duyanh
10-03-2018, 12:41 PM
Người dân vùng sóng thần Indonesia giận dữ với chính phủ vì cứu trợ chậm trễ
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381278-3512_2018-10-02T064320Z-523322767-R-6262-5823-1538467470.jpg
Người dân tìm hàng hóa, thực phẩm tại một siêu thị ở Palu. (Ảnh: Reuters)
Sự giận dữ và tuyệt vọng ngày càng dâng cao tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, sóng thần tại đảo Sulawesi khi nhiều người dân chưa tiếp cận được với hàng cứu trợ của chính phủ Indonesia suốt những ngày qua.
Trận động đất kéo theo sóng thần đổ bộ vào đảo Sulawesi hôm 28/9 đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy khiến 59.000 người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất. Những nạn nhân của thảm họa thiên nhiên này giờ đây phải đối mặt với tình cảnh khan hiếm lương thực, nước sạch và nhiên liệu.
Hôm 1/10, hàng trăm người dân đổ về sân bay thành phố Palu, đảo Sulawesi để xin được phát lương thực hay được lên chuyến bay đi sơ tán. Việc này khiến giới chức địa phương đã phải đóng cửa sân bay tạm thời.
Tình cảnh khốn cùng đã khiến nhiều người phải chọn cách “hôi của” tại các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi hay cố rút tiền tại các máy ATM.
Các phóng viên của Reuters chia sẻ đã chứng kiến cảnh khoảng 100 người chen lấn, la hét tranh giành những nhu yếu phẩm như quần áo, nước sạch, chăn màn, đồ vệ sinh cá nhân tại một cửa hàng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381574-3550_8256.jpg
Người dân nhận những con gà được xe tải cảnh sát phân phát tại Palu. (Ảnh: AFP)
Chính phủ Indonesia chấp nhận để người dân được lấy những nhu yếu phẩm cần thiết tại các cửa hiệu và cam kết sau đó sẽ đền bù.
Ít nhất 1.400 tù nhân đã trốn thoát khỏi các trại giam ở khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa.
Hàng dãy dài người dân Indonesia xếp hàng tại các trạm xăng ở thành phố Palu chờ mua nhiên liệu. Ông Hengki – một người dân địa phương, cho biết ông đã phải đợi suốt 8 tiếng dưới cái nắng như đổ lửa chờ được mua xăng.
“Tôi đã sống sót sau thảm họa, nhưng giờ đây tôi lại phải chịu đựng những cảnh này”, người đàn ông cho biết.
Cảnh sát có trang bị vũ trang đã được huy động để ngăn chặn tình trạng hỗn độn có thể xảy ra ở các tụ điểm công cộng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381949-3656_3500_1.jpg
Người dân xếp hàng mua nhiên liệu tại một trạm xăng ở Palu. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người dân địa phương thể hiện sự phẫn nộ với chính quyền Tổng thống Joko Widodo vì hàng cứu trợ tiếp cận người dân quá chậm trễ.
“Chính phủ không quan tâm tới chúng tôi”, cô Yuli – một người dân trong vùng bị ảnh hưởng, nói.
Những đoàn xe tải chất đầy hàng cứu trợ có cảnh sát canh giữ được nhìn thấy trên những con đường từ Makassar tới Palu. Những chuyến hàng cứu trợ cũng được gửi tới bằng đường thủy và hàng không.
Tuy nhiên, những tuyến đường bộ và đường băng sân bay bị phá hủy đã làm công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562383458-3906_8771e74a5e.jpg
Người dân chờ mua xăng tại Palu. (Ảnh: Straits Times)
Người dân địa phương giận dữ vì hàng cứu trợ tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng không kịp thời. Rất nhiều người đi sơ tán và tạm trú tại những túp lều trên các ngọn đồi ở Palu đã không nhận được tiếp tế trong những ngày qua. Nhiều người cho biết dù họ có tiền điều đó cũng vô nghĩa vì không còn gì để mua tại các siêu thị.
Ông Iswa – người đã mất tất cả sau khi trận sóng thần hôm 28/9 quét qua ngôi nhà của ông, cho biết mọi người ở khu làng của ông hiện không biết phải làm gì. Khi nhìn thấy dòng nước tràn đến, bản năng mách bảo ông Iswa chạy trốn lên ngọn đồi gần đó. Khi quay trở lại vào sáng hôm sau, mọi đồ đạc trong nhà ông Iswa đã bị phá hủy.
