PDA

View Full Version : Trung Quốc tăng cường tác động Australia thông qua ‘đội quân thứ năm’



duyanh
05-22-2019, 01:00 PM
Trung Quốc tăng cường tác động Australia thông qua ‘đội quân thứ năm’



https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/05/gettyimages-459102930-700x366.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quốc hội Australia năm 2014 (Ảnh: Getty)

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney đã triệu tập một cuộc họp gồm khoảng 100 người Úc gốc Hoa để ‘phổ biến’ biện pháp tạo môi trường ‘thuận lợi’ cho chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới đất nước chuột túi, tờ New York Times (NYT), trong bản tin ngày thứ Hai (20/5), cho hay.

Theo tờ báo Mỹ, trong cuộc họp, những người tham gia được ‘quán triệt’ rằng cần tìm cách điều hướng dư luận nước sở tại về chuyến công du Australia của ông Lý, báo cáo lãnh sự quán về những người chỉ trích Bắc Kinh, tổ chức các cuộc mít tinh ủng hộ Trung Nam Hải, và sử dụng các biểu ngữ lớn để che lấp những hình ảnh chống lại Trung Quốc.

“Chúng ta không phải quân đội, nhưng nhiệm vụ này ở mức độ nào đó giống với nhiệm vụ của những người lính. Đây là một cuộc chiến. Có rất nhiều trận chiến”, Gu Xiaojie, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp với ‘đội quân thứ năm’ gốc Hoa ủng hộ Bắc Kinh, NYT cho biết, sau khi kiểm chứng phát biểu này của ông Gu từ một người tham gia cuộc họp.

NYT cho biết, hồi tháng 3/2017 Bắc Kinh cũng đã tổ chức một cuộc họp kín với tính chất tương tự cuộc họp lần này, đó là những bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc trực tiếp, nhưng với cách thức bí mật, nhúng tay vào các hoạt động chính trị ở Úc nhằm gây ảnh hưởng lên các chính sách của quốc gia này.

Đây là một chiến dịch được Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng không giống với bất cứ thách thức nào khác mà Úc từng đối mặt. Trung Quốc đã lợi dụng sự cởi mở của một quốc gia dân chủ để gia tăng dân số của cộng đồng người gốc Hoa ở Úc khiến quốc gia này bối rối không biết nên phản ứng thế nào, NYT đánh giá.

Hiện nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang phải đối mặt với “vấn đề Trung Quốc”, một quốc gia tham vọng nằm dưới quyền lãnh đạo của một lực lượng muốn thâu tóm và chi phối cả trong và ngoài nước.

Ở châu Á, Trung Quốc đã bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho các ứng viên sẽ mang lại lợi ích cho họ ở Malaysia và Sri Lanka. Tại Hoa Kỳ, Bắc Kinh thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng thông qua việc đầu tư vào các trường đại học, như mở các Viện Khổng Tử với mục tiêu truyền bá hệ tư tưởng của nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời sử dụng các viện này như những “siêu camera” kiểm soát “diễn biến tâm lý” của người gốc Hoa tại Mỹ, bên cạnh đó là can thiệp vào hoạt động học thuật để các hội thảo, seminar, sách hay ấn phẩm khoa học không có nội dung gây bất lợi cho quyền lãnh đạo của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng làm điều tương tự như vậy đối với các nước ở châu Âu, NYT bình luận.

Theo NYT, Bắc Kinh từng tìm cách truyền bá ‘tinh thần’ của các cuộc cách mạng Marxist trên toàn thế giới, nhưng chưa thành công, hiện nay họ tìm được cách làm tinh vi hơn: cố gắng giành được sự ủng hộ cho một chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại và thương mại để tăng cường vị thế địa chính trị của Trung Quốc trên thế phạm vi thế giới, đồng thời duy trì quyền thống trị độc tôn của Bắc Kinh trong nước.

DKN
22-5-2019