PDA

View Full Version : “Vạch mặt” Thượng tọa Thích Nhật Từ phạm giới trộm cắp?!



duyanh
03-18-2020, 01:18 PM
“Vạch mặt” Thượng tọa Thích Nhật Từ phạm giới trộm cắp?!




Đại đức Thích Phước Nguyên – người được Thượng tọa Thích Nhật Từ cho là “tài không đợi tuổi”, gần đây bị phát hiện âm thầm copy rất nhiều tài liệu nghiên cứu, dịch thuật của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, sau đó nhào nặn, thêm bớt và gắn tên “Phước Nguyên dịch và chú”. Điều đáng nói, bộ “A-tì-đạt-ma pháp uẩn túc luận” được cho là Đại đức Phước Nguyên biên soạn lại thuộc chủ trương của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam như bìa sách đã thể hiện. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam sau khi kiểm tra các trung tâm trực thuộc đã xác nhận không có điều đó. Hòa thượng cũng cho biết việc đó là chủ trương của chùa Giác Ngộ (quận 10, TP. HCM) liên kết thực hiện. Hòa thượng trực tiếp liên lạc với TT. Thích Nhật Từ và TT. Thích Nhật Từ cũng đã có lời sám hối với Hòa thượng vì sự tự ý để tên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam vào bìa sách.



https://baovechinhphap.com/wp-content/uploads/2020/03/bo-a-ti-dat-ma-phap-uan-tuc-luan-duoc-cho-la-do-phuoc-nguyen-dich.jpg

Bộ “A-tì-đạt-ma pháp uẩn túc luận” do Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dịch Việt nhưng trong quyển sách mới xuất bản lại được gắn tên “Phước Nguyên dịch và chú”

Hành động “tiếp tay” của TT. Thích Nhật Từ

Vậy, hành động của TT. Thích Nhật Từ “tiếp tay” cho Đại đức Thích Phước Nguyên ấn tống kinh sách sao chép và “gán mác” là của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam được xem là gì? Sự tự ý của TT. Thích Nhật Từ bắt nguồn từ đâu? Tại sao một vị Thượng tọa xuất gia tu học Phật Pháp đã hơn 35 năm (Thầy Nhật Từ xuất gia từ năm 1984) mà lại có thể phạm sai lầm “ngớ ngẩn” như vậy?


https://baovechinhphap.com/wp-content/uploads/2020/03/thich-phuoc-nguyen-768x561.jpg

Hành động của TT. Thích Nhật Từ “tiếp tay” cho Đại đức Thích Phước Nguyên

Tự ý là làm việc theo ý riêng của mình, hay còn được người đời gọi là “tự tiện”. Đây là việc thể hiện sự vô tổ chức, vô kỷ luật của người tự ý. Bản thân một vị Tăng sĩ như TT. Thích Nhật Từ “tự ý” một việc quan trọng như thế mà không thông qua Hòa thượng Viện trưởng cùng hội đồng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam là một hành động không thể chấp nhận được. Huống hồ, “Tăng” trong từ “Tăng sĩ” là mang ý nghĩa hòa hợp, tức là làm việc gì cũng phải có bàn bạc, trên dưới, thứ lớp và cùng đi đến kết quả thống nhất cuối cùng – hoàn toàn trái ngược với sự tự ý của TT. Thích Nhật Từ. Vậy, liệu TT. Thích Nhật Từ có xứng đáng là một vị Tăng sĩ chân chính hay không? Và đã có bao nhiêu lần tự ý như thế xảy ra? – Chúng ta không thể nào biết được!

Thượng tọa Thích Nhật Từ phạm giới “trộm cắp” – Giới cơ bản của người Phật tử tại gia?

Tự ý đã là một chuyện, nhưng cái nguy hiểm hơn đó chính là TT. Thích Nhật Từ trộm danh của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Nói một cách dễ hiểu hơn đối với người thế gian đó là “ăn cắp thương hiệu”. Chưa xét đến nhân phẩm và âm mưu của người “trộm danh”, nhưng riêng hành động “trộm danh” đã phạm vào giới thứ ba trong năm giới của người Phật tử tại gia, đó là giới không trộm cắp. Từ trước đến nay, bản thân TT. Thích Nhật Từ là người truyền năm giới khi quy y cho rất nhiều tín đồ để trở thành Phật tử, vậy nên chắc hẳn sẽ không quên câu: “Từ những vật lớn như vàng bạc, châu báu, cho đến những vật nhỏ như cây kim, ngọn cỏ, nếu người ta không cho mà lén lấy thì gọi là trộm cắp”. Một vị Thượng tọa đến năm giới của người Phật tử tại gia còn không giữ được, vậy có xứng đáng là một vị Tăng sĩ, là phước điền của nhân thiên hay không?


https://baovechinhphap.com/wp-content/uploads/2020/03/thuong-toa-Thich-Nhat-Tu-quy-y-va-giang-phap-cho-nhieu-nguoi-1024x683.jpg

Giảng Pháp và quy y cho nhiều người, nhưng chính Thượng tọa lại phạm giới cơ bản của người tại gia?

Tất nhiên, khi để “Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam” ở bìa sách, sự tin tưởng đối với các tín đồ đang muốn tìm hiểu về các vấn đề trong cuốn sách ấy sẽ cao hơn. Vậy, dại gì mà không để? Nhưng đó vốn chỉ là tâm địa của những người tham lam mà thôi. Còn đối với TT. Thích Nhật Từ, ý đồ của Thượng tọa như thế nào, không ai biết, chỉ mỗi Thượng tọa biết mà thôi!