Chính quyền địa phương đã phát cho ông Iswa cùng những gia đình xung quanh một ít gạo và mì tôm, nhưng không có nước sạch để uống.
“Tôi biết nhiều người đang đi hôi của. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi còn có thể làm điều gì khác chứ?”, ông Iswa nói.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562383931-4010_3500_2.jpg
Cảnh sát canh gác hàng viện trợ tại cảng Palu. (Ảnh: Reuters)
Nhân viên cứu trợ Lian Gogali cho biết tình cảnh tại quận Donggala hiện vô cùng tồi tệ. Nhiều người dân mòn mỏi chờ đợi những chuyến hàng tiếp tế lương thực và nước sạch.
“Không có lương thực, nước uống hay nhiên liệu. Hàng cứu trợ của chính phủ vẫn chưa tiếp cận khu vực này”, cô Lian nói. Đội cứu trợ của cô đã phải dùng xe máy để phân phát hàng tiếp tế trong khu vực. Nhiều người dân tại các khu vực hẻo lánh hiện vẫn bị cô lập do các cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá bị phá hủy.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/10/03/d1c8cacb33aabdfdaad71d2e9aa727-9775-3005-1538550472.jpg
Người dân xòe tay xin đồ cứu trợ từ xe cảnh sát tại một khu trại ở Palu, Indonesia. Ảnh: AFP.
Ngày 3/10, Tổng thống Widodo đã có chuyến thăm lần thứ 2 tới các khu vực chịu thiệt hại trên đảo Sulawesi. Ông Widodo trấn an người dân rằng những nỗ lực cứu trợ vẫn đang được tiếp tục.
Tổng thống Indonesia cũng yêu cầu giới chức địa phương tái thiết những hoạt động kinh tế để người dân có thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Sau đó, công tác tái định cư cho người dân và xây dựng lại những công trình đã bị phá hủy sẽ được tiến hành.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/10/03/e7a297e9f1606fa5712b75e704716f-7764-3543-1538550472.jpg
Thiếu máy móc, thiết bị hạng nặng là một trong những khó khăn trong công tác cứu hộ tại Indonesia. Ảnh: AFP.
Ông Widodo cũng tái khẳng định cam kết tìm kiếm các nạn nhân hiện mất tích dưới những đống đổ nát, khẳng định tất cả mọi người đều phải được tìm thấy.
(Tổng hợp)
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381278-3512_2018-10-02T064320Z-523322767-R-6262-5823-1538467470.jpg
Người dân tìm hàng hóa, thực phẩm tại một siêu thị ở Palu. (Ảnh: Reuters)
Sự giận dữ và tuyệt vọng ngày càng dâng cao tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, sóng thần tại đảo Sulawesi khi nhiều người dân chưa tiếp cận được với hàng cứu trợ của chính phủ Indonesia suốt những ngày qua.
Trận động đất kéo theo sóng thần đổ bộ vào đảo Sulawesi hôm 28/9 đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy khiến 59.000 người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất. Những nạn nhân của thảm họa thiên nhiên này giờ đây phải đối mặt với tình cảnh khan hiếm lương thực, nước sạch và nhiên liệu.
Hôm 1/10, hàng trăm người dân đổ về sân bay thành phố Palu, đảo Sulawesi để xin được phát lương thực hay được lên chuyến bay đi sơ tán. Việc này khiến giới chức địa phương đã phải đóng cửa sân bay tạm thời.
Tình cảnh khốn cùng đã khiến nhiều người phải chọn cách “hôi của” tại các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi hay cố rút tiền tại các máy ATM.
Các phóng viên của Reuters chia sẻ đã chứng kiến cảnh khoảng 100 người chen lấn, la hét tranh giành những nhu yếu phẩm như quần áo, nước sạch, chăn màn, đồ vệ sinh cá nhân tại một cửa hàng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381574-3550_8256.jpg
Người dân nhận những con gà được xe tải cảnh sát phân phát tại Palu. (Ảnh: AFP)
Chính phủ Indonesia chấp nhận để người dân được lấy những nhu yếu phẩm cần thiết tại các cửa hiệu và cam kết sau đó sẽ đền bù.
Ít nhất 1.400 tù nhân đã trốn thoát khỏi các trại giam ở khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa.
Hàng dãy dài người dân Indonesia xếp hàng tại các trạm xăng ở thành phố Palu chờ mua nhiên liệu. Ông Hengki – một người dân địa phương, cho biết ông đã phải đợi suốt 8 tiếng dưới cái nắng như đổ lửa chờ được mua xăng.
