởi. Đó là một tay nghiện rượu, ưa thích xa hoa theo cách thức của một vài trung lưu, trưởng giả đã giàu có rất nhanh chóng !

Nhất là Ley vô cùng hãnh diện về buồng tắm của y lát gạch vuông màu đen với các vòi nước toàn bằng vàng khối. Đã từ nhiều năm nay, hết thảy mọi người đều chế nhạo các bài diễn văn của y vừa rỗng tuếch, rời rạc, vừa lờ mờ, tối nghĩa vì hơi men ! Một ngày kia, trong một cuộc biểu tình khổng lồ, y đã làm nổi dậy một trận bão cười lúc y hét to : "Thưa Quốc Trưởng, tôi hân hạnh báo tin Ngài rõ là tháng Năm đã tới !"

Trong lúc đại sự sụp đổ tan tành, Ley lẩn trốn trong dãy núi Alpes, miền Bavière. Một căn nhà ván miền núi, ở vào khoảng phía nam Berchtesgaden đối với y là một nơi trú ẩn vô cùng lý tưởng ! Địa điểm đã được lựa chọn rất khéo léo và Ley sẽ có thể thoát ly khỏi màng lưới săn đuổi, nếu không có sự can thiệp của một vài nông đân đi báo với người Mỹ. Ngày 16- 5-1945 một trung đội của Sư - đoàn Không - vận 101 tiến vào căn nhà ván. Các binh sĩ chỉ thấy có một người duy nhất : rõ ràng là một người đàn ông đần độn, khù khờ, với một bộ râu nhiều ngày không cạo gậm nhấm gương mặt, đang ngồi xồm trên một cái giường thô sơ và run lẩy bẩy từ đầu đến chân...

Một lính Mỹ hỏi :

- Ông có phải là Robert Ley không ?

Người đàn ông đứng lên, vừa lắc đầu vừa nói lắp phản đối :

- Có sự nhầm lẫn rồi ! Tên tôi là Ernst Disteltneyer.

Viên sĩ quan Mỹ không hề bối rối vì câu trả lời đó.

Người lính nói tiếp :

- O.K... Ồng cứ việc đi theo chúng tôi.

Đành cam phận, tù nhơn bèn mặc phủ lên bộ quần áo lót nhầu nát chiếc áo choàng ngắn bằng len dày xù lông, đi đôi giày cổ dài và đội chiếc mũ kiểu Tyrol. Thế là trong bộ y phục lố lăng kỳ dị ấy, y đến bộ Tham mưu Sư đoàn.

Để bắt đầu, người ta khám xét y rất cẩn thận : không thấy có ống độc dược, không thấy có lưỡi dao nào ! Rồi tiếp đến việc hỏi cung :

- Ông vẫn luôn luôn từ chối không chịu nhận mình là Robert Ley ư ?

- Chắc chắn như thể ! Giấy tờ của tôi đây...

Lẽ dĩ nhiên là các giấy tờ ấy đứng tên Ernst Distelraeyer hoàn toàn hợp lệ. Viên điều tra Mỹ đẩy các giấy tờ ấy ra với một động tác khinh bỉ, rồi nhấn mạnh bằng một thứ tiếng Đức vô cùng thuần khiết, không hề pha lẫn giọng của người ngoại quốc :

- Xin ông hãy nghe kỹ đây. Tôi thuộc Cơ quan Tình báo. Từ 15 năm nay, tôi chí có trách nhiệm duy nhất là nghiên cứu, theo dõi một nhân vật đáng buồn có tên là Robert Ley. Vậy có thể nói là tôi đã biết rõ con người ấy... tôi đã biết rõ ông rồi !

Tù nhơn, từ màu xanh nhợt biến thành tái xám, vẫn còn cố gắng chối cãi :

- Tôi chỉ có thể nhắc lại là ông đã nhầm lẫn.

- Tùy theo ý muốn của ông!

Rồi y bỏ đi ra ngoài và lát sau trở lại với một ông già, Trước đây một tháng, ông già 85 tuổi này, Francois Xavier Schwartz hãy còn là Tổng giám đốc ngân khố quốc xã, người cầm những đầu đây mối nhợ các các thị trường chứng khoán.

Ngày hôm nay, cũng như các vị chức sắc khác, y đã bắt giam...

Schwartz không hiểu lý do tại sao mình được dẫn vào văn phòng này, không hề để ý đến... nên vội thốt kêu lên :

- Chà !.. Bác sĩ Ley !.. Thiệt là một sự ngạc nhiên !.

Ley hiểu ngay là mình bị nhận diện rồi, nên y không hề phản đối lúc bị hai người lính đẩy lên xe díp đi Salsbourg.

Người Anh vẫn luôn luôn tìm kiếm Himmler... Và cùng ngày hôm đó, cùng ở trên nước Đức nhưng ở mãi đầu bên kia, họ lại bắt được một con mồi khác. Chính là trong khi lục soát bịnh viện Hải quân ở Flensbourg, họ đã khám phá thấy Alfred Rosenberg, tác giả cuốn Phát-âm Quốc-Xã, nhan đề: "Thần-tượng của thế-kỷ XX". Y đang nằm điều trị vì bị trật xương mắt cá và y đã uống rượu liên miên để làm tràn ngập nỗi buồn tê tái vì Doenitz đã quên không mời y tham gia Chánh phủ lâm thời !.. Chính y cũng sẽ phải ra ngồi trên ghế bị cáo trước tòa án Nuremberg, không phải vì thuyết truyết-lý lờ mờ của y nhưng để trả lời về hoạt động của y trong khi còn làm bộ trưởng các vùng chiếm đóng ở miền Đông.

Rồi trung tâm cuộc săn đuổi khổng lồ này lại di chuyển về phía dãy núi Alpes ở miền Bavière... Ngày 23-5-1945, bốn người Mỹ đi xe díp trên đường Berchtesgaden. Ngồi thoải mái ở ghế sau là thiếu tá Blitt thuộc Sư đoàn không vận 101, đang mơ màng ngắm nhìn phong cảnh thần tiên tuyệt đẹp !..

Đó là nơi rất lý tưởng do y thích thú đến nghỉ xả hơi và giải trí, một khi được trút bỏ bộ quân phục để khoác vào vào mình bộ quần áo dân sự...

Khi xe díp đi qua chân đồi có một nông trại, Blitt nhận xét thấy có một ông già đang thảnh thơi ngồi trước một giá vẽ. Xa xa, một vài con bò cái đang gặm cỏ, tiếng chuông rung một cách êm dịu... Cánh tượng bình thản, du dương quá đến nỗi viên thiếu tá cảm thấy cần phải ngưng xe lại, trèo lên tận căn nhà để xin một ly sữa : sữa tươi thật sự, có nhiều váng kem, rất thơm ngon... khác xa với thứ nước nhạt nhẽo, không mùi vị, đã khử trùng của những siêu thị ở Nữu Uớc.

Vừa nhấm nháp ly sữa tươi một cách vô cùng khoái trá, Blitt vừa nói chuyện với ông già. Lão nói bằng tiếng mẹ đẻ của lão: tiếng "Viddish", một thổ ngữ Đức, tuy đã suy vi, cổ lỗ nhưng người ta còn hiểu được khá rõ ràng ở Đức...

Thiếu tá hỏi:

- Thế nào! Ông nội mạnh giỏi thứ ? Cái trại xinh đẹp này của ông đấy ư ?

Ông già từ từ ngẩng đầu lên, gương mặt nhăn nheo với một chòm râu trắng xóa như tuyết rất xinh đẹp, trả lời:

- Ồ !.. Không !.. Tôi chỉ giản dị ở tạm đây thôi !.. Tôi là nghệ sĩ, ông biết đấy, nghệ sĩ hội họa...

- Với tư cách nghệ sĩ, chắc ông không yêu thích bọn Quốc xã lắm phải không ?

Ông già lẩm bẩm :

- Tôi không để ý đến chánh trị. Thú vui duy nhất của tôi là nghệ thuật...

Blitt nhún vai và mỉm cười : một vài nét trên gương mặt nhăn nheo này đã nhắc nhở cho y hình ảnh Streicher, con người bài Do-thái rất cuồng tín và hình ảnh đã được dán lên tường ở khắp các trại lính với lời chú thích:" Truy nã về trọng tội đối với nhân loại" ! Cũng là cơ hội tốt để tung một quả bóng thăm dò... nên thiếu tá ném một câu bông đùa vô hại :

- Ông nội biết không ?.. Ồng giống Julius Streicher một cách lạ lùng, huyền diệu !

Lão già giật mình... vẻ kinh hoàng thoáng qua trên ánh mắt... và thì thầm nói ngoài ý muốn :

- Ông biết tôi đấy ư ?

Blitt tự trấn tĩnh rất mau lẹ. Thêm một lần nữa sự tình cờ lại làm những công việc vô cùng tốt đẹp !

- Tôi thấy rồi ! Cuộc gặp gỡ này kỳ cục lắm phải không ?..

Cố gắng hy vọng vớt vát lại sự nhầm lẫn của mình, Streicher vội vàng nói hấp tấp.

- Tên tôi là Sailer... Hermann Sailer.

Nhưng quá chậm !.. Viên thiếu tá đã ra mật hiệu cho các bạn đồng hành và dõng dạc tuyên bố :

- Tôi bắt ông !

Tức giận và hoảng sợ, vị "Quốc Trưởng của Francovie" cúi đầu. Với mớ tóc rối bù, sơ-mi kẻ sọc không cổ cồn, quần nhầu nát y có vẻ là một tên du đãng vừa bị cảnh sát chất vấn. Y lẩm bẩm :

- Tôi muốn vào trong nhà... để đi giầy...

Vừa đi vừa kéo lê chân, Streicher vào trong nông trại, để rơi mình xuống một chiếc ghế bành có lò xo đung đưa... Một thiếu phụ còn trẻ tuổi, vẻ tươi mát ngon lành, quỳ xuống trước mặt y, tháo đôi giầy vải ra đi giầy da vào và buộc dây rất cẩn thận. Nàng không hề hé môi và cũng không ngỏ một lời từ giã nào khi các người Mỹ đẩy tù nhơn lên xe díp. Chớ hề ai và cũng không bao giờ người ta biết tên nàng.

Báo chí Mỹ đều chạy tít cỡ lớn, suốt 8 cột :

"Vụ Streicher, người bài Do thái lớn lao nhất trong khắp các thời đại, vừa bị một người Do thái gốc Nữu Ước bắt được".

