PDA

View Full Version : Lịch sử giết người của chính quyền Trung Quốc



duyanh
10-02-2019, 01:08 PM
Lịch sử giết người của chính quyền Trung Quốc



Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị ch ết bất thường (b ức h ại, đói khổ, h ành quy ết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người ch ết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình gi ết và gi ết của TQ…


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/f5174bc9e598f3153a178cbc54f032f0.jpg

Năm 1953, tại Phụ Khang – Tân Cương, quân sĩ của ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” (National Archives).

Thảm sát Đoàn AB
Đoàn AB là một tổ chức thuộc Quốc dân đảng được thành lập tại Giang Tây vào tháng 12/1926, mục đích nhằm chống lại ĐCSTQ đã chiếm quyền lực của Quốc dân đảng tại Giang Tây. Tháng 4/1927 Đoàn AB tan vỡ. Nửa sau năm 1930, ĐCSTQ phát động phong trào chống Đoàn AB và đã gi ết hại vô số người từng làm việc cho tổ chức này.
Tháng 12/1930, Quân đoàn 20 Hồng quân Công nông Trung Quốc phát động binh biến tại Phú Điền – Giang Tây, chiếm thị trấn Phú Điền và thả tất cả người bị bắt, bắt nhân viên chính phủ bản địa của ĐCSTQ. Ngày 28/3, lãnh đạo tối cao ĐCSTQ Vương Minh (Wang Ming) cử Bật Nhậm Thời phụ trách khu Xô-Viết trung ương, tuyên bố biến cố Phú Điền là “bạo động chống cách mạng”. Ngày 18/4, lãnh đạo binh biến của Quân đoàn 20 bị bắt trong lúc đi tham gia đàm phán, sau đó bị hành quyết. Tháng Bảy cùng năm, Quân đoàn 20 bị điều đến trại Bình Đầu Giang Tây và bị quân của Bành Đức Hoài cùng Lâm Bưu bao vây tước vũ khí, hơn 700 quân bị đưa đi hành quy ết.
Sau biến cố Phú Điền, phong trào tấn công Đoàn AB nổi lên cao trào mới, mức t à n k hốc khác thường, “trói tay treo người lên tra tấn, kẻ nào ngoan cố còn bị dùng dầu lửa thiêu thân, thậm chí dùng đinh đóng tay vào bàn gỗ và dùng nạt tre đâm vào trong móng tay”. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người tại khu Xô-Viết Giang Tây đều sống trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, trong nhiều cơ quan của ĐCSTQ tại khu vực có đến 80 – 90% người trở thành “phần tử AB”, tổng cộng hơn 70.000 người đã bị gi ết.
Ông Mao Trạch Đông là người trực tiếp phụ trách trấn áp. Sau này TQ thừa nhận, đa số những người hành quyết đều là người vô tội.
Chỉnh đốn Diên An
Từ đầu năm 1942 đến tháng 4/1945 nổ ra phong trào chỉnh đốn tại Diên An, đây cũng là phong trào quy mô lớn đầu tiên do đích thân ông Mao Trạch Đông lãnh đạo, phong trào khủng bố đ ẫm m áu này đã đưa Mao lên địa vị quyền lực tột đỉnh trong Đảng.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/f24069d2a8724f5ce1818a3a10024ace.jpg

Nhà văn Vương Thực Vị (Wang Shiwei) là phần tử trí thức đầu tiên bị giết hại trong chỉnh đốn Diên An.

