sophienguyen
10-29-2018, 11:54 PM
Gần 600 chất và tiền chất ma túy hoành hành tại Việt Nam
Trong 3 năm, danh sách các chất và tiền chất ma túy tại Việt Nam đã tăng từ 292 đến 559 loại, với nhiều loại mới xuất hiện. Sức Khỏe
Chia sẻ tại hội thảo Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện chiều 29/10, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và ma túy, mại dâm, cho biết năm 20017 thế giới có 255 triệu người sử dụng ma túy tuổi 15-64. Năm 2010, con số này là 226 triệu người. Đến 50% người sử dụng ma túy tổng hợp sống tại Đông Nam Á. Năm 2016, có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực này.
http://a9.vietbao.vn/images/vn899/380/2018/10/20181030-gan-600-loai-ma-tuy-hoanh-hanh-o-viet-nam-1.jpg
Nhiều loại ma túy độc hại khủng khiếp mới xuất hiện đầu độc giới trẻ. Ảnh: TL
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2017 có gần 223.000 người nghiện ma túy được quản lý, tăng gần 12.000 người so với năm 2016. Đặc biệt, các chất ma túy mới xuất hiện ngày càng đa dạng, nhiều loại, nhiều kiểu mẫu.
Đại diện Bộ Công an cho biết đáng lo ngại hiện nay là tội phạm pha trộn các loại ma túy như chế cần sa thành bánh kẹo, trộn với các loại thuốc tân dược, chất tạo màu, mùi để sản xuất ra viên nén ma túy tổng hợp... Mục đích nhằm tăng tác dụng kích thích, hưng phấn, gây nghiện, che giấu hành vi phạm tội, đạt được lợi nhuận cao nhất.
https://vcdn-suckhoe.vnecdn.net/2018/10/29/1-3815-1540810900.jpg
Tem giấy (bùa lưỡi) là một loại ma tuý trá hình.
Truyền thông gây phản ứng ngược Một cuộc khảo sát tiến hành trên thế giới, trung bình một người 8-18 tuổi dành đến 6,5 giờ/ngày (tức 44,5 giờ/tuần) để tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy giới trẻ là đối tượng chịu tác động rất mạnh mẽ từ cách thức và nội dung truyền thông liên quan đến các chất gây nghiện, trong đó có ma túy.
“Thực tế hiện nay có nhiều loại hình truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang trực tiếp và gián tiếp gây những tác động xấu đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là giới trẻ trong việc nhận thức tác hại của các chất gây nghiện.
Những hình ảnh này khiến hành vi sử dụng chất kích thích dần trở nên bình thường, điều này gây những tác động xấu đến tâm lý cũng như nhận thức của giới trẻ. Một số phương pháp truyền thông đang triển khai chưa đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược, một phần quảng cáo cho việc sử dụng ma túy.
Các phương tiện thông tin đại chúng thay vì đưa ra cảnh báo làm mọi người tránh xa ma túy thì ngược lại kích thích trí tò mò, chẳng hạn một số trang báo có những bài viết như “Ma túy đá và những “khát khao” dục vọng”, hay “Sau “đập đá”, sex với 5-6 người chưa thỏa mãn...” - ông Đông dẫn chứng. Đồng quan điểm với ông Đông, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Ủy viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, cho hay thay vì viết tác hại, nguy hiểm của ma túy, có những bài báo miêu tả cảm giác thăng hoa khi sử dụng ma túy dẫn tới phản ứng ngược, kích thích trí tò mò tìm và sử dụng ma túy.
“Khi những phương thức cũ đã không còn phù hợp vì sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện nay bắt buộc chúng ta phải thay đổi” - ông Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Bảo, tội phạm và tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy không còn nữa. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư kinh phí từ trung ương cho công tác truyền thông phòng, chống ma túy sẽ ngày càng hạn chế. Từ đó xác định công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh chống ma túy, chúng ta không nên xem nhẹ mà cần tìm ra những giải pháp mới cho công tác này.
“Chúng ta nên thay đổi, một là thông tin tuyên truyền có đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và đa dạng về hình thức, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền nhằm giảm sự chuyển biến mạnh mẽ. Thêm vào đó đẩy mạnh xã hội hóa tuyên truyền phòng ngừa chất gây nghiện. Tạo công ăn việc làm cho người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Quan trọng nhất vẫn là ứng dụng công nghệ thông tin để nhanh chóng phát hiện các đối tượng lôi kéo người nghiện vào những đường dây gây nghiện gây ra tiêu cực” - ông Bảo nhấn mạnh.
Số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 15-64 tăng từ 226 triệu người năm 2010 lên 255 triệu người năm 2017 (5% số người trong độ tuổi này trên toàn cầu). Số người sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông Nam Á chiếm 1/2 số người sử dụng loại ma túy này trên thế giới; năm 2016 có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và khoảng 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực này (chỉ 50% bị phát hiện, thu giữ).