Bây giờ ủy ban của Liên Hiệp Quốc có thể đăng tải một bản tổng kê tạm thời. Hầu hết tất cả những tay lãnh tụ Quốc xã đều đã nằm ở khám lớn. Chỉ còn thiếu có hai tay đại bự, toàn là những tên quan trọng, rất nguy hiểm: Ribbentrop, cựu bộ trưởng Ngoại-giao và Himmler, cựu chỉ huy tối cao các Vệ binh S.S.. để tìm ra dấu vết hai tay tổ này nên thêm một lần nữa, toàn thể nước Đức lại bị lục soát rất tỉ mỉ...

giavui
09-13-2018, 03:36 PM
Vào khoảng hạ tuần tháng hai năm 1945. một người Thụy-Điển do công tác của cơ quan Hồng Thập Tự Quốc Tế đã đi khắp cả nước Đức, lúc bấy giờ đã trở thành một bãi hoang tàn, đồ nát bao la. Xe hơi của y sơn màu trắng, trên mui kẻ chữ Thập đỏ chói ngay từ xa đã trông thấy rất rõ... Đó là phương thức phòng ngừa tối thiểu và cần thiết ở một xứ mà phi cơ Đồng- minh nã súng lia lịa xuống bất kể thứ chi động dậy, di chuyển... Cần phải có một can đảm phi thường, một thiện chí khỏi cần mọi thử thách mới dám nghễu nghện đi khơi khơi trong những trường hợp tương tự !.. Nhưng bá tước Bernadotte không phải là người từ chối một cuộc công cán, mặc dù rất nguy hiểm ! Vả lại sau đó ba năm, ông cũng sẽ không từ chối nhiệm vụ hòa giải ở Do thái và ông đã bị hy sinh tính mạng vì chánh nghĩa...

Hiện bây giờ thời Bernadotte đang đi lùng kiếm ma quỷ... Hay nói rõ hơn : Căn cứ con ma ấy là Heinrich Himmler, chỉ huy tối cao các Vệ binh S.S., sở Mật vụ Gestapo, các trại tập trung với những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu. Hơn thế nữa, để củng cố thêm địa vị, y lại xin phong cho mình chức Tổng chỉ- huy Cảnh-sát và đạo quân trừ bị. Chính Bernadotte muốn nỗ lực thuyết phục con người này, xin phóng thích cho những người Bắc-Âu : Đan-mạch, Na-uy, Phần-lan, Thụy-điển đang bị giam cầm để cho cơ quan Hồng-Thập-Tự chở họ về Thụy-Điển. Trước hết là những người Bắc Âu, rồi sau rất có thể là những người khác, tất cả những người khác...

Cuối cùng, ngày 19-2-1945, Bernađotte gặp Himmler ở quân y viện Hohenlychen, gần Bá-Linh. Himmler lẩn tránh vào đây cho được bình thản, dễ chịu hơn : các nhiệm vụ bao quát làm cho y mệt lử, sự chắc chắn về một sụp đổ không tài nào tránh khỏi làm y hoang mang, lo sợ... Thế là y cáo ốm dành lại cho các người thừa hành nhiệm vụ cứu vãn điều chỉ còn có cơ cứu vãn được.

Cuộc đàm thoại diễn ra trong văn phòng Y sĩ trưởng và Bernadotte ghi chú như sau :

"Thoạt đầu tiên, người ta sẽ tưởng lầm là có việc giao thiệp với một tiểu công chức ! Với cặp kính gọng đồi mồi, với bộ quân phục màu xanh đậm không gắn một huy chương nào, Himmler là cả một mẫu người lu mờ, không quan trọng, do hàng ngày người ta có thể gặp hàng trăm lần ngoài đường phố mà không hề ai để ý đến. Bàn tay y nhỏ nhắn, đều đặn, giữ gìn rất cẩn thận. Với tất cả thiện chí tốt đẹp, tôi không hề thấy y có vè chi là độc ác, gớm ghê !" Đó là con người đã làm rung chuyển cả Âu-châu trong nhiều năm qua : với một cử chỉ, y có thể kết án hàng trăm ngàn người bị hủy diệt một cách đơn giản, thuần khiết ! Một người bị kích thích về một chủ nghĩa lãng mạn hẹp hòi, phân chia giữa sự do dự thuộc về bệnh lý và sự kiêu hãnh có tính cách bạo cuồng. Y thuộc thành phần con nhà danh giá, hơi trưởng giả chút xíu : cha y là thái phó (thầy giáo riêng của hoàng tử Henride Bavière. Vị hoàng tử này nhận là cha đỡ đầu cho viên chỉ huy tương lai các Vệ-binh SS. Với một tính tình thất thường và mâu thuẫn, sau khi bị thất bại trong việc chăn nuôi gà vịt, bán các chất bón hoá học, y lại rất khoái trá và thán phục Hốt Tất Liệt, cái "Tai ương của Thượng Đế người Mông-cổ ! Y đã chiến đấu trong hàng ngũ các Nghĩa quân năm 1920, bí thư của Grégor Strasser, tên phiến loạn quốc xã đã bị hành quyết theo lệnh của Hitler. Y đã biết kịp thời trở cờ theo chiều gió và đứng sau lưng Quốc Trưởng, chiếm lấy những cần trục chỉ huy chánh yếu, nâng đỡ việc trồng trọt các loại dược thảo và đồng thời ra lệnh thí nghiệm vào hàng ngàn các tội nhơn. Rất khao khát oai quyền, cuối cùng y đã mơ màng đến việc kế vị Hitler !"

Bernadotte vừa trình bày qua loa sự thỉnh cầu thời Himmler đã cắt ngang :

- Không thể được ! Nếu ngày hôm nay, tôi phóng thích những người Bắc-Âu đang bị giam giữ thời báo chí Thụy-điển sẽ khai thác, làm thành một tin tức giật gân ! Dường như tôi đã trông thấy rõ những hàng tít lớn: "Tới lúc cuối cùng, tội nhơn chiến tranh Heinrich Himmler hoảng sợ và tìm cách xin dung thứ những lỗi lầm của y !"

Rõ ràng là y không hề nuôi một ảo ảnh gì cả về tình hình quân sự cũng như về số phận đang chờ đợt y. Đúng sự thực ra, tư tưởng của y cũng không đến nỗi phức tạp lắm ! Là chỉ huy trưởng các ngành Cảnh sát, Vệ binh SS, Mật-vụ và Đạo-quân trừ bị, chắc chắn y rất có thể thử làm một cuộc đảo chánh bây giờ người ta biết rõ là đã hơn một lần, y thử tìm giải pháp đó ! Nhưng y vẫn ngập ngừng - một do dự vĩnh viễn đã lùi bước trước một sự kiện xảy ra, không tài nào

cứu vãn được. Đồng thời y vừa muốn trung kiên với Hitler lại vừa muốn cứu nguy chính cái đầu mình !

Cuối cùng y sẽ phản bội, tuy nhiên vẫn không cứu vãn nổi sinh mệnh... Cuộc tiếp xúc đầu tiên với Himmler không đem lại một kết quả cụ thể nào. Cuộc tiếp xúc thứ hai vào hồi đầu tháng Tư năm 1945 cũng không có chi là xác thực... Himmler nói :

- Tôi sẵn sàng làm mọi việc không thể được để giúp đỡ dân tộc Đức nhưng bó buộc tôi vẫn phải đấu tranh ! Tôi đã tuyên thệ trung thành với Quốc-Trưởng... Bernadotte tàn nhẫn trả lời :

- Vậy ông chưa thấy rõ là Đức đã bại trận ư ? Một người đã từng lãnh những trọng trách tối cao như ông không có quyền vâng lời một cách mù quáng. Người ấy cần phải có can đảm áp dụng mọi biện pháp thích nghi do tình hình tuyệt vọng đòi hỏi !

Tiếng chuông điện thoại reo vang làm cho Himmler có dịp ngưng cuộc đàm thoại gay cấn này. Tuy nhiên y lại ủy nhiệm cho một người thân cận là Thiếu tướng Schellenberg, chỉ huy các Vệ binh SS đưa ra cho Ber- nadotte một phần đề nghị bất ngờ : tại sao anh chàng Thụy-điển này lại không xin tiếp kiến ngay đại tướng Eisenhower để xin ông chấp thuận cuộc đầu hàng của quân Đức ở miền Tây ?

Thoạt tiên hơi phân vân, khó xử nhưng Bernadotte tự trấn tĩnh ngay và đến lượt y lại đặt những điều kiện. Trong nhiều sự đòi hỏi khác biệt, có hai điểm đặc sắc đáng chú ý :

1 Himmler sẽ tuyên bố công khai là trong trường hợp Hitler là ngăn trở vì lý do sức khỏe thời y sẽ là người kế-vị để thi hành chức vụ ;

2 Himmler sẽ ký sắc lệnh giải tán đảng Quốc Xã.

Nói một cách hợp lý, hai điều kiện này sẽ không thể nào chấp thuận được, nhưng Bernadotte kinh ngạc xiết bao khi thấy Himmler không hề phản đối chi cả ! Rõ ràng là anh chàng Thụy-điển này không hề biết đến những âm mưu, giữa lúc đó, đang được xếp đặt và móc nối ở trong hậu-trường chánh trị...

Himmler thiển cận thực nhưng không đến nỗi quá mù quáng ! Y biết là chiến tranh đã thảm bại ; y lại còn biết rõ điều ấy từ năm 1943 ! Ngay trong thời kỳ ấy, do sự trung gian của Arnold Rechberg, một kỹ nghệ gia Đức, y đã thử tiếp xúc với các người Anh-Mỹ để tiến tới một cuộc hòa bình riêng rẽ !...

Mặc dù có những đề phòng, thận trọng để bảo toàn bí mật, Bormann và Ribbentrop cũng đánh hơi thấy sáng kiến này và đã can thiệp kịp thời để bóp nghẹt ngay từ trong trứng nước !

Hiện bây giờ màn cuối cùng của tấn thảm kịch đã sắp kết liễu nên Himmler sẵn sàng làm đủ mọi việc để thoát ly khỏi sự trừng phạt. Nếu công khai, y vẫn luôn luôn hô hào lệnh cầm cự với bất cứ giá nào, nếu y cho treo cổ hàng ngàn quân sĩ đã lùi trước kẻ thù thời trong bóng tối, y đang đánh lén một ván cờ tuyệt

vọng !

Y bám riết lấy Rechberg, yêu cầu y lại móc nối với Luân-Đôn và Hoa-Thịnh-Đốn để tìm những cửa ngõ mới mẻ về hòa bình.

Sau khi giết hàng triệu người Do-Thái, y lại bí mật liên lạc với Hillel Storch, đại điện của đại-hội Do-Thái Quốc-Tế ở Stockholm. Y bảo đảm cho người đại điện của Storch một cuộc hộ tống danh dự và mời đến Bá-Linh để thảo luận với y về việc phóng thích những người Do-Thái hiện bị giam trong các trại tập trung. Ngoài ra, y lại còn thương thuyết với Jean Marie Musy, cựu chủ-tịch Liên-đoàn Thụy-sĩ về việc di chuyển sang Thụy-Sĩ những người Do- Thái bị giam ở trại Belsen và đang chờ đến lượt họ vào phòng hơi ngạt.

Y lại tiếp xúc với Wallenberg, chủ ngân hàng Thụy-Điển để móc nối với những người Anh-Mỹ để xin thương thuyết hòa bình.