Tôi không tin TT. Thích Nhật Từ không biết mình phạm giới. Có thể là biết, nhưng vẫn cố ý làm?! Trường hợp xấu nhất, có thể lý giải “vì vô minh che lấp nên không nhận diện được việc mình làm là phạm giới” – Nhưng hiếm! Bởi đây không phải là lần đầu tiên TT. Thích Nhật Từ bị “vạch mặt” như vậy!

Nhiều kinh sách Phật giáo được xuất bản với tên Thích Nhật Từ soạn dịch/ biên soạn

Trong bài viết “Bồi bút chùa Ba Vàng/bồi bút chùa Giác Ngộ?” được đăng trên Fanpage Minh Thạnh vào ngày 27/4/2019, cư sĩ Minh Thạnh chia sẻ: “Tôi đã từng làm bồi bút của chùa Giác Ngộ”. Không quên chia sẻ những công việc và cảm nhận về TT. Thích Nhật Từ trong khoảng thời gian làm việc chung, cư sĩ Minh Thạnh đã tiết lộ một điều mà tôi cho rằng nhiều người cũng khá ngạc nhiên: “Thích Nhật Từ đứng tên tác giả nhiều quyển sách. Người ít học, ít đọc, ít trong hoạt động nghiên cứu sẽ tin điều đó. Còn riêng tôi, tôi có những nhận định riêng, với trải nghiệm của người đọc sách, viết nghiên cứu. Thích Nhật Từ có rất nhiều công việc, mất rất nhiều thì giờ, từ giảng dạy, quản lý, họp hành, trụ trì, từ thiện, hướng dẫn hành hương… Nhìn vào lịch làm việc của Thích Nhật Từ được chính Thích Nhật Từ thông tin trên Facebook, thì điều chắc chắn, người này không phải là một nhà nghiên cứu. Vì lẽ đương nhiên, nghiên cứu học thuật là điều mất rất nhiều thì giờ. Đã nghiên cứu học thuật thì chắc chắn sẽ không có thời gian làm việc gì khác hết… Nhưng Thích Nhật Từ là tác giả của một số lượng sách không nhỏ. Bạn đọc không khó để đi đến kết luận về cách mà người này có thể làm”. Sau những lập luận của cá nhân mình, cư sĩ Minh Thạnh cũng gửi lời đến TT. Thích Nhật Từ: “…Tôi chân thành khuyên Thích Nhật Từ có cách đối xử văn minh hơn với những người viết sách cho mình đứng tên”. Đó chính là những gì mà một người từng làm “bồi bút” cho chùa Giác Ngộ chia sẻ về một vị Thượng tọa dùng từ “bồi bút” để chỉ những tác giả thật sự của “tủ sách” mà mình đứng tên.


https://baovechinhphap.com/wp-content/uploads/2020/03/cu-si-minh-thanh_Boi-but-chua-Ba-Vang-Boi-but-chua-giac-ngo-1024x912.jpg

Trong bài viết “Bồi bút chùa Ba Vàng/bồi bút chùa Giác Ngộ?” được đăng trên Fanpage Minh Thạnh vào ngày 27/4/2019, cư sĩ Minh Thạnh chia sẻ

Nếu những lời của cư sĩ Minh Thạnh là đúng, thế hóa ra, đó khác nào trò bịp bợm, lừa đảo như những kẻ ngoài đời hay làm?! Và nó cũng không nằm ngoài tội “trộm danh” của người khác để thế tên mình vào đó. Chỉ cần dùng tiền để trao đổi, thì công sức của những người dùng não tư duy và “cầm bút” để viết, cũng bỗng hóa thành tác phẩm đứng tên của TT. Thích Nhật Từ?! Vậy từ trước đến nay, có bao nhiêu sách TT. Thích Nhật Từ đứng tên mà không phải của Thượng tọa? Có bao nhiêu người đã viết sách cho Thượng tọa đứng tên mà không hề lên tiếng? Có lẽ Thượng tọa nghĩ rằng chuyện này giấu nhẹm đi là xong, đơn giản chỉ là những cuộc trao đổi giữa tiền và danh mà thôi?!


https://baovechinhphap.com/wp-content/uploads/2020/03/nhieu-kinh-sach-mang-ten-TNT-soan-dich-1024x576.jpg

Có nhiều cuốn sách mang tên TT. Thích Nhật Từ, ngoài ra Thầy cũng có một app tên “Kinh sách của thầy Thích Nhật Từ”

Nhưng thật “xui” cho TT. Thích Nhật Từ khi lần này “dính líu” trong sự việc của Đại đức Thích Phước Nguyên. Đại đức Thích Phước Nguyên được đưa vào cuộc điều tra làm rõ sự việc thì TT. Thích Nhật Từ cũng chẳng nằm ngoài, vì vốn dĩ TT. Thích Nhật Từ “luôn tạo điều kiện nâng đỡ” cho Đại đức Thích Phước Nguyên – “nâng đỡ” đến nỗi vì giúp đỡ ấn tống kinh sách mà TT. Thích Nhật Từ chấp nhận phá giới để trộm danh “Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam”.

Tôi thiết nghĩ, “cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra”, sự việc này chẳng khác gì một màn “vạch mặt” dành cho những kẻ “thích ăn sẵn” bằng cách trộm danh của người khác. Có thể, người khác không để ý, nhưng nhân đã gieo, khi đủ duyên thì quả sẽ chín!


Bảo Vệ Chính Pháp

https://baovechinhphap.com/vach-mat-thuong-toa-thich-nhat-tu-pham-gioi-trom-cap/?fbclid=IwAR1_l5qRZe8TlmdoT75aYviRNm8r3Nl6glVx9ITo zPTtFFcHy4jcplkUFYw