Trong phong trào chỉnh đốn Diên An đã gi ết hại hơn 1.000 người. Người bị h ại nổi tiếng nhất là trí thức Vương Thực Vị. Ông Vương Thực Vị đến Diên An vào tháng 10/1937, làm việc tại phòng biên dịch học viện Marx, đã dịch tổng cộng hơn hai triệu chữ trong bộ tác phẩm kinh điển của Marx. Từ tháng 2/1942, học giả Vương Thực Vị đã viết bài cho các tạp chí Cốc Vũ, Nhật báo Giải phóng, và tạp chí của Viện Nghiên cứu Trung ương, tố cáo khoảng tối trong “cuộc sống mới” tại Diên An, đặt vấn đề chế độ đẳng cấp và xu thế quan liêu hóa của ĐCSTQ. Những bài viết đã khiêu chiến với quan điểm của Mao, và bị liệt vào phần tử chống cách mạng, đặc vụ ngầm của Quốc dân đảng.
Ngày 1/4/1943, Khang Sinh ra lệnh bắt Vương Thực Vị. Tháng 6/1947, máy bay của quân Quốc dân đảng đã phá hủy trại giam Vương Thực Vị. Bộ trưởng Công an ĐCSTQ Khang Sinh và Thứ trưởng Lý Khắc Nông chỉ đạo cho hành quyết bí mật Vương Thực Vị. Ngày 1/7/1947 tại huyện Hưng – Sơn Tây, học giả Vương Thực Vị bị đưa đi chém tại một khu hẻo lánh ven sông Hoàng Hà, thi thể bị quăng xuống sông.
Hiện nay chưa từng có công bố số liệu phong trào chỉnh đốn Diên An gi ết ch ết bao nhiêu người.
Vây khốn thành Trường Xuân
Ngày 13/3/1948, liên quân dân chủ Đông Bắc chiếm Tứ Bình, và Trường Xuân trở thành một ốc đảo bị quân của ĐCSTQ bao vây. Ngày 7/6/1948, ông Mao Trạch Đông chính thức cho phép dùng phương án bao vây cắt đường lương thực tại Trường Xuân. Khẩu hiệu được đề ra: “Không cho kẻ thù tiếp viện lương thực, cho quân tướng Trường Xuân bị ch ết đói trong thành”.
Ban đầu Quốc dân đảng không cho phép người dân rời khỏi thành Trường Xuân, nhưng vì số lương thực trong thành chỉ còn dùng đủ đến cuối tháng Bảy, vì thế sau đó ông Tưởng Giới Thạch chấp nhận yêu cầu từ ngày 1/8 cho sơ tán dân chúng. Nhưng ĐCSTQ thực hiện biện pháp “giới nghiêm không cho dân chúng ra khỏi thành”. Sau ba tháng bao vây, ngày 9/9 Lâm Bưu cùng La Vinh Hoàn, Lưu Á Lâu, Đàm Chính cùng nhau báo cáo với Mao: “Bao vây đã thu được thành quả, trong thành đang thiếu lương thực nghiêm trọng… nhiều người dân phải ăn lá cây, cỏ xanh lót dạ, nhiều người ch ết đói”.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/76f9f474de3aeb112b0243d1d2e6595b.jpg

Học giả Homare Endo lúc 5 tuổi, bà may mắn sống sót trong đợt vây khốn Trường Xuân, năm 1953 bà theo người thân trở về Nhật Bản, hiện là giáo sư danh dự Đại học Tsukuba. Cả đời bà chưa thoát khỏi ám ảnh kiếp sống đói khát trong thời gian bị vây khốn tại Trường Xuân.