Bây giờ y cũng lại cố gắng nhờ sự trung gian của bá tước Bernadotte. Chính là do sự chủ tâm ấy nên y đã bằng lòng việc phóng thích các người Bắc- Âu đang bị giam cầm. Dù sao chăng nữa, y rất có thể từ khước sự thỏa mãn về việc ám sát vài trăm người khốn cùng, trong khi chính mạng sống của y đang bị đe dọa trầm trọng. Sinh mạng y quý giá vô ngần !...

Nói cho đúng ra, càng ngày Himmler càng bị một ý kiến cố định ngự trị : y tin tưởng là mình sẽ được kêu gọi đóng vai trò trọng tài cuối cùng đem lại hòa bình. Tin tưởng chắc chắn là tất cả thế giới sẽ biết ơn về hành động của y, nhưng y rất lấy làm ngạc nhiên, sửng sốt khi biết là ở ngoại quốc cũng như ở ngay nước Đức, người ta coi y như một con quái vật, một tên sát nhơn nguy hiểm, lớn lao nhất trong lịch sử !

Tuy nhiên sự hăng say hoạt động của y lại vấp phải một chướng ngại vật vô cùng quan trọng : sự sợ hãi !

Himmler run rẩy khi nghĩ đến là Hitler rất có thể khám phá ra trò chơi hai mang này và sẽ thanh toán y. Người ta không đùa giỡn với tội phản quốc ở Đức Quốc-Xã ! Vậy muốn tranh thủ thời gian và đi trước phong trào, y thử làm một cuộc đảo chánh...

Sự biện minh, bào chữa cho một công cuộc tương tự đã sẵn sàng tìm thấy : sự suy nhược, kiệt quệ về thể chất và tinh thần của Quốc-Trưởng !... Himmler, trong những câu chuyện với Schelenberg, vẫn luôn luôn nhấn mạnh đến tình trạng của Hitler quá xuống dốc đến nỗi hình như bị còng lưng, đần độn, không thể nào giữ cho hai bàn ray khỏi run lẩy bẩy. Vả lại hai danh tài y học, được giữ bí mật, đã tỏ bày cùng một quan niệm : Hitler mắc chứng bệnh "Parkinson" là một thứ bệnh có sắc diện bị trướng- cơ (gương mặt đông đặc như chiếc mặt nạ và những hiện tượng tê liệt tứ chi. Đã rõ ràng là một người bị suy nhược như vậy không còn đủ khả năng đề làm tròn nhiệm vụ nặng nề, gay cấn !

Khốn thay ! Nghị quyết này của y khoa không giải nổi vấn đề. Himmler vẫn luôn luôn không biết nên làm gì ? Nhân một cuộc đi dạo trong rừng, y bèn tâm sự với Schellenberg :

- Tôi phải làm cách nào để loại trừ Hitler ? Dù sao, tôi cũng không thể cho ám sát y như một tên phạm nhơn tầm thường hoặc bắt giữ y ở trong hầm trú ẩn dinh Quốc-Trưởng...

Schellenberg trả lời :

- Theo ý tôi, chỉ thấy có một giải pháp duy nhất : ông hãy đến gặp y, giải thích cho y rõ là y không còn đủ năng lực làm tròn phận sự trong tình trạng hiện tại và ông ép buộc y phải thoái vị.

Himmler đày hoảng sợ :

- Ông mất trí rồi ư ? Y sẽ nổi cơn thịnh nộ điên cuồng và cho bắn tôi ngay tức khắc !

Nhưng Schellenberg vẫn bảo thủ ý kiến của mình :

- Ông rất có thể dễ dàng dùng một vài biện pháp phòng ngừa. Trước hết, ông dẫn theo một vài cấp chỉ huy Vệ-binh SS, những người triệt để trung kiên với ông. Như vậy, thay vì ông bị Hitler xử bắn thì ông sẽ bắt giữ ngay y. Sau hết, ông sẽ xin sự can thiệp của các thầy thuốc để chứng minh hành động của ông. Họ sẽ tuyên bố là y bị điên khùng !

Thêm một lần nữa, Himmler lại do dự, do dự khá lâu để cho các biến chuyển dồn dập xảy ra rất mau lẹ. Khi Hồng quân tiến sát đến cửa ngõ thủ đô Bá Linh, nỗi thắc mắc, lo âu của Himmler biến thành kinh hoàng, khủng khiếp !

Y lại thổ lộ tâm tình với Schellenberg :

- Khi nghĩ đến sự gì đang chờ đợi chúng ta, tôi không khỏi rùng mình, ghê sợ !

Trong đêm 20 tháng 4 năm 1945, y lại gặp Bernadotte lần thứ ba. Anh chàng Thụy-điển, sứ giả hòa bình này ghi chú:

"Gương mặt kẻ đối thoại tái mét, hốc hác. Không thể nào ngồi yên một chỗ, y loay hoay đi lại trong phòng như con sư tử bị giam ở trong chuồng và không ngớt lấy móng tay vỗ nhè-nhẹ vào răng... Rõ ràng là một người cảm thấy mình đang bị săn đuổi, lùng bắt".

Himmler bắt đầu nói :

- Tình hình quân sự đã cực kỳ trầm trọng ! Vậy bao giờ thì ông chuyển lời đầu hàng của tôi đến Đại tướng Eisenhower ?.. Nếu có thể được, xin ông vui lòng cho tôi tiếp xúc với vị Tổng tư lệnh đoàn quân Anh Mỹ.

Bernadotte nhún vai, lạnh lùng :

- Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu Đồng Minh chấp thuận một cuộc đầu hàng hạn chế ở mặt trận phía tây ! Dù sao chăng nữa, cuộc đầu hàng tương tự vẫn có thể thương lượng được, khỏi cần đến sự can thiệp của ông. Bất kỳ trong trường hợp nào, Eisenhower cũng không nói chuyện với ông đâu ! Xin ông vui lòng nhớ kỹ cho rằng ở trong một nước Đức của ngày mai, ông sẽ không được giữ một vai trò nào cả ! Đồng-Minh không bao giờ chấp nhận điều ấy...

Tuy cuộc hội kiến không hề mang lại một kết quả nào cụ thể nhưng hai nhân vật này sẽ còn gặp nhau một lần nữa trong đêm 23-4-1945, tại tòa Lãnh sự Thụy-Điển ở Lubeck. Bernadotte đã ghi chú : "Thiệt là một đêm khó quên trong bầu không khí kinh hoàng, ánh sáng chập chờn..."

Vừa bắt đầu câu chuyện thìcòi báo động phòng không rú vang, bó buộc mọi người phải chui vội xuông hầm trú ẩn. Một giờ sau, còi tan, mọi người lồm ngồm bò lên. Cuộc đàm thoại diễn ra trong một căn phòng thắp nến vì Lubeck đã không có điện từ nhiều ngày nay...

Himmler tuyên bố :

- Theo nguồn tin có thể là đáng tin cậy thời Quốc-Trưởng chết rồi! Dù còn sống chăng nữa thời chắc chắn là y cũng sẽ chết vào ngày mai hoặc ngày kia. Trong tình trạng hiện tại, tôi coi như là được hóa giải lời thề trung kiên. Như vậy tôi sẽ được rảnh tay để tự do quyết định theo tình thế đòi hỏi. Đây là những quyết định : tôi sẵn sàng đầu hàng ở miền Tây để cho quân đội Anh-Mỹ có thể tiến mau lẹ tới gặp gỡ quân Nga. Trái lại, tôi từ chối đầu hàng ở miền Đông Rồi y trở lại với dự định lớn lao về một cuộc điều đình trực tiếp với Eisenhower. Sau này người ta còn biết là chính y cũng đã hỏi ý kiến Schellenoerg để biết rõ về việc phải giữ thái độ thế nào khi đứng trước vị đại tướng của Đồng Minh : "chào kiểu nhà binh, hoặc cúi đầu hay giơ tay để bắt tay ? "... Rõ ràng là Himmler mỗi lúc thêm mất hết ý thức về những thực tế sơ đẳng nhất !...

Trước mặt Bernadotte, y tự do phát biểu ý kiến theo trí tưởng tượng :

- Tôi đã biết là tôi sẽ nói gì với Eisenhower ? Sẽ rất vắn tắt và minh bạch: "Tôi công nhận là quân đội Anh Mỹ đã chiến thắng Đức quốc. Như vậy, tôi xin trân trọng kính tặng ông sự đầu hàng vô điều kiện ở miền Tây".

- Nếu Đồng Minh từ chối không nhận món quà tặng ấy ?

- Vậy tôi sẽ chỉ huy một tiểu đoàn ở mặt trận miền Tây và chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng !...

Bernadotte ghi trong tập Bút ký : "Như mọi người đã biết, Himmler không hề thực hiện dự định oai hùng này !"

Lẽ dĩ nhiên là nhân vật Thụy-điển từ chối việc tiếp xúc với Eisenhower. Ông chỉ giản dị nhận lời chuyển về Bộ Ngoại Giao ở Stockholm lời đề nghị đầu hàng từng phần của Himmler để Chánh-phủ tùy nghi đứng làm trung gian điều đình...

Hy vọng rất mơ hồ mà Himmler đành phải tạm hài lòng. Hồi ba giờ sáng, hai người chia tay và rời khỏi tòa Lãnh-sự. Himmler tự cầm lái chiếc xe hơi bọc sắt và long trọng tuyên bố :

- Tôi đi về mặt trận miền Đông.

Rồi suy ngẫm giây lát, với một nụ cười an phận y nói tiếp:

- Bây giờ không còn phải là một cuộc hành trình vĩ đại nữa!

Rồi y lấy chân đạp ga thiệt mạnh làm cho động cơ kêu rú lên ! Một lát sau, người ta nghe thấy tiếng đánh rầm : Himmler đã tông thẳng xe vào hàng rào kẽm gai bao quanh tòa Lãnh-sự ! Một toán vệ binh SS vội vàng chạy ra và phải khó nhọc lắm mơi gỡ nổi chiếc xe nặng nề.

Bernađotte đã ghi chú :

"Cuộc khởi hành trong sự khủng khiếp này đã có một triệu chứng không may mắn!"

Hai mươi bốn giờ sau, Tổng-thống Mỹ Truman đã gởi một thông điệp cương quyết từ chối mọi sự đầu hàng từng phần. Đó là một đòn tổi hậu cho những tham vọng điên rồ của Himmler : thế là số phận của y đã được quyết định rồi!

