PDA

View Full Version : Biển thủ cả Quỹ bảo trợ trẻ em!



duyanh
06-18-2019, 01:10 PM
Biển thủ cả Quỹ bảo trợ trẻ em!



https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/offcials-embezzeling-the-children-protection-fund-be-punished-06172019142931.html/TreEm_ThamNhung.jpg/@@images/e685554b-4244-4396-8469-fe52e8af73bf.jpeg

Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phát hiện cán bộ sai phạm nghiêm trọng công tác quản lý tài chính Quỹ bảo trợ trẻ Quảng Bình.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/offcials-embezzeling-the-children-protection-fund-be-punished-06172019142931.html/VHA061719.mp3

Tham ô tiền quỹ bảo trợ trẻ em

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam vào cuối tháng 5 hô hào phát động tháng 6 là “Tháng hành động vì trẻ em năm 2019”, kêu gọi các bộ, ban, ngành, các tổ chức và địa phương cùng chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số cũng như phòng, chống bạo lực xâm hại tình dục trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em.

Trong khi dư luận và những người quan tâm đến trẻ em tại Việt Nam trông đợi xem Chính phủ và các cơ quan, ban ngành bảo vệ trẻ em có những hành động thiết thực nào cho trẻ em, đặc biệt trong vấn đề giải quyết những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở mức báo động xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua; thật là trớ trêu, họ lại nhận được thông tin rất tiêu cực liên quan vụ việc các cán bộ quản lý Quỹ bảo trợ trẻ em ở Quảng Bình bị phát hiện biển thủ số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Truyền thông trong nước vào ngày 11 tháng 6 đồng loạt đăng tải thông tin Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện một số cán bộ bao gồm Giám đốc-ông Lê Quang Sỹ, Kế toán-bà Trần Thị Thủy và Thủ quỹ-bà Hoàng Thị Hường của Quỹ bảo trợ trẻ em bị phát hiện có nhiều sai phạm qua việc làm giả hồ sơ, chứng từ, thanh toán khống nhằm biển thủ hơn 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi thường xuyên và tiền Quỹ hỗ trợ trẻ em. Bên cạnh đó, tin cũng cho biết còn nhiều cá nhân khác cũng liên quan đến vụ việc tham ô này.


Hành vi của những người quản lý tài sản ở đây thì có thể bị khép vào tội tham ô tài sản. Theo Bộ Luật hình sự 2015, hiện có hiệu lực thi hành thì tội tham ô tài sản được xem là tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội từ lớn đến đặc biệt lớn và hình phạt cho tội này ít nhất là 2 năm tù và cao nhất là tử hình, tùy vào giá trị tài sản mà mỗi người chiếm đoạt được cũng như một số tình tiết khác
-Luật gia Nguyễn Trang Nhung

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội vào tối ngày 17 tháng 6 chia sẻ với RFA rằng bà không lấy làm ngạc nhiên trước thông tin vừa nêu:

“Thông tin này thì cũng không đáng ngạc nhiên lắm vì thực ra trước đây cũng có một vài vụ về chuyện bển thủ tiền như tiền hỗ trợ cho người nghèo, tiền hỗ trợ cho người khuyết tật ở chỗ này chỗ kia…Mặc dù không ngạc nhiên nhưng tôi cũng vẫn rất là buồn và rất là tiếc vì chuyện đấy đã xảy ra.”

Báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam (vov.vn), hồi ngày 11 tháng 6 dẫn lời của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Trường Sơn với nhấn mạnh rằng đây là vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm mặc dù các cán bộ bị Thanh tra phát hiện sai phạm đã trả lại số tiền biển thủ vào tài khoản của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, nhưng Sở đã báo cáo và đang chờ Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo để chuyển hồ sơ điều tra qua công an. Giám đốc Sở Nguyễn Trường Sơn được vov.vn trích lời rằng cán bộ nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm, dù đương chức hay về hưu như trường hợp của ông Lê Quang Sỹ, Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình đã nghỉ hưu từ đầu tháng 9 năm 2018 vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có hành vi phạm tội.

Luật gia Nguyễn Trang Nhung, một người quan tâm và tích cực kêu gọi bảo vệ trẻ em, đặc biệt trong vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục cho RFA biết các cán bộ tham ô Quỹ bảo vệ trẻ em ở Quảng Bình có thể bị khởi tố hình sự theo pháp luật hiện hành:

“Hành vi của những người quản lý tài sản ở đây thì có thể bị khép vào tội tham ô tài sản. Theo Bộ Luật hình sự 2015, hiện có hiệu lực thi hành thì tội tham ô tài sản được xem là tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội từ lớn đến đặc biệt lớn và hình phạt cho tội này ít nhất là 2 năm tù và cao nhất là tử hình, tùy vào giá trị tài sản mà mỗi người chiếm đoạt được cũng như một số tình tiết khác. Tôi lấy ví dụ như chiếm đoạt 2 triệu đồng thôi thì có thể bị phạt từ 2 đến 7 năm tù, còn chiếm đoạt từ 100 đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt từ 7 đến 15 năm tù. Đó là chưa kể các tình tiết chẳng hạn như nếu phạm tội có tổ chức thì có thể bị phạt từ 7 đến 15 năm tù.”


