sophienguyen
02-04-2020, 02:56 AM
Việt Nam ghi nhận 236 ca nghi nhiễm virus corona
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/capture-8-700x366.jpg
73 trường hợp nghi nhiễm virus corona mới đang được cách ly, theo dõi tại các cơ sở y tế (Ảnh chụp màn hình VnExpress).
Tính đến hôm nay (3/2), Việt Nam đã ghi nhận 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona mới (nCoV). Ở một diễn biến khác, 50 địa phương đã cho học sinh nghỉ học vì dịch bệnh này.
Bản tin cập nhật của VnExpress, tính đến sáng 3/2, Việt Nam có thêm một ca dương tính nCoV tại Vĩnh Phúc, nâng con số người bị nhiễm lên 8, bên cạnh đó có 236 trường hợp nghi nhiễm bệnh trong đó 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng. Bộ Y tế định nghĩa trường hợp “nghi nhiễm” là người có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch.
Trong ngày, Sở Y tế Gia Lai phát hiện một người trở về từ Trung Quốc có biểu hiện ho nhẹ, cách ly ở Khoa nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Đình Tuấn – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh này cho biết mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur xét nghiệm, trong 48 giờ tới sẽ có kết quả.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/14.jpg
(Ảnh chụp màn hình VnExpress).
Tính đến chiều 3/2, bốn địa phương có người nhiễm nCoV và 46 tỉnh, thành khác đã cho học sinh nghỉ học từ hai ngày đến một tuần để phòng dịch. Như vậy đã có 50 địa phương cho học sinh nghỉ học vì dịch bệnh này.
Theo sát dòng sự kiện này, báo Vietnamnet cho hay, nhiều thông tin lâm sàng về virus corona mới chưa được sáng tỏ, do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nơi làm việc, thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn, hạn chế đến nơi đông người, khi đến những nơi công cộng cần đeo khẩu trang.
Trước đó, sau khi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV. Tại Việt Nam, ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV.
Theo quan sát của nhiều chuyên gia phân tích quốc tế, dịch vi virus corona Vũ Hán được so sánh như vụ nổ Chernobyl năm 1986 ở Liên Xô Cũ. Khi đó Chernobyl được xem là một trong những niềm tự hào của ngành năng lượng hạt nhân Liên Xô thời đó, nhà máy này cung cấp 10% nhu cầu điện năng cho cả Ukraine với dân số hơn 51 triệu người. Do một loạt sai lầm của các kỹ sư quản lý nhà máy, cộng thêm các hạn chế sẵn có trong thiết kế của lò hạt nhân, một phản ứng dây chuyền đã diễn ra kéo theo một vụ cháy nổ khủng khiếp vào rạng sáng ngày 26/04/1986.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/acc89nh-luacca3cc82t-khoa-cacc89nh-trong-bocca3cc82-phim-700x366-1.jpg
Một cảnh trong bộ phim truyền hình nhiều tập Chernobyl (ảnh: HBO).
Một người chết ngay trong vụ nổ. 237 người bị nhiễm độc phóng xạ cấp tính từ lò hạt nhân. 31 người trong số đó phải trải qua cái chết đau đớn vì độc phóng xạ trong vòng ba tháng sau thảm họa. Trong khi đó, hơn một trăm ngàn cư dân trong bán kính 30km xung quanh Chernobyl bị buộc phải sơ tán gấp rút 36 giờ sau khi xảy ra thảm họa.
Nhưng lượng độc phóng xạ từ Chernobyl không chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi 30km này, chúng lẫn vào khí quyển và tỏa ra các khu vực xung quanh. Đám mây phóng xạ đó lan sang các nước châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Các chuyên gia ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ Chernobyl cao gấp 400 lần lượng phóng xạ trong hai quả bom nguyên tử đã phá hủy Nagasaki và Hiroshima tại Nhật Bản trong Thế Chiến thứ Hai.
Thảm họa Chernobyl lớn đến mức nó khiến nhà nước Xô Viết khánh kiệt ngân quỹ vì các phí tổn giải quyết thiệt hại. Việc này chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế lúc đó của cả khối Xô Viết. Liên Xô tan rã chỉ 5 năm sau đó.