Ông Đoàn Khắc Văn (Duan Kewen), cựu lãnh đạo tỉnh Cát Lâm từng viết trong hồi ký tả cảnh một người lính của ĐCSTQ trông thấy nạn dân tiến lại gần đã quát: “Đồng hương, không được tiến lên, các người còn tiến lên chúng tôi sẽ nổ súng”. Nạn dân khẩn cầu: “Chúng tôi toàn người dân lương thiện, sao có thể nhẫn tâm ép chúng tôi ch ế.t đói tại đây?” Người lính kia đáp: “Đây là lệnh của Mao chủ tịch, chúng tôi không dám chống lệnh”. Một người liều mạng lao về trước, một tiếng súng “bằng” vang lên…
Ngày 24/10/1948, Nhật báo Trung ương Nam Kinh viết trong bài «Quá trình phòng thủ Trường Xuân» : “Theo tính toán thấp nhất, từ cuối tháng 6 – đầu tháng 10, tổng số hài cốt không dưới 150.000”. Con số người ch.ế.t đói do phía chính quyền ĐCSTQ thừa nhận là 120.000 người, trong cuối hồi ký của Thị trưởng kiêm Giám đốc sở Dân chính Thượng Truyền Đạo (Shang Chuandao) cũng nhắc đến số liệu này.
Chính phủ Quốc dân đảng từng nhận định hành động bao vây Trường Xuân của ĐCSTQ đủ cấu thành tội ác chiến tranh.
Cải cách ruộng đất và đ àn á p “phản cách mạng”
Tháng 3/1950, ĐCSTQ phát động «Chỉ thị trấn áp phần tử phản cách mạng», Mao Trạch Đông tuyên bố trong một văn bản “nhiều nơi sợ sệt không dám giương ngọn cờ giế.t bọn phản cách mạng”. Mao chỉ thị “gi.ết phần tử phản cách mạng, ở nông thôn cần vượt qua tỉ lệ một phần ngàn dân số… ở thành thị nên ít hơn một phần ngàn”.
Một phần ngàn ở đây chính là chỉ tiêu gi.ết người, nhưng trên thực tế số người bị g iết hại cao hơn nhiều. Theo thống kê của ĐCSTQ, số phần tử “phản cách mạng” bị gi ết, cải tạo lao động hoặc quản chế vào khoảng 30 triệu người.
Theo tài liệu «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ sau khi kiến quốc» do Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương Trung Quốc biên soạn, trong kế hoạch đàn áp “phản cách mạng” từ đầu năm 1949 đến tháng 2/1952, số người bị đàn áp khoảng 15,8 triệu người, trong đó có khoảng 873.600 người bị t ử h ình.
Cùng với phong trào trấn áp “phản cách mạng” sôi sục là phong trào “cải cách ruộng đất”. Thực tế phong trào này tương tự như lý tưởng “có ruộng cùng cày” thời Thái Bình Thiên Quốc. Mục đích thực tế là mượn cớ gi ết người.
Thời cải cách ruộng đất thường tổ chức hội đấu tranh, lôi địa chủ và phú nông ra luận tội. Những kẻ luận tội là Đảng viên ĐCSTQ hoặc phần tử tích cực với Đảng, việc hành quyết thực thi khi kẻ đứng đầu hô to “nên gi ết!”



https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/fc6b5d205b0b2dac83e594b661c3de51.jpg

Mục đích của phong trào trấn áp phần tử “phản cách mạng” để củng cố chính quyền mới. Trong hình là các “địa chủ” bị thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).

https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/f041b1e021d88c9a230c2e3211476150.jpg

Quân lính ĐCSTQ hành quyết “địa chủ” và “phần tử phản cách mạng” tại Phụ Khang – Tân Cương năm 1953 (National Archives)

Theo công bố của ĐCSTQ, đến cuối năm 1952, số “phần tử phản cách mạng” bị tiêu diệt là hơn 2,4 triệu người, thực tế tổng số quan chức Quốc dân đảng, nhà giáo và địa chủ bị b ức h ại lên đến hơn 5 triệu người.