Thay vì đến mặt trận miền Đông, Himmler lại trốn lủi ở Siesvig-Holstein, gần bộ Tham-mưu Liên-quân đặt tạm ở Ploen. Dù đi tới đâu chăng nữa, y vẫn kéo lê theo sau mệnh lệnh thanh trừng của Hitler:

"Trước khi chết, tôi trục xuất Heinrich Himmler cựu chỉ huy trưởng Vệ binh SS và Bộ trưởng Nội vụ ra khỏi đảng Quốc Xã. Tôi đuổi y ra khỏi hết thảy các nhiệm sở Quốc Gia do y đã nắm giữ. Goering và Himmler, trong khi mật điều đình với kẻ thù và tìm cách chiếm quyền... đã phản bội, nịnh chức, trái lời thề... một trọng tội đối với Quốc Gia !"

Tuy nhiên, hiện bây giờ Himmler vẫn chưa hề biết là mình đã bị trục xuất ra khỏi nơi "Thiên-Đường Quốc-Xã" ! Chưa hề lúc nào y đã nghĩ đến là các đài phát thanh ngoại quốc có thể loan truyền tin tức về những cuộc thương lượng của y với Bernadotte. Y vẫn còn tin tưởng mãnh liệt rằng mình là người kế vị của Hitler !

Ảo tưởng cuối cùng của y lại chính do Doenitz làm tan biến mất.

Vị Đô đốc này đã mời Himmler tới Flensbourg "dự một cuộc mật đàm", đồng thời ông cũng áp dụng một vài biện pháp phòng ngừa vì ông e ngại một cách chính đáng những phương thức hành động còn sót lại của người "quái khách" này. Một đoàn thủy thủ tàu ngầm, toàn những người đáng tin cẩn, được lựa chọn rất tỉ mỉ, thay thế toán lính cũ để canh gác bên trong và ngoài trụ sở. Các lính gác võ trang đầy đủ ẩn núp trong các hành lang, cầu thang, vườn hoa...

Hơn nữa vì muốn tiếp Himmler khỏi cần nhân chứng nên Doenitz đã giấu một khẩu súng lục dưới chồng hồ sơ dầy cộm ở trên bàn giấy... Himmler rất có thể dám làm hết mọi sự, sau khi biết đài phát thanh loan tin Doenitz được bổ nhiệm là Chủ tịch Đức quốc !

Nhưng Himmler đã chứng tỏ một sự bình tĩnh phi thường !... Y đọc lướt qua bản thông cáo, tái mặt đi, suy nghĩ mau lẹ... Rồi y đứng lên, thẳng thắn tỏ bày với Doenitz "những lời ngợi khen thành thực"... và hơi ngập ngừng trước khi nói thêm :

- Tôi hy vọng rằng ông sẽ cho phép tôi được là một nhân vật thứ hai của Quốc-Gia. Doenitz cương quyết từ chối và giải thích một cách thận trọng là ông chỉ có thể mời tham gia Nội các của ông những người "không có dĩ vãng chính trị".

Himmler không đồng ý về quan điềm này. Ngược lại, y tự xét rằng hơn ai hết, y là người biết rõ phương thức thương lượng với Eisenhower và Montgomery. Cứ nghe y nói thời các vị Chỉ huy Đồng Minh đang sốt ruột đợi chờ cuộc tiếp xúc với y :

- Dù sao chăng nữa, những người chiến thắng sẽ phải cần đến tôi. Các vệ binh S.S., ở Đức và khắp Trung Âu, cấu tạo nên một yếu tố trật tự tuyệt đối cần thiết ! Vậy họ đang ở dưới quyền chỉ huy của tôi và chỉ vâng lệnh tôi! Hiện bây giờ sự tương phản, chống đối giữa hai miền Đông-Tây đang trầm trọng mau lẹ quá, đến nỗi chậm lắm là sau đây ba tháng nữa, tôi và các Vệ binh của tôi sẽ là những người trọng tài của tình thế. Chính chủng tôi sẽ làm lệch cán cân về bên này hay bên kia !...


CÁC THẨM PHÁN THẢO LUẬN TRONG PHIÊN TÒA

Luận lý hài hước, kỳ cục này, Himmler đã biện bác trong hai giờ đồng hồ ! Cuối cùng, đến lúc y rút lui thời Doenitz thở dài khoan khoái... Sau này, rất hối tiếc là đã để cho tên sát nhơn ấy ra đi khơi khơi... ông đã khai trước tòa án Nuremberg :

- Nếu lúc đó mà biết rõ những vụ thủ tiêu khổng lồ và những điều kiện sống đê hèn ở trong các trại tập trung thời tôi đã bắt giam ngay Himmler!

Nhưng hối tiếc quá chậm ! Himmler không còn có tên trong danh sách các tội nhơn chiến tranh : y không đủ can đảm trả lời về những trọng tội của mình !...

Có thể chắc chắn là trước tiên, y đã ẩn náu ngay ở Flensbourg, trong phòng một tình nhơn. Một chỉ huy trưởng vệ binh SS nói là ngày 21-5-1945 - chỉ 48 giờ trước khi thanh toán Chánh phủ Quốc Xã cuối cùng - đã gặp y ở ngoài phố...

Các sở mật vụ đồng minh đã nhận thấy là tên của y bỗng nhiên biến mất trên các thông cáo do đài phát thanh Flensbourg loan đi. Các điệp viên Anh - Mỹ xuất sắc nhất và hơn một trăm ngàn quân nhân được báo động tức khắc. Chắc chắn là Himmler đã thử len lỏi qua các phòng tuyến để sang ẩn náu tại nơi nào đó ở phía Tây, trong những miền đã bị chiếm đóng. Lưới bủa vây càng thắt chặt thêm trong nội địa và chẳng bao lâu nữa, Himmler sẽ mắc lưới...

Sự hóa trang của y là cả một ngây thơ, ấu trĩ : y cạo ria và dán một miếng băng đen hình vuông trên mắt trái. Thay vì giấy tờ, y có một thông hành đề tên Heinrich Hitzinger do sở An ninh Lục quân cấp phát. Như vậy lại càng thêm đặc biệt ngu ngổc : dù sao chăng nữa, sở An ninh Lục quân nằm trong thành phần những cơ cấu mà các nhân viên đương nhiên sẽ bị bắt giữ !

Với hai tùy viên đi theo, cũng mặc quần áo lôi thôi như y : nửa quân phục, nửa dân sự..., y đến trước một đồn kiểm soát Anh ở Meinstedt, trong miền Brême. Hàng ngàn đàn ông và đàn đàn bà đang chờ đợi ở lối vào cầu trên sông Oste, một chi nhánh nhỏ của sông Weser : những người chạy loạn, bị thương, lính giải ngũ, tù phóng thích, thợ ngoại quốc... Himmler và hai tùy viên lén lút lẩn vào được giữa đám đông. Y đưa trình thông hành trước đồn.

Thêm một nhầm lẫn ngu ngốc, đồng thời cũng rất đặc biệt ! Đối với Himmler, con người đầy óc trinh thám thời bất cứ ai thiếu giấy tờ đều bó buộc phải hoài nghi ! Vậy phần nhiều những người khốn khổ kia đang muốn vượt qua đồn kiểm soát, đều không có một thứ giấy căn cước nào. Hành vi của Himmler đủ làm cho người ta chú ý đến mình. Ngạc nhiên lính gác xem kỹ tờ giấy thông hành, nhìn trừng trừng đầy vẻ nghi ngờ, con người có dán băng keo trên mắt và bảo hãy đợi ở bên hàng rào chắn...

Ngay lúc này, người Anh cũng chưa thể ngờ là họ lại tóm được con mồi quá đặc biệt ! Tuy nhiên họ quyết định giữ lại tên Hitsinger, trước hết vì giấy thông hành mới quá, đầy đủ dấu kiểm và chữ ký, sau hết y lại thuộc sở An ninh Đức quốc !

Người ta giải y đến một trại mà viên trại trưởng, cũng không biết làm thế nào hơn, bèn giam y vào một xà lim cá nhơn. Đồng thời hồ sơ của y hãy còn quá sơ sài cũng được gởi tới trụ sở Phản Gián của Quân đoàn II. Các sĩ quan bèn phân tách rất tỉ mỉ : Heinrich Hitsinger... Heinrich Himmler... Cùng họ, cùng chữ H ở đầu tiên... và cùng vóc dáng, cùng gương mặt... thôi đúng chắc là hắn rồi !... Ngay tối hôm ấy, ba sĩ quan cao cấp vội vã lên đường để xem xét kỹ lưỡng hơn tên tù nhơn đầy hứa hẹn này !


TRONG PHÒNG XỬ ÁN : MÀN ẢNH ĐỂ CHIẾU PHIM VỀ NHỮNG TÀN ÁC, DÃ MAN Ở CÁC TRẠI TẬP TRUNG

Khi đến trại, họ mới biết là vừa xảy ra một biến cỐ quan trọng. Lúc buổi chiều, tù nhơn yêu cầu cho y tiếp xúc với Thiếu tá Chỉ huy trưởng. Thiếu-tá bèn cho tù nhơn vào văn phòng, đuổi hết các lính gác ra ngoài rồi hỏi : - Muốn chi ?

Thế là bằng một động tác khô khan, tù nhơn xé bỏ miếng băng dán mắt, rứt trong túi ra một cặp kính đeo lên mũi, đập hai gót chân vào nhau và dõng

dạc nói :

- Tôi xin tự giới thiệu : Heinrich Himmler !...

Viên sĩ quan Anh nuốt nước bọt... Có thể là ông đã cố trấn tĩnh để khỏi rùng mình !... nhưng Himmler đã nói hăng say :

- Tôi cần phải nói chuyện ngay với Thống chế Montgomery... Khẩn cấp !

...Viên Thiếu tá bình tĩnh trở lại và hét lớn :

- Tôi sẽ báo cáo về Tổng Hành dinh Quân đoàn.

Rồi để cắt đứt mọi phản ứng của tù nhơn, ông cho dẫn ngay y về xà-lim và tăng cường gấp đôi số lính canh gác.
http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-11.jpg

giavui
09-13-2018, 03:37 PM
Không bao giờ người ta hiểu rõ tại sao, tự nhiên Himmler lại phủ nhận căn cước giả của mình ? Nhưng có thể giả thuyết là y vẫn luôn luôn tin tưởng rằng mình sẽ được mời ngay đến thương lượng với những người chiến thắng ! Lẽ dĩ nhiên, với điều kiện là phải tự mình cho người ta biết rõ mình là ai ?...

Một lát sau, các sĩ quan ở Tổng Hành dinh đến. Họ ký nhận tù nhơn và áp tải về Lunebourg. Tại đây, những hy vọng hão huyền của Himmler mơi thực sự sụp đổ tan tành ! Thái độ phớt tỉnh của người Anh đã chứng minh rõ ràng là họ không hề có ý coi y là kẻ đối thoại...

Trước tiên người ta lột hết quần áo của y để viên đại-úy quân y Wells khám xét cẩn thận quần áo và cả người y. Trong một túi áo va-rơ người ta khám phá thấy một ống độc được si-a-nuya dài 12 ly, to gần bằng điếu thuốc lá. Người ta phát cho y một bộ quân phục Anh nhầu nát và giam y vào xà-lim.

