PDA

View Full Version : Hồng Kông không thể quay đầu và ‘Bạo động là tiếng nói của những người không được lắng nghe’



duyanh
07-07-2019, 12:23 PM
Hồng Kông không thể quay đầu và ‘Bạo động là tiếng nói của những người không được lắng nghe’





https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/pjimage-10-1.jpg

Cảnh sát tấn công một người biểu tình Hồng Kông. (Ảnh: The Wall Street Journal)

Biểu tình ở Hồng Kông đã sang tháng thứ hai, ngày càng thu hút được sự ủng hộ của các giới chức tại Hương Cảng, tiếng nói từ quốc tế và khiến Trung Quốc gấp rút thực hiện những chiêu bài leo thang. Một Hồng Kông không còn gì để mất đối đầu với một Trung Quốc không muốn mất gì.

Phong trào biểu tình đòi bãi bỏ “Dự luật 2019 Những kẻ phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau trong Lập pháp các vấn đề Hình sự (Sửa đổi)” (gọi tắt là dự luật dẫn độ) ở Hồng Kông thu hút sự quan tâm của thế giới không phải chỉ ở quy mô quá lớn mà còn ở cách thức tổ chức rất khác biệt, sáng tạo và sự quyết tâm đang dần đến mức “không thể quay đầu” của những người trẻ đất Hương Cảng.

Media player poster frameTrung Quốc và truyền thông nói láo: Người Hồng Kông biểu tình chống Mỹ?
Một phong trào có tiếng vang

Các trang tin trên thế giới cập nhật liên tục tình hình ở Hồng Kông vì tình trạng biểu tình kéo dài liên tục và cũng bởi vì có rất nhiều chi tiết bên lề thú vị và truyền cảm hứng. Người ta nói nhiều về những ký hiệu tay sáng tạo để lan truyền thông tin trong bối cảnh chính quyền chặn sóng điện thoại và mạng internet. Những lời nhắn hãy giữ gìn văn vật và trả tiền nếu lấy nước từ các tủ không có khóa. Những chiến thuật dùng ứng dụng di động để tổ chức biểu tình thay vì sự ra mặt của các lãnh đạo phong trào. Những bức ảnh về người trẻ quét dọn rác lúc 2h sáng, về sự hóm hỉnh khi phóng viên hò nhau đội mũ bảo hiểm đi họp báo với cảnh sát để bày tỏ thái độ lo ngại về việc có thể bị cảnh sát đánh khi tác nghiệp…

Giới nghệ sĩ cũng đã vào cuộc, những bức tranh tường, các mẫu bích họa có thể tải online kêu gọi người dân thế giới hãy chú ý tới Hồng Kông được truyền đi. Các nghệ sĩ Hồng Kông xuống đường, mang cả tinh thần ủng hộ dân chủ sang giải thưởng âm nhạc ở nước bạn để lan tỏa thông điệp vì một Hồng Kông tự do. Nhạc sĩ đặc khu sáng tác các bản nhạc ủng hộ phong trào.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/pjimage-9-1.jpg

Các tác phẩm ủng hộ phong trào bãi bỏ luật dẫn độ của các nghệ sĩ Hồng Kông. (Ảnh: Hongkongfp)

Giới trẻ Hồng Kông còn nhận được sự ủng hộ của thế hệ trước, các ông bố, bà mẹ thay vì lo lắng cấm đoán con đã xuống đường cùng họ.

Theo tờ Nam Hoa Tảo báo, nhà tổ chức cuộc biểu tình ước tính có khoảng 8.000 bà mẹ Hồng Kông đã tham gia buổi tập trung kéo dài khoảng 2 giờ tối thứ Sáu (5/7) tại Chater Garden. Con số này là nhiều hơn khoảng 30% so với một cuộc biểu tình tương tự được tổ chức hôm 14/6.

Bà Carina Wan, 40 tuổi, một giáo viên tiểu học tham gia biểu tình tối 5/7 nói: “Những người trẻ đã làm nhiều thứ cho chúng tôi rồi. Chúng tôi ít nhất nên một lần đứng ra vì họ”, “Những người gây tổn thương cho chúng tôi là chính quyền này. Nếu họ không thả những người trẻ, chúng tôi sẽ tiếp tục đứng lên,” bà Carina Wan nói thêm.

Bà Linda Wong, mẹ của một đứa trẻ 8 tuổi, nói với báo giới: “Không nên so sánh mạng sống của con người với những tấm kính”, “Trưởng Đặc khu Carrie Lam đã phớt lờ khi chúng tôi biểu tình ôn hòa bằng tuần hành và tập trung, và cả khi những người trẻ của chúng tôi mạo hiểm cuộc sống của họ. Nhưng bà ta đã vội vàng lên án họ khi một vài tấm kính bị vỡ”.

