PDA

View Full Version : Hong Kong: Biểu tình gia tăng, thảo luận luật dẫn độ bị hoãn



duyanh
06-12-2019, 11:46 AM
Hong Kong: Biểu tình gia tăng, thảo luận luật dẫn độ bị hoãn





https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/12BBE/production/_107343767_gettyimages-1148671043.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/12BBE/production/_107343767_gettyimages-1148671043.jpg)

Biểu tình gia tăng khi dự luật dẫn độ được bàn thảo

Hàng ngàn người biểu tình ở Hong Kong xuống đường sáng 12/6 khi sự giận dữ dâng cao đối với kế hoạch cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.

Tin mới nhất chiều ngày 12/06 cho hay một nhóm biểu tình đang tìm cách tràn vào tòa nhà Viện Lập pháp qua cửa phụ, lối dành cho xe hơi và cảnh sát dùng hơi cay đẩy họ ra, theo phóng viên BBC News, Martin Yip có mặt ở hiện trường.


Liên tục biểu tình

Từ sáng sớm thứ Tư 12/6, người biểu tình, một số đeo mặt nạ và đội mũ bảo hiểm, chặn các con đường chính quanh các tòa nhà chính phủ.
Cảnh sát chống bạo loạn xịt hơi cay vào đoàn người biểu tình để giải tán họ và nói rằng đã chuẩn bị sử dụng vũ lực.

Hội đồng Lập pháp Hong Hong đã hoãn thảo luận lần hai luật dẫn độ.


https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/2F66/production/_107343121_gettyimages-1149411814.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/2F66/production/_107343121_gettyimages-1149411814.jpg)

Xung đột nổ ra bên ngoài Viện Lập pháp Hong Kong

Hội đồng Lập pháp thân Bắc Kinh tuyên bố hôm 12/6 rằng cuộc thảo luận được lên kế hoạch vào 11:00 giờ địa phương (03:00 GMT), sẽ được "diễn ra sau" và thêm rằng các thành viên sẽ được thông báo sau về thời gian cụ thể.


https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/179DE/production/_107343769__107342827_mediaitem107342826.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/179DE/production/_107343769__107342827_mediaitem107342826.jpg)

Nhiều người biểu tình đeo mặt nạ để chống hơi cay từ cảnh sát

Hội đồng Lập pháp được thiết lập để thảo luận về dự luật trong vài giờ.

Bất chấp sự phản đối, chính phủ Hong Kong tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy luật dẫn độ. Một cuộc bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/6, nơi Hội đồng Lập pháp ủng hộ Bắc Kinh dự kiến sẽ thông qua dự luật.


https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p07ctj14.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p07ctj14.jpg)

Biểu tình phản đối luật dẫn độ ở Hong Kong[h=2]Chuyện gì đang xảy ra?


https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/1E36/production/_107343770__107328609_gettyimages-1148687474.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/1E36/production/_107343770__107328609_gettyimages-1148687474.jpg)


Người biểu tình ở Hong Kong sáng 12/6 trước cửa trụ sở Hội đồng Lập pháp

Cảnh tượng giống như phong trào dân chủ Dù Vàng năm 2014, hàng ngàn người biểu tình, chủ yếu là giới trẻ và sinh viên, xuống đường và cố gắng chặn lối vào các tòa nhà chính phủ nơi dự kiễn diễn ra cuộc thảo luận.[/COLOR]

"Hành vi này đã vượt ra ngoài phạm vi tụ tập hòa bình", Lực lượng cảnh sát Hong Kong cho biết trong một tweet vào thứ Tư.

"Chúng tôi kêu gọi [người biểu tình] rời đi càng sớm càng tốt ... nếu không chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực thích hợp."

