PDA

View Full Version : Ngũ tạng khoẻ hay yếu đều do cảm xúc của bạn quyết định



sophienguyen
06-22-2019, 01:45 AM
Ngũ tạng khoẻ hay yếu đều do cảm xúc của bạn quyết định

https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2019/06/dd-590x308.jpg



Theo Đông y, tức giận làm tổn thương gan, sắc dục làm tổn thương thận… Vì vậy, cảm xúc của con người cần phải ổn định, mừng vui quá hay đau buồn quá cũng đều không tốt cho sức khỏe thân thể, làm hại trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng.


https://lh3.googleusercontent.com/QeVDndYrFZmyZWp-u2S-wr66d71gXtOMx6MK-1bifFQkYn3g8WYw1pVJsBwx_1zNuQ2JkfY__vmDVDUMEDB96gy Bok5SCZ3cULTsY5IZJ6znhcialFXV1Upq0-1KHaAbLD9tr9e6 (https://lh3.googleusercontent.com/QeVDndYrFZmyZWp-u2S-wr66d71gXtOMx6MK-1bifFQkYn3g8WYw1pVJsBwx_1zNuQ2JkfY__vmDVDUMEDB96gy Bok5SCZ3cULTsY5IZJ6znhcialFXV1Upq0-1KHaAbLD9tr9e6)

Khi bạn tức giận thì cảm xúc này được lưu trữ ở gan. (Ảnh qua baomoi.com)

Theo Đông y: Gan và túi mật có liên quan đến sự tức giận, tim có liên quan đến vui sướng quá mức, lá lách và dạ dày có liên quan đến lo lắng, phổi và ruột già có liên quan đến đau buồn, thận và bàng quang bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ.

1. Tức giận hại gan

Tức giận là một cảm xúc liên quan đến oán giận, thất vọng, khó chịu và giận dữ.

Y học Trung Quốc khẳng định rằng cảm xúc tức giận này được lưu trữ trong gan và túi mật, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, gây đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao.

2. Vui quá hại tim


https://lh4.googleusercontent.com/Bjk7fCh9tvQuOwOkW-lTSlzZrO2PIqHCU75aYOTjfcVR1P2MMCHR3ufgz3aw7n_WLs6a Acpx_F5N94zxw6494lDUJIaiBPeSfGZYbxfr_EtxFn39WU8QV2 7t5eIaNeko_JjvrbSW (https://lh4.googleusercontent.com/Bjk7fCh9tvQuOwOkW-lTSlzZrO2PIqHCU75aYOTjfcVR1P2MMCHR3ufgz3aw7n_WLs6a Acpx_F5N94zxw6494lDUJIaiBPeSfGZYbxfr_EtxFn39WU8QV2 7t5eIaNeko_JjvrbSW)

Khi bạn vui quá thì sẽ không tốt cho tim. (Ảnh qua Abi Ummi)

4. Phổi sợ môi trường ô nhiễm

Phổi cũng giống như một chiếc ô lớn, bao bọc ở trên lục phủ ngũ tạng, trong ngũ hành, phổi thuộc kim, phổi là cơ quan chủ quản giúp điều tiết hô hấp, khi hô hấp bình thường thì ngũ tạng mới hoạt động bình thường được. Hô hấp kém cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Hút thuốc lâu ngày có tác dụng rất không tốt tới phổi, cả Đông y và Tây y đều nhận định, hút thuốc có thể làm tổn thương rất lớn tới phổi. Ở lâu trong môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới phổi, không khí trong lành sạch sẽ là môi trường mà lá phổi chúng ta yêu thích nhất. Sống trong môi trường dày đặc khói thuốc lá lâu ngày, sẽ làm hư tổn tới phổi rất nhiều. Theo “Hoàng đế nội kinh”, nếu ưu phiền đau buồn quá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của phổi.


5. Đau buồn hại phổi


https://lh6.googleusercontent.com/DJQjGlvDLMKeHhMYCy6zEsqSGJaHpscfUsq-Q1_4UDXz0gi-XtIhttErz7fGB-MrFArKMmemiQBriwggazVfVeZ6bQKIOkD2PtdUajoKKvmAyqBG saiXpze-iEFZOYLkywE7A02p (https://lh6.googleusercontent.com/DJQjGlvDLMKeHhMYCy6zEsqSGJaHpscfUsq-Q1_4UDXz0gi-XtIhttErz7fGB-MrFArKMmemiQBriwggazVfVeZ6bQKIOkD2PtdUajoKKvmAyqBG saiXpze-iEFZOYLkywE7A02p)

Đau buồn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp. (Ảnh qua giaytot.com)

Đau buồn đến mức khiến một người bật khóc tạo ra sự bất hòa trong phổi và ngăn chặn năng lượng lưu thông khắp cơ thể.

Đau buồn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp.

6. Sợ hãi hại thận

Sợ hãi là một cảm xúc có thể gây ra sự bất hòa trong thận và gây tiểu tiện không tự chủ. Nỗi sợ hãi nghiêm trọng có thể khiến một người mất kiểm soát thận và bàng quang một cách tự nhiên.

7. Hoảng hốt hại tim, thận

Sự sợ hãi đến mức bất ngờ, sốc sẽ ảnh hưởng đến tim trong thời gian ngắn và khi nó trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận.

Tài liệu thống kê của Trung Quốc và nước ngoài từ nửa sau thế kỷ đến nay, tỷ lệ tử vong cao nhất lại không do các bệnh nhiễm khuẩn hoặc virút, mà là các bệnh có liên quan đến trạng thái tâm lý như bệnh tim, cao huyết áp, ung thư…

Vậy nên để ngũ tạng được khoẻ mạnh thì nên làm người mà có thể được thì cung không vui mừng quá mức, mất cũng không ưu phiền, vinh sủng hay chịu nhục cũng không kinh động, ra đi hay ở lại cũng không bận tâm. Người có thể xem chức vị đến rồi đi biến đổi thất thường tựa như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ được tâm vô vi thanh tịnh.

Như vậy mới có thể giữ tâm cảnh ôn hòa, thanh bạch tự nhiên. Người như vậy thì tự nhiên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh, vận khí cũng tốt. Người không tranh quyền, đoạt lợi, tu tâm thanh tịnh thì sẽ không có người đối địch, cuộc sống cũng thanh đạm, không lo lắng, cát tường.



Bài viết trên chỉ mang mục đích tham khảo.

Hà My (t/h)