PDA

View Full Version : Nhà dân chủ Hồng Kông: Trung Quốc ‘không đủ nhận thức’ về nguyên nhân biểu tình



duyanh
08-23-2019, 12:34 PM
Nhà dân chủ Hồng Kông: Trung Quốc ‘không đủ nhận thức’ về nguyên nhân biểu tình




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/ba-anson-chan-hk-2.jpg

Bà Anson Chan, cựu Thư ký Hội đồng điều hành Hồng Kông. (Ảnh: Dickson Lee)

Trong một chiến dịch tuyên truyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào 4 thành viên cấp cao của phong trào dân chủ Hồng Kông, đổ lỗi họ đứng sau các cuộc biểu tình của thành phố, gọi họ là “Bè lũ 4 tên” (Tứ nhân bang). Bốn nhà dân chủ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này của Trung Quốc.

Bắc Kinh đưa 4 nhà dân chủ Hồng Kông vào tầm ngắm, gồm: Bà Anson Chan Fang On-sang (Trần Phương An Sinh) cựu Thư ký Hội đồng điều hành Hồng Kông thời thuộc địa Anh và thời Trung Quốc cai trị, ông Jimmy Lai Chee-ying (Lê Trí Anh), tỷ phú truyền thông xuất bản tờ Apple Daily (Bình Quả nhật báo), nhà sáng lập Đảng Dân chủ Hồng Kông Martin Lee Chu-ming (Lý Trụ Minh), người tham gia viết Luật Cơ Bản Hồng Kông và ông Albert Ho Chun-yan, cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ, người dẫn đầu trong các cuộc cầu nguyện hàng năm cho những nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn.

Cơ quan thực thi pháp luật tối cao Trung Quốc, Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ buộc tội 4 người này “14 đại tội”, bao gồm thông đồng với Anh và Mỹ kích động những người biểu tình. Tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc xuất bản một bài viết nhắm vào đối tượng độc giả hải ngoại, gọi họ là “4 trung gian bí mật và những kẻ phản bội hiện đại”.

Phản ứng với chính quyền đại lục, bốn nhà dân chủ đã phản pháo. Trong một loạt bài phỏng vấn với tờ Financial Times, họ nói, hành động bôi nhọ của Bắc Kinh chỉ đơn thuần cho thấy rõ, chính phủ Trung Quốc “không đủ nhận thức” để hiểu được nguồn gốc của phương thức phi phân quyền (decentralised), phong trào chống chính phủ chủ yếu được huy động trên trực tuyến. Bà Anson Chan gọi những cáo buộc của Bắc Kinh là sai trái, là một phương thức điển hình của chính quyền đại lục.

“Việc ám chỉ chúng tôi đang giật dây và chỉ đạo toàn bộ phong trào chỉ cho thấy Bắc Kinh thực sự không hiểu những gì đang diễn ra ở Hồng Kông trong hai tháng qua”, bà Anson Chan nói. “Trung Quốc không nhận thức được toàn bộ phong trào này được lãnh đạo bởi sinh viên, chuyên gia trẻ tuổi, họ thông minh, linh hoạt và hiểu biết truyền thông”, theo cựu thư ký điều hành.

Trung Quốc xem ông Jimmy Lai Chee-ying là “kẻ đầu sỏ”, người phát ngôn của nhóm “có sao có vạch” ở Hồng Kông. Ông đã chuyển sang ngành xuất bản kể từ thời điểm báo chí quốc tế đưa tin về sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989, trước đó ông thành lập tập đoàn thời trang Giordano. Tháng trước, ông Jimmy Lai đã khiến Bắc Kinh tức giận khi gặp Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo tại Washington thảo luận về các sự kiện ở Hồng Kông.

“Từ lâu tôi đã biết Đảng Cộng sản Trung Quốc rất tinh vi trong việc gây ra nỗi sợ hãi cho người dân để khiến họ tuân phục. Tôi ngừng đọc những gì họ nói về tôi từ lâu rồi”, ông Jimmy Lai phát biểu.

“Thật là một trò khôi hài. Tôi không biết trên cơ sở nào họ nâng tầm của tôi lên mức đó”, ông Albert Ho nói với Bloomberg News, “Có lẽ họ đang chỉ là tìm ai đó để đổ lỗi cho các cuộc biểu tình”.

Hôm thứ Hai, ông Martin Lee nói: “Khi họ nêu tên chúng tôi, điều đó cho thấy họ yếu thế như thế nào. Vì vậy, họ đổ lỗi cho Tứ nhân bang, cùng với người nước ngoài để biện minh cho họ, đó là một cái cớ hợp lý”.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/08/ong-martin-lee-chuming-hong-kong.jpg

Ông Martin Lee Chu-ming đã đồng hành với người biểu tình ở đường Harcourt, Admiralty, khi những loạt hơi cay đầu tiên bắn vào những người biểu tình. (Ảnh: SCMP)

Ban đầu, truyền thông nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt tin tức về biểu tình Hồng Kông, nhưng gần đây, Bắc Kinh tăng cường đáng kể độ phủ sóng, miêu tả các nhà vận động là những kẻ cực đoan bạo lực, đổ lỗi cho “thế lực nước ngoài” gồm Anh và Mỹ. Cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ sử dụng các bài xã luận tuyên truyền, gắn mác cho 4 nhà dân chủ của Hồng Kông là nhóm “Tứ nhân bang”.

“Tứ nhân bang” lần đầu tiên được sử dụng để chỉ những kẻ lũng đoạn nhất trong Cách mạng Văn hóa, chiến dịch ĐCSTQ phát động từ năm 1966-1976 khiến hàng triệu người chết. Bốn người đó gồm vợ ông Mao Trạch Đông là bà Giang Thanh (Jiang Qing), và 3 nhân vật nắm quyền khác. Vào tháng 11/1976, Nhân dân Nhật báo xuất bản bài viết: “Tứ nhân bang âm mưu chiếm đoạt đảng và giành quyền lực”, cuối cùng 4 người này đã bị đưa ra xét xử trước tòa với tội danh phản quốc chống Đảng.

Một số cán bộ ĐCSTQ cũng sử dụng cụm từ này mô tả bộ tứ gồm bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai và các quan chức bị truy tố vì tham nhũng. Vào năm 2013, truyền thông Trung Quốc cũng đã gán cụm từ này cho một nhóm các quan chức Hồng Kông với lãnh đạo Công giáo địa phương Joseph Zen. Giờ đây, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh dùng cụm từ này cáo buộc các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông.


DKN
23-8-2019