Những chỉ trích về dự luật sửa đổi luật dẫn độ trích dẫn các cáo buộc về tra tấn, giam giữ tùy tiện và thú tội cưỡng bức trong hệ thống tư pháp Trung Quốc.


https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/10C2E/production/_107345686_p04qrz09.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/10C2E/production/_107345686_p04qrz09.jpg)

Bà Anson Chan, cựu bí thư hội đồng điều hành Hong Kong thời ông Đổng Kiến Hoa lo ngại luật dẫn độ sẽ bị Trung Quốc 'lạm dụng'

Chính phủ đã hứa ràng buộc về mặt pháp lý các biện pháp bảo vệ nhân quyền và các biện pháp khác mà họ nói sẽ làm giảm bớt những lo ngại.
Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay tại Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được người Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Bà Anson Chan (Trần Phương An Sinh), cựu bí thư hội đồng điều hành Hong Kong thời ông Đổng Kiến Hoa cũng vừa lên tiếng về luật dẫn độ.

Bà cho rằng các đảm bảo của Chủ tịch Hong Kong hiện nay, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) là không đủ để cho luật dẫn độ không bị lạm dụng bởi Trung Quốc.

Cảnh sát cho biết đang điều tra các lời đe dọa giết lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam và các thành viên của bộ tư pháp.

Những ai liên quan?


https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/1E36/production/_107343770__107328609_gettyimages-1148687474.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/1E36/production/_107343770__107328609_gettyimages-1148687474.jpg)

Người biểu tình ở Hong Kong sáng 12/6 trước cửa trụ sở Hội đồng Lập pháp

Một loạt các nhóm đã lên tiếng chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc trong những ngày gần đây bao gồm các trường học, luật sư và doanh nghiệp, với hàng trăm kiến nghị được đưa ra.

Hàng trăm doanh nghiệp bao gồm một tạp chí cho biết họ sẽ đóng cửa để cho phép nhân viên của họ biểu tình và gần 4.000 giáo viên cho biết họ sẽ đình công.

Một số ngân hàng, bao gồm HSBC, đã sắp xếp công việc linh hoạt cho thứ Tư 12/7.

Các tổ chức vận động hành lang lớn cho biết họ sợ các kế hoạch này sẽ làm hỏng khả năng cạnh tranh của Hong Kong như là một trung tâm kinh tế.

Vào Chủ Nhật, các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã xuống đường với các khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ bỏ các sửa đổi Luật Dẫn độ, mặc dù cảnh sát đưa con số thấp hơn nhiều, khoảng 240.000 người.

Sau cuộc biểu tình chủ yếu trong ôn hòa, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà LegCo, một số người bị thương và bị bắt giữ.

Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, đã cảnh báo các cuộc biểu tình và đình công hàng loạt đi xa hơn, nói: "Tôi kêu gọi các trường học, phụ huynh, tổ chức, tập đoàn, đoàn thể xem xét nghiêm túc nếu họ ủng hộ những hành động cực đoan này".


các đảm bảo của bà Carrie Lam là không đủ để cho luật dẫn độ không bị lạm dụng bởi Trung QuốcBà Anson Chan

Một cuộc chiến quá quen thuộc

Phân tích của Martin Yip, BBC News Tiếng Trung tại Hong Kong

Tiếng hô của đoàn người biểu tình ở Hong Kong gợi lại những ký ức về Phong trào Dù Vàng năm 2014. Những hình ảnh vô cùng quen thuộc.

Có những người trẻ đeo khẩu trang y tế dùng hàng rào sắt được cảnh sát dựng lên để làm rào chắn cho mình. Vòng xoay bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp tràn ngập người biểu tình.

Ai đó ném một chai nước vào các cảnh sát chống bạo loạn đang bảo vệ các lối vào tòa nhà quốc hội và sau đó tất cả cảnh sát vùng dậy, vung dùi cui, hét lên: "Ai ném?"

Năm năm trước vào đêm đầu tiên của cuộc biểu tình của phong trào Dân chủ Dù Vàng, một cảnh tương tự nổ ra trong hỗn loạn khi cảnh sát phun hơi cay vào đám đông.

Cho đến nay không có cuộc đụng độ thực sự nào và những người biểu tình chào đón tin hoãn cuộc thảo luận với sự hân hoan. Người phát ngôn của Hội đồng Lập hiến không đưa ra lý do, nhưng các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ nói với đám đông rằng có thể chỉ là do các đồng nghiệp thân Bắc Kinh không vào được tòa nhà quốc hội.




https://www.youtube.com/watch?v=26PhyFpTMBU

BBC
12-6-2019
[/FONT]