Gần nửa đêm, đại tá Murphy, phụ trách Phòng Nhì của thống chế Montgomery tới nơi. Ông có nhiệm vụ kiểm soát lại những biện pháp an ninh ở trong trại và hỏi cung sơ qua tù nhơn...

Ông cắt ngang khi các sĩ quan đang báo cáo :

- Tôi nghĩ là các ông đã lục soát y cẩn thận rồi. Vậy y có mang độc dược ở trong người không ?

- Có một ống ở trong túi áo. Ngoài ra không còn chi nữa !... Dù sau, y cũng không thể nào tự ải được.

- Tôi cũng hy vọng thế ! Nhưng các ông đã nghĩ đến việc nhìn ở trong mồm y chưa ? Không à ? Vậy xin các ông hãy vui lòng nhìn ngay tức khắc ! Rất có thể là ống thuốc ở trong túi áo chỉ giản dị dùng để đánh lạc hướng mọi sự chú ý... Người ta bèn giải ngay Himmler từ xà lim đến và bảo y há mồm ra... Chỉ trong một tích tắc, người y cứng ngay đơ, cặp mắt co rúm lại, quai hàm bạnh ra và động đậy tựa như hai thớt cối xay đang nghiến... Một lát sau, y sụp đổ như một khối thịt !...

Bác sĩ Wells vội vàng quỳ xuống, lùa những ngón tay vào giữa hàm răng kẻ hấp hối, cố gắng móc ra chất thuốc còn lại... Đại tá Murphy hò hét ra lệnh ! Một thầy thuổc khác chạy đến và cho tù nhơn, lúc ấy đã bất tỉnh, uống một liều thuốc nôn mửa cực mạnh. Người ta rửa ruột cho y và thử áp dụng mọi phương pháp trị liệu thích nghi... Hoài công và vô ích ! Mười hai phút sau, các thầy thuốc đành chịu bó tay: Himmler chết rồi.

Suốt cả ngày 24-5-1945, xác Himmler vẫn để nguyên ở chỗ y gục xuống. Vài trăm lính Anh, độ mười ký giả và nhiếp ảnh đến nhìn mặt y lần cuối cùng. Yên lặng, họ đi lướt qua trước thi hài, chăm chú nhìn mặt hay thu hình vào ổng kính người công chức vô tín ngưỡng rồi đi ra ngoài, hít thở vội vàng không khí tươi mát. Dù chết rồi, Himmler vẫn còn gợi ra sự khủng khiếp và ghê rợn !...

Bây giờ chỉ còn lại vấn đề giải quyết thi hài Himmler. Ở Tổng Hành dinh của Montgomery, một vài người lập dị và rởm đời, bàn một cách trịnh trọng là nên an táng Himmler theo lễ nghi quân cách, có sự hiện diện của nhiều tướng tá Đức. Các Cha Tuyên úy lại tự hỏi có nên dành cho đám tang một ý nghĩa tôn giáo không ?

Chính Montgomery đã ban hành một quyết nghị duy nhất và hợp lý : Himmler sẽ được an táng ở một nơi tuyệt đối bí mật, không hề có lễ nghi quân cách hay tôn giáo. Như vậy y sẽ được yên phần mộ, không thể trở thành một nơi hành hương cho những người cuồng tín trong hiện tại hay tương lai. Sáng sớm tinh sương ngày 26-5-1945 một xe cam nhông nhỏ chở xác Himmler vào trong một cánh rừng ở gần Lunebourg : nơi đấy chỉ có tài xế, một sĩ quan An Ninh và ba trung sĩ đào huyệt biết mà thôi !... Himmler được chôn trong bộ y phục do y mặc lúc tự ải: quần của quân đội Anh, sơ mi ka ki cổ bẻ, đôi tất màu xám nhà binh ở trong kho Quân tiếp vụ.

Các trung sĩ ném thây xuông hố, lấp đất cẩn thận rồỉ phủ lên nguyên vẹn như cũ những mảnh cỏ và rêu. Khi họ ra về thời những dấu tích cuối cùng của con yêu quái đeo kính đã bị xóa nhòa. Sẽ không còn một người nào có thể tìm thấy nơi an nghỉ cuối cùng của tên đao phủ khét tiếng, ghê gớm nhất của Lịch sử !

Vài tuần sau, một vang dội cuối cùng được đăng tải trên báo chí ; dưới một vựa thóc ở gần Berchtesgaden, người Mỹ khám phá thấy một kho tàng riêng riêng biệt của Himmler. Tồng sổ trị giá ước độ một triệu Mỹ kim, gồm đủ các thứ ngoại tệ ở khắp bốn phương trời : 132 đô-la Gia-nã-đại, 26 ngàn Anh-kim, 3 triệu quan Algérie và Maroc, 1 triệu Đức-kim, 1 triệu đồng Ai-Cập, 2 đồng peso Argentine, nửa đồng Yên Nhật-Bổn, 7 ngàn rưởi đồng Palestine !...

Vấn đề Himmler đã được thanh toán dứt khoát, chỉ còn lại việc lùng tìm ra tung tích Ribbentrop. Như người ta biết, trong những ngày cuối cùng cuộc chiến tranh, y đã lưu trú ngay tại Flensbourg, hay ít ra là ở trong miền này. Chính là lúc Doenitz, với tư cách Tổng thống Đức quốc, đang cố gắng tìm một nhân vật không có dĩ vãng chánh trị để đảm nhiệm Bộ Ngoại giao : một người mà Đồng Minh sẽ khòng từ khước nhận là kẻ đối thoại.

Nghe thấy tin đó, Ribbentrop đến gặp Doenitz và đề nghị:

- Vì tôi biết rõ ràng tất cả các nhân vật đủ khả năng về nhiệm sở ấy nên tôi có thể tìm hộ cho ông con người hiếm có này. Sáng mai tôi sẽ trình bày với ông những ý kiến của tôi.

Sáng mai, y tuyên bố :

- Sau khi suy nghĩ chín chắn, tôi đi đến kết luận rằng viên Bộ trưởng Ngoại giao hoàn hảo nhất sẽ chính là tôi.

Doenitz chỉ hơi nhún vai... Và phật ý, Ribbentrop bèn rút lui êm. Từ đó, người ta không còn thấy hình y ở Flensbourg.

Ngược lại, người ta thường gặp y ở hải cảng Hamboug y thuê căn buồng ở lầu nằm một tòa nhà đơn giản và theo nếp sống của một dân trung lưu lương thiện, dưới cặp mắt của đoàn quân Anh chiếm đóng. Trong thành phố này có độ 50 cảnh sát và sĩ quan tình báo đang cố gắng lùng tìm dấu vết của y nhưng cũng không vì thế mà y nao núng; Mặc bộ đồ đúng thời trang đội chiếc mũ kiểu Eden, y ung dung đi dạo phố và chỉ đeo thêm một cặp kính râm để hóa trang. Chợt hồi tưởng lại thời xa xưa, y làm đại diện cho một hãng rượu sâm banh Đức, nay y muốn tìm lại một công việc tương tự để cho căn cước mới của y thêm phần hoàn hảo.

Tính hay khoác lác của y đã làm y sa hố ! Tại nhà một khách hàng quen, có tiệm lớn bán đủ các thứ rượu ngon, y ba hoa chích chòe với những câu vừa ngây

thơ, vừa đáng ngại :

- Ông cần phải giúp đỡ tôi. Trong di chúc, Quốc Trưởng đã ủy thác cho tôi một nhiệm vụ vô cùng trọng đại... nhưng bó buộc tôi phải ẩn náu cho tới khi nào cơ hội hơn... và có liên hệ mật thiết đến tương lai nước Đức.

Thương gia kia hơi ngập ngừng... nhưng con trai y không hề e ngại... bèn mật báo ngay cảnh-sát !

Sáng hôm sau (14-6-1945 , ba lính Anh và một người Bỉ gõ cửa buồng Ribbentrop. Không thấy trả lời, họ toan phá cửa thì bỗng nhiên cửa mở toang và hiện ra trước những cặp mẳt ngỡ ngàng và kinh dị của họ thân hình rất ngon lành, khêu gợi của một thiếu phụ vừa khoác vội chiếc áo choàng dài phủ ngoài áo sơ mi mỏng dính !... Nhưng bây giờ không phải là môi trường thuận lợi để chiêm ngưỡng vẻ mê ly, hấp dẫn của nữ giới !

Trung-úy Adams tiến vào căn buồng nhỏ, ấm cúng và hô :

- Khám xét !

Lính lục soát rất cẩn thận và người Bỉ tò mò nhận thấy nệm giường hãy con âm ấm... Một người lính kêu lên :

- Kỳ cục quá xá ! Lại đây coi !...

Một người đàn ông nằm co quắp dưới những khăn trải giường, đang ngủ say đến nỗi không nghe thấy tiếng chân đạp cửa !... Hoặc là y làm ra vẻ ngủ say...

Viên trung úy phải lay rất mạnh để đánh thức y dậy. Sau cùng y quay lưng lạy, mở mắt ra, ngơ ngác nhìn bọn lính bao vây quanh giường và hỏi : - Việc chi đó ?... Các ông muốn gì ?

Viên trung úy hét lớn :

- Đứng dậy !... Mặc quần áo nhanh lên ! Ông có phải là...

Ribbentrop đổ quạu :

- Đã biết rồi thời còn hỏi làm chi nữa ! Ông hài lòng lắm phải không ?

- Khỏi cần diễn thuyết ! Xin ông chớ quên là ông đang ở tình trạng bị bắt giữ ! Lè-lẹ đi !...

- Tôi muốn cạo mặt...

- Thợ hớt tóc trong nhà pha sẽ cạo cho ông. Có mặc quần áo không hay để người ta giải ông đi trong bộ đồ ngủ ?

Không hề phản kháng, không nói một lời, Ribbentrop mặc áo sơ-mi trắng và bộ đồ tuyệt đẹp, xếp quần áo với các đồ dùng rửa mặt vào trong cái xắc...

Rồi y nói :

- Tôi đã sẵn sàng rồi.

Rõ ràng là y tưởng rằng mình hãy còn quyền nhận những sự tôn kính dành riêng cho một nhà ngoại giao ! Luôn luôn y biểu lộ sự cứng nhắc và kiêu hãnh mà xưa kia, khi được giới thiệu trước triều đình Luân Đôn, đã làm cho y thành vụng dại, lố bịch : y đã chào Anh-hoàng Gèorge VI với câu hô lớn "Vạn-tuế Hitler !"

Khi đến Tổng Hành dinh của Anh, y tỏ vẻ hơi miễn cưỡng, khó chịu lúc bị lục soát khắp người. Đó là biện pháp phòng ngừa rất phổ thông kể từ khi Đồng Minh bị "mất" nhiều tù nhơn thượng thặng vì họ ưa thích con đường tiện lợi nhất là độc dược !