https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/offcials-embezzeling-the-children-protection-fund-be-punished-06172019142931.html/TreEMVN.jpg/@@images/d7545a2b-64a4-415f-baf4-0b35129c1321.jpeg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ phát động "Tháng hành động vì trẻ em năm 2019"., diễn ra vào ngày 25/05/19. Courtesy: Ảnh chụp màn hình unicef.org

Tác hại

Vào ngày 06/01/19, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức họp hội đồng bảo trợ báo cáo kết quả hoạt động từ tháng 10/2016 đến năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, với vai trò chủ trì phiên họp, phát biểu rằng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam hoàn thành vượt mức kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong hai năm 2017 và 2018. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nói rằng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam càng phát huy vai trò và nâng cao uy tín trong cộng đồng, số nhà tài trợ đến với Quỹ ngày càng tăng và trong năm 2019 cố gắng huy động 110 tỷ đồng để chăm lo cho 110 ngàn trẻ em, do đó cần tích cực vận động có thêm nhiều người ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Tuy nhiên, qua thông tin vụ việc các cán bộ quản lý tài chính Quỹ bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Bình tham ô số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng, Luật gia Nguyễn Trang Nhung nhận định sẽ gây tác hại rất lớn đối với lòng tin của công chúng:

“Với số tiền bị tham ô trong trường hợp này là hơn 1 tỷ so với hơn 100 tỷ mà người ta dự kiến vận động được thì rõ ràng là một con số đáng kể và đây chỉ là một trường hợp thôi. Và nếu có nhiều trường hợp giống như thế nữa thì số tiền tham ô trên cả nước sẽ là rất lớn. Do đó, rất nhiều trẻ em ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta biết là Quỹ bảo trợ trẻ em ra đời với chức năng nhằm bảo trợ cho trẻ em, nhất là các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và số tiền bị tham ô như vậy thì có thể làm mất đi niềm tin đối với xã hội và vô hình trung sẽ làm cho khả năng vận động của Quỹ này sẽ kém đi khi không còn nhiều người tin vào Quỹ này nữa. Vì thế, trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.”

Tại Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em năm 2019” diễn ra vào ngày 25 tháng 5, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, bà Rana Flowers, nhấn mạnh trong bài phát biểu của bà về tầm quan trọng trong việc đầu tư vào phát triển trẻ thơ toàn diện rằng “đầu tư ngày hôm nay để đảm bảo ước mơ và hoài bão trẻ em Việt Nam được chắp cánh bay cao để các em có thể đóng góp cho đất nước".


Những vụ việc như vậy thì lâu lâu cũng xảy ra và chắc chắn những người đấy sẽ phải chịu những hình phạt rất nghiêm khắc của pháp luật vì những việc làm sai phạm như vậy không thể chấp nhận được
-Tiến sĩ Khuất Thu Hồng

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một số những người quan tâm đến tương lai mầm non của đất nước đánh giá cao những chính sách được chú trọng nhiều hơn dành cho trẻ em của Chính phủ Việt Nam trong vai năm trở lại đây, thế nhưng họ cũng bày tỏ quan ngại về hiệu quả của các chính sách đó không thực sự mang lại kêt quả tốt, điển hình không chỉ qua vụ việc tham ô mới xảy ra ở Quảng Bình mà có có những vụ việc khác gây phẫn nộ trong dư luận như ba cán bộ Phòng Giáo dục huyện Chư Pưh, ở Gia Lai tham nhũng số tiền gần 6 tỷ đồng ngân sách từ năm 2013 đến năm 2017, trong đó lập chứng từ khống chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng tiền ăn của học sinh mẫu giáo bán trú hay như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, tại một phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, đã phát biểu rằng “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì” khi chính bà là người tận tai nghe được những báo cáo sai phạm như trường hợp tiền dành cho chăm sóc y tế của trẻ em dân tộc thiểu số bị biển thủ hàng tỷ đồng…

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng khẳng định với RFA rằng bà vẫn còn niềm tin các vụ việc như thế sẽ được pháp luật nghiêm trị:

“Những vụ việc như vậy thì lâu lâu cũng xảy ra và chắc chắn những người đấy sẽ phải chịu những hình phạt rất nghiêm khắc của pháp luật vì những việc làm sai phạm như vậy không thể chấp nhận được.”

Trong khi đó, Đài RFA cũng ghi nhận ý kiến của một số độc giả chia sẻ trên trang fanpage của các báo chính thống trong nước cho rằng vụ việc mới nhất liên quan cán bộ tham ô Quỹ bảo trợ trẻ em ở Quảng Bình cần phải nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là thủ trưởng của các bộ, ngành, cùng lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Đảng khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị, cơ quan do họ quản lý.



RFA
18-6-2019