PDA

View Full Version : 1.000 người Philippines tuần hành phản đối Trung Quốc ‘xâm lược’



duyanh
04-10-2019, 01:19 PM
1.000 người Philippines tuần hành phản đối Trung Quốc ‘xâm lược’




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/nguoi-philippine-bieu-tinh-699x366.jpg

Những người biểu tình mang theo cờ quốc gia và áp phích tại Manila/ (Ảnh: AFP)

Những người biểu tình đã tới đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào hôm qua để phản đối sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Philippines và khi gia tăng căng thẳng về sự hiện diện của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, theo Straits Times.

Người dân Philippines tuần hành đã hô vang “China out” (Tạm dịch: Trung Quốc ra khỏi [Philippines]), và họ vẫy một tấm biểu ngữ có nội dung: “Defend our sovereign rights” (Tạm dịch: Bảo vệ chủ quyền của chúng ta), đề cập tới các yêu sách của Bắc Kinh nhằm mở rộng chủ quyền đối với tuyến đường thủy giàu tài nguyên.

“Chính phủ Tổng thống (Rodrigo) Duterte không phản ứng. Những gì Trung Quốc đang làm gần như là một cuộc xâm lược”, Alex Legaspi – giáo viên 53 tuổi, và là một người biểu tình – cho biết.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/china-out-afp.jpg

Những người biểu tình tuần hành trước văn phòng lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila. (Ảnh: Agence France-Presse)

Đã có nhóm nhỏ cảnh sát đã theo dõi những người biểu tình có số lượng lên tới khoảng 1.000 người, theo các nhà báo tại hiện trường.

Căng thẳng đã bùng phát kể từ khi hơn 200 tàu cá Trung Quốc gần đây xuất hiện gần đảo Thị Tứ (Pag-asa) do Manila kiểm soát. Philippines gọi sự hiện diện của những chiếc tàu cá là “bất hợp pháp” và ông Duterte đe dọa Trung Quốc rằng sẽ có thể hành động quân sự nếu Trung Quốc “chạm” vào hòn đảo.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/manial-protesters.jpg

Những người biểu tình mang theo cờ quốc gia và áp phích tại Manila/ (Ảnh: AFP)

“Sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần và xung quanh Pag-asa và các mốc hàng hải khác trong nhóm đảo Kalayaan là bất hợp pháp”, Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm tuần trước, đề cập tới đảo Thị Tứ.

Một ngày sau, ông Duterte nói Trung Quốc hãy “buông tay” đối với hòn đảo mà Mania kiểm soát tại Biển Đông, và nói rằng ông sẽ triển khai binh lính của Philippine tại đó nếu Bắc Kinh “chạm vào” nó.

Ông Duterte nói rằng, ông không đưa ra một cảnh báo, mà là một lời khuyên cho “một người bạn”.

“Tôi sẽ không nài nỉ hay cầu xin, mà tôi chỉ nói với bạn hãy từ bỏ Pag-asa bởi vì tôi có binh lính ở đó. Nếu bạn chạm vào nó, đó lại là một câu chuyện khác. Tôi sẽ nói với những người lính rằng ‘chuẩn bị cho một nhiệm vụ cảm tử'”, ông nói trong một tuyên bố.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/nguoi-philippine-bieu-tinh-manila.jpg

Trước đó, ông Duterte đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không gây chiến với Trung Quốc bởi vì như vậy có thể sẽ là ‘tự sát’. Ông nói rằng ông không có ý định tham gia vào một cuộc xung đột với cường quốc đang trỗi dậy mà ông đã “lấy lòng” vì thương mại và đầu tư.

Những người biểu tình tuần hành sau đó đã rời đi trong hòa bình. Họ cũng đã lên tiếng về việc họ không hài lòng với các điều khoản cho vay của Trung Quốc cho một cơ sở hạ tầng ở Philippines, bao gồm cả một dự án đập lớn. Trung Quốc đã sẵn sàng cho Philippines vay khoảng 210 triệu USD để xây dựng đập Kaliwa, một dự án đã bị trì hoãn trong nhiều năm của Philippines.

“Chúng tôi không thể cho phép Trung Quốc kiểm soát người dân Philippines và Philippines” – bà Wilma Quierrez tổng thư ký của nhóm quyền Dumagat cho biết – “Thỏa thuận cho vay được ký bởi Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Duterte sẽ khiến chúng tôi rơi vào cái bẫy nợ”.

Ông Duterte đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của chính nước ông vì quá “háo hức” muốn phát triển mối quan hệ với Bắc Kinh, và đã từ bỏ quá nhiều đòn bẩy trong vấn đề Biển Đông, theo Straits Times.

Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một tuyến đường lưu thông hàng hóa vượt biển hơn 3,4 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm.


DKN
10-4-2019