PDA

View Full Version : Cái ôm của cha khi con phạm sai lầm sẽ thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ



sophienguyen
08-01-2019, 01:05 AM
Cái ôm của cha khi con phạm sai lầm sẽ thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/123.jpg


Mỗi đứa trẻ là một bông hoa xinh đẹp, chỉ có điều mỗi loài hoa nở vào mùa khác nhau. Đừng quá lo lắng khi xuân đến mà hoa chưa nở, bởi điều bạn cần chính là kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn đợi chờ…

“Nuôi con chậm rãi” là một kiểu tâm thái, giống như bỏ qua các mục tiêu thành công gấp gáp, mỗi cha mẹ sẽ lần nữa quay trở về điểm ban đầu, dùng yêu thương để đối đãi với trẻ. Bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm khác nhau, đều thật đặc biệt và dễ thương.

Cuốn sách “Nuôi con chậm rãi” (Slow Raising Philosophy) được viết bởi những thành viên trong gia đình Black Whelp, kể về những câu chuyện gia tộc qua nhiều thế hệ. Qua đó, độc giả có thể thấy sự mẫu mực của cha mẹ đã trở thành thái độ chung của cả gia tộc Black Whelp, truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình sẽ trở thành khởi nguồn sức mạnh cho cuộc đời của trẻ.

Dưới đây là một phần nội dung trong cuốn sách:

Đối với cuộc sống, hãy có cách nghĩ và ý kiến của riêng mình

Ở nhà họ “Hắc” (Black), mỗi cuộc họp gia đình luôn để lại những câu chuyện vui trong ký ức đám trẻ. Chủ đề của các cuộc họp thường là thảo luận xem cả nhà sẽ đi chơi ở đâu hoặc ăn uống ở nhà hàng nào. Mỗi thành viên đều có cơ hội được bày tỏ ý kiến, ai ai cũng được tôn trọng và có ý thức về vai trò của bản thân trong gia đình.

Có một cuộc họp đã để lại ấn tượng sâu sắc cho lũ trẻ. Ông bố Hắc Ấu Long nói: “Bố muốn thay đổi công việc, từ công ty Hughes của Mỹ sang công ty Kuangchi của Đài Loan. Mặc dù tiền lương sẽ ít hơn một nửa, nhưng bố cảm thấy hạnh phúc hơn nếu làm việc tại Kuangchi, các con thấy thế nào?”.

Vào thời điểm đó, cậu con trai cả đang học tiểu học, còn cậu út thì mới lên 6 tuổi. Cậu nhớ lại rằng lúc đó còn quá nhỏ nên chưa suy nghĩ gì, nhưng ông bố với phong cách dân chủ đã gieo mầm trong lòng cậu một khái niệm quan trọng, đó chính là: Đối với cuộc sống, tôi có thể có cách nghĩ và ý kiến của riêng mình.

Sai lầm nằm ở hành vi, chứ không phải ở người làm ra hành vi

Trẻ vị thành niên thường khiến cha mẹ phải đau đầu. Tính cách thích khám phá, ưa phiêu lưu của trẻ có thể sẽ gây ra nhiều thảm họa bất ngờ. Lập Quốc – đứa con thứ hai của gia đình chính là một đứa trẻ như thế.

Từ lúc còn tiểu học, thành tích của Lập Quốc đã “đứng đầu sổ” từ dưới lên. Cậu cũng là chuyên gia bày trò phá hoại và gây rối trong khu phố.

Lập Quốc hồi tưởng lại sai lầm lớn nhất của cậu là vào năm cuối cấp ba. Khi đó, vì cả hai anh em thiếu một đôi găng tay nên cậu đã đánh cắp một đôi trong cửa hàng, nhưng sớm bị bảo vệ bắt được. Cậu vô cùng xấu hổ, không dám nhìn mặt ai.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/boy-3822290_960_720.jpg

(Ảnh minh họa: pixabay.com)

Cậu kể rằng, lúc bố vừa từ Đài Loan bay về Mỹ, bước chân vào nhà bố đã ôm chầm lấy các con, chỉ riêng cậu là ngồi núp trong xó không dám đối mặt với bố. Nhưng bố thì hét to lên rằng:

– Lập Quốc đâu rồi? Con trai, hãy đến và ôm bố!

Chính tại giây phút đó, cậu đã tự nhủ với lòng mình rằng suốt đời sẽ không bao giờ mắc thêm một sai lầm nào nữa để bố mẹ phải mất mặt vì mình.

Vợ chồng nhà Hắc Ấu Long không vì thành tích học tập khiêm tốn của các con mà cảm thấy thấp kém. Ngược lại, họ đã dùng sự bao dung và kiên nhẫn để dành cho con cơ hội được tự lập. Khi con phạm lỗi, vợ chồng Hắc Ấu Long luôn cho đứa trẻ biết rõ rằng bố mẹ đang trách phạt hành động sai lầm đó, chứ không phải là trách phạt chính bản thân đứa trẻ.

Vì vậy sau mỗi lần trách phạt thì mọi chuyện coi như cho qua, không nhắc lại nữa. Chính vì sự tin tưởng của bố mẹ mà cho tới bây giờ, Lập Quốc luôn tự nhủ sẽ không buông thả chính mình.

