PDA

View Full Version : Trung Quốc viện lý do phủ nhận cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương



duyanh
03-06-2019, 02:05 PM
Trung Quốc viện lý do phủ nhận cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/03/20190304140100146606_gaitubao_com_700x366.jpg

Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ báo cáo kết luận "Đánh giá định kỳ toàn cầu (UPR)" lần thứ ba về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. (Ảnh: CaUNHRC)

Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) hiện đang trong cuộc họp thường niên lần thứ 40 tại Geneva, Thụy Sĩ, chương trình nghị sự của phiên họp lần này ngoài các vấn đề như chống tra tấn cực hình, chống khủng bố và bảo vệ nhân quyền ra, đây cũng là phiên báo cáo kết luận về “Đánh giá định kỳ toàn cầu” (Universal Periodic Review, UPR) lần thứ ba về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc vào tháng 11/2018.

Tuy nhiên, để tránh áp lực quốc tế trong UNHRC, phía Trung Quốc đã chủ động mời một số nhà ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc đến thăm viếng Tân Cương trước cuộc họp thường niên và giải thích chính sách ở Tân Cương là “một cách làm chống khủng bố theo kiểu mới”, cố gắng làm lu mờ các vi phạm nhân quyền của mình.

BL Daily tổng hợp đưa tin, mặc dù các trại cải tạo lao động ở Trung Quốc tại Tân Cương nhận được sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhưng năm ngoái, báo cáo nhân quyền của UPR về Trung Quốc cuối cùng đã được Hội nghị thông qua, khiến nhiều quốc gia bất mãn vì tình trạng nhân quyền đáng báo động của Trung Quốc.

Ngoài ra, Electronic Frontier Foundation, Đoàn thể Sáng kiến Quyền Kỹ thuật số có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Trung Quốc đã coi Tân Cương là một bình địa thử nghiệm dành cho cho các cảnh sát quốc gia, ước tính có khoảng 1 triệu dân tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/03/gettyimages-72960035-600x400-549x366.jpg

(PHIM) Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cầu nguyện tại Nhà thờ Hồi giáo Jame nơi có hơn 10.000 người tham dự buổi cầu nguyện chiều thứ Sáu trong tháng Ramadan, ngày 13/10/2006 tại Hotan, thuộc khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP PHOTO / Frederic J. BROWN / Getty Images)

Công ty TNHH Công nghệ SenseNets, một công ty nhận diện khuôn mặt ở Thâm Quyến đã bị rò rỉ dữ liệu theo dõi giám sát người Duy Ngô Nhĩ ra bên ngoài, theo đó, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hoạt động giám sát kỹ thuật số người dân, bao gồm theo dõi hành tung khoảng 2,6 triệu người ở Tân Cương, trong cơ sở dữ liệu của SenseNets hiển thị các thông tin như tên, số chứng minh nhân dân, ngày sinh, địa chỉ, kèm những vị trí di chuyển trong vòng 24 giờ, v.v.

Hệ thống theo dõi và giám sát rộng lớn của Trung Quốc sẽ tổng hợp dữ liệu thành thang điểm để đánh giá người dân Duy Ngô Nhĩ, và được xếp thành 3 loại: “an toàn”, “bình thường” hoặc “không an toàn”. Dựa trên các đánh giá này một số người có thể vì thế mà bị bắt vào các trại cải tạo.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã liên tục phủ nhận các cáo buộc và chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã can thiệp vào nội chính của Trung Quốc, các nước phương Tây hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ và các Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) gây áp lực lên Trung Quốc, một trong những đại biểu đến từ châu Á cho biết: “Độ áp lực phụ thuộc vào OIC, nếu OIC không dẫn đầu, các nước khác càng khó có lập trường lên tiếng với Trung Quốc”.

Ngoài ra, cũng có 39 tổ chức nhân quyền phi chính phủ như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), Tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International) và Tổ chức Phục vụ Nhân quyền Quốc tế (International Service for Human Rights), cũng đang tích cực kết nối, kêu gọi UNHRC thành lập một nhóm điều tra quốc tế để tiến hành điều tra thực tế về tình trạng nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm hành vi chính quyền Bắc Kinh giám sát, kiểm soát áp lực cao và tẩy não bất hợp pháp người dân Tân Cương.


Mỹ Khúc ( DKN)
6-3-2019