Trong khi đó, bà Kwan Tsui-tsui, 64 tuổi, mẹ của ba người con đã trưởng thành, nói với Nam Hoa Tảo báo rằng: “Họ (người trẻ Hồng Kông) đang hy sinh bản thân cho Hồng Kông, vì tự do mà người dân xứng đáng được hưởng,” bà Kwan Tsui-tsui nói.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/2000-38.jpeg

Các bà mẹ phản đối dự luật dẫn độ với khẩu hiệu “không được bắn vào con chúng tôi” ngày 14/6/2019. (Ảnh: AP)

Không chỉ nhận được sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ từ người dân trong đặc khu, phong trào còn thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo cường quốc thế giới. Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt thể hiện quan điểm ủng hộ ngày càng thẳng thắn cho những người biểu tình đang yêu cầu bãi bỏ dự Luật dẫn độ. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tình trạng bất ổn ở Hồng Kông là “rất buồn”, ông đồng thời nói thêm: “Họ đang tìm nền dân chủ và tôi nghĩ hầu hết mọi người muốn dân chủ. Thật không may, một số chính phủ không muốn dân chủ”.

Một Hồng Kông không còn gì để mất

Trang Channel News Asia đã mô tả hành động đột nhập vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp (Legco) của một nhóm người biểu tình cứng rắn là đã “vượt qua điểm có thể quay lại”. Đa số người biểu tình Hồng Kông vẫn bảo lưu quan điểm ôn hòa bất bạo động, nhưng một nhóm cho rằng họ phải làm tới vậy vì nếu không sẽ không bao giờ có được chiến thắng.

Giống như mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ Martin Luther King đã nói: “Bạo động là tiếng nói của những người không được lắng nghe”, một nhóm người trẻ Hồng Kông quyết định đẩy mức độ biểu đạt thái độ lên cao bởi họ thấy chính quyền sẽ không lắng nghe ý kiến của người dân. 3 người đã tự tử vì cuộc chiến đòi tự do ở Hương Cảng. Họ thấy bế tắc tới mức phải dùng mạng sống của mình để kêu gọi sự chú ý và tìm kiếm bước tiến mới cho phong trào.

Theo đoạn video đăng tải trên trang Hongkong FP, nhà hoạt động Brian Leung nói với người biểu tình trong đêm họ đột nhập và cố thủ trong tòa nhà lập pháp ngày 1/7: “Một vài người phá vỡ cửa vào Hội đồng Lập pháp bất chấp rủi ro tới tính mạng của mình, mở đường cho chúng ta vào đây. Nếu chúng ta rút lui, ngày mai chúng ta sẽ trở thành những kẻ bạo động, như TVB sẽ nói về chúng ta. Họ sẽ quay phim những thứ bị phá hủy và đống hỗn độn trong tòa nhà này, rồi tố cáo chúng ta là những kẻ bạo loạn. Vì thế chúng ta không được có bất kỳ chia rẽ nào thêm trong phong trào này.


https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2019/6/13/2019-06-12t172642z514512350rc16b9b3ff80rtrmadp3hongkong-extradition-15603871706721808089786.jpg

Cảnh sát dùng hơi cay để cản bước người biểu tình ngày 12-6 - Ảnh: REUTERS

Nếu chúng ta thắng, chúng ta chiến thắng cùng nhau. Nếu chúng ta thua, chúng ta sẽ mất 10 năm. Toàn bộ Xã hội dân sự của chúng ta sẽ không thể xây dựng trong 10 năm tới. Sinh viên của chúng ta sẽ bị bắt. Các lãnh đạo của chúng ta sẽ bị bắt. Vì thế lần này nếu chúng ta thắng, chúng ta phải thắng cùng nhau”.

Anh Leung đã kêu gọi mọi người cố thủ trong tòa nhà và bao vây ngoài tòa nhà, vì lần này họ không thực hiện chiếm đóng chớp nhoáng.

“Chúng ta đang ở vị trí không thể quay lại… Nếu bạn có khả năng, có thể ở lại và chiếm đóng nơi này. Nếu không, bạn có thể bao vây xung quanh Legco một cách ôn hòa, sử dụng cơ thể bạn để bảo vệ chúng tôi, được không?