Hứng thú là vì được khích lệ kịp thời

Lập Hành là con trai út, cũng là cậu bé có tinh thần nghiên cứu nhất. Cậu yêu thích động vật, đặc biệt đam mê tìm hiểu các loài cá. Khi còn học tiểu học cậu đã biết đến thư viện để đọc tài liệu, tìm hiểu nguồn gốc của các đường vằn và màu sắc trên thân cá. Cậu cho rằng hình dạng và màu sắc của loài cá bơi nhanh và loài cá thích ẩn nấp nhất định phải vô cùng đặc biệt.

Những dụng cụ bơi lội như đồ lặn, bình dưỡng khí, mũ bơi… đều được bố mẹ trang bị đầy đủ cho Lập Hành. 4 giờ sáng hàng ngày, ông bố Hắc Ấu Long dù đang ngái ngủ vẫn cố gắng thức dậy lái xe đưa con trai đến bãi biển để tập lặn. Hai bố con cùng kiên trì được vài tuần cho đến khi cậu con cảm thấy chán nản vì cứ phải thức dậy quá sớm. Nhưng ông bố đã nghiêm túc nói:

– Đã học lặn thì nhất định phải kiên trì. Bố không muốn con “ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới” như vậy.

Thành tích học tập của Lập Hành cũng rất khá, thường đứng nhất, nhì toàn trường. Khi còn học lớp 12 ở Mỹ, tại hội âm nhạc được tổ chức hàng năm của trường, cậu tình cờ tham gia diễn xuất trong một vở nhạc kịch. Từ đó cậu cảm thấy rất hứng thú và mơ ước sẽ trở thành một minh tinh. Sau đó, cậu thi đậu vào khoa cơ khí Đại học Stanford, đồng thời hoàn thành một vài bài học kịch. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu băn khoăn không biết nên lựa chọn làm cơ khí hay bước trên con đường diễn xuất.

Ông bố biết rằng con trai đang ôm giữ một mơ ước hão huyền, nhưng không nỡ dội cho cậu một gáo nước lạnh nên đã gợi ý con thử dành một năm theo đuổi ước mơ, sau đó mới quyết định sẽ làm gì.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/07/life-862965_960_720.jpg

(Ảnh minh họa: pixabay.com)

Lập Hành hăm hở dấn thân vào sự nghiệp nghệ thuật. Cậu luyện giọng, tập biểu diễn… làm các việc đều hết sức tích cực. Ông Hắc cũng tận tâm giúp con trai làm tròn mơ ước.

Một năm sau, Lập Hành nhận ra rằng ước mơ rốt cuộc cũng chỉ là ước mơ, nếu không phải sở trường của mình thì cố gắng bao nhiêu cũng chỉ là uổng phí. Cậu từ bỏ giấc mơ trở thành minh tinh và quay về Viện Cơ khí Stanford để tiếp tục sự nghiệp.

Nhìn lại đoạn đường vòng mà con trai bước qua, Hắc Ấu Long không khỏi xúc động: “Nếu tôi không cho phép con trai học biểu diễn, điều đó có thể sẽ trở thành tiếc nuối lớn nhất suốt cuộc đời của nó”.

Trên đời này, cha mẹ vẫn luôn là người hào phóng nhất với con, chỉ cần có chỗ hữu ích thì chúng ta đều không tiếc gì dành hết cho trẻ. Nhưng vấn đề là: Đâu mới thực sự tốt đối với trẻ? Tương lai của con, cuối cùng thì vẫn là do mỗi đứa trẻ tự quyết định.

Ông bố Hắc Ấu Long nói: “Nuôi con chậm rãi không phải là chậm về thời gian, mà là giáo dục trẻ thì không cần quá lo lắng, quá vội vàng. Đừng chạy theo tốc độ và hiệu quả nhất thời, đừng nên đánh giá trẻ ở biểu hiện tạm thời, mà hãy tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ. Nuôi con chậm rãi có thể giúp trẻ khám phá những điểm tốt nhất của bản thân mình”.

***

Mỗi đứa trẻ là một bông hoa xinh đẹp, chỉ có điều một năm bốn mùa, mỗi loài hoa nở vào mỗi mùa chẳng giống nhau.

Khi hoa nhà hàng xóm nở vào mùa xuân, bạn cũng đừng lo lắng, bởi vì có lẽ hoa nhà bạn phải chờ đến mùa hè mới nở. Nếu như hoa nhà bạn đến mùa thu rồi vẫn chưa nở, bạn cũng không cần phải quá gấp gáp. Bởi vì có lẽ đó là hoa Tịnh Mai, phải đợi rất lâu mới khai nở, nhưng khi khai nở sẽ làm cảm động lòng người.

Có câu: ‘Người làm vườn chân chính biết hưởng thú điền viên’, nên sẽ không để ý thời gian hoa nở. Bởi họ biết rằng mỗi loài hoa đều có những đặc điểm riêng, chỉ là thời gian nở sớm muộn chẳng giống nhau mà thôi.

Người xưa có câu: “Vạn tuế khai hoa”, quả là điều hiếm thấy của thế gian. Cây vạn tuế non từ khi bắt đầu vun trồng cho đến khi nở hoa phải mất mười mấy năm, có khi là mấy chục năm, thời gian ra hoa kéo dài đến hơn một tháng. Đây chính là “vạn tuế khai nở”, hoa rực rỡ bốn phương.

Nếu cây hoa nhà bạn đến mùa đông còn chưa khai nở, bạn nghĩ xem, có thể đó là một cây vạn tuế chăng? Đến lúc nở hoa sẽ thật diễm lệ, chỉ cần bạn có tấm lòng kiên nhẫn đợi chờ.

Mộc Lan
Theo Apollo