PDA

View Full Version : Nguy cơ hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam và Đài Loan



duyanh
06-14-2019, 12:39 PM
Nguy cơ hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam và Đài Loan


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/cho-vai-dai-loan.jpg

Chợ vải Yongle, Đài Loan. (Ảnh: Travel.taipei)

Chuyên gia cho rằng, Việt Nam là người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, vì vậy cần mau chóng kiểm soát và ngăn chặn được các phương thức thương mại bất thường và bất hợp pháp của Trung Quốc, và Đài Loan cũng nên cẩn thận.

Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang tiếp diễn ngày một căng thẳng, một số công ty đã chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đại lục sang Việt Nam để tránh mức thuế 25% do Mỹ áp đặt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngày 9/6, Hải quan Việt Nam đã công bố một số công ty thuộc lĩnh vực dệt may, hải sản, nông sản, gạch men, thép, nhôm và gỗ đã bị phát hiện là có nguồn gốc hàng hóa giả mạo, và trung chuyển hàng hóa bất hợp pháp từ Trung Quốc.

Những hàng hóa này dán nhãn “Made in Vietnam” để có giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam, sau đó được xuất bán cho Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Hải quan Việt Nam cho biết đang phát triển một chương trình mới để xác định và trừng phạt đối với loại gian lận này.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/06/detmay.jpg

(Ảnh: Vinatex)

Giáo sư Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, nói rằng: “Vì áp lực của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, các công ty hoặc doanh nhân Trung Quốc đã chọn xuất khẩu sang Việt Nam để trốn thuế. Dưới sự cám dỗ của lợi nhuận, một số doanh nhân Việt Nam đã hợp tác trực tiếp với các thương nhân Trung Quốc. Nhưng những thủ thuật nhỏ này đã nhanh chóng bị chính quyền Việt Nam phát hiện, và chính phủ Việt Nam bắt đầu có biện pháp xử lý”.

Ông Dương, chủ một công ty xuất nhập khẩu ở Hạ Môn, Phúc Kiến, thì cho biết: “Các nhà máy ở Trung Quốc hiện đang bị thu hẹp lợi nhuận và khó có thể tồn tại được dưới đòn trừng phạt của Mỹ. Để đối phó với khủng hoảng, nhiều công ty sử dụng phương thức CKD để vận chuyển hàng đến Việt Nam hoặc các nước Đông Nam Á khác, lắp ráp tại các quốc gia này và tái xuất sang Hoa Kỳ từ các quốc gia đó để tránh thuế”.

Phương thức CKD có nghĩa là một bên cung cấp toàn bộ chi tiết hàng hóa cho bên kia và bên kia lắp ráp thành thành phẩm, còn được gọi là lắp ráp trong nước với 100% chi tiết/linh kiện nhập khẩu.

Media player poster frameTrung Quốc chìm trong bế tắc dưới thời Donald Trump

Tháng trước, các chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng lo ngại, khi các sản phẩm Trung Quốc không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ tràn vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của Việt Nam đồng thời tác động đến uy tín của thương hiệu Việt Nam.

Cao Vi Bang cũng cho biết, Trung Quốc có thể sử dụng Đài Loan làm nơi trung chuyển hàng xuất khẩu.

“Một là sản phẩm Trung Quốc đi qua Đài Loan được dán nhãn lại. Hai là lợi dụng khu vực kinh tế tự do mà Đài Loan muốn thiết lập, hàng từ Trung Quốc vào không bị theo dõi và sau đó thực hiện cái gọi là tái gia công. Trên thực tế là dán nhãn lại thay đổi nguồn gốc xuất xứ rồi xuất đi. Gần đây, doanh nhân Đài Loan từ Đại Lục trở về thành lập các nhà máy ở Đài Loan, và tôi lo lắng rằng các nhà máy điện tử này sẽ có nguy cơ làm điều này. Nhưng đối với kiểu kinh doanh này Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bỏ qua”, ông Cao nói.

Tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh cũng đã bày tỏ mối lo ngại rằng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, hàng Trung Quốc gia công tại Đài Loan dễ bị coi là một sản phẩm của Trung Quốc.

Giáo sư Tạ Điền kết luận, kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn ra năm ngoái, Việt Nam và Đài Loan đã trở thành quốc gia được hưởng lợi. “Nếu họ muốn duy trì loại lợi ích này, họ phải cắt đứt thương mại bất thường và bất hợp pháp với các thương nhân Trung Quốc”.

Doanh nhân Cao Vi Bang cũng tin tưởng rằng chính phủ Việt Nam hiện đang tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc và hy vọng chính phủ Đài Loan cũng sẽ điều tra nghiêm ngặt.

Lâm Tông Văn – Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tất Thăng (biên dịch)
14-6-2019