Chúng ta không thể để mất hơn nữa. Nếu chúng ta quay lại và ngủ trong phòng máy lạnh đêm nay, sáng ngày mai sẽ không có gì xảy ra ở Hồng Kông này. Những hy sinh của tháng trước trở thành vô nghĩa. Chúng ta có muốn mất 3 mạng sống không? Máu và mồ hôi chúng ta đã đổ ra nhiều ngày nay bị tiêu tốn vô nghĩa à? Chúng ta không được để mất mát thêm bất cứ điều gì nữa”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/image4-1-e1562465669947.jpeg

Những người biểu tình cứng rắn đột nhập vào tòa nhà lập pháp và quyết tử thủ dù biết cảnh sát sẽ ập vào. (Ảnh: Bannedbook)

Holly Fernyhough viết trên Hongkong FP rằng, cô đã bị sốc khi người biểu tình Hồng Kông xông vào Legco vẽ bậy và đập phá trong đó. Cô nói mình không mong chờ điều đó, cho đến khi cô nhìn thấy bức tranh tường có ghi: “Các vị đã dạy chúng tôi bài học về những cuộc biểu tình ôn hòa là vô ích”. Đó như một lời nhắn tới chính quyền thân Bắc Kinh của Hồng Kông.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 27/9/1966, Martin Luther King đã nói rằng phi bạo lực là vũ khí mạnh nhất dành cho người da đen trong cuộc đấu tranh cho tự do và công lý của mình.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/178D0/production/_107646469_fa43c2c1-21c5-48d2-91f5-1a2b36be398d.jpg

Người Hồng Kông cũng đã từng diễu hành và phản kháng không bạo lực, với những lời cầu nguyện và bài thánh ca Kitô giáo mang thông điệp ôn hòa. Họ đã liên tục gửi tới chính quyền nỗi khát vọng được lắng nghe trong những nỗ lực hòa bình.

Nhưng những gì đẩy họ tới những hành động cứng rắn hơn cũng được chính Luther King giải thích, khi những người đấu tranh cho quyền của mình không được lắng nghe, họ sẽ buộc phải dùng tới bạo lực. “Sự vùng dậy của ‘quyền lực đen’ (phong trào đòi quyền tự quyết của người da đen), suy cho cùng, là một phản ứng trước sự không sẵn lòng của người da trắng thực hiện những thay đổi cần thiết để biến công lý thành hiện thực cho người da đen”, Luther King nói.

Nói cách khác, nếu một nhóm người bị áp bức phải đối mặt với sự vô vọng, đó là lỗi của những người nắm quyền lực. Do đó, những hành động quyết liệt có phần cực đoan hơn của một nhóm người biểu tình Hồng Kông phần nào thể hiện sự yếu kém của chính quyền hiện tại.

Cô Fernyhough cho rằng thay vì bắt bớ, trừng phạt và quy kết người biểu tình là bạo loạn, chính quyền Hồng Kông nên cầu thị, lắng nghe người dân và khởi xướng những thay đổi từ những yêu cầu của người dân.



https://www.youtube.com/watch?v=nXHhTQ0_XvQ

Vì sao chính quyền Trung Quốc hành xử trái ngược với thế giới tự do

Một Trung Quốc không muốn để mất gì

Nhưng có vẻ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang ở trong tình cảnh khó có thể thực hiện được điều này. Trung Quốc đã bày tỏ thái độ răn đe mạnh mẽ đối với phong trào ở Hồng Kông như: diễn tập quân sự kéo dài một tuần ở Hương Cảng; bắt và kết án hai năm tù quản trị viên diễn đàn đưa các thông tin không kiểm duyệt về Hồng Kông trên Webchat; lời qua tiếng lại với các chính khách Anh vì lập trường ủng hộ Hồng Kông; đăng bài kêu gọi “không khoan nhượng” với người biểu tình trên truyền thông nhà nước.

Bắc Kinh vẫn đang thể hiện sẽ làm tới cùng để không “đánh mất” Hồng Kông. Một chính phủ biết lắng nghe nguyện vọng đi ngược lại với Bắc Kinh ở Hồng Kông sẽ không được phép tồn tại. Và việc người dân tuyệt vọng tới mức làm liều có thể lại nằm trong mong đợi của chính quyền Trung Quốc, vì như vậy sẽ dễ quy tội bạo loạn để sử dụng bạo lực lên đám đông biểu tình.

Người Hồng Kông đã thể hiện được sự sáng tạo, thành thục và văn minh trong các cuộc biểu tình trước đây. Nhưng họ đang phải đối diện với áp lực gia tăng xung đột bạo lực với chính quyền và nguy cơ bạo động. Trung Quốc cũng sẽ phải đối diện với sự sa lầy ở Hồng Kông, sự mất mặt và tranh cãi nảy lửa với quốc tế dễ dẫn tới việc các nước cùng nhau vạch trần các tội ác về nhân quyền ở đại lục. Đồng thời Bắc Kinh cũng đang phải toàn lực đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Nếu chẳng muốn mất gì, Đảng Cộng sản Trung Quốc có nguy cơ sẽ mất tất cả. Đối đầu với Hồng Kông thì ít nhất Trung Quốc cũng nên đánh giá được sức mạnh của một cộng đồng không còn gì để mất.


DKN
7-7-2019