Một thể chế chính trị độc đoán, che giấu và bất tài đã khiến dịch bệnh virus corona trở thành một thảm hoạ tồi tệ.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/capture-8-700x366.jpg
73 trường hợp nghi nhiễm virus corona mới đang được cách ly, theo dõi tại các cơ sở y tế (Ảnh chụp màn hình VnExpress).
Tính đến hôm nay (3/2), Việt Nam đã ghi nhận 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona mới (nCoV). Ở một diễn biến khác, 50 địa phương đã cho học sinh nghỉ học vì dịch bệnh này.
Bản tin cập nhật của VnExpress, tính đến sáng 3/2, Việt Nam có thêm một ca dương tính nCoV tại Vĩnh Phúc, nâng con số người bị nhiễm lên 8, bên cạnh đó có 236 trường hợp nghi nhiễm bệnh trong đó 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng. Bộ Y tế định nghĩa trường hợp “nghi nhiễm” là người có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch.
Trong ngày, Sở Y tế Gia Lai phát hiện một người trở về từ Trung Quốc có biểu hiện ho nhẹ, cách ly ở Khoa nhiệt đới – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Đình Tuấn – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh này cho biết mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur xét nghiệm, trong 48 giờ tới sẽ có kết quả.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/14.jpg
(Ảnh chụp màn hình VnExpress).
Tính đến chiều 3/2, bốn địa phương có người nhiễm nCoV và 46 tỉnh, thành khác đã cho học sinh nghỉ học từ hai ngày đến một tuần để phòng dịch. Như vậy đã có 50 địa phương cho học sinh nghỉ học vì dịch bệnh này.
Theo sát dòng sự kiện này, báo Vietnamnet cho hay, nhiều thông tin lâm sàng về virus corona mới chưa được sáng tỏ, do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, nhà cửa, nơi làm việc, thường xuyên rửa tay với xà phòng, nước sát khuẩn, hạn chế đến nơi đông người, khi đến những nơi công cộng cần đeo khẩu trang.
Trước đó, sau khi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV. Tại Việt Nam, ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV.
Theo quan sát của nhiều chuyên gia phân tích quốc tế, dịch vi virus corona Vũ Hán được so sánh như vụ nổ Chernobyl năm 1986 ở Liên Xô Cũ. Khi đó Chernobyl được xem là một trong những niềm tự hào của ngành năng lượng hạt nhân Liên Xô thời đó, nhà máy này cung cấp 10% nhu cầu điện năng cho cả Ukraine với dân số hơn 51 triệu người. Do một loạt sai lầm của các kỹ sư quản lý nhà máy, cộng thêm các hạn chế sẵn có trong thiết kế của lò hạt nhân, một phản ứng dây chuyền đã diễn ra kéo theo một vụ cháy nổ khủng khiếp vào rạng sáng ngày 26/04/1986.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/acc89nh-luacca3cc82t-khoa-cacc89nh-trong-bocca3cc82-phim-700x366-1.jpg
Một cảnh trong bộ phim truyền hình nhiều tập Chernobyl (ảnh: HBO).
Một người chết ngay trong vụ nổ. 237 người bị nhiễm độc phóng xạ cấp tính từ lò hạt nhân. 31 người trong số đó phải trải qua cái chết đau đớn vì độc phóng xạ trong vòng ba tháng sau thảm họa. Trong khi đó, hơn một trăm ngàn cư dân trong bán kính 30km xung quanh Chernobyl bị buộc phải sơ tán gấp rút 36 giờ sau khi xảy ra thảm họa.
Nhưng lượng độc phóng xạ từ Chernobyl không chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi 30km này, chúng lẫn vào khí quyển và tỏa ra các khu vực xung quanh. Đám mây phóng xạ đó lan sang các nước châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Các chuyên gia ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ Chernobyl cao gấp 400 lần lượng phóng xạ trong hai quả bom nguyên tử đã phá hủy Nagasaki và Hiroshima tại Nhật Bản trong Thế Chiến thứ Hai.
Thảm họa Chernobyl lớn đến mức nó khiến nhà nước Xô Viết khánh kiệt ngân quỹ vì các phí tổn giải quyết thiệt hại. Việc này chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế lúc đó của cả khối Xô Viết. Liên Xô tan rã chỉ 5 năm sau đó.
Một thể chế chính trị độc đoán, che giấu và bất tài đã khiến dịch bệnh virus corona trở thành một thảm hoạ tồi tệ.
DKN