Đúng sự thực, chính Ribbentrop cũng có một ống độc dược bất hủ giấu ở nơi kín đáo nhất trong thân thể ! Không những thế, trong xắc quần áo của y, người ta còn khám phá thấy nhiều cuộn giấy bạc : độ nửa triệu Đức kim ! Đó là món tiền ăn đường khá đầy đủ, giúp đỡ cho y đủ sống tiện nghi để chờ đợi những ngày tươi sáng hơn !

Ribbentrop đã khai cung trong cuộc thẩm vấn sơ khởi :

- Tôi có ý định biến mất cho tới khi nào dư luận quần chúng đã lắng dịu dần.

Điều tra viên hỏi thêm ;

- Ông có ý nói đến dư luận quần chúng ở Đức ư ?

- Ở Đức và ngoại quốc. Tôi biết là tôi có tên trong danh sách các tội nhơn chiến tranh. Và trong bầu không khí hiện tại tôi có thể tưởng tượng dễ dàng ban án xử các vị chức sắc của Đức Quốc Xã ; một bài thơ nhại đưa tới kết qua tử hình cho tất cả mọi người !

- Tóm tắt là ông có ý để cho cơn dông tố qua đi rồi sau nay lại xuất đầu lộ diện chăng ?

- Chính thế !

Sự lộn xộn khó tưởng tượng nổi về những suy tư trong đầu óc y cũng phát sanh do một sự kiện khác. Người ta thấy trong túi áo vét tông của y ba bức thư để gởi cho Montgomery, Anthony Eden và... "Vincent" Churchill !.. Vincent thay vì Winston !... và chính Ribbentrop, một tay tài tử, một tên i tờ đã lãnh đạo đường lối ngoại giao của một đại dân tộc !

Hiện thời, hết thảy những bị cáo tương lai của tòa án Nuremberg đều ở trong tay Đồng Minh, ngoại trừ Baldur von Schirach, cựu Thủ lãnh Thanh niên Quốc Xã, nguyên Đô trưởng thành Vienne (Áo và đại đô đốc Raeder, cựu tư lệnh Hải quân đã bị Hitler phế thải năm 1945.

Schirach suýt nữa đã thoát hiểm... Ngay hôm quân Nga chiếm đóng thành Vienne, y trốn về làng Schwaz ở miền Tyrol, lấy tên là Falk để thuê một căn buồng trong một nông trại... Y tưởng là được sống yên ổn : quân Mỹ chiếm đóng miền Tyrol coi như là y chết rồi ! Đúng thế, theo một báo cáo đáng tin cậy

thời dân thành Vienne đã treo cổ viên Đô trưởng của họ trên cầu sông Danube.

Tin tức này có vẻ chính xác quá, đến nỗi Schwach, dưới một tên già Falk đã xin được làm thông dịch viên trong một cơ sở Mỹ. Trong những lúc rảnh rỗi, y đánh máy một tập bản thảo lớn nhan đề : Bí mật của Myrna Loy, "tiểu thuyết trinh thám"... Đúng ra, đấy là câu chuyện về những ngày cuối cùng ở thành Viên... nhưng mụ chủ trại, làm các việc vặt ở trong buồng y, cũng không tò mò lật xem từng trang !

Bỗng nhiên cuộc đột biến xảy ra : ngày 5-6-1945 viên thiếu tá Mỹ nhận được một bức thư :

"Chính tôi tự nguyện ra đầu hàng quân đội Đồng Minh. Như vậy tôi sẽ có thể trả lời về những hành động của tôi trước tòa án quốc tế.

Baldur von Schirach"

Tay ôm lấy đầu, viên thiếu-tá suy nghĩ lung lắm :

- Thiệt là vô lý ! Vì Schirach chết rồi kia mà !

Tuy nhiên, để cho lương tâm được yên ổn, ông cũng đi một xe díp tới nơi. Nửa đường, ông gặp gỡ Schirach : y rất bình tĩnh, khai rõ căn cước mình.

Mãi về sau này, người ta mới biết rõ những lý do về sự quyết định của Schirach : lý do danh dự mà sự hối hận đã giữ một vai trò chánh yếu. Y được biết rõ là tất cả những Trưởng đoàn Thanh niên Quốc Xã sẽ bị bắt giam ; ngay cả đoàn thể này cũng sẽ bị tố cáo và các cơ quan Đồng Minh đang ráo riết truy tầm cả đến các Trưởng toán, phần nhiều là những trẻ con 16 tuổi... Vì thế, vị Thủ lãnh Thanh-niên thấy phẩm giá và tự ái của mình vùng trỗi dậy : y sẽ từ khước sự mai danh ẩn tích của mình, chấp nhận trách nhiệm, cố gắng che chở đoàn con ấy, dù phái hy sinh tính mạng !... Hành vi can đảm vì y không mấy nhiều ảo tưởng : trong vụ án Nuremberg, bản cáo trạng sẽ bó buộc rọi ánh sáng vào một vài việc mà chính ngay Schirach cũng không hề bao giờ nói chuyện cho vợ nghe...

Giai đoạn cuối cùng trong việc săn đuổi khổng lồ cày xảy ra ở vùng ngoại ô thành Bá-Linh, Ngày 23-6-1945, sáu sĩ quan Nga tiến vào nhà đại đô đốc Raeder. Y không giấu vẻ ngạc nhiên sửng sốt : y không hề sống như người bị truy nã ! Chánh quyền đã biết rõ địa chỉ của y ; chính y cũng không tìm cách rời khỏi vùng Nga chiếm đóng ; không một lúc nào y lại có thể ngờ rằng người ta có thể để ý đến y !

Trước tiên, người Nga giam hai vợ chồng y vào một nhà pha ở thành phố Bá-Linh. Mười lăm ngày sau, họ được tải bằng phi cơ sang thủ đô Mạc Tư Khoa. Trên một hòn đảo giữa sông Moskova, cách thủ đô 20 cây số, vợ chồng Raeder ở trong một nhà chòi suốt ba tháng, có lính canh gác nghiêm ngặt.

Trong gần 100 ngày và cả 100 đêm ấy, có lẽ đô đốc Raeder đã tự hỏi nhiều lần không hiểu số phận mình sẽ do điện Cẩm-Linh định đoạt ra sao ? Đến tháng mười 1945 thời y đã biết rõ vì thấy mình ngồi trên ghế bị cáo trước tòa án Nuremberg.

giavui
09-13-2018, 03:38 PM
Trên hàng ghế bị cáo thứ nhất ở Nuremberg có một người đàn ông ngồi ủ rũ mà cá tánh kỳ cục không ngớt làm băn khoăn cả tòa án và ký giả, cũng như dân chúng ở khắp thế giới. Thoạt mới nhìn y lần đầu tiên, Rudolf Hess đã cấu tạo nên một bí ẩn khó lòng giải quyết nổi !
Trước hết, y có thực sự là một người lẩm cẩm không ? Chính y khai là đã mất trí nhớ, đến nỗi không thấy lại dược một kỷ niệm nào. Nhưng y cũng lại xác nhận rằng y chỉ giả bộ làm ra vẻ lẩm cẩm. Vấn đề này chưa hề bao giờ được giải quyết thỏa đáng.
Douglas M. Kelley, bác sĩ Mỹ chuyên viên thần kinh đã từng nghiên cứu kỹ lưỡng Hess trong nhiều tháng và trải qua nhiều buổi tối với y trong xà lim.
Những sự quan sát của ông đã giúp ông phân tách được các điểm chính sau đây :
Hess, với tư cách là người "thay thế" Quốc Trưởng, đã thực sự đau đớn vì luôn luôn chỉ là người thứ yếu, là "con số hai" ! Tình trạng này không thể nào bỏ qua và chịu đựng nổi, nhất là đối với tham vọng bệnh hoạn của y do y đã xác định là chánh đáng. Chắc chắn là vì muốn thoát khỏi óc tự ti mặc cảm ấy nên y đã lao đầu vào một cuộc phiêu lưu dị thường, kỳ quái là bay sang Anh ! Một sự tính toán cuồng loạn, điên rồ nhưng đồng thời cũng rất hợp lý : nếu đạt được kết quả là đem lại hòa bình thời đối với tất cả hoàn cầu, y sẽ đương nhiên là " con số 1 " !
Cũng vẫn theo Kelley, cảm giác thất vọng của Hess sẽ được diễn tả bằng đủ mọi thứ bần thần, uể oải về thể chất và thần kinh. Cũng chắc chắn là từ nhiều năm nay, y đã không ngớt khám bệnh tại nhiều bác sĩ khác, y đã theo nhiều phương thức trị liệu khác nhau, để rồi lại bỏ sau hai hay ba tuần lễ vì không hề nhận thấy một kết qua chớp nhoáng nào ! Cuối cùng, không còn tin tưởng vào các thầy thuốc nhà nước, y bèn cầu cứu đến các bác sĩ tư, các nhà chiêm, tinh học và các thầy lang vườn... Cũng vẫn không kết quả : bệnh đau dạ dày kinh niên của y luôn luôn chống, đối mãnh liệt hết thảy mọi thứ thuốc !
Từ năm 1938 trở đi, sự suy nhược của y tiến triển một cách kinh khủng ; y gầy xọm đi, sự hăng say càng xuống dốc và mỗi ngày thêm kiệt quệ. Theo một vài nhân chứng thời đôi khi, ngồi hàng giờ trước bàn giấy, y chăm chú nhìn vào khoảng trống không.
Nhà thần kinh học nghĩ là có thể khám phá thấy nguyên do sâu xa của sự
suy nhược này. Vào thời kỳ đó, Hess đã nhận thấy rằng Hitler, cho đến nay vẫn là thần tượng của y, không còn xứng đáng với sự tôn sùng của y nữa.
Ngay lúc khởi đầu chiến tranh, Hess đã ở trong một tình trạng khủng hoảng tinh thần tột độ ! Y có ý định giải quyết sự khủng hoảng này theo phương thức riêng biệt của y : một chiêm tinh gia đại tài đã chẳng tiên đoán cho y là y sẽ được Thượng Đế dùng để đem lại hòa bình cho nhân loại đấy ư ?