“Tam phản” và “ngũ phản”Từ năm 1951 – 10/1952, ĐCSTQ triển khai phong trào “Tam phản” và “Ngũ phản”. “Tam phản” là phong trào “chống tham ô lãng phí” trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, “chống chủ nghĩa quan liêu”; “Ngũ phản” là phong trào “chống hối lộ, trốn thuế” đối với giới doanh nghiệp tư nhân, “chống ăn cắp tài sản quốc gia”, “chống đánh cắp thông tin tình báo kinh tế quốc gia”.
Phong trào “Tam phản” để xử lý cán bộ ĐCSTQ hủ bại, nhưng rồi ĐCSTQ cho rằng cán bộ biến chất là do bị nhà tư bản dụ dỗ, hệ quả là sau đó đã thực hiện “Ngũ phản”. Thực tế “Ngũ phản” chính là cướp tiền của nhà tư bản, là g iết người cư ớp của. Trong mục «Lịch sử giế.t người của ĐCSTQ» trong «Cửu bình» có ghi: “Buổi tối mỗi ngày thị trưởng thành phố Thượng Hải ngồi trên ghế xô-pha bưng ly trà nghe báo cáo, hỏi câu hờ hững: Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?” Thực tế ý câu này là hỏi có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.
Theo số liệu trong «Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ khi kiến quốc» xuất bản năm 1966, có hơn 323.000 người bị bắt trong phong trào “Tam phản Ngũ phản”, hơn 280 người t ự sá t hoặc mất tích; có hơn 5.000 người bị liên lụy và hơn 500 người bị bắt trong “phong trào chống Hồ Phong”, hơn 60 người t ự s át, 12 người c.h ết bất thường; sau đó trong phong trào “dẹp phản động” có khoảng 21.300 người bị phán tội t ử hì nh, hơn 4.300 người t ự s át và mất tích.
Phóng viên Nicholas Kristof của New York Times trú tại Bắc Kinh viết trong «Trung Quốc thức tỉnh» (China Wakes): “Theo báo cáo của cựu Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh, từ 1948 – 1955 có bốn triệu người bị hành quyết”.
Th ảm họ a “Đại nhảy vọt”


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/6827ce786023be5f1dbb44a778f693e8.jpg

Nhiều triệu người Trung Quốc đã c hế t bất thường trong thảm họa mất mùa vào cuối thập niên 50 – đầu 60 thế kỷ 20. Trong hình là cảnh người cha chôn người con bị chế t đói.