“Tôi đã sống sót sau thảm họa, nhưng giờ đây tôi lại phải chịu đựng những cảnh này”, người đàn ông cho biết.
Cảnh sát có trang bị vũ trang đã được huy động để ngăn chặn tình trạng hỗn độn có thể xảy ra ở các tụ điểm công cộng.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562381949-3656_3500_1.jpg
Người dân xếp hàng mua nhiên liệu tại một trạm xăng ở Palu. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người dân địa phương thể hiện sự phẫn nộ với chính quyền Tổng thống Joko Widodo vì hàng cứu trợ tiếp cận người dân quá chậm trễ.
“Chính phủ không quan tâm tới chúng tôi”, cô Yuli – một người dân trong vùng bị ảnh hưởng, nói.
Những đoàn xe tải chất đầy hàng cứu trợ có cảnh sát canh giữ được nhìn thấy trên những con đường từ Makassar tới Palu. Những chuyến hàng cứu trợ cũng được gửi tới bằng đường thủy và hàng không.
Tuy nhiên, những tuyến đường bộ và đường băng sân bay bị phá hủy đã làm công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562383458-3906_8771e74a5e.jpg
Người dân chờ mua xăng tại Palu. (Ảnh: Straits Times)
Người dân địa phương giận dữ vì hàng cứu trợ tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng không kịp thời. Rất nhiều người đi sơ tán và tạm trú tại những túp lều trên các ngọn đồi ở Palu đã không nhận được tiếp tế trong những ngày qua. Nhiều người cho biết dù họ có tiền điều đó cũng vô nghĩa vì không còn gì để mua tại các siêu thị.
Ông Iswa – người đã mất tất cả sau khi trận sóng thần hôm 28/9 quét qua ngôi nhà của ông, cho biết mọi người ở khu làng của ông hiện không biết phải làm gì. Khi nhìn thấy dòng nước tràn đến, bản năng mách bảo ông Iswa chạy trốn lên ngọn đồi gần đó. Khi quay trở lại vào sáng hôm sau, mọi đồ đạc trong nhà ông Iswa đã bị phá hủy.
Chính quyền địa phương đã phát cho ông Iswa cùng những gia đình xung quanh một ít gạo và mì tôm, nhưng không có nước sạch để uống.
“Tôi biết nhiều người đang đi hôi của. Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi còn có thể làm điều gì khác chứ?”, ông Iswa nói.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1538562383931-4010_3500_2.jpg
Cảnh sát canh gác hàng viện trợ tại cảng Palu. (Ảnh: Reuters)
Nhân viên cứu trợ Lian Gogali cho biết tình cảnh tại quận Donggala hiện vô cùng tồi tệ. Nhiều người dân mòn mỏi chờ đợi những chuyến hàng tiếp tế lương thực và nước sạch.
“Không có lương thực, nước uống hay nhiên liệu. Hàng cứu trợ của chính phủ vẫn chưa tiếp cận khu vực này”, cô Lian nói. Đội cứu trợ của cô đã phải dùng xe máy để phân phát hàng tiếp tế trong khu vực. Nhiều người dân tại các khu vực hẻo lánh hiện vẫn bị cô lập do các cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá bị phá hủy.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/10/03/d1c8cacb33aabdfdaad71d2e9aa727-9775-3005-1538550472.jpg
Người dân xòe tay xin đồ cứu trợ từ xe cảnh sát tại một khu trại ở Palu, Indonesia. Ảnh: AFP.
Ngày 3/10, Tổng thống Widodo đã có chuyến thăm lần thứ 2 tới các khu vực chịu thiệt hại trên đảo Sulawesi. Ông Widodo trấn an người dân rằng những nỗ lực cứu trợ vẫn đang được tiếp tục.
Tổng thống Indonesia cũng yêu cầu giới chức địa phương tái thiết những hoạt động kinh tế để người dân có thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Sau đó, công tác tái định cư cho người dân và xây dựng lại những công trình đã bị phá hủy sẽ được tiến hành.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/10/03/e7a297e9f1606fa5712b75e704716f-7764-3543-1538550472.jpg
Thiếu máy móc, thiết bị hạng nặng là một trong những khó khăn trong công tác cứu hộ tại Indonesia. Ảnh: AFP.
Ông Widodo cũng tái khẳng định cam kết tìm kiếm các nạn nhân hiện mất tích dưới những đống đổ nát, khẳng định tất cả mọi người đều phải được tìm thấy.
(Tổng hợp)