PDA

View Full Version : Tây Ninh xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên



duyanh
07-07-2019, 12:27 PM
Tây Ninh xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/dich-heo.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đi kiểm tra việc xử lý nơi chôn lấp lợn bị nhiễm bệnh. (Ảnh: TTXVN).

Cục thú ý tỉnh Tây Ninh vừa tiêu hủy 16 con lợn dương tính với bệnh tả lợn châu Phi.

Ngày 7/7, báo TTXVN đưa tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh tổ chức tiêu hủy 16 con lợn và xử lý môi trường xung quanh, tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã biên giới Thành Long, huyện Châu Thành.

Cụ thể, sáng 6/7, hộ gia đình bà Tống Thị NgọcTuyết tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành Long (Tây Ninh) báo có 10 trên tổng số 16 con lợn của bà chết bất thường, cán bộ thú y đến kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm gửi đến Chi cục Thú y vùng VI.

Đến tối cùng ngày, Chi cục Thú y vùng VI xác định số lợn chết của bà Tuyết dương tính với bệnh tả lợn châu Phi.

Ngay sau đó, các bộ phòng nông nghiệp cấp thuốc sát trùng, hướng dẫn hộ bà Tuyết đào hố chôn lấp số lợn chết theo đúng quy định.

Đây là ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên trong tỉnh, được phát hiện tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên khu vực của một xã biên giới của tỉnh.

Sáng 7/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với cám bộ thú y huyện Châu Thành tiếp tục tiêu hủy thêm 6 con lợn còn lại nuôi chung đàn với số lợn đã chết, đồng thời cho rải vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng nơi chuồng trại có lợn bị nhiễm bệnh và môi trường xung quanh, nhằm tránh bệnh dịch lây lan.

Theo báo RFA, Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố, tính đến ngày 17/6, còn 5 tỉnh chưa có dịch gồm: Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Tây Ninh.

Hiện nay có hơn 2 triệu rưỡi lợn nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi bị tiêu hủy. Số này được nói chừng 7% tổng đàn lợn trên cả nước.

Theo truyền thông trong nước, Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có 12/13 tỉnh, thành phố bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Tại khu vực này duy nhất chỉ còn Bến Tre là chưa xảy ra dịch bệnh.



DKN
7-7-2019