PDA

View Full Version : Bệnh viện Nhi ở TP. HCM vỡ trận vì bệnh nhân tăng đột biến



duyanh
10-08-2018, 01:52 PM
Bệnh viện Nhi ở TP. HCM vỡ trận vì bệnh nhân tăng đột biến



[/SIZE
]https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/1-1-3.jpg
Bệnh viện nhi ở Sài Gòn vỡ trận vì dịch chồng dịch. (Ảnh: Zing)

[SIZE=4]

Trong một tháng nay, tình trang quá tải tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) đang là nỗi ám ảnh vủa của bác sĩ, bệnh nhân và cả người nhà khi đến phòng Cấp cứu, khoa Nhiễm – Thần kinh mỗi khi đêm về.

Hiện nay, dịch tay chân miệng, sởi bùng phát mạnh khiến khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM), luôn trong tình trạng quá tải, 2-3 bệnh nhi nằm cùng một giường, báo Zing đưa tin.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv4.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv4.jpg)

Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. (Ảnh: Zing)

Hình ảnh cấp cứu dồn dập đã trở lên quen thuộc suốt nhiều tuần này tại phòng cấp cứu, khoa Nhiễm – Thần Kinh, cả đêm lẫn ngày. Căn phòng rộng gần 100 m2đang điều trị cho gần 30 trẻ em bệnh nặng. Trong đó, đa số là bệnh nhi mắc chân tay miệng ở độ III, IV.Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh cho biết khi các bác sĩ đang gồng mình chống dịch tay chân miệng thì dịch sởi cũng “tát nước theo mưa”. Tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa còn sởi lây qua đường hô hấp. Nếu không kịp thời xử trí và cách ly tốt, nguy cơ lây lan của hai bệnh rất cao. Hai bệnh này không thể nằm chung phòng. Bệnh sởi phải nằm ở khu cách ly riêng, còn tay chân miệng cũng phải theo dõi và điều trị liên tục.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv3.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv3.jpg)

Chiều 5/10, Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM đã có buổi kiểm tra công tác điều trị trẻ bị tay chân miệng tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, theo Thời Đại.Làm việc với đoàn kiểm tra, BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, tính đến hết tháng 8 và hai tuần đầu tháng 9 so với cùng kỳ số ca mắc bệnh tay chân miệng vẫn thấp hơn.Mùa dịch chân tay miệng chỉ mới bắt đầu, dự kiến còn kéo dài đến hết tháng 11. Chính vì vậy, để đẩy lùi dịch bệnh, bệnh viện đã yêu cầu tất cả bác sĩ, điều dưỡng không được nghỉ phép trong thời gian này. Một đêm trực có 2 bác sĩ, 5 điều dưỡng và một hộ lý phải chăm sóc, điều trị cho hơn 230 bệnh nhi tay chân miệng, trong đó có khoảng 30 trẻ phải nằm trong phòng cấp cứu.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv2.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv2.jpg)

Dù là ngoài hành lang hay bên trong phòng bệnh đều đông nghịt bệnh nhi. (Ảnh: Zing)

Đêm tối ở bệnh viện, không khí cũng không dễ chịu hơn là mấy. Hơi nóng bốc lên kèm theo mùi thuốc, nước khử trùng pha lẫn mùi mồ hôi và cả mùi nước tiểu trẻ con khiến phòng khám không lúc nào hết ngột ngạt.

Người nhà bệnh nhân ăn ngủ vật vạ tại bệnh viện


Những ngày này, lượng bệnh nhi đổ về khoa Nhiễm – Thần kinh, tăng lên gấp 5 lần so với tháng trước. Căn phòng chật chội trên khoa không thể nào gánh nổi 230 bệnh nhi trong đợt cao điểm. Bệnh viện đã nhanh trí cải tạo nhà ăn thành một phòng bệnh, kê thêm 50 giường giảm tải cũng như cách ly bệnh sởi và tay chân miệng.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv1.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/10/anh-bv1.jpg)

Bệnh nhân tăng lên 5 lần. (Ảnh: Zing)Tại phòng cấp cứu, phụ huynh kiệt sức phải tựa vào thành giường ngủ thiếp đi. Còn ở phòng bệnh bất đắc dĩ cải tạo từ nhà ăn, người chăm bệnh nhi tranh thủ lúc bé ngủ trải thêm chiếu dưới gầm giường ngả lưng xả hơi.Nhiều người không chịu nổi căn phòng chật chội, nóng nực đã đưa con ra hành lang, cầu thang trải manh chiếu mỏng ngủ tạm dưới nền gạch lạnh lẽo. Mọi chỗ trống đều được tận dụng để làm chỗ nghỉ cho bệnh nhi và thân nhân.Hành lang, lối ra vào thang máy… tất cả chỗ trống đều được phụ huynh tận dụng để trải chiếu cho bệnh nhi nằm.Tình trạng bệnh nhi tay chân miệng tăng cũng diễn ra tại BV Nhi đồng TP, khi nơi đây dự tính mở rộng thêm 40 giường phục vụ công tác điều trị tay chân miệng.Sắp tới, 3 BV Nhi tuyến cuối tại TP. HCM sẽ phối hợp để mời chuyên gia người Đài Loan qua huấn luyện, báo cáo kinh nghiệm của Đài Loan trong xử lý tay chân miệng do Entorovirus 71 gây ra đại dịch cách đây 20 năm.



Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, 9 tháng đầu năm thành phố ghi nhận 3.568 trường hợp tay chân miệng, 111 ca mắc sởi.Dịch bệnh năm nay đáng lo ngại khi cho thấy sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71, nguyên nhân gây ra dịch tay chân miệng lớn trong năm 2011.Hiện tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng.





Thanh Thanh (Tổng hợp)