Từ 1958 – 1962, Mao Trạch Đông thực hiện kế hoạch “Đại nhảy vọt”, cư ỡng ch ế tập thể hóa nông nghiệp và chế độ nhà ăn tập thể đã làm số người ch ết đói la liệt khắp nơi. Theo con số do Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Tiết Mộ Kiều (Xue Muqiao) đưa ra, số lương thực bị hao hụt do những nhà ăn tập thể khổng lồ này gây ra năm 1958 là 17,5 triệu tấn. Thực tế vụ mùa năm đó không phải quá tệ, nhưng chỉ sau nửa năm đã xảy ra nạn đói.
Hồ sơ giải mật của TQ trong vài năm gần đây đã chính thức thừa nhận có 37,56 triệu người ch ết đ ói trong “Đại nhảy vọt”. Số liệu được giới học thuật trong và ngoài Trung Quốc thừa nhận là vào khoảng 37 – 43 triệu người c hế t đ ói. Chỉ riêng vùng Tín Dương tỉnh Hà Nam đã ch ết một triệu người, xảy ra hiện tượng người ă n th ịt ng ười, lịch sử gọi là “sự kiện Tín Dương”.
Mùa đông năm 1959 – mùa xuân 1960 là thời đỉnh cao của nạn người ch.ế.t đói, nhưng năm 1959, ĐCSTQ lại xuất khẩu 4,15 triệu tấn lương thực. Số lương thực này nếu chia cho 30 triệu người thì mỗi được có được 138,6 cân, sẽ không ai bị ch ết đói. Năm 1960, ĐCSTQ còn xuất khẩu 2,7 triệu tấn lương thực.
Gi ết ngư ời điên cuồng trong “Cách mạng Văn hóa”Sau “Cách mạng Văn hóa”, tướng Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) từng nói: “Cách mạng Văn hóa” đã chỉnh đốn 100 triệu người, gi ết ch ết 20 triệu người. Theo tính toán của giáo sư R.J. Rummel thuộc Đại học Hawaii (Mỹ) trong tác phẩm «Thế kỷ sắt máu Trung Quốc» (China’s Bloody Century) xuất bản năm 1991, có khoảng 7,73 triệu ngư ời ch ết trong “Cách mạng Văn hóa”.
Trong sách «Phong trào chính trị của ĐCSTQ từ khi xây dựng chính quyền» viết: Tháng 5/1984 ĐCSTQ thực hiện cuộc điều tra toàn diện kéo dài 2 năm 7 tháng và đưa ra con số thống kê mới về “Cách mạng Văn hóa”: 17,28 triệu người ch ết bất thường; 135.000 người bị hà nh qu yết vì tội chống cách mạng; trong “Võ đấu” (1966 – 1969) gi ế.t ch ết 237.000 người, 70.300 người bị thương tật.
Làn sóng gi ết người đầu tiên vào năm 1966. Tháng Sáu năm đó, dưới chỉ thị “Quét sạch quỷ trâu thần rắn”, làn sóng càn quét của Hồng vệ binh từ Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng trên toàn quốc nhằm tra khảo và gi ế.t “quỷ trâu thần rắn”.
Tháng 8/1966, Hồng vệ binh Bắc Kinh đã gi ết ch ết 1.772 người. Học giả Đinh Trữ (Ding Shu) bình luận: “Tại Trung Quốc đại lục chưa bao giờ có số người ch ết nhiều trong một thời gian ngắn như thế, ch
ết vì những dụng cụ tra tấn kiểu cổ đại như côn và dây da. Những người bị gi ết bởi những kẻ mà họ không có thù oán gì, học sinh trung học mười mấy tuổi mang thầy hiệu trưởng, người hàng xóm ra tra tấn đến ch ết…”.
Trong sách «Tháng Tám khủng bố đỏ», học giả Vương Hữu Cầm (Wang Youqin) viết: “Nửa sau tháng 8/1966, hàng loạt người bị tra tấn ch ết không rõ danh tính cùng bị chất thành đống tiêu hủy. Hiệu trưởng Cao Vân (Gao Yun) và Bí thư Đỗ Quang (Du Guang) thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh đều cùng bị đánh bất tỉnh và mang đi hỏa thiêu. Người làm việc tại nơi hỏa thiêu phát hiện họ chưa ch ết nên không thiêu. Họ lại trở về nhà. Vô số thi thể chất thành đống không thiêu kịp phải ướp băng, má u và nước trộn lẫn vào nhau”.
Ngày 26/1/1967 xảy ra sự kiện Thạch Hà Tử tại Tân Cương gióng phát súng đầu tiên trong đợt võ đấu trên toàn quốc mở ra làn sóng gi ết người thứ hai. Từ tháng 8/1967, đã nổ ra màn võ đấu quy mô lớn tại các địa bàn Thượng Hải, Nam Kinh, Trịnh Châu, Trường Xuân, Thẩm Dương, Trùng Khánh và Trường Sa, đến cuối năm 1968 mới tạm lắng xuống. Quân đội Vân Nam bao vây một tổ chức quần chúng có tên “đội Điền Tây” và dùng súng máy quét, sau 20 phút hàng ngàn người của tổ chức này thiệt mạng. Dự tính số người ch ết trong “võ đấu” khoảng 300.000 – 500.000 người.
«Phong trào chính trị của ĐCSTQ từ khi kiến quốc» ghi lại có khoảng 237.000 người ch ết trong đợt võ đấu. Thực tế dự tính số người ch ết trong võ đấu khoảng 300.000 – 500.000 người.
Đợt “thanh trừng giai cấp” 1968 – 1969 là cao trào càn quét “quỷ trâu thần rắn” của Chủ tịch Mao Trạch Đông, cũng là thời kỳ có số người ch ết nhiều nhất trong “Cách mạng Văn hóa”. Theo tư liệu, trong hơn 2.000 huyện trên toàn quốc, bình quân mỗi huyện khoảng 100 người bị hà nh quy ết.
Ngoài những người bị gi ết h ại t àn nh ẫn, thời đầu “Cách mạng Văn hóa” có khoảng 100.000 – 200.000 người vì không cam chịu bị làm nhục nên t ự s át, con số người t ự s át này hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Nhà văn Ba Kim nhớ lại:

Mọi người đều sống như người điên, trông thấy một người nhảy từ trên lầu xuống cũng không chút cảm xúc mà trái lại còn phê bình, dùng những lời lẽ độc địa chửi người t ự s át. Mao Trạch Đông từng nói với bác sĩ Lý Chí Tuy: “Tôi vui vì thấy thiên hạ đại loạn”.
Ngoài ra còn vô số người dũng cảm lên tiếng phê phán mà bị hại thân, bị b ắn ch ết hoặc ch ết oan trong tù. Ông Thái Thiết Căn, Trưởng ban huấn luyện Học viện Quân sự cao cấp Nam Kinh bị phát hiện có ghi trong nhật ký những lời bất bình đối với tướng Bành Đức Hoài, thế là lập tức bị bắt. Ngày 11/3/1970, quân lính nhà tù đến mang ông trói lại rồi đọc lệnh bắt, sau đó đọc luôn lệnh hành hình mà không cho khiếu kiện. Giáo sư Hồng Ân (Hong En), chỉ huy đoàn nhạc giao hưởng Thượng Hải vì viết xấu về ông Mao Trạch Đông trong «Mao chủ tịch ngữ lục» cũng bị xử tử hình, trước khi đưa ra pháp trường cổ họng còn bị cắt đứt.
Thả m s át Thiên An Môn
Ngày 4/6/1989, ĐCSTQ đã đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ kéo dài hơn 50 ngày gây chấn động thế giới. Đến nay, phong trào Thiên An Môn vẫn là một đề tài cấm kỵ của ĐCSTQ. Con số người thiệt mạng trong sự kiện này không được chính quyền Trung Quốc công bố, con số dự tính của các giới đưa ra không thống nhất.
Chiều ngày 3/6/1989, ĐCSTQ quyết định trấn áp, tuyên bố “bộ đội giới nghiêm có quyền dùng các biện pháp tự vệ”. Tối hôm đó, Giải phóng quân từ vùng ngoại thành tiến vào Bắc Kinh.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2019/10/68e6337f36b282a5827d2303e9036d82.jpg

Sinh viên đưa bạn đi cấp cứu vì bị bộ đội bắn gi ết vào sáng ngày 4/6/1989.

Sau 10 giờ tối khi quân đội đột nhập vào Bắc Kinh đã bắt đầu bắt gi ết dân chúng, ban đầu các sinh viên tưởng quân đội chỉ dùng súng bắn đạn cao su và hơi cay, không ngờ quân đội lại dùng đạn thật.
Vương Quân Đào (Wang Juntao), người tổ chức phong trào sinh viên nói: “Tối ngày 3/6 tôi phát hiện có người dùng b ạo lự c đối với người dân rồi bỏ chạy, khi đến hiện trường tôi cảm giác có âm mưu gì đó, muốn điều tra, nhưng thấy mọi người dân bắt đầu nổi giận và dùng gạch đá ném vào quân lính, thế là quân lính bắt đầu nổ súng từ đường ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Họ đi đến đâu thì bắn đến đó, vô số người trúng đạn thiệt mạng…”
Vương Hữu Tài (Wang Youcai), một trong những người tổ chức phong trào nói: “Từ quan sát của cá nhân tôi, khi đó có nhóm sinh viên Đại học Bắc Kinh đã đi các bệnh viện điều tra, được biết khoảng hơn hai ngàn người thiệt mạng. Dĩ nhiên tôi không có khả năng chứng minh điều này, vì khi đó tôi đang bị bắt giam”.
Nhà văn Tào Trường Thanh (Cao Changqing) viết: “Trong «Trung Quốc thức tỉnh» có đề cập số người ch ết trong sự kiện đàn áp tại Thiên An Môn do một số bác sĩ cung cấp thông tin, theo đó số người ch ết khoảng 400 – 800, hàng ngàn người bị thương. Cho dù chỉ 400 người cũng vượt quá tổng số học sinh sinh viên kháng nghị bị chính quyền Trung Quốc giế.t c.h.ết trong cả thế kỷ 19. Sách cũng dẫn số liệu của Chính phủ Mỹ với khoảng 3.000 người bị thiệt mạng trong sự kiện này”.


(Nguồn: trithucvn.net)