PDA

View Full Version : Hong Kong: Biểu tình lớn chống luật dẫn độ đang diễn ra



duyanh
06-16-2019, 12:33 PM
Hong Kong: Biểu tình lớn chống luật dẫn độ đang diễn ra





https://emp.bbci.co.uk/emp/media/blankv2.mp4

Hàng vạn người biểu tình phản đối luật dẫn độ hôm 16/6


https://pbs.twimg.com/media/D9LM7WLXsAA6C5A.jpg

Hàng triệu người xuống đướng


Hàng trăm ngàn người đang tuần hành tới các tòa nhà chính phủ ở Hong Kong để biểu tình phản đối luật dẫn độ gây tranh cãi, mặc dù chính phủ đã có bước lùi.

Đặc khu trưởng Hong Kong bà Carrie Lam nói hôm thứ Bảy 15/6 chính phủ sẽ tạm dừng dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, những người lãnh đạo biểu tình vẫn tiếp tục yêu cầu dự luật này phải được xóa bỏ vĩnh viễn.

Có nhiều người kêu gọi bà Lam từ chức.

Chính phủ Hong Kong 'tạm dừng' luật dẫn độ

Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong

4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong

Cho tới đầu giờ chiều Chủ Nhật, các đám đông lớn tụ tập trên Quảng trường Victoria, mặc quần áo đen hay cầm hoa trắng.

Những người tổ chức nói họ có hy vọng hơn một triệu người sẽ xuống đường hôm nay, mặc dù chưa có ước tính chính thức nào về số lượng người tham gia.

Đoàn người không di chuyển được nhanh vì số lượng người biểu tình rất lớn, và người dân vẫn đổ về trung tâm thành phố từ các ga tàu chật kín.

Nhiều người cầm các biểu ngữ lên án Trung Quốc đã "giết chết" người dân Hong Kong, trong lúc những người khác cầm hoa trắng để tang một người biểu tình đã chết vì ngã từ giàn giáo sau khi chăng biểu ngữ chống luật dẫn độ hôm thứ Bảy.


https://pbs.twimg.com/media/D9KWZCOUEAAoFv4.jpg (https://pbs.twimg.com/media/D9KWZCOUEAAoFv4.jpg)

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/4EC9/production/_107396102_85bacdf0-7d4f-49e1-996c-5ed70bf949dd.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/4EC9/production/_107396102_85bacdf0-7d4f-49e1-996c-5ed70bf949dd.jpg)

Nhiều đường phố chật đông nghẹt trong lúc người biểu tình vẫn tiếp tục đổ về trung tâm Hong Kong

Người biểu tình cũng giơ biểu ngữ với dòng chữ "sinh viên đã không gây bạo loạn", đáp lại lời cáo buộc của cảnh sát rằng biểu tình hôm thứ Tư của sinh viên là bạo loạn - một tội có thể bị tù tới 10 năm.

Có sự hoài nghi trong đoàn người biểu tình về quyết định tạm dừng luật dẫn độ của bà Lâm.

"Carrie Lam đã phớt lờ cảm xúc của người Hong Kong" ông Ma, người biểu tình 67 tuổi nói. Ông nói bà Lam "làm như không có chuyện gì to tát" sau khi cả triệu người xuống đường tuần trước.

"Điều thứ hai, chúng tôi tuần hành cho những sinh viên bị cảnh sát đối xử tàn bạo," ông nói. "Chúng tôi cần đòi công lý cho các em".


Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Vì sao luật này gây tranh cãi?

Hong Kong là thuộc địa cũ của Anh, nhưng được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo thỏa thuận "một đất nước, hai chế độ" để đảm bảo Hong Kong có mức độ tự trị nhất đinh.

Chính phủ Hong Kong nói luật dẫn độ sẽ "bít các lỗ hổng" hiện nay và Hong Kong sẽ không trở thành nơi ẩn náu cho tội phạm, sau một vụ giết người ở Đài Loan.

Người chỉ trích luật thì nói luật này sẽ khiến dân Hong Kong có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc nơi có hệ thống pháp lý đầy khiếm khuyết và sẽ làm tổn hại đến sự độc lập về pháp quyền của Hong Kong.

https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/06/Carrie_Lam.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/06/Carrie_Lam.jpg)

Bà Carrie Lam bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" vì tranh cãi quanh dự luật dẫn độ

Nhiều người lo ngại luật này sẽ được dùng để nhắm vào các đối thủ chính trị của nhà nước Trung Quốc. Hôm chủ nhật tuần trước, một cuộc biểu tình lớn, với hơn một triệu người tham gia, được tổ chức.

Hôm thứ Tư, hàng ngàn người xuống đường chặn các con phố xung quanh các tòa nhà chính phủ để ngăn cuộc thảo luận lần thứ hai về dự luật này.

Đã xảy ra đụng độ và 22 cảnh sát và 60 người biểu tình bị thương. Giới chức nói 11 người đã bị bắt. Một số nhóm vận động cáo buộc cảnh sát đã dùng bạo lực quá tay.

Vì sao người dân tức giận với bà Carrie Lam?

Nỗi giận dữ của người dân Hong Kong đa phần nhắm vào bà Carrie Lam, trưởng đặc khu, người được Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ.

Nỗi tức giận tăng thêm sau bài phát biểu của bà hôm thứ Tư, trong đó bà dán mác cho các cuộc biểu tình là "nổi loạn có tổ chức" - điều mà hàng trăm người biểu tình hòa bình bác bỏ.

Bà Lam tránh không xuất hiện trước công chúng trong vài ngày, cho tới khi bà tuyên bố hôm thứ Bảy rằng bà đã lắng nghe lời người dân kêu gọi chính phủ "dừng lại và suy nghĩ". Nhưng bà không nói dự luật sẽ bị xóa bỏ vĩnh viễn.

Các nhà phân tích có nhiều đồn đoán về tương lai của bà Lam khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, nhưng bộ ngoại giao Trung Quốc công khai lên tiếng ủng hộ bà hôm thứ Bảy 15/6.

Về phần mình, bà Lam nói dự luật này, cũng như việc tạm hoãn nó, là hoàn toàn do bà tự thực hiện và không phải do chính quyền Bắc Kinh gợi ý hay thúc giục.


BBC
16-6-2019