VietBao.vn
Trong 3 năm, danh sách các chất và tiền chất ma túy tại Việt Nam đã tăng từ 292 đến 559 loại, với nhiều loại mới xuất hiện. Sức Khỏe
Chia sẻ tại hội thảo Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện chiều 29/10, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và ma túy, mại dâm, cho biết năm 20017 thế giới có 255 triệu người sử dụng ma túy tuổi 15-64. Năm 2010, con số này là 226 triệu người. Đến 50% người sử dụng ma túy tổng hợp sống tại Đông Nam Á. Năm 2016, có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực này.
http://a9.vietbao.vn/images/vn899/380/2018/10/20181030-gan-600-loai-ma-tuy-hoanh-hanh-o-viet-nam-1.jpg
Nhiều loại ma túy độc hại khủng khiếp mới xuất hiện đầu độc giới trẻ. Ảnh: TL
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2017 có gần 223.000 người nghiện ma túy được quản lý, tăng gần 12.000 người so với năm 2016. Đặc biệt, các chất ma túy mới xuất hiện ngày càng đa dạng, nhiều loại, nhiều kiểu mẫu.
Đại diện Bộ Công an cho biết đáng lo ngại hiện nay là tội phạm pha trộn các loại ma túy như chế cần sa thành bánh kẹo, trộn với các loại thuốc tân dược, chất tạo màu, mùi để sản xuất ra viên nén ma túy tổng hợp... Mục đích nhằm tăng tác dụng kích thích, hưng phấn, gây nghiện, che giấu hành vi phạm tội, đạt được lợi nhuận cao nhất.
https://vcdn-suckhoe.vnecdn.net/2018/10/29/1-3815-1540810900.jpg
Tem giấy (bùa lưỡi) là một loại ma tuý trá hình.
Truyền thông gây phản ứng ngược Một cuộc khảo sát tiến hành trên thế giới, trung bình một người 8-18 tuổi dành đến 6,5 giờ/ngày (tức 44,5 giờ/tuần) để tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy giới trẻ là đối tượng chịu tác động rất mạnh mẽ từ cách thức và nội dung truyền thông liên quan đến các chất gây nghiện, trong đó có ma túy.
“Thực tế hiện nay có nhiều loại hình truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang trực tiếp và gián tiếp gây những tác động xấu đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là giới trẻ trong việc nhận thức tác hại của các chất gây nghiện.
Những hình ảnh này khiến hành vi sử dụng chất kích thích dần trở nên bình thường, điều này gây những tác động xấu đến tâm lý cũng như nhận thức của giới trẻ. Một số phương pháp truyền thông đang triển khai chưa đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược, một phần quảng cáo cho việc sử dụng ma túy.
Các phương tiện thông tin đại chúng thay vì đưa ra cảnh báo làm mọi người tránh xa ma túy thì ngược lại kích thích trí tò mò, chẳng hạn một số trang báo có những bài viết như “Ma túy đá và những “khát khao” dục vọng”, hay “Sau “đập đá”, sex với 5-6 người chưa thỏa mãn...” - ông Đông dẫn chứng. Đồng quan điểm với ông Đông, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Ủy viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, cho hay thay vì viết tác hại, nguy hiểm của ma túy, có những bài báo miêu tả cảm giác thăng hoa khi sử dụng ma túy dẫn tới phản ứng ngược, kích thích trí tò mò tìm và sử dụng ma túy.
“Khi những phương thức cũ đã không còn phù hợp vì sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện nay bắt buộc chúng ta phải thay đổi” - ông Bảo nhấn mạnh.
Theo ông Bảo, tội phạm và tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy không còn nữa. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư kinh phí từ trung ương cho công tác truyền thông phòng, chống ma túy sẽ ngày càng hạn chế. Từ đó xác định công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh chống ma túy, chúng ta không nên xem nhẹ mà cần tìm ra những giải pháp mới cho công tác này.
“Chúng ta nên thay đổi, một là thông tin tuyên truyền có đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và đa dạng về hình thức, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền nhằm giảm sự chuyển biến mạnh mẽ. Thêm vào đó đẩy mạnh xã hội hóa tuyên truyền phòng ngừa chất gây nghiện. Tạo công ăn việc làm cho người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Quan trọng nhất vẫn là ứng dụng công nghệ thông tin để nhanh chóng phát hiện các đối tượng lôi kéo người nghiện vào những đường dây gây nghiện gây ra tiêu cực” - ông Bảo nhấn mạnh.
Số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 15-64 tăng từ 226 triệu người năm 2010 lên 255 triệu người năm 2017 (5% số người trong độ tuổi này trên toàn cầu). Số người sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông Nam Á chiếm 1/2 số người sử dụng loại ma túy này trên thế giới; năm 2016 có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và khoảng 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực này (chỉ 50% bị phát hiện, thu giữ).
VietBao.vn