http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-12.jpg
THỐNG CHẾ MILCH - NHÂN CHỨNG CỦA GOERINGChính vì thế nên y đã quyết định sang Anh một mình, không có sự ủy nhiệm, để mở cuộc điều đình riêng biệt. Những chuẩn bị của y có tính chất khái quát là sắc thái thông thường trong những công cuộc của các người mất thăng bằng về trí não. Lẽ dĩ nhiên là y mưu toan ngầm ngấm : nếu chẳng may Hitler được báo cáo về dự định này hay chỉ nghi ngờ thôi, thời mọi sự đều tan vỡ hết !
Ngay từ mùa hè 1940, y đã bảo cô thơ ký riêng bí mật theo dõi tình hình khí tượng ở các đảo Anh và biển phía Bắc. Vào cuối mùa thu 1940, y đến thăm xưởng phi cơ của hãng Messerschmitt ở Augsbourg.
Messerschmitt, nhà chế tạo phi cơ lừng danh, tường thuật:
- Hess đến thăm tôi và tỏ ý muốn bay thử các khu trục cơ kiểu cuối cùng. Lẽ dĩ nhiên là tôi bắt đầu từ chổi nhưng y nhấn mạnh và xác định là với địa vị của y thời y có quyền tìm hiểu về phẩm chất các phi cơ do hãng tôi chế tạo. Vì biết rõ y là một phi công tài ba nên tôi thấy không thể nào cưỡng lệnh vị phụ tá thay thế Quốc Trưởng và sau cùng tôi bằng lòng cho y bay thử Me-10l, loại khu-trục-cơ tối tân nhất !
" Y bay thử độ 29 chuyến, luôn luôn cất cánh từ phi trường riêng của hãng ở Augsbourg. Mỗi khi trở về, y đều lưu ý tôi và các kỹ sư của tôi về một vài khuyết điểm do y tưởng là mới khám phá thấy. Chắc chắn là y hy vọng sẽ hướng dẫn chúng tôi cấu tạo nên một phi cơ khả dĩ cho y sang Anh an toàn !
"Như vậy, một hôm y tuyên bố là phi-cơ Me-101 tuy hoàn hảo thực nhưng phạm vi hoạt động hạn chế quá : Tôi đánh cuộc là nếu ông lấp những bình xăng phụ vào đôi cánh thời phi cơ sẽ mất tính chất dễ điều khiển ".
Một lần khác, y có một cảm nghĩ tương tự về vấn đề thiết lập một máy truyền tin có tần số mạnh. Bị châm chọc như vậy, Meserschmitt bèn trang bị cho một khu trục cơ những bình xăng phụ và một máy radio cực mạnh. Hess đã mưu mô rất tài tình : hiện y đã có một phi cơ lý tưởng để bay sang Anh, chỉ còn chờ đợi cơ hội thuận tiện...
Ngày 9-5-1941 một chiêm tinh gia ở Munich báo cho y biết ngày mai sẽ là ngày rất tốt lành cho các việc đại sự. Thế là hôm 10-5-1941, Hess cất cánh ra đi không hẹn ngày về...
Một vài phút trước 10 giờ đêm hôm ấy, các đàỉ quan sát Anh báo cáo là trên bờ biển miền Northumberland, có một phi cơ địch xuất hiện, kiểu rất lạ, xưa nay người ta chưa hề trông thấy trong miền xa xôi hẻo lánh này. Tại một Trung tâm Chỉ huy Không Lực Hoàng Gia Anh (R.A.F. , tin này được tiếp nhận với đầy vẻ hoài nghi. Hiền nhiên là có sự nhầm lẫn : phi cơ Me-101 chưa hề có một phạm vi hoạt động để bay sang Northumberland rồi lại trở về một căn cứ tại lục địa. Tuy nhiên người ta vẫn ra lệnh cho các đài quan sát theo dõi tình hình và lại báo động cho một tiểu phi đội khu trục cơ.
Hồi 2 giờ 7 phút, người ta được tin là phi cơ bí mật bổc cháy và rơi xuống gần tỉnh Eaglesham ở Tô- Cách-Lan, phi công nhảy dù xuống một cánh đồng và đã bị các nhân viên ủy ban Bảo vệ Nội địa (Home Guard bắt giữ.
Chủ trại Mac Lean là người Anh đầu tiên đã tiếp xúc với Hess. Sau khi nghe có tiếng máy bay lượn trên mái nhà, rồi thấy một tiếng nồ ầm nên y vội vàng chạy ra ngoài.
Trong bầu trời tối đen, một cái dù có chỏm màu trắng đang lơ lửng bay và từ từ rơi xuồng một cánh đồng bên cạnh... Lean đến vừa kịp thời để nâng đỡ phi công dậy. Hess bị trật mắt cá chân, tuy nhiên vẫn còn khập khiễng đi được.
Bằng một giọng tiếng Anh hoàn hảo, y nói với người chủ trại đang trố mắt nhìn và hết sức ngỡ ngàng :
- Tôi tìm nhà Quận công Hamilton. Tôi đem tới một tin tức tối quan trọng. Xin ông cứ yên trí, tôi chỉ đến có một mình và không có khí giới.
Lean muốn mời Hess vào trong trại uổng một tách nước trà nhưng y từ chối và nói :
- Thôi, cám ơn ông ! Tôi không thể uống nước trà vào giờ khuya khoắt này. Và tôi quên không tự giới thiệu : tôi là Horn... Alfred Horn !...
Trong khi Hess còn đang bóp chân thời một chiếc xe hơi cổ lỗ, kêu lóc cóc, ngừng ở ngoài sân. Cái quý vật của bảo tàng viện này thuộc quyền sở hữu của Robert Williamson, một cảnh sát viên tình cờ từ xa đã chứng kiến lúc phi cơ rớt. Thận trọng, y gọi thêm Clark, một bạn thân trong U.B.B.V.N.Đ. đi theo... Clark vung vẩy một khẩu súng lục cũng cổ điển và khả kính như chiếc xe hơi, đều là di vật của Đệ I Thế chiến ! Còn quân trang của Williamson chỉ giản dị có một chiếc mũ gắn phù hiệu để chữ "Cảnh-Sát"
Chính hai chiến sĩ gan dạ này đã bắt giữ Hess một cách anh dũng : Tù nhơn lên xe và xe chạy một quãng ngắn thời lại xuống đi bộ vào trại của U.B,B V. N Đ. Vì trại ở cách xa đường lớn một quãng đường đất có nhiều chỗ lồi lõm và ổ gà nên xe hơi cổ lỗ này không dám đi, sợ gãy nhíp !
Thế là Williamson đi mở đường, Hess khập khiễng đi giữa và Clark đi tập hậu. Về sau này, Williamson thuật chuyện lại :
- Tôi sợ nhất là khẩu súng lục bất hủ của Clark ! Với thứ võ khí cà là tàng này, người ta không thể biết bất kỳ lúc nào nó sẽ nổ bất tử ! Tôi có cảm tưởng là Hess cũng đồng quan điểm và chia sớt nỗi thắc mắc âu lo của tôi !

http://vietmessenger.com/books/truyendich/hitlertoiphamchientranh-13.jpg
TRƯỚC PHÒNG XỬ ÁN QUÂN ĐỘI ĐỀ PHÒNG TẤN CÔNGTrong trại U.B.B.V.N.Đ. mọi người đang " canh khuya giấc điệp mơ màng "... Williamson phải vất vả lắm mới huy động được một vài người chạy đến tiếp tay với y, người thì mặc quần áo ngủ hay xà lỏn. Cảnh tượng có vẻ một nhà trường hơn trại binh !
Khi người ta muốn giam Hess vào một phòng hẹp trong bót gác thì y tỏ vẻ bất mãn và phản đối kịch liệt :
- Nhân đanh là một sĩ quan Đức...
Clark ve vẩy khẩu súng lục và cắt ngang :
- Tôi cóc cần ! Trước tiên, ông hãy vào đây đã... và nhanh lên chút xíu !
Hess đành chịu khuất phục.
Trong khi ấy, tin bắt được đại úy Horn trong quân đội Đức đã đến tai chánh quyền cao cấp. Người ta cũng loan báo lời khai của y về "công cán quan trọng" và tỏ ý muốn gặp Quận công Hamilton. Rất chịu chơi, người Anh bèn thỏa mãn lời yêu cầu của Hess. Ngay sáng sớm hôm sau, quận công đến nơi, tò mò muốn biết anh chàng nào ở trên trời rơi xuống mà lại đòi gặp mình ? Đi theo ông, có một điệp viên của sở Phản Gián và một sĩ quan trực. Ông tiến vào căn phòng nhỏ hẹp, rất băn khoăn, chăm chú nhìn người lạ mặt, vừa ngồi dậy, vẻ đầy mệt nhọc rõ rệt...
Hamilton hỏi :
- Ông muốn nói chuyện với tôi ư ?
Hess trả lời :
- Vâng... nhưng không có nhân chứng !
Sau khi hai sĩ quan rút lui, Hess bèn ba hoa chích chòe như đọc một bài diễn văn thực sự. Để bắt đầu, y nhắc lại cho ông nhớ (Thực ra ông chẳng nhớ chi cả ! là y đã quen biết ông tại Thế Vận Hội Bá Linh 1936 và y lại cũng có hân hạnh được tiếp ông tại nhà riêng ! Rồi y nói đến mục đích cao siêu cuộc "công cán" : một mục đích vô cùng nhân đạo ! Cứ nghe y nói thời Quốc Trưởng thành thực lo lắng về việc miễn xá cho Anh quốc nên muổn chấm dứt chiến tranh,..
Y hăng say nói tiếp :
- Thưa Quận-công : có những người bạn thân của chúng ta nói với tôi rằng ông là một trong những nhân vật hiếm có của Anh có thể thấu triệt quan điểm của Đức. Vì thế tôi đã khinh miệt bao nhiêu nguy hiểm để tiếp xúc với ông. Hai chúng ta có thể đạt tới thành quả là chấm dứt cuộc chiến tranh vừa tàn bạo vừa vô ích...
Nhưng cần biết phải hành động ra sao ? Về điểm này, Hess thú nhận là ý kiến rất mơ hồ... Có thể là Quận-công sẽ tập hợp một vài đảng-viên Đảng Bảo-thủ để dự thảo một bản hòa-ước... Như vậy, lẽ tất nhiên là Anh phải từ khước đường lối chánh trị cổ điển của mình.
Quận-công nhún vai và từ giã y. Làm thế nào ông có thể đáp ứng lại những sự dụng công, khổ nhục kế do sáng kiến bất hủ của một khối óc bệnh hoạn ?...
Tối hôm 11-5-1941, Thủ-tướng Winston Churchill ăn tại nhà các bạn thân. Sau bữa ăn, mọi người dự cuộc chiếu phim hài hước tại căn phòng riêng biệt. Đối với ông, đây là một sự di dưỡng hoàn hảo nhất, sự nghỉ ngơi trọn vẹn nhất cho trí óc, do những biến cố dồn dập ít khi dành cho ông... Ông làu nhàu khi viên bí-thơ đến báo là quận công Hamilton kêu điện thoại có việc tối quan trọng... Tuy nhiên sự khó chịu của ông tan biến rất mau lẹ : tin tức do Quận-công vừa báo cho ông thực sự phi thường !...
Sau giây lát suy nghĩ, ông đặc biệt chỉ-thị :
- Hess phải được coi như tù binh và thuộc thẩm quyền nhà chức trách quân sự. Điểm này không hề phương hại đến sự có thể khởi tố y về các trọng tội chánh trị. Dù sao chăng nữa, Hess đã rõ ràng là một tội nhơn chiến tranh, ngang hàng với phần nhiều các lãnh-tụ quốc-xã khác.
- Y sẽ bị giam riêng biệt và nghiêm ngặt tại một căn nhà ở gần Luân-Đôn. Người ta sẽ thử khai thác để cho y nói và thăm dò tâm trạng của y.
- Y sẽ được ăn uống dồi dào, có quyền đem sách đến xem và đi dạo ở trong vườn, lẽ dĩ nhiên là dưới sự giám sát thường xuyên. Ngược lại, mọi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài (khách đến thăm, báo chí, radio đều cấm ngặt, ngoại trừ biệt lệ do Bộ Ngoại- giao chấp thuận. Y sẽ được đối xử như một tướng lãnh tù binh.
- Trong khi chờ đợi một biệt thự được lựa chọn và sẳp đặt sau thời Hess sẽ bị tạm giam ở Lao xá Trung ương Luân-Đôn.
Đối với Vị "Sứ-giả Hòa-bình" thời những biện pháp này lẽ dĩ nhiên có hiệu quả của một gáo nước lạnh ! Thế mà trước kia y cứ tưởng bở là sẽ được đón tiếp rất cởi mở và nồng hậu !...
Nói cho đúng ra, người Anh cũng đang phân vân, do dự... Họ tự hỏi tại sao một nhân vật quyền hành cao cả như vậy, "người thay thế Quốc-Trưởng" lại có thể dấn thân vào một cuộc phiêu lưu tương tự ?
Phải chăng y không hiểu biết chi về tình hình chính trị ? Hoặc y đã loạn trí hay có thể mất cả lương tri ? Để cho vấn đề thêm sáng tỏ, họ giao Hess cho thầy thuốc khám nghiệm.
Vài hôm sau, Churchill nhận được bản báo cáo của một bác sĩ thần kinh siêu việt : "Hess cho là y đã thực sự kinh hoàng trong mùa thu vừa qua về những cuộc oanh tạc khổng lồ ở Luân- Đôn. Lúc nghĩ đến các nạn nhơn vô tội bị hy sinh oan uổng, y đã vô cùng khiếp đảm, nhất là lúc y nhìn đến chính vợ y và con trai y. Do đấy, y nảy ra ý kiến bay sang Anh để thương thuyết một cuộc hòa bình mau lẹ. Tư tưởng ấy lại càng dai dẳng, bền bỉ hơn nữa, vì y tưởng là sẽ tìm thấy ở Anh một đảng hòa bình hùng mạnh.,. Trong số các nhân vật đang ấy, người ta nói cho y biết là có quận công Hamilton và y hy vọng là ông này sẽ giới thiệu cho y được tiếp xúc với Anh-Hoàng. Do phương thức ấy, chắc chắn là y sẽ tiến tới việc lật đổ Chánh-phủ Anh hiện tại để nhường chỗ cho một Nội-các hòa bình.
"Cần phải nhấn mạnh là mặc dù với một hệ thống tư tưởng đầy những lý thuyết và giả định như vậy, Hess cũng rất lơ mơ vè đời sống chánh trị ở Anh. Đặc biệt nhất là y cũng thường không biết cả tên các chánh khách của chúng ta !.." Lẽ dĩ nhiên là báo chí Anh chộp ngay lấy tin tức giật gân và sốt dẻo này để khai thác, triệt để ! Đài B.B.C. loan tin đi khắp nơi, kèm theo bình luận và đồng thời Chánh quyền Quốc Xã của Hitler cũng không thể giữ bí mật được nữa. Đó là một điều rất khổ tâm cho họ : Chả lẽ Goebbels lại bó buộc loan báo cho dân tộc Đức biết "người thay thế Quốc Trưởng" đã nhảy dù xuống đất địch !..
Nhờ có những lời ghi chú của Henry Picker, một trong những thơ ký tốc-ký của Hitler nên chúng ta đã biết rõ hiệu quả do tin này gây ra trong giới thân cận trực tiếp của nhà độc tài áo nâu : "Hitler đang ngồi nói chuyện với Goering và Ribbentrop bên lò sưởi thì nhận được tin về Hess. Mãi tới khuya, gần nửa đêm, người ta đưa đến cho ông bản tin đầu tiên của đài BBC... Sau khi thảo luận với Goering, Ribbentrop và Bormann, ông đọc bài loan báo sau đây, do cơ quan báo chí nhà nước phổ biến trên đài phát thanh vào sáng sớm mai và các báo chí Đức sẽ đăng tải, không thêm lời bình luận :
"Văn-phòng Đảng thông cáo : Đã biết là đồng- chí Hess bị một bệnh nan - y không thuốc nào chữa khỏi nên Quốc Trưởng đã nghiêm cấm không cho y lái phi-cơ. Vậy mà Hess khinh thường mệnh lệnh này đã chiếm đoạt một phi cơ.
" Hồi 6 giờ chiều thứ bảy 10-5-1941, Hess cất cánh từ Augsbourg bay đến một nơi chưa biết rõ. Cho đến bây giờ y vẫn chưa về. Trong một lá thư của y viết trước lúc khởi hành, người ta nhận thấy những dấu hiệu của một sự thác loạn trầm trọng. Có thể ngờ rằng Hess đã là nạn nhơn của một vài ảo tưởng...
" Quốc Trưởng đã ra lệnh bắt giam tức khắc những người phụ tá của y vì đã hoàn toàn biết rõ những cuộc bay tập của y cũng như lệnh cấm của Quốc Trưởng mà không hề làm chi để ngăn cản Hess khỏi cất cánh.
Có thể giả thuyết là máy bay của Hess đã rơi xuống một nơi nào đó ở ngoài nước Đức ! "
Bốn mươi tám giờ sau, văn phòng Đảng Quốc-Xã ra một thông cáo đầy đủ chi tiết hơn : "Việc xem xét các giấy tờ do Rudolf Hess để lại đã tiết lộ rằng đồng chí khốn khổ của chúng ta chắc chắn là đã hành động theo ảnh hưởng của một ý kiến cổ định : y tin tưởng là theo một sự vận động cá nhơn với một vài người Anh quen biết, y có thể đem lại một sự thỏa hiệp giữa hai nước Anh và Đức !
"Đúng sự thật, chúng ta được tin từ Luân-Đôn là y đã nhảy dù xuống miền Tô-Cách-Lan ở gần nơi mà y định đến.
"Bị đau từ nhiều năm nay một bệnh tình trầm trọng và khổ sở, Hess càng ngay càng cầu cứu đến các nhà thôi miên, chỉêm tinh và nhiều lang vườn khác. Vậy cần phân tách và tìm hiểu xem bọn họ nhằm mục đích gì để góp phân cấu tạo nên sự thác loạn đã thúc đầy y hành động như vậy ?..
"Tuy nhiên cũng rất có thể là người Anh đã nhất quyết dụ hoặc và lôi cuốn y vào một cái bẫy sập !.."
Nếu Chánh quyền Quốc-Xã tỏ ra hết sức buồn phiền thời Messerschmitt, người chế tạo phi cơ lại càng phải sợ hãi hơn nữa !
Y đã tường thuật lại :
" Tôi được tin này vào hồi 8 giờ tối ngày 10-5-1941 khi đang ăn tiệc tại một nhà hàng rượu bia ở Innsbruck. Hai giờ sau, Goering gọi điện thoại cho tôi. Rất xúc động, y mời tôi đến Munich. Sáng ngày mai tôi đến gặp y tại nhà ga trung-ương, ở trong một toa tầu riêng biệt của y. Cầm cái gậy thống-chế chỉ vào bụng tôi, y hét lên :
- Thiệt quá sức tưởng tượng ! Nếu chỉ thuộc quyền ông; thời bất cứ ai cũng có thể lấy một phi cơ rồi bay vù !
Lẽ dĩ nhiên là tôi phản pháo :
- Dù thế chăng nữa, Hess không phải là " bất cử ai ! "
- Đồng ý ! Nhưng thế cũng không miễn xá cho ông khỏi phối kiểm trước tiên...
- Kính thưa Thống-chế : Nếu mai đây, ông đến hỏi mượn tôi một phi-cơ, ông có nghĩ là trước tiên tôi cần phải thông báo với Quốc-Trưởng ?
Goering đã bắt đầu nguôi dần, lại thét lớn :
- Hình như hai sự kiện không hề giống nhau ! Tôi là Bộ-trưởng Không-Lực, tôi...
... và Hess là vị chánh thức thay thế Quốc - Trưởng !
- Nhất định là ông đã sẵn sàng để trả lời cho mọi câu hỏi! Tuy nhiên, ông vẫn phải thú nhận là đã thiếu sót sự kinh-tế: ông phải nhận thức là Hess không còn đầy đủ lương-năng và lý trí nữa !
- Kính thưa Thống-chế : nói cho đúng ra thì ý kiến ấy không hề đến với tôi ! Làm thế nào tôi có thể nghi ngờ trong giây phút là trong nước Đức Quốc- xã, một người loạn trí lại có thể chiếm được một địa vị cao trọng như vậy ? Nhưng nếu ông đã biết rõ là y điên rồ tại sao ông lại không bó buộc y phải từ chức ?
Goering phá ra cười :
- Được rồi, Messerschmitt ! Ông đã thắng lợi vẻ vang ! Ông hãy yên ổn trở về Ausgbourg và tiếp tục chế tạo những con chim sắt nhỏ bé, xinh xinh !"
Kết cục, Messerschmitt sẽ không hề phải thắc mắc lo âu I... Ngược lại, hai vệ sĩ của Hess bị tống giam vào trại tập trung. Hitler không hề nguôi giận. Trong đầu óc y, việc bỏ trốn điên rồ của Hess có vẻ phạm tội khi quân hơn là phản bội trọng đại ! Và nếu bất đắc dĩ, y chấp nhận sự giải thích về tự-ti mặc cảm, thời y đặt sự mặc cảm ấy trên một phạm vi rất cá nhân ! Cứ tin theo lời Hitler thời từ nhiều năm nay, Hess vẫn điều trị về sự bất lực nên nay đương sự có cấu tạo nên hành vi trọng tội này để hy vọng xác định nam-tính dũng mãnh của y.
Phản ứng đột ngột về một cảm giác thất vọng không thể nào chịu nổi ư ? Thác loạn điên rồ, tầm thường ư ? Sự tin tưởng kỳ cục là sẽ được kêu gọi đem lại hòa bình ư ? Vấn đề chính xác là ở nơi khác và đặc biệt vượt quá thân phận con người của Hess.
Trong một quốc-gia đã dựa trên căn bản chọn lọc những phần tử ưu tú, làm thế nào một tên loạn trí lại có thể tiến tới một địa vị cao trọng nhất ? Làm thế nào sự lập dị — nếu không muốn nói là sự thác loạn — của y đã có từ bao nhiêu năm nay mà không ai biết tới ?
Rất có thể là trong số các lãnh tụ của Chánh- quyền Quốc-xã, sự điên khùng rồ dại, dưới nhiều sắc thái, đã được che đậy rất tinh vi, khéo léo !...



Hết