PDA

View Full Version : Hàng ngàn người Hồng Kông biều tình phản đối luật dẫn độ của Trung Quốc



duyanh
04-29-2019, 01:22 PM
Hàng ngàn người Hồng Kông biều tình phản đối luật dẫn độ của Trung Quốc




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/pjimage5.jpg

Hàng ngàn người biểu tình ở Hồng Kông mang theo những chiếc ô màu vàng, làm sống lại biểu tượng của những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2014 . (Ảnh: Getty Image)

Hàng ngàn người đã biểu tình ở Hồng Kông phản đối đề xuất thay đổi luật cho phép nghi phạm bị di lý đến Trung Quốc đại lục để xét xử, theo CNN hôm 28/4.

Các quan chức Hồng Kông ‘biện bạch’ rằng họ cần sửa đổi luật trước tháng 7 để có thể dẫn độ một nghi phạm giết người sang Đài Loan.

Những người biểu tình, trong đó có một số người mang ô dù, lo sợ Bắc Kinh đang cố gắng hành xử thêm quyền lực đối với Hồng Kông.

Cảnh sát ước tính có khoảng 22.000 người tham gia, trong khi các nhà tổ chức cho biết con số này là gần 130.000 người.

Dù theo cách nào, những ước tính này chứng tỏ đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ các cuộc tập hợp ủng hộ dân chủ năm 2014, được gọi là ‘Phong trào Ô dù’ ở Hồng Kông.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/04/hong-kong-02.jpg

Người biểu tình cáo buộc Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã ‘phản bội’ Hồng Kông . (Ảnh: Getty Image)

Hãng tin Reuters đưa tin rằng mọi người đang hô vang “Carrie Lam, hãy từ chức”. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) là Đặc khu trưởng Hồng Kông, một người ủng hộ Bắc Kinh.

Hồng Kông có một hệ thống pháp lý riêng biệt đối với Trung Quốc đại lục, nhờ chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.

Từng là thuộc địa cũ của Vương Quốc Anh, Hồng Kông đã được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, với điều kiện Bắc Kinh đảm bảo cho Hồng Kông giữ được “mức độ tự trị cao, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng” trong 50 năm.

Nhưng đầu năm nay, chính phủ của bà Lâm tuyên bố sẽ sửa luật dẫn độ của thành phố, để nghi phạm có thể bị dẫn độ sang Đài Loan, Ma Cao hoặc Trung Quốc, trong từng trường hợp cụ thể.

Các quan chức nói rằng không ai có nguy cơ bị kết án tử hình, bị tra tấn hoặc phải đối mặt với một cáo buộc chính trị, sẽ bị di lý đến Trung Quốc đại lục.

Nhưng, những người phản đối không cảm thấy thuyết phục, trong đó một số người cáo buộc bà Lâm đã “phản bội” Hồng Kông. Họ cũng chỉ ra hồ sơ nhân quyền tồi tệ và hệ thống pháp luật tối tăm của Bắc Kinh.

Ông Chris Patten, nguyên thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, cũng nói với đài truyền hình RTHK do chính phủ tài trợ rằng đề xuất này là “một cuộc tấn công vào các giá trị, sự ổn định và an ninh của Hồng Kông”.



